intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Chia sẻ: Hayato Gokudera | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên trình độ trung cấp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp. Giáo trình kết cấu gồm 6 chương và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: vốn cố định trong doanh nghiệp; vốn lưu động trong doanh nghiệp; kế hoạch hóa tài chính;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

  1. CHƯƠNG 4: VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP Mã chương: MH22.04 Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm tài sản cố định và vốn cố định. - Phân biệt được các loại tài sản cố định theo các tiêu thức phân loại. - Trình bày được nội dung hao mòn tài sản cố định. - Giải thích được hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Tính đúng khấu hao tài sản cố định theo các phương pháp đã học. - Lập đúng kế hoạch khấu hao tài sản cố định tại doanh nghiệp. - Làm đúng các bài tập thực hành, thảo luận về tính khấu hao tài sản cố định. - Nghiêm túc khi nghiên cứu. - Cẩn thận, chính xác trong luyện tập. - Tuân thủ theo đúng chế độ tài chính. Nội dung chính: 1. Tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp 1.1. Tài sản cố định 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của TSCĐ trong doanh nghiệp a. Khái niệm - TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, gồm cả những TSCĐ có hình thái chật chất (nhà cửa, máy móc, thiết bị, vật kiến trúc...) và những TSCĐ không có hình thái vật chất như: chi phí quyền sử dụng đất, bản quyền bằng sáng chế, quyền phát minh, phầm mềm vi tính theo chế độ tài chính hiện. Những tư liệu lao động có đầy đủ 4 tiêu chuẩn sau đây được coi là TSCĐ: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó. + Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy. + Có thời hạn sử dụng hữu dụng từ 01 năm trở lên. + Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên. - Những tư liệu lao động không đủ một trong 4 tiêu chuẩn trên được coi là công cụ lao động nhỏ và được đài thọ bằng nguồn vốn lưu động. b. Đặc điểm - Tham gia trực tiếp, gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. - TSCĐ hữu hình khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, mặc dù bị hao mòn về giá trị song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. 66
  2. - Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và gí trị của chúng được chuyển dịch từng phần vào giá thành của sản phẩm làm ra dưới hình thức khấu hao. 1.1.2. Phân loại và kết cấu TSCĐ a. Phân loại TSCĐ - Căn cứ vào hình thái biểu hiện, TSCĐ gồm 2 loại: + TSCĐ hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, đảm bảo 4 tiêu chuẩn của TSCĐ, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị... + TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn 4 tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh: Chi phí liên quan trực tiếp đến quyền sử dụng đất, chi phí về quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế... - Căn cứ vào tính chất của TSCĐ trong kinh doanh + TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: Là những TSCĐ do doanh nghiệp sử dụng cho mục đích kinh doanh tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào sản xuất kinh doanh. + TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. + TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước. - Căn cứ vào quyền sở hữu + TSCĐ tự có: Là những TSCĐ mua sắm, xây dựng hoặc hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp (vốn do NSNN cấp, do nhận vốn liên doanh, vốn cổ phần, do đi vay dài hạn...) + TSCĐ đi thuê bao gồm: TSCĐ thuê hoạt động: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê của đơn vị khác về sử dụng theo hợp đồng đã ký. Thuê hoạt động không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản (thuê quyền sử dụng đất thường là thuê hoạt động vì quyền sở hữu không chuyển giao cho bên thuê khi hết thời hạn thuê). TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp có quyền sử dụng và có quyền sở hữu. b. Kết cấu của TSCĐ * Khái niệm: Kết cấu của TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá một loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. * Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu TSCĐ 67
