intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình môn Bố cục chất liệu Sơn dầu - ThS. Nguyễn Thị Trang Ngà

Chia sẻ: Nguyễn Lê | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:42

433
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Môn Bố cục chất liệu Sơn dầu nhằm giúp học viên hiểu phương pháp vẽ tranh sơn dầu, thấy được giá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật tranh sơn dầu. Người học nắm được kiến thức, kỹ thuật cơ bản từ đó sáng tác được tranh bằng chất liệu này. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình môn Bố cục chất liệu Sơn dầu - ThS. Nguyễn Thị Trang Ngà

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG Môn Bố cục chất liệu Sơn dầu Hệ ĐHSP Mỹ thuật trường ĐHSP Nghệ thuật TW. Người biên soạn: Th.s Nguyễn Thị Trang Ngà HÀ NỘI 2011
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................................. 2 ............................................................................................................................................... 2 LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................... 3 HỌC PHẦN II: BỐ CỤC CHẤT LIỆU SƠN DẦU...........................................................1 CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHẤT LIỆU SƠN DẦU..............2 1.1. Khái quát chung về tranh sơn dầu...........................................................................2 1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tranh sơn dầu. ..............................4 1.3. Tính chất và đặc điểm của tranh sơn dầu.............................................................5 1.4. Chất liệu, dụng cụ vẽ sơn dầu..............................................................................6 1.5. Chuẩn bị vật liệu để vẽ........................................................................................ 10 1.6. Phương pháp vẽ sơn dầu....................................................................................... 11 1.7. Kỹ thuật cơ bản thể hiện chất liệu sơn dầu......................................................17 CHƯƠNG II : NHỮNG KIẾN THỨC NÂNG CAO VỀ KỸ THUẬT VẼ TRANH SƠN DẦU........................................................................................................................... 33 2.1. Tính biểu cảm của chất liệu................................................................................. 33 2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật sơn dầu cổ điển............................................................33 2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật sơn dầu hiên đại...........................................................34 2.4. Hướng dẫn thực hiện............................................................................................38 KẾT LUẬN......................................................................................................................... 39 .................................................................................................................................
  3. LỜI NÓI ĐẦU Sơn dầu là một chất liệu cơ bản và tốt nhất của nghệ thuật hội họa Tranh sơn dầu được sáng tác ở nhiều nước trên thế giới và là chất liệu dễ vẽ, dễ sử dụng.Ở nước ta tranh sơn dầu cũng rất phát triển, nó ra đời từ khi có trường Mĩ thuật Đông dương và đi song hành cùng với sự phát triển của nền hội họa hiện đ ại. Trong đào tạo mĩ thuật ở hệ đại học chất liệu sơn dầu luôn được dùng trong nghiên cứu và sáng tác, gần như là chất liệu chính trong quá trình học tập. Môn Bố cục – Chất liệu Sơn dầu của chương trình Đại học Sư phạm Mỹ thuật gồm 02 học phần: 01 học phần chính thức và 01 học phần tự chọn. Giáo trình này tập trung vào nội dung của học phần chính gồm 5 đơn vị học trình (150 tiết). Nội dung giáo trình Bố cục – Chất liệu Sơn dầu chia làm 2 chương. Chương 1 giới thiệu những kiến thức cơ bản vẽ tranh sơn dầu: Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật tranh sơn dầu, tính chất và đặc điểm của chất liệu. dụng cụ , nguyên vật liệu để vẽ ,phương pháp vẽ tranh sơn dầu và bài tập cơ bản bằng chất liệu sơn dầu. Chương 2 một số kiến thức nâng cao về kỹ thuật sơn dầu ,các tác phẩm và họa sĩ tiêu biểu của nghệ thuật sơn đâu, tính biểu cảm của tranh sơn đâu, phương pháp sáng tác tranh sơn mài. Học xong học phần, này người học hiểu phương pháp vẽ tranh sơn dầu, thấy được giá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật tranh sơn dầu. Người học nắm được kiến thức, kỹ thuật cơ bản từ đó sáng tác được tranh bằng chất liệu này. Người biên soạn
  4. HỌC PHẦN II: BỐ CỤC CHẤT LIỆU SƠN DẦU 1. Mở đầu Môn bố cục chất liệu Sơn dầu là 1 trong 3 chất liệu hội họa thuộc bộ môn Bố cục của chương trình ĐH hệ Hội họa trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã được thực hiện từ khi trường lên Đại học. Trên thực tế việc giảng dạy chất liệu s ơn dầu c ủa hệ đại học phần lớn các giảng viên bộ môn mới soạn giáo án theo kinh nghiệm vốn có từ thực tế giảng dạy và sáng tác. Hiên tại chương trình môn học sơn dầu của trường ĐHSP nghệ thuật TƯ mới chỉ ở dạng đề cương chi tiết. Thực tế, các giảng viên của tổ Trang trí vẫn chỉ lên lớp với bài soạn theo kinh nghiệm cá nhân và dựa vào đề cương bài giảng được xây dựng năm 2006 khi trường lên Đại học, tham khảo các giáo trình khác của Bộ GD&ĐT và dựa trên những kinh nghiệm trong giảng dạy, sáng tác. Chưa có giáo trình của hệ ĐHSP. Các tài liệu tham khảo và hướng dẫn cũng chưa thống nhất về nội dung, cấu trúc và phương pháp dạy học. Đa số sinh viên chưa có đủ những thông tin, kiến thức theo chuẩn thống nhất, chưa có sự hướng dẫn về phương pháp học tập và nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp tự học theo xu hướng tích cực như hiện nay của chương trình ĐHSP Mỹ thuật. Vừa qua, Bộ bộ môn Bố cục có tiến hành biên soạn giáo trình mới theo chương trình đào tạo trình độ CĐSP. Tuy vậy, so với yêu cầu và sự đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học Mỹ thuật ở trình độ Đại học thì giáo trình này chỉ phù hợp cho hệ Cao đẳng SP, vì thế cần phải có giáo trình phù hợp với chương trình ĐHSP và từng chuyên khoa chất liệu cụ thể là điều tất yếu. 2. Mục tiêu: - Sinh viên hiểu được thể loại tranh sơn dầu - Nắm vững được kỹ thuật sơn dầu. - Thể hiện được các bài tập thực hành chất liệu sơn dầu. -Nâng cao kiến thức chung và hiểu biết về nghệ thuật hội họa. Điều cần biết trước: - ĐÓ thực hiện tốt bài tập này, người học cần biết và nắm vững các kiểu kiến thức cơ bản về chất liệu sơn dầu. -Biết vận dụng các kiến thức từ những bài học môn hình họa, trang trí bố cục, ký họa…. -Tìm hiểu xem trước các bức tranh, các tác phẩm nghệ thuật hội họa qua sách báo, các cuộc triển lãm. 1
  5. - SV được học về khái niệm, sự hình thành và phát triển của nghệ thuật tranh sơn dầu, kỹ thuật thể hiện chất liệu và thực hành tốt các bài tập về chất liệu sơn dầu. NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHẤT LIỆU SƠN DẦU 1.1. Khái quát chung về tranh sơn dầu. Tranh sơn dầu là loại tranh dược vẽ bằng màu sơn (màu dầu) hay còn gọi là sơn dầu, lên các chất liệu khác nhau như trên tường nhà, trần nhà, trên kính, gỗ nhưng đại đa số được sang tác trên vải ( toan) vì vậy thể loại tranh này cũng đ ược lấy tên từ chất liệu là màu vẽ và đó là tranh sơn dầu. Tranh sơn dầu là loại tranh xuất hiên sớm có nhiều và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Hầu hết các họa sĩ trên thế giới đều biết vẽ sơn dầu, nhiều tác phẩm hội họa rất nổi tiếng được loài người biết tới đều là chất liệu sơn dầu. Từ khi loài người biết vẽ, biết sáng tạo nghệ thuật họ luôn tìm các chất liệu ngày càng mang tính bền vững trong đó có chất liệu sơn dầu. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và ngành công nghiệp hóa chất thì chất liệu này ngày càng phong phú da dạng và mang tính bền vững. Từ xa xưa các họa sĩ phương tây đều có xưởng vẽ riêng vừa là nơi sáng tác ,nghiên cứu đào tạo và đặc biệt là phải tự pha chế màu vẽ trong đó có chất liệu sơn dầu. Sơn dầu là chất liệu được chế tác từ màu vẽ được trộn và nghiền với dầu lanh tạo ra một dạng nguyên liệu dẻo nhuyễn và sệt, màu sắc tươi thắm lâu khô trong tự nhiên và tương đối bền vững. Nhiều tác phẩm được vẽ ở những thế kỉ trước đ ến nay vẫn còn tồn tại và giữ được nguyên vẹn. Sơn dầu đã được coi là chất liệu hội họa tốt nhất so với các chất liệu khác trước đó. Họa sĩ Trần Văn Cẩn đã từng viết:” Phải chờ đợi khi đ ược Van Eyck tìm tòi cho chất liệu tăng khả năng tả nó mới được sử dụng nhiều hơn đ ể rồi đi đ ến thay thế hẳn cách vẽ lòng trắng trứng cổ đại…’’Khả năng biểu tả cảm xúc, khả năng tả chất tả khối của sơn dầu có thể nói là hàng đầu trong các chất liệu hội họa. Sơn dầu là chất liệu có thể vẽ trực tiếp trước đối tượng do đó có thể ghi lại những cảm xúc còn tươi nguyên, trong trẻo của họa sĩ trước đối tượng. Chất sơn dầu trong trẻo, độ phủ cao thấp khác nhau đã làm nên đặc tính riêng với nhiều lối vẽ, bút pháp phong phú. Cùng với các họa sĩ vẽ chất liệu này thì trong quá trình đào tạo cũng như truyền nghề từ xa xưa ở các nước phương tây các học viên, sinh viên đều được thực hành chất liệu sơn dầu. Ở nước ta nhiều họa sĩ đã nổi tiếng với loại tranh này nh ư 2
  6. họa sĩ Tô Ngọc Vân với tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa huệ” ,Họa sĩ Trần Văn Cẩn: tác phẩm “ Em Thúy” .Họa sĩ Bùi Xuân Phái với nhiều tác phẩm vẽ phố Hà nội… Nền hội họa Việt nam hiện đại có rất nhiều họa sĩ vẽ thể loại sơn dầu phần lớn tại các triển lãm mĩ thuật thì tranh sơn dầu luôn chiếm đại đa số.Trong đào tạo mĩ thuật ở hệ đại học chất liệu sơn dầu luôn được dùng trong nghiên cứu và sáng tác, gần như là chất liệu chính trong quá trình học tập. Tranh sơn dầu được sáng tác ở nhiều nước trên thế giới và là chất liệu dễ vẽ, dễ sử dụng.Ở nước ta tranh sơn dầu cũng rất phát triển, nó ra đ ời từ khi có trường Mĩ thuật Đông dương và đi song hành cùng với sự phát triển của nền hội họa hiện đại. Van Eyck : Đức mẹ năm 1439 3