  3. - Tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ + Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo thì tỷ trọng máy móc, thiết bị thường chiếm tỷ trọng cao. + Ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến sữa, dầu ăn, chế biến hoa quả thường tỷ trọng máy móc, thiết bị thấp hơn... - Trình độ trang bị kỹ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Đối với doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao thì máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, nhà cửa chiếm tỷ trọng thấp. Còn các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật thấp thì ngược lại. - Loại hình tổ chức sản xuất: Có tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền thì công cụ vận chuyển nội bộ chiếm tỷ trọng thấp, nhưng kết cấu về máy móc, thiết bị lại chiếm tỷ trọng cao. Ngược lại đối với các doanh nghiệp không tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền thì công cụ vận chuyển chiếm tỷ trọng cao, máy móc, thiết bị lại chiếm tỷ trọng thấp. 1.2. Vốn cố định 1.2.1. Khái niệm Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ. Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành 1 vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị. 1.2.2. Đặc điểm của vốn cố định - Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn cố định chu chuyển giá trị dần dần từng phần chi phí kinh doanh trong kỳ. - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành 1 vòng chu chuyển vốn. - Vốn cố định chỉ hoàn thành 1 vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị, tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ. 2. Khấu hao TSCĐ 2.1. Hao mòn TSCĐ và khấu hao TSCĐ 2.1.1. Hao mòn TSCĐ a. Những vấn đề chung về hao mòn TSCĐ - Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau nên TSCĐ của bị hao mòn dần. - Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do tác động của các nhân tố của môi trường tự nhiên, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của TSCĐ. b. Các loại hao mòn TSCĐ 68
  4. b1. Hao mòn hữu hình - Khái niệm Hao mòn hữu hình là sự hao mòn cả về giá trị và mặt vật chất của TSCĐ trong quá trình sử dụng. - Biểu hiện: + Về mặt vật chất là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận chi tiết của TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hoá chất. + Về mặt giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng không sử dụng được nữa. Muốn khôi phục lại giá trị sử dụng phải tiến hành sửa chữa và thay thế. + Về mặt giá trị đó là sự giảm dần giá trị của TSCĐ, cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất. - Nguyên nhân và mức độ hao mòn hữu hình. + Trước hết phụ thuộc vào các nhân tố trong quá trình sử dụng TSCĐ như: thời gian, cường độ sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. + Các nguyên nhân về tự nhiên môi trường: Độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, tác động của các hoá chất. + Mức độ hao mòn hữu hình còn phụ thuộc vào chất lượng chế tạo TSCĐ (Chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng, trình độ kỹ thuật công nghệ chế tạo...) Nhận thức rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến hao mòn hữu hình giúp các có các biện pháp cần thiết, hữu hiệu để hạn chế nó. b2. Hao mòn vô hình * Khái niệm: Hao mòn vô hình là sự giảm sút về giá trị của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật (được biểu hiện ra ngoài ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ). * Phân loại hao mòn vô hình - Hao mòn vô hình loại 1 TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã có những TSCĐ như cũ song giá mua lại rẻ hơn. Do đó trên thị trường các TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của nó. Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1 Gd  Gh V1   100 Gd V1:Tỷ lệ hao mòn loại 1 Gđ: Giá mua ban đầu của TSCĐ Gh: Giá mua hiện tại của TSCĐ - Hao mòn vô hình loại 2 69