  7. Leonardo da Vinci: Mona Lisa Tô Ngọc Vân: Thiếu nữ bên hoa huệ 1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tranh sơn dầu. Nền văn minh cổ xưa nhất ở vùng Địa trung Hải, bao gồm La Mã, Hy Lạp và Ai cập ( t.k.6 TCN- t.k 4 ) đẫ biết trộn các hạt màu tìm thấy trong thiên nhiên với sáp ong để vẽ. Từ cuối thời La Mã cổ đại( t.k 4) cho đến đầu thời kỳ Phục Hưng( thế kỷ 15 ) kỹ thuật cổ đó dần được thay thế bằng sơn dầu và tempera ( màu tr ộn lòng đỏ trứng gà). Lúc đầu, ở Hy Lạp và Ý người ta dùng dầu ooliu có nhược điểm là rất lâu khô. Kết quả nghiên cứu gần đây nhất cho thấy sơn dầu đã được dùng để vẽ từ thế kỷ 5-7 tại Tây Afganistan ( 12 trong số 50 hang tại Bamiyan). Các nhà khoa học từ 3 trung tâm nghiên cứu của Nhật, Pháp và Mỹ đã dùng các phương pháp khác nhau để phân tích hàng trăm mẫu thử. Họ phát hiện ra rằng hàng trăm những bức họa trên tường hang ở Bamiyan được vẽ bằng màu, trong đó có vermillion ( sulfide thủy ngân) và lapislazuli ( gần bamyian có mỏ lapis lazuli ) trộn với dầu hạt thuốc phiện và dầu walnutt ( hạt cây óc chó), với một kỹ thuật vẽ nhiều lớp, có cả láng màu, tương tự như kỹ thuật vẽ sơn dầu của thời Trung cổ sau này. Từ đó có vẻ như kỹ thuật vẽ sơn dầu đã được lan truyền sang phương tây theo con đường tơ lụa. Tu sĩ Theophilus (- 1070-1125) là người công bố cuốn sách đầu tiên đề cập tới kỹ thuật vẽ tranh sơn 4
  8. dầu nhan đề ‘ Latin, về các nghệ thuật khác nhau’’. Cuốn sách viết bằng tiếng Latin gồm 3 tập.Tập 1 viết về cách chế tạo và sử dụng họa phẩm. Tập 2 viết về chế tạo kính màu và kỹ thuật vẽ trên kính. Tập 3 viết về kỹ thuật kim hoàn và cách chế t ạo đàn đại phong cầm. Đó là cuốn sách đầu tiên trong lịch sử đề cập tới tranh sơn dầu. Trong thế kỷ 19 và 20 cuốn sách đã được dịch ra 9 thứ tiếng ( Anh, Pháp, Ba lan, Hung, Đức, Nhật, Rumani và Nga). Ở thời cổ đại con người đã biết trộn màu với dầu để mong muốn tạo ra chất liệu đẹp và bền vững. Tuy nhiên đến thời an hem họa sĩ Van Eyck khoảng những năm (1390-1441) họ đã có những thành công về chất liệu sơn dầu và phát triển kĩ thuật vẽ chất liệu này. Ở thời kì này màu sắc sơn dầu tươi thắm hơn và có độ bóng đẹp, không thấm nước ,bền vững và có khả năng chịu được thử thách với thời gian. Từ đó chất liệu sơn dầu được phát triển rộng rãi và được dùng ở hầu hết các nước trên thế giới. Có thể nói đây là cuộc cách mạng lớn đã làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh. Từ những thế kỉ trước nhiều nước phương tây và trên thế giới tranh sơn dầu đã trở lên nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm. Các họa sĩ đ ều có x ưởng vẽ và sáng tác song hành với việc vẽ thì việc chế tác màu vẽ nói chung và sơn dầu nói riêng tạo ra chất liệu vẽ ngày càng bền vững và phong phú. Thời kì đ ầu nguyên liệu này được lấy từ thiên nhiên và nhanh chóng trở thành nguyên liệu chính của các họa sĩ. Các tác phẩm ngày càng có nhiều và thể loại tranh sơn dầu cũng được hình thành từ đó. Đầu thế kỉ 20 do sự phát triển của nền văn minh phương tây được du nhập vào Việt nam là một tất yếu.Cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghệ thuật, Trường Cao đẳng Mĩ thuật đông dương được thành lập 1925.Đây là ngôi trường đào tạo mĩ thuật đầu tiên ở Việt nam, nó trở thành nơi mà tài năng hội họa đ ược phát triển, khởi đầu cho sự phát triển mĩ thuật nói chung và hội họa nói riêng trong đó phải kể tới hội họa tranh sơn dầu. Người Pháp đã xây dựng một chương trình đào tạo được dập khuôn ở Pháp. Và mang theo ảnh hưởng của chủ nghĩa ấn tương tại Pháp thời bấy giờ.Với người Việt thì đây là một ảnh hưởng lớn sự khám phá cho sáng tạo, phá vỡ các cách nhìn truyền thống lâu nay của các nghệ nhân đó là cách nhìn còn nhiều giới hạn. Nhiều họa sĩ Việt nam đã học tại trường cũng như được du học tại Pháp và tham gia nhiều cuộc triển lãm trong nước cũng như ở châu âu. 1.3. Tính chất và đặc điểm của tranh sơn dầu. 1.3.1.Tính chất 5
  9. Tranh sơn dầu có tính chất chung giống các loại tranh khác, nhưng ngoài ra tranh sơn dầu có những đặc tính riêng biệt bởi ở chỗ đó chính là chất liệu: - Là loại tranh dễ vẽ: do đặc tính chất liệu này có nhiều và dễ chế tác ở nhiều hãng và nhiều nước trên thế giới đồng thời nó cũng là chất liệu dễ vẽ và dễ s ử dụng. Đây là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong sáng tác cũng như học tập mĩ thuật. - Là loại tranh có thể vẽ nhiều thời gian: Từ xưa đã có những tác phẩm được sáng tác trong nhiều năm bởi do những đặc tính của chất liệu - Là loại tranh có thể vẽ nhiều lớp: - Là loại tranh có khả năng diễn tả phong phú: - Là loại tranh có độ bền cao: - Là loại tranh được nhiều họa sĩ yêu thích: - Là loại tranh có nhiều tác phẩm đóng góp cho sự phát triển của nền hội họa: 1.3.2.Đặc điểm của tranh sơn dầu - Nếu như sơn mài đặc biệt ở kỹ thuật thì cái tạo nên đặc điểm của sơn dầu chính là chất gai để trộn màu. Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông định nghĩa sơn dầu là một loại màu bột nghiền kỹ trộn với dầu lanh ( hay dầu cù túc). So với bảng màu đặc biệt của sơn mài thì bảng màu sơn dầu phong phú xứng đáng được coi là những phím đen, phím trắng trên cây đàn dương cầm - Khả năng biểu cảm - Nguyên vật liệu : + màu + Đặc tính của màu: + Cách pha trộn màu + Dung môi, chất trung gian - Kỹ thuật vẽ: 1.4. Chất liệu, dụng cụ vẽ sơn dầu. 1.4.1. Vật liệu đỡ: thường được chia làm 3 nhóm: - Vật liệu có mật độ trung bình: bảng gỗ ép - Vật liệu nhẹ: vải - Vật liệu mỏng: giấy sợi bông tốt nhất, giấy thường, bìa, giấy bồi.Mặt phải đủ ráp để sơn dính vào nhưng lại không được hút sơn để khỏi bị xuống màu, không 6