  5. TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do có những TSCĐ mới, tuy mua với giá trị như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật, do đó TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình. Đó chính là phần giá trị TSCĐ cũ không chuyển dịch được vào giá trị sản phẩm kể từ khi có TSCĐ mới xuất hiện và sử dụng phổ biến thì điều kiện sản xuất sẽ do các TSCĐ mới quyết định. Phần giá trị chuyển dịch được tính vào giá trị sản phẩmsẽ được tính theo mức của TSCĐ mới. Do đó, doanh nghiệp còn dùng TSCĐ cũ để sản xuất thì cứ một sản phẩm sản xuất ra sẽ mất đi một phần giá trị chênh lệch giữa mức giá trị chuyển dịch của TSCĐ cũ và TSCĐ mới, do không được xã hội chấp nhận tính vào giá trị sản phẩm. Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2 GK V2   100 Gd V2: Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2 Gk: là giá trị của TSCĐ cũ không chuyển dịch được vào giá trị sản phẩm. - Hao mòn vô hình loại 3 TSCĐ bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm, tất yếu dẫn đến những TSCĐ sử dụng để chế tạo các sản phẩm đó cũng bị lạc hậu, mất tác dụng. Hoặc trong các trường hợp máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ còn nằm trên các dự án thiết kế, các văn bản dự thảo phát minh song đã trở nên lạc hậu lỗi thời, do đã có nhiều máy móc, thiết bị, bản quyền, phát minh khác tiến bộ hơn, giá lại rẻ hơn tại thời điểm đó. * Nguyên nhân của hao mòn vô hình - Nguyên nhân cơ bản của hao mòn vô hình là sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Do đó biện pháp khắc phục có hiệu quả hao mòn vô hình, là doanh nghiệp khấu hao nhanh thu hồi vốn nhanh, thường xuyên đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất, ứng dụng kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật. 2.1.2. Khấu hao TSCĐ a. Khái niệm Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ 1 cách có hệ thống giá trị phải khấu hao (hoặc nguyên giá) của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. - Giá trị hao mòn luỹ kế: Là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. Giá trị còn lại = Nguyên giá - Hao mòn luỹ kế (khấu hao luỹ kế) b. Một số quy định khi tính khấu hao TSCĐ 70
  6. - TSCĐ đã khấu hao đủ thì không trích khấu hao kể từ ngày khấu hao đủ. - TSCĐ thuê tài chính thì bên đi thuê trích khấu hao. - TSCĐ thuê hoạt động thì bên đi thuê không trích khấu hao. - TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, quỹ phúc lợi khi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, phúc lợi tập thể thì không trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mà chỉ tính hao mòn để ghi giảm vốn cố định mỗi năm 1 lần vào cuối năm. Mức tính hao mòn theo phương pháp khấu hao đường thẳng. NG K  TSd Trong đó: MK: Mức khấu hao năm NG: Nguyên giá TSCĐ Tsd: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ c. Ý nghĩa của việc tính khấu hao TSCĐ - Trích khấu hao chính xác, làm cho giá thành sản phẩm chính xác, từ đó lợi nhuận được xác định chính xác. - Trích khấu hao chính xác giúp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra TSCĐ. 2.2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính. 2.2.1. PP khấu hao đường thẳng (PP khấu hao tuyến tính cố định, phương pháp khấu hao bình quân) a. Đặc điểm Phương pháp này được tính khấu hao cho từng TSCĐ cá biệt, mức khấu hao TSCĐ là như nhau trong suốt thời gian sử dụng. b. Nội dung - Tính mức khấu hao hàng năm của TSCĐ (MK) NG K  TSd Trong đó: MK: Mức khấu hao hàng năm (Số tiền khấu hao) NG: Nguyên giá TSCĐ Tsd: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ Mk M k = tháng 12 71
  7. 12: Số tháng trong năm MK tháng cuối cùng = NG – khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến tháng trước tháng cuối cùng. - Tỷ lệ khấu hao (TK): là tỷ lệ % giữa số tiền khấu hao hàng năm so với nguyên giá TSCĐ M 1 TK  K  100 hoặc TK   100 NG Tsd + Trong công tác quản lý, người ta thường sử dụng các loại tỷ lệ khấu hao: tỷ lệ khấu hao của từng TSCĐ; tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ; tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của các loại TSCĐ trong doanh nghiệp. + Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân được xác định bằng 2 cách: MK Cách 1: T K  NG T K : Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm MK: Tổng số tiền khấu hao TSCĐ trong năm NG : Nguyên giá TSCĐ bình quân phải tính khấu hao trong năm n Cách 2: T K   ( f i  TKi ) i 1 fi : Tỷ trọng của từng loại TSCĐ TKi: Tỷ lệ khấu khao của từng loại TSCĐ i = 1,n là loại TSCĐ c. Chú ý - Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là thời gian TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh (tính bằng thời gian hoặc số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng TSCĐ đó. - Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá có sự thay đổi thì doanh nghiệp phải xác định lại mức khấu hao hàng năm theo công thức sau : GTCL trên sổ kế toán MK = Tsd xác định lại của TSCĐ (hoặc Tsd còn lại của TSCĐ) d. Ưu, nhược điểm của phương pháp - Ưu điểm : + Phương pháp này đơn giản, tính chính xác cao. + Phương pháp này biết trước được thời hạn thu hồi vốn. - Nhược điểm : + Phương pháp này không thật phù hợp với loại TSCĐ có mức độ hoạt động không đều nhau giữa các kỳ trong năm hay giữa các năm khác nhau. + Trong trường hợp không lường được hết sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, doanh nghiệp có thể bị mất vốn cố định. 72
  8. Ví dụ: Công ty A mua 1 TSCĐ (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt chạy thử là 3 triệu đồng. - TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng của TSCĐ là 10 năm, tài sản được đưa vào sử dụng ngày 1/1/2017. - Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp TSCĐ với tổng chi phí là 300 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2022. Yêu cầu: Hãy xác định số tiền khấu hao của TSCĐ trước và sau khi nâng cấp. Bài giải - Trước khi nâng cấp NG = 1.190 – 50 +30 +30 = 1.200 (triệu đồng) NG 1.200 MK = = =120 (triệu đồng/năm) Tsd 10 Mức khấu hao tháng: 120/12 = 10 (triệu đồng / tháng) Vậy hàng năm trích 120 triệu đồng chi phí khấu hao vào chi khí kinh doanh. - Sau khi nâng cấp: NG = 1.200 + 300 = 1.500 (triệu đồng) + Số khấu hao luỹ kế đã trích: 120 x 5 = 600 (triệu đồng) + GTCL trên sổ kế toán: 1.500 – 600 = 900 (triệu đồng) GTCL trên sổ kế toán 900 MK = = = 15 Tsd xác định lại của TSCĐ 600 Mức khấu hao tháng: Mk M k = =15/12 = 1,25 (triệu đồng /tháng) tháng 12 Từ tháng 1/2022 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là 1.250.000 đồng đối với TSCĐ vừa được nâng cấp. 2.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần a. Nội dung Thep phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm của TSCĐ được tính bằng cách lấy GTCL của TSCĐ ở đầu năm của năm tính khấu hao nhân (x) với tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm. b. Công thức - Xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ MKi = Gđi x TKĐ Trong đó: 73