  10. được co giãn nhiều quá khi nhiệt độ thay đổi để sơn khỏi bị nứt vỡ.Vì thế vật li ệu phải được xử lý phủ, lót. 1.4.2.Sơn dầu : Sơn dầu (Oil Colour): Chất (medium) dùng pha chế mầu (pigment) của sơn dầu tất nhiên là dầu. Sơn dầu bán ngoài thị trường mang nhiều nhãn hiệu. Sơn càng đậm đặc pigment bao nhiêu mầu càng rực rỡ bấy nhiêu, và thường đắt tiền hơn. Không nhất thiết phải vẽ sơn cùng một nhãn hiệu. Một công ty nào đó chế một vài mầu khá tốt, nhưng những mầu còn lại phải mua của những hiệu khác, vì độ pigment yếu quá, sơn lỏng quá khó dùng, nhất là khi vẽ impasto (vẽ những nét đường gồ ghề) trong lối vẽ alla prima (vẽ trên lớp sơn còn ướt). Do những chất pha chế sơn khác nhau, một số mầu lâu khô hơn một số mầu khác. Mầu trắng và màu vàng (white and pale yellow) lâu khô nhất; mầu nâu (burnt umber) mau khô nhất. Có ba mầu nguyên thủy (Primary colours) là những mầu người vẽ không tự pha trộn được từ những mầu khác. Theo nguyên tắc khi pha trộn với nhau theo những tỷ lệ khác nhau mầu nguyên thủy sẽ sinh ra vô số mầu phụ. Ba mầu nguyên thủy đó là: Vàng (Process yellow/Pale yellow), Thiên thanh (Cyan/Mầu xanh dương), Đỏ hạt lựu (Process red/Magenta). Ba mầu này rất tinh tuyền- mầu này không vương chút nào hai mầu kia cả. Tất cả những mầu khác đều có thể pha ra từ ba mầu này. Trong kỹ thuật ấn loát và phân mầu (trên computer chẳng hạn) người ta ghi tắt là: YMCK (Yellow – Magenta – Cyan và Black), thực tế trong ngành in người ta thường dùng thêm mầu đen, vì độ chính xác của máy in, nhiều khi trộn ba mầu nguyên thủy không đạt được mầu đen như ý. Xin nói chuyện ngoài đề: Những nhà nghiên c ứu tâm lý thấy rằng trẻ em rất mê thích mầu nguyên thủy hay những mầu sát với mầu nguyên thủy. Mầu đã được pha chế bán ngoài thị trường có khi hơi lỏng,có khi hơi đặc cho một người. Có khi lại khô chậm quá, hay khô nhanh quá. Vì vậy ngoài mầu, cũng cần có một số chất khác để giúp người vẽ dễ xử dụng mầu. Coi như cần thiết: - Dầu pha lỏng sơn: Dầu ở vào một trong hai nhóm: loại dễ bay hơi và loại không bay hơi mà khi khô thì cứng lại theo mầu. Nhóm thứ nhất để pha lỏng sơn, chùi sơn, lau cọ…biến chế từ những chất lấy từ thảo mộc hay động vật và có nhiều tên khác nhau thông như người ta gọi là Thinner hay Turpentine.. Loại không mùi, đắt tiền hơn nhưng không làm cho phòng vẽ bị ngộp. Loại đắt tiền dùng rửa cọ trong thời gian lâu không dùng sẽ giúp cọ ít bị đóng cứng. 7
  11. Nhóm thứ hai dùng để pha chút ít vào mầu giúp cọ đưa lướt nhẹ nhàng hơn. Nhóm này không bay hơi, từ từ khô đi và đóng cứng lại với mầu. Thông dụng nhất trong nhóm này là Linseed Oil. Trừ trường hợp cần thiết, ngoài ra không nên dùng quá nhiều chất pha sơn vì khi khô mầu bi xỉn, mất rực rỡ là một đặc tính của sơn dầu. - Có một số chất phụ khác tuy không dùng thường xuyên nhưng cũng nên biết như chất làm cho sơn mau khô, chất bảo vệ tranh khi đã hoàn tất và sơn đã thật sự khô (matte varnish/gloss varnish). Lạm dụng chất làm sơn mau khô khiến sơn sau khi khô dễ bị nứt nẻ. Chỉ dùng chất phun lên tranh để bảo vệ và tái lập cái đẹp của mầu sau khi sơn đã hoàn toàn khô, thông thường là sáu tháng đến một năm tùy lớp s ơn vẽ dầy hay mỏng. Sơn dầu là các màu vẽ dùng cho họa sĩ được pha chế sẵn .Chất liệu Sơn dầu là loai họa phẩm sắc tố ở dạng bột được nghiền kĩ với dầu lanh (cây gai) hay là cây cù túc tạo ra dạng dẻo nhuyễn. Tuy nhiên để chế ra loại họa phẩm này phải đòi hỏi có sự nghiên cứu, có kiến thức chuyên môn thì màu mới có thể giữ được độ dẻo ,nhuyễn, sắc màu bền vững với thời gian, ít biến đổi. Sơn dầu sau khi được chế biến , nó được đóng ở dạng tuýp hay hộp .Nhà sản xuất luôn ghi rõ về độ phủ hay độ trong của từng màu vẽ ngay trên vỏ chứa. Điều này rất thuận tiện cho các họa sĩ khi sử dụng trong sáng tác tranh. S ơn dầu có nhi ều hãng và nhiều nước sản xuất, chính vì vậy chất lượng của sơn dầu cũng khác nhau ở các nước phát triển sơn dầu dùng cho họa sĩ được chế biến cầu kì t ạo ra các màu đẹp có độ bền vững thì giá thành cũng rất đắt.Cũng là sơn dầu dung cho v ẽ tranh nhưng được sản xuất đại trà và phổ biến chất lượng chưa thực sự cao và di theo đó là giá thành rẻ, học sinh và sinh viên mĩ thuật có thể mua và sử dụng dễ dàng. Sơn dầu đắt hay rẻ đều là chất liệu đễ sử dụng trong việc vẽ tranh sáng tác và học mĩ thuật. Các màu sơn thường được chế biến sẵn thành nhiều màu chia theo từng tông màu. Sinh viên hay họa sĩ dễ lựa chọn màu khi vẽ tránh sự pha tr ộn nhiều sẽ tạo ra màu chết, bẩn. Sơn dầu có độ bóng và có khả năng che phủ cao, có độ dẻo khi vẽ vết bút được bảo toàn từ khi vẽ đến khi tranh khô và vẫn giữ được nguyên vẹn. * Toan vẽ: là nền để vẽ ở dạng vải có độ bền cao ít co giãn, được tráng phủ trên bề mặt một lớp nhựa mỏng để tạo ra sự không thấm nước hay sơn. Bề mặt toan thường không nhẵn có độ ráp thường gọi là ganh toan, điều này đã tạo chất cho toan để có được độ bám khi các họa sĩ vẽ. Từ xa xưa các họa sĩ thường phải tự làm toan trước khi sáng tác , từ khâu căng vải lên khung xương (satsy) có độ căng và độ nẩy vừa phải tạo thành mặt phẳng và 8