  9. MKi: Số tiền KH TSCĐ năm thứ i Gđi: GTCL của TSCĐ đầu năm thứ i TKĐ: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ i: là thứ tự các năm sử dụng TSCĐ (i=1,n) Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i được xác định bằng cách, lấy nguyên giá TSCĐ trừ (-) khấu hao luỹ kế đến đầu năm thứ i. - Xác định tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ (tỷ lệ khấu hao nhanh). + Tỷ lệ KH cố định hàng năm của TSCĐ được xác định: TKĐ = TK x Hđ Trong đó: TK: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng Hđ: Hệ số điều chỉnh + Theo kinh nghiệm, các nhà kinh tế ở các nước thường sử dụng : Thời gian sử dụng Hệ số điều chỉnh 3 - 4 năm (Tsd ≤ 4 năm) 1,5 5 - 6 năm (4 < Tsd ≤ 6 năm 2 Trên 6 năm trở lên 2,5 c. Ưu, nhược điểm của phương pháp - Ưu điểm : + Khả năng thu hồi vốn nhanh + Phòng ngừa được mất giá do hao mòn vô hình - Nhược điểm + Số khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng không đủ bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ. + Để khắc phục được nhược điểm này, nửa thời gian cuối của thời gian phục vụ, ta có thể sử dụng phương phápkhấu hao tuyến tính cố định. Ví dụ: Doanh nghiệp X mua 1 thiết bị, theo giá hoá đơn là 80 triệu đồng, chi phí bốc dỡ, vận chuyển, lắp đặt và chạy thử lần đầu, tổng cộng là 100 triệu đồng. Tuổi thọ kỹ thuật của thiết bị được xác định là 6 năm, tuổi thọ kinh tế của thiết bị được xác định là 5 năm. Dự kiến chọn thời gian hữu ích của TSCĐ phải tính khấu hao là 5 năm, thu thanh lý TSCĐ là không đáng kể. Yêu cầu: Hãy xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ Giải - Tỷ lệ KH cố định (tỷ lệ khấu hao nhanh) 74
  10. 1 1 TK   100   100  20% TSd 5 TKĐ = TK x Hđ = 20% x 2 = 40% - Số khấu hao hàng năm được xác định theo bảng sau : Số khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần ĐVT : trđ Số KH Số KH GTCL của TT Cách tính khấu hao từng năm luỹ kế TSCĐ 1 100 x 40% 40 40 60 2 (100-40) x 40% 24 64 36 3 (100-64) x 40% 14,4 78,4 21,6 4 (100-78,4) x 40% 8,64 87,04 12,96 5 (100-87,04) x 40% 5,184 92,224 7,776 2.2.3. PP khấu hao theo số dư giảm dần kết hợp với khấu hao đườngthẳng - Để khắc phục nhược điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần cũng như phương pháp khấu hao đường thẳng, người ta sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp trên. - Đặc điểm của PP này là trong những năm đầu sử dụng TSCĐ (thông thường là 70% sử dụng của TSCĐ), người ta sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, còn những năm cuối (30% thời gian sử dụng TSCĐ còn lại) thì sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. - Những năm cuối, khi mức khấu hao xác định theo khấu hao số dư giảm dần bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và thời gian còn lại của TSCĐ, kể từ năm đó, mức khấu hao được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng. GTCL của TSCĐ MK = Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ Ví dụ: Theo VD ở mục 2.2.2, nếu cứ tiếp tục khấu hao thì sẽ thiếu 7,776 triệu đồng so với vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ, vì vậy đến năm thứ 4 người ta sẽ chuyển sang phương pháp khấu hao đường thẳng. - Mức khấu hao ở năm thứ 4 và năm thứ 5 là: 21,6 : 2 = 10,8 (triệu đồng) Số tiền khấu hao TSCĐ theo phương pháp kết hợp ĐVT : triệu đồng GTCL của TT Cách tính KH Số KH từng năm Số KH luỹ kế TSCĐ 1 100 x 40% 40 40 60 2 (100 - 40) x 40% 24 64 36 75