  12. phủ lên mặt vải một lớp keo ( Gêlatin) để chống sự thấm hút của sơn xuống mặt vải, để khi vẽ sơn không bị hút màu và giữ nguyên được độ bóng. Toan vẽ cũng như màu vẽ nó được nhiều hãng sản xuất ở nhiều nước trên thế giới.Có loại rất đắt tiền dành cho họa sĩ, nhưng cũng có rất nhiều loại có giá rẻ . Vì vậy sinh viên học mĩ thuật hay họa sĩ sẽ lựa chọn loại toan đ ể phù hợp với công việc. 1.4.3. Dụng cụ vẽ sơn dầu: * Bút vẽ: Từ xưa bút vẽ thường được chế biến từ nguyên liệu đó là lông đuôi ngựa hay lông lợn nên người ta gọi là bút lông. Tới hiện nay thì bút vẽ đã đ ược làm từ lông nhân tạo mà người ta vẫn dựa trên những đặc tính và độ bền của lông tự nhiên, đó là vừa có độ cứng và độ dẻo nhất định để người sáng tác sử dụng thao tác theo ý tưởng và tạo chất trên mặt tranh tùy theo tính chất và khả năng của từng chiếc bút. Bút lông thường được chế tạo theo bộ và đóng thành hộp với nhiều loại lông và tính chất khác nhau, có loại cứng hơn, có loại cứng vừa, có loại mềm mại. Lông bút cũng được làm từ nhiều loại lông khác nhau, có loại dài, ngắn, với các tính chất tùy thuộc vào lông nguyên liệu. Bút lông mềm tốt nhất để vẽ chi tiết là bút làm bằng lông chồn Siberia sau đó là lông chồn zibelia. Bút lông lợn tiện cho vẽ màu chết (màu lót ), đi những mảng lớn khi vẽ màu lót, Bút lông tổng hợp tiện cho vẽ láng. Bút nilon nói chung không bám màu và sợi dễ bị cong vĩ nhiệt độ.Ngoài các bút bẹt và tròn, bút hình quạt thường được chuyên dùng cho vẽ xoa( làm mất vệt bút, hòa các chuyển độ vào nhau,.. ) * Dung môi, dầu tạo màng, chất trung gian. dầu bóng + Dung môi: là dung dịch để hòa tan sơn dầu trong khi vẽ và rửa bút, palette sau khi vẽ. dung môi tinh khiết phải có khả năng bay hơi hoàn toàn không để lại dấu vết. + Dầu thông: là dung môi độc hại nhất và nặng mùi nhất bay hơi chậm, không thể thiếu khi vẽ vì là dung môi duy nhất có khả năng hòa tan nhựa Dammar. + Xăng trắng: ít độc hơn dầu thông, thường được dùng để rửa bút và palette. Xăng trắng là sản phẩm dùng để tẩy rửa sơn, thu được sau một chu trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ. Đầu tiên người ta chưng dầu thô thành dầu tây và nhiều hợp chất lỏng cháy được. Những sản phẩm đó lại được trải qua 2-3 bước chưng cất nữa để cuối cùng thu được các sản phẩm có nhiệt độ khác nhau và đã đ ược sử lý theo nhiều kiểu khác nhau + Dung môi không mùi: dùng khi không chịu được mùi dầu thông nhưng không tốt bằng hay bay hơi chậm hơn dầu thông. 9
  13. + Dung môi rửa tranh: Dùng để lau vec-ni cũ bẩn khỏi tranh cổ, Phải rất cẩn thận khi dùng và phải đưng lại ngay nếu màu cũng bắt đầu thôi ra. + Dầu tạo màng dàu thực vật dùng để trộn hạt màu làm nên màu sơn dầu, chủ yếu gồm: dầu lanh. dầu thuốc phiện, dầu rum, dầu hạt óc chó. Dầu lanh thường được un lên khiến dầu được cao phân tử hóa và oxi hóa trở nên đặc sánh hơn. Tuy nhiên ngày nay dầu lanh đun thực ra chỉ là một lớp hợp chất của dầu lanh sống, dung môi dầu tây và hóa chất làm khô. Dầu lanh được sử lý nhiệt bằng cách đun trong xoong đậy kín ( không tiếp xúc với oxy được gọi là stand oil, đ ặc sánh như mật ong và khô chậm. Stand oil tạo cho sơn một lớp men bóng. Thêm quá nhiều stand oil sẽ gây ra hiện tượng mặt sơn bị nhăn nheo. + Chất trung gian: thêm vào để tạo hiệu quả ( thay đổi độ bóng, độ dày, tạo ra kết cấu…) + Dàu bóng; Dùng để phủ lên tranh đã hoàn thành và khô hẳn. * Bay vẽ: Bay vẽ được làm bằng thép và có độ mỏng dộ dẻo cao thường phải làm từ thép tốt. Các bay vẽ cũng được chế tạo theo bộ có chiếc to bản, nhỏ bản chiếc dài, chiếc ngắn ,có bay vẽ thì đầu bay nhọn, có chiếc thì đầu tù. Với nhiều cỡ số như vậy thì người vẽ sẽ lựa chọn những loại để phù hợp với việc học tập và sáng tác. * Palette, ống rửa bút, giẻ lau… * Quy định về an toàn: Các ký hiệu và hướng dẫn ghi trên tube màu. 1.5. Chuẩn bị vật liệu để vẽ. - Cách căng toan - Cách làm toan: + Phủ lớp lót: Dùng acrylic priming dùng cho mọi bề mặt và cho mọi chất liệu. Hoặc chuẩn bị theo công thức: - Tỉ lệ: 45-60 gr keo da trâu( hay da thỏ)/ 1 lít nước lạnh. Vừa đun nhỏ lửa vừa quấy trong nồi nhưng không để sôi, khi keo đã tan hết được dung dịch lỏng như thạch, thì để nguội trong phòng ( 24-25 độ C ). Hâm lên cho thành lỏng, dùng bút bẹt phêt lên toan đã căng trên khung sao cho chất phủ chui vào tất cả các chỗ lõm, để khô. + Toan làm sẵn: thường được chia làm 3 loại mịn, trung, thô 10
  14. Lớp học vẽ sơn dầu 1.6. Phương pháp vẽ sơn dầu. 1.6.1. Nghiên cứu chủ đề và xây dựng ý tưởng sáng tác. Người vẽ vốn có thị giác nhạy cảm, không phải đối với những thông tin thông báo mà chủ yếu là những thông tin thẩm mỹ, tức là cái đẹp. Do thị giác đem lại và có những kích thích, những rung động hay còn gọi là những cảm hứng, nhạy bén với thông tin thẩm mỹ và nhẹ hơn với thông tin lý trí. Nói cho đúng thì bất kỳ ở đâu, lúc nào, đối với người vẽ cũng có thể phát hiện những ý vị hài hòa của thiên nhiên và cuộc sống từ đó nảy sinh trong họ nguồn hứng khởi trực tiếp với đối t ượng ghi nhận được. Nhờ tiếp xúc nhiều lần những thứ đó nguồn cảm hứng sẽ đi vào trí nhớ. Từ những kích thích ban đầu của thị giác và những cảm hứng, họ có nhiều diễn biến tâm lý khác nhau do cá tính, do có liên t ưởng họ sẽ có mong muốn được tái hiện bằng các yếu tố tạo hình hoặc ở hình nét, màu sắc hoặc ở ánh sáng, không gian hay ở nhịp điệu cấu trúc … ý đồ để nảy sinh nguồn hứng khởi là những điều vô cùng phong phú đa dạng, nhưng chắc chắn rằng, người ta đã chấp nhận những khó khăn và trăn trở. Chúng ta biết có rất nhiều bố cục đã đ ược hình thành rất mau lẹ trong những giây phút nổi hứng của người họa sĩ, ví dụ: Bức tranh "Những cô gái Avigmon" của Picasso chỉ tiến hành trong một đêm mà đã trở thành một sự ra đời của xu h ướng lập thể. Các bức "Tôm" của Tề Bạch Thạch, "Ngựa" của Từ Bi Hồng đều đ ược xem là những tác phẩm thần hứng, khoảng cách rất ngắn ngủi, khi ra đời nhưng bản thân chúng lại trường tồn với thời gian. Trong quá trình cảm hứng họ nhận thấy biểu hiện bằng nét, hay hình thể, màu sắc chất cảm, cái nào là trung tâm, cái nào là hỗ trợ hoặc phối hợp ra sao. Họ phải chứng thực thể nghiệm lên mặt tranh bằng nhiều cách 11
  15. như: vẽ ngay, phác thảo, kí họa tư liệu … Đó cũng là giai đoạn mà người vẽ tìm đến năng lực và cảm hứng kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Tất cả tạo thành một quy trình, từ cảm hứng dẫn đến việc hình thành những ý t ưởng và cho việc hình thành một hóa trang bố cục. Trong sáng tạo nghệ thuật ở bất cứ loại hình nào, sự cảm nhận tr ước thiên nhiên, cuộc sống và con người là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời c ủa tác phẩm. Thông qua các giác quan, người ta cảm nhận được thế giới bên ngoài. Sự cảm nhận này tác động vào con người từ thiên nhiên, cuộc sống và xã hội. Nó đ ược bắt nguồn từ một cảm xúc hoặc từ một kích thích nào đó. Có nó cũng xuất phát từ một câu chuyện, một giai thoại, tình huống có sẵn hay từ sự vận dụng có sẵn, suy nghĩ và suy luận liên hệ bản thân từ mỗi con người tr ước hiện tượng sự vật đó. Những cảm nhận này được xuất hiện hình thành từ nhu cầu sáng tạo, từ tác động của tư duy tình cảm và tinh thần của người vẽ. Chủ đề hay ý tưởng sáng tác không phải xa lạ, nó chính là cuộc sống hay một phần cuộc sống mà người họa sĩ tâm đắc, đôi khi có thể là những giấc mơ , hay câu chuyện nào đó, cũng có khi là những bức xúc về các vấn đề xã hội. 1.6.2. Nghiên cứu tư liệu. - Khai thác từ nghiên cứu ký họa Một vấn đề mà các em sinh viên cần chú ý đó là khi sáng tạo, người vẽ cần luôn luôn dựa vào những kiến thức đã được học, những cái mà mình có khả năng, có thể chủ động khống chế và có những hiểu biết một các cơ bản về vấn đề đó để tạo ra những trụ cột cho việc sáng tạo. Ví dụ bức tranh “góp thóc vào kho” của hoạ sĩ Tạ Thúc Bình, ông đã qua nhiều những kí học về nông dân và thuộc tất cả những dạng, những dáng người, những y phục, những khuôn mặt, những thế ngồi và nhất là những đặc điểm riêng biệt của từng người nông dân. Do kí học rất nhiều ông đã trở thành thuộc những dáng điệu đó và hiểu tất cả những sự khác nhau tỉ mỉ từ áo len, từ chiếc quần đến khăn mỏ quạ rồi những công cụ mà người ta sử dụng làm việc.Vì vậy tác giả tìm đến một bố cục đó là bố cục bức tranh “góp thóc vào kho”. Đây là đề tài mà đề tài này chính là nhằm thể hiện khả năng mình có trong tay. Cái khả năng, cũng như cái tư liệu mà tác giả có là sự thuộc những tình yêu, những thích thú về dáng người, về hình ảnh của những người nông dân. Khi tìm đến đè tài, tác giả đã tìm đến một cái cớ, một nguyên nhân, một ý tưởng trong đó có thể gắn bó tất cả những gì mình có vốn liếng đó là những kí hoạ, những hình ảnh, những dáng điệu mà mình nhớ. Ông đã chọn một hình thức cho bố cục ở trung tâm để tạo ra một hình ảnh là cân thóc và xung quanh đó là một vòng rộng hơn những người chuẩn bị cho việc cân thóc như là quạt thóc sàng sẩy đóng vào 12
  16. bao rồi ngồi nghỉ.Tác giả đã chủ động tìm đến một bố cục mà mình có khả năng chế ngự lớn tức là có rất nhiều dáng động, những kí học, những hiểu biết, những thâm nhập vào hình ảnh.Tức là quá trình chuẩn bị tìm ý, tìm hình, tìm tư liệu để sáng tác bức tranh được tác giả chuẩn bị kỹ càng. Giai đoạn tiếp theo là thực hiện điều đó vào tranh thì còn nhiều vấn đề lôi cuốn ví dụ khi cân thóc thì phải theo một logic là người cân, người bê thóc, người ghi chép và người đứng đợi, tất cả cái đó phải t ạo ra được nhịp điệu, tạo ra được sự phối hợp nhịp nhàng trong bức tranh. Vì vậy hình êlíp là một ý tưởng, sự sắp đặt về việc cân là một ý tưởng nhưng hình ảnh là một phụ thuộc ở trong đầu tác giả phải có tính lô gích. Các lô gích này là ngẫu nhiên trong việc sắp đặt của việc cân. Như vậy để hợp lý về động tác, công việc đòi hỏi những dáng điệu phải xếp đặt như thế nào cho hợp lý và từ những quyết định nó sẽ tạo ra những cái ngẫu nhiên cho những dáng hình cần lựa chọn. Chính vì vậy muốn đạt được một bố cục như ở phía ngoài như quạt thóc thì tác giả phải rất thuộc về dáng. Nhưng cái thuộc đó phải có sự linh động tức là