  11. 3 (100 - 64) x 40% 14,4 78,4 21,6 4 21,6 : 2 10,8 89,2 10,8 5 21,6 : 2 10,8 100 - 2.2.4. Phương pháp khấu hao theo sản lượng a. Đặc điểm của phương pháp Phương pháp này thường áp dụng cho những TSCĐ hoạt động có tính chất mùa vụ và những TSCĐ trực tiếp liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm. b. Nội dung phương pháp - Xác định số khấu hao hàng năm của TSCĐ M K  Qx  M K MK: Số khấu hao hàng năm của TSCĐ theo theo phương pháp sản lượng Qx: Sản lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong năm M K : Mức khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm - Xác định mức khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm NG MK  QS Trong đó: NG: Là nguyên giá TSCĐ (giá trị phải khấu hao) QS : Tổng sản lượng dự tính cả đời hoạt động của TSCĐ (theo công suất thiết kế). - Mức khấu hao hàng tháng của TSCĐ Mk/tháng =Q × ̅̅̅̅ Mk 𝑀𝑘/𝑡ℎá𝑛𝑔 Mức khấu hao hàng tháng của TSCĐ Q: Sản lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoàn thành trong tháng M K : Mức khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm → Sau khi tính được sốkhấu hao từng tháng, có thể tính sốkhấu hao năm bằng tổng sốkhấu hao của 12 tháng trong năm. Ví dụ: Công ty A mua 1 máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 432 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30 m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm dự kiến đạt được ở năm thứ nhất của máy ủi được cho ở bảng sau: Khối lượng sản phẩm hoàn Khối lượng sản phẩm Tháng Tháng thành (m3) hoàn thành (m3) 1 14.000 7 15.000 76
  12. 2 15.000 8 14.000 3 18.000 9 16.000 4 16.000 10 16.000 5 16.000 11 18.000 6 14.000 12 18.000 Yêu cầu: Hãy xác định số khấu hao hàng tháng và số khấu hao năm của máy ủi đất theo phương pháp khấu hao sản lượng. Giải - Xác định mức khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm NG 432.000.000 ̅̅̅̅ Mk = = =180 (đ/m3 ) Qs 2.400.000 - Số khấu hao ở các tháng và năm thứ nhất được tính như sau: Khối lượng sản Mức khấu hao bình Mức khấu hao Tháng phẩm hoàn thành quân tính cho 1m3 tháng (đồng) trong tháng (m3) (đ/m3) 1 14.000 180 2.520.000 2 15.000 180 2.700.000 3 18.000 180 3.240.000 4 16.000 180 2.880.000 5 16.000 180 2.880.000 6 14.000 180 22.520.000 7 15.000 180 2.700.000 8 14.000 180 2.520.000 9 16.000 180 2.880.000 10 16.000 180 2.880.000 11 18.000 180 3.240.000 12 18.000 180 3.240.000 Cộng 190.000 34.200.000 Cách 2: Số khấu hao năm của TSCĐ ở năm thứ nhất: M K  Q  M K  190.000 180  34.200.000 (đ) c. Ưu, nhược điểm của phương pháp 77
  13. - Ưu: Thích hợp với loại TSCĐ có mức độ hoạt động không đều giữa các thời kỳ. Số khấu hao phù hợp hơn với mức độ hao mòn của TSCĐ. - Nhược: Việc khấu hao có thể trở nên phức tạp khi trình độ quản lý TSCĐ còn yếu và không thực hiện nghiêm túc, chính xác việc ghi chép ban đầu. 2.3. Phạm vi tính khấu hao - Mọi TSCĐ hiện có của công ty (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải tính khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh, khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. - Đối với TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng, mất mát, phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sảnvới tiền bồi thường và giá trị thu hồi, được hạch toán vào chi phí khác của công ty. - Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động, phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. - Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính, phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của theo quy định hiện hành. - Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình nhưng không được trích khấu hao. 2.4. Chế độ tính khấu hao và lập kế hoạch khấu hao TSCĐ 2.4.1. Chế độ tính khấu hao - Việc phản ánh tăng hay giảm nguyên giá TSCĐ trong kỳ được thực hiện tại thời điểm tăng hay giảm TSCĐ đó trong tháng. - Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. TSCĐ tăng, giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh trong tháng, được trích hoặc thôi trích khấu hao từ tháng tiếp theo. - Ngoài ra theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, các có quyền sử dụng TSCĐ để cầm cố, thế chấp, cho thuê (thuê hoạt động)… nhưng doanh nghiệp vẫn phải tính và tích khấu hao đối với những TSCĐ này vào chi phí kinh doanh trong kỳ. 2.4.2. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ a. Khái niệm và ý nghĩa lập kế hoạch khấu hao TSCĐ * Khái niệm Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ là việc xác định số tiền phải tính kế hoạch cũng như việc phân phối, sử dụng quỹ khấu hao trong kỳ kế hoạch * Ý nghĩa - Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ hàng năm là 1 nội dung quan trọng để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 78