phải chế biến, phải chuyển hướng, phải thay đổi cho nó phù hợp với bố cục và chính đây, buộc hoạ sĩ phải chuyển tải hình ảnh làm sao cho đạt. Rồi những chỗ như sàng sẩy, người ngồi, người cho thóc vào sàng, người sảy.v..v. tất cả những dáng đó buộc người hoạ sĩ từ những tư liệu, những vốn liếng ban đầu mình có, từ kí hoạ chuyển hoá những dáng người cho hợp lý. Rồi người ngồi, người nghỉ tất cả làm sao có thể chuyển động có nhịp điệu, có cao thấp để nó phù hợp, vừa để nó tạo thành một hình êlíp rộng lớn ở phía bên ngoài, có nhịp điệu tự nhiên, hài hoà. Như vậy tài năng chính là một sự có sẵn những tư liệu, nhưng nếu không biết chuyển hoá thì người ta không biết tạo ra một bố cục đẹp. Vì vậy sự cuốn hút của nội dung, cuốn hút của sự việc, cuốn hút của từng lô gích của sự sắp đặt bắt người hoạ sĩ phải chuyển biến tức là phải suy nghĩ sáng tạo trên cơ sở những kiến thức, những khả năng mà mình đã được trang bị. Bức tranh “tát nước đồng chiêm” của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn nhờ những ký hoạ đẹp có sẵn, ông chợt nảy ra một ý tưởng. Đây là những hoạt động đẹp của con người nhờ có những hình ảnh cụ thể đã ghi chép được thì khi đưa lên mặt tranh kết hợp với chất liệu sơn mài sẽ trở thành một tác phẩm đẹp. Như vậy do có những ký hoạ tư liệu đẹp thì hoạ sĩ Trần Văn Cẩn vẽ “Tát nước đồng chiêm” mới thành công. Nếu người khác không có ký hoạ đẹp thì vẽ “Tát nước đồng chiêm” không đẹp. Bởi vì ngồi xếp mấy người ngồi tát nước sẽ bị cứng. Nó là một sự kết hợp rất nhiều yếu tố mới ra được sự thành công. Như vậy luôn luôn trong quá trình sáng tác người vẽ phải suy ngẫm dựa vào những tư liệu, dựa vào những hình ảnh mà mình đã có sẵn để tạo ra ý tưởng, những ý tưởng đó có thể quy tụ vào những nét khái quát lớn để tiến hành làm bố cục và dựa theo những đường hướng lên, những gợi ý lớn đó người vẽ lên chi tiết của tạo hình, 13
  17. của sự sắp đặt, của sự diễn tả đậm nhạt, của hình thức bố cục, của không gian… của những cảm xúc bất chợt cũng có thể tạo nên những thành công bất ngờ. Nhưng tóm lại quá trình chuẩn bị từ kiến thức, tư liệu, tay nghề vẫn là quan trọng nhất. 1.6.3. Xây dựng bố cục. Trong quá trình làm tranh bố c ục, ph ương pháp xây d ựng b ố c ục tranh các em sinh viên đã được học ở những học phần tr ước. Cách thức làm việc thì vẫn thế tức là tuần tự từ nghiên cứu nội dung chủ đ ề đ ến xây d ựng hình và th ể hi ện bố cục… nhưng càng học lên cao phương pháp làm càng khó h ơn, đòi h ỏi hi ệu quả cao hơn trước. Đối với môn bố c ục chất li ệu s ơn d ầu yêu c ầu có ý th ức sáng tạo mà sáng tạo thì luôn đòi hỏi s ự đ ổi mới trong nh ận th ức, trong t ư duy và trong biểu hiện hình thể. Do vậy đòi hỏi ki ến th ức sâu h ơn, r ộng h ơn, bi ết v ận d ụng tổng hợp các kiến thức của các môn h ọc có liên quan k ết h ợp l ại t ạo cho nh ững bài tập thực hành bố cục năm thứ ba sâu s ắc v ề n ội dung, phong phú v ề hình th ức và cách thức biểu hiện ít nhiều th ể hi ện đ ược phong cách cá nhân c ủa t ừng em. Thể hiện được khả năng sáng tạo và ý thức tìm tòi của các em. Khi chuẩn bị sáng tác tranh bố cục, người vẽ bao giờ cũng nung nấu nhiều thời gian để tư duy về một ý tưởng đối với tác phẩm. ý tưởng đó chính là những quan niệm của mình về đề tài. Các em sinh viên cần tập, rèn luyện về nhận thức và xúc cảm trước cuộc sống thực tại. Tập quan sát để lựa chọn sự gợi ý có ngay trong thực tế, có như vậy mới gợi được những cảm xúc bên trong tâm hồn, sự thăng hoa của cảm xúc trước cuộc sống. Từ đó người vẽ hình thành dần một ý niệm nhằm tìm ra một phương thức để diễn đạt ý niệm đó. Ta gọi quá trình đó là quá trình từ tư duy trừu tượng đến tư duy khái quát. Nghĩa là tìm ra một phương thức, một chiều hướng, một định hướng để chuyển tải ý tưởng thành hình tượng nghệ thuật. Trong nghệ thuật tạo hình, hình tượng nghệ thuật nằm trong: bố cục, ngôn ngữ có thể tạo ra một hình ảnh nhằm chuyển tải đến người xem, chuyển tải vào trong tranh những hình ảnh trùng lặp với ý tưởng mà người vẽ đã nung nấu. Từ đó người vẽ mới hướng theo, dựa theo phương hướng khái niệm lớn ấy để tìm ra hình thức cụ thể. Những hình thức này sẽ là hình tượng nghệ thuật thực sự trong tranh để có thể diễn đạt được một cách sau sắc và rõ nét hơn những ý tường trừu tượng ban đ ầu còn nung nấu. Những hình thể này luôn luôn biến động, thay đổi và đa dạng của nhiều hình thức khác nhau nhằm có thể đi đến một sự kiểm nhận bằng mắt đối với người vẽ. Khi nào những hình thể, ngôn ngữ tạo hình tạo nên bề mặt của tranh hoặc trên phác thảo gần đáp ứng với hình tượng ấy thì đó là hình thể có thể kết hợp luôn với màu sắc, bố cục để tạo thành một ngôn ngữ cho ý tưởng trở thành rõ nét hơn. Vậy đây là quá trình đầu tiên khi các em bắt tay vào để vẽ bố cục. Chúng ta phải tập làm quen với cách thức làm việc mang tính chuyên nghiệp này. Có chuẩn bị kỹ l ượng về thời 14
  18. gian, tư duy, suy nghĩ về một đề tài sắp vẽ thì kết quả bài tập mới đạt kết quả cao. Đây là quá trình nung nấu, suy nghĩ, phát hiện định hướng, rồi sắp đ ặt trong đ ầu hoặc ngay trong phác thảo trong tìm tòi nghiên cứu ở thực tế, ở mẫu, ở màu sắc, ở những tư liệu mà mình có thể dựa vào đó để cảm xúc. Như vậy quá trình tư này là một quá trình làm việc thật sự khi sáng tác tranh bố cục, từ một đề tài, ta xây dựng hình tượng, bố cục sắp xếp nhân vật và có những ý niệm về bước đi hình thành cho phù hợp với những ý tưởng mà mình định vẽ có sự khẳng định bằng tư duy, bằng nghề nghiệp, bằng kỹ năng, kỹ thuật… Quá trình sáng tạo là một quá trình có hệ thống, có một sự suy nghĩ lâu dài và quá trình đó bao giờ cũng là những cảm xúc, nhằm phản ánh những vẻ đẹp, sự rung động của trai tim trước cuộc sống.Tranh không phải là hình thức hoàn toàn ngẫu hứng, hứng lên đặt bút vẽ không suy nghĩ, không tính toán mà tranh cũng không phải là một hình thức để người ta chơi nhưng mảng màu, nét, mảng miếng mà bao giờ nó cũng là sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và hình thức tức là giữa cảm xúc và trình độ, khả năng kinh nghiệm, học tập đã có một bề dày để thể hiện sự phong phú c ủa nghệ thuật tạo hình. Như vậy một bức tranh với nhiều ngôn ngữ khác nhau với sự biểu đạt khác nhau nhưng nó vẫn chỉ là những yếu tố tạo hình như đường nét. Hình khối, mầu sắc, chất cảm, ý tưởng không gian bố cục…được sắp xếp đặt trong một mối tương quan. Quá trình sáng tạo bao giờ cũng đi từ ý tương rồi đến hình. Quá trình này là quá trình tìm tòi và sáng tạo từ tâm hồn đến kỹ năng.Vậy có thể nói rằng dù ở trường hợp nào thì quá trình sáng tác cũng là xuất phát từ tâm hồn phong phú, lòng yêu nghề mà chính các em đã lựa chọn cộng với tài năng, kinh nghiệm và kỹ thuật thể hiện để khởi đầu cho một hướng đi tìm tòi sự sáng tạo cái mới cho các bài tập bố cục Cho dù kể cả trực hoạ là những bức tranh vẽ ngay ở thực tế thì người hoạ sĩ vẫn phải có một tư duy về mặt hình tượng nghệ thuật. Ví dụ bức tranh “Nữ dân quân vùng biển” của hoạ sĩ Trần Văn Cần, mặc dù đó là người mẫu thật sự ở khu chài Hòn Gai được bày mẫu nhưng trong tất cả số sinh viên đi vẽ cũng thấy Tr ần Văn Cẩn chưa hình thành một ý thức về xây dựng thành một tác phẩm mà chỉ là hình nghiên cứu sao chép hình ảnh được bày mẫu đứng trước biển. Ngược lại, trong đầu hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đã nung nấu một đề tài, đề tài đó là nữ dân quân vùng biển thì người mẫu dù bầy trực tiếp ở trước biển, dù là biển thật Hòn Gai, dù là màu sắc có thực ở trong khoảnh khắc nhưng tác giả đã tư duy khái niệm và đưa nó thành tác phẩm. Nó đã trở thành một tác phẩm đẹp. 15
  19. Nữ dân quân vùng biển. 1960, sơn dầu của Trần Văn Cẩn Bình văn, 1848, Sơn dầu của Lê Văn Miến Bức tranh “Bình văn” của Lê Văn Miến, được xây dựng với hình thức bố cục hình tam giác. Trong tác phẩm, tác giả thể hiện ba nhân vật trong lúc nghỉ ngơi: người nam dân quân ở vị trí đỉnh, còn người chiến sĩ và nữ dân quân (một cô gái Thái) tạo thành đáy của hình tam giác. Cả ba đều rất thư thái nhưng vẫn toát lên tinh th ần sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc của mỗi người dân đ ất Việt. Những người chiến sĩ đang nghỉ ngơi sau khoảng thời gian mệt mỏi, nhưng ở họ đều toát lên ý chí kiên cường bất khuất qua dạng bố cục gọn gàng và chắc chắn của bức tranh. Bố cục tam giác luôn là những gì hợp lý và thuận mắt thuận tình, phù hợp với quy luật sáng tạo của nghệ thuật tạo hình. 16
  20. Trong khi những người vẽ thì chỉ là những nghiên cứu. Như vậy chúng ta thấy sự chuẩn bị tư liệu, chọn đề tài, xây dựng hình tượng, bố cục sắp xếp nhân vật và có những ý niệm về bước đi hình thành làm cho mầu đã trở thành thay đổi đi cho phù hợp với ý tưởng mà người vẽ nung nấu, hoặc một đề tài được cho sẵn. Đó chính là quá trình chuẩn bị tư liệu, tư duy nghề nghiệp, kỹ thuật, kỹ năng để xây dựng một bố cục tranh. Ngay cả hoạ sĩ Ivannốp để chuẩn bị ve tranh ông đã có một phòng như bảo tàng trong đó có tất cả những nghiên cứu, tư liệu cho nội dung, ý tưởng của bức tranh định vẽ. Ông vẽ dần dần mới hình thành ra một bức tranh và tất cả những cái ý kia cứ rõ nét dần ra. Kéo thuyền trên sông Vonga , sơn dầu của Repine Ví dụ hoạ sĩ Repine vẽ bức tranh “Kéo thuyền trên sông Vonga” lúc đầu cũng chỉ là ý tưởng nhưng ông phải đi tìm hiểu bao nhiêu chân dung những người lao động nước Nga trên bến sông. Giá trị thật sự chính là giá trị mà nó cụ thể dần ra ý tưởng ban đầu. Ý tưởng ban đầu chỉ là một ý tưởng mơ hồ không rõ rệt nhưng mà d ần dà nó nảy sinh ra một cách cụ thể. Vậy đó là quá trình thiết lập trên mặt tranh một số những hình ảnh, một số những mối quan hệ màu sắc, đường nét, bố cục … Sau đó ngày về nhìn vào bức tranh (phác thảo) xem nó có khớp với ý đồ của mình không. Nếu nó chưa khớp, thì vẫn phải sửa chữa và tìm tòi đến khi cảm thấy đã khớp với suy nghĩ của mình thì mới dừng lại. Đấy là quá trình làm việc thật sự. 1.7. Kỹ thuật cơ bản thể hiện chất liệu sơn dầu Nguyên tắc căn bản: Fat Over Lean. Cho dù các họa sỹ có cách vẽ riêng, nhưng có một nguyên tắc căn bản đã trở thành cố định “Sơn vẽ sau béo hơn sơn vẽ trước” (Fat over lean} hay vẽ trên nền sơn ít độ dầu. Đây là một nguyên tắc họa sỹ sơn dầu nào cũng phải tuân theo khi vẽ để tránh những sai 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2