  14. - Thông qua kế hoạch khấu hao TSCĐ, có thấy được nhu cầu tăng, giảm vốn cố định trong năm kế hoạch, khả năng nguồn tài chính để đáp ứng như cầu đó. - Kế hoạch khấu hao là 1 căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét, lựa chọn các quyết định đầu tư, đối mới TSCĐ trong tương lai. b. Trình tự lập kế hoạch khấu hao Bước1: Xác định nguyên giá TSCĐ đầu năm kế hoạch phải tính khấu hao - Trong tổng nguyên giá TSCĐ có đến đầu năm kế hoạch, có thể có 1 số TSCĐ không thuộc phạm vi khấu hao. Vì vậy, số tài sản này phải loại trừ khi tính nguyên giá đầu kỳ cần khấu hao. - Thông thường kế hoạch khấu hao được lập từ cuối quý 3 năm báo cáo. Do đó, để xác định chính xác tổng giá trị TSCĐ hiện có vào đầu năm kế hoạch, doanh nghiệp phải kiểm kê để xác định nguyên giá TSCĐ đến ngày 30/9 năm báo cáo, đồng thời dự kiến tình hình tăng, giảm TSCĐ trong quý 4 để xác định. NGđ = NG3 + NGt4 – NGg4 NGđ: NG TSCĐ đầu năm kế hoạch phải tính khấu hao NG3: NG TSCĐ ngày 30/9 năm báo cáo, phải tính khấu hao NGt4: NG TSCĐ tăng, cần tính khấu hao quý 4 năm báo cáo NGg4: NG TSCĐ giảm, cần thôi tính khấu hao quý 4 năm báo cáo - Xác định cơ cấu nguồn hình thành nên TSCĐ ở đầu năm kế hoạch. NGi TLi   100 NGđ TLi: Tỷ lệ NG TSCĐ đầu tư từ nguồn vốn i NGi: NG TSCĐ được đầu tư từ nguồn vốn i i: Nguồn vốn đầu tư (nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay…) Bước 2: Xác định nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong năm kế hoạch - Công thức: NG K  NGđ  NGt  NG g NG K : Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao năm kế hoạch NGđ: NG TSCĐ đầu năm kế hoạch phải tính khấu hao NGt : Nguyên giá bình quân TSCĐ tăng phải tính khấu hao năm kế hoạch NG g : Nguyên giá bình quân TSCĐ giảm thôi tính khấu haonăm kế hoạch - Việc tăng (giảm) TSCĐ trong năm kế hoạch diễn ra không phải cùng 1 thời điểm, do đó phải dùng PP bình quân gia quyền để tính giá trị bình quân TSCĐ 79
  15. phải tính khấu hao tăng (giảm) trong kỳ. Để đơn giản, TSCĐ phải tính khấu hao tăng hoặc giảm trong kỳ được tính theo nguyên tắc tròn tháng. n NGt i  Tsdi NG t   i 1 12 n NGgi (12  Tsdi ) NG g   i 1 12 Trong đó: NGti: Nguyên giá TSCĐ i tăng phải tính khấu hao trong năm kế hoạch NGgi: Nguyên giá TSCĐ i giảm thôi tính khấu hao trong năm kế hoạch Tsdi: Thời gian sử dụng TSCĐ i trong năm (tính bằng tháng) 12: Số tháng trong năm (12 – Tsd): Thời gian không phải tính khấu hao. Bước 3 : Xác định số tiền khấu hao năm kế hoạch M K  NG K  T K Trong đó: MK: là số tiền khấu hao năm kế hoạch NG K : Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao năm kế hoạch T K : Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm Bước 4: Phân phối và sử dụng số tiền khấu hao trong năm - Nguyên tắc phân phối và sử dụng số tiền khấu hao, là trước kia ứng ở nguồn nào mua sắm. TSCĐ thì nay trả về nguồn đó theo tỷ trọng đã xác định ở bước 1. - Việc phân phối số tiền khấu hao dựa vào cơ cấu vốn đầu tư TSCĐ đầu năm kế hoạch. Thông thường tại doanh nghiệp có nguồn chính để đầu tư TSCĐ: Nguồn vốn chủ sở hữu; nguồn vốn đi vay. - Tiền khấu hao phân phối cho nguồn vốn đầu tư được tính như sau : Mki = Mk x TLi Ví dụ: Theo tài liệu kế toán doanh nghiệp X có tình hình TSCĐ như sau (đơn vị tính: triệu đồng ) Tính đến ngày 30/9 năm báo cáo: - Tổng giá trị TSCĐ phải tính khấu hao là 1.800. - Dự kiến quí 4 năm báo cáo doanh nghieepj sẽ tăng thêm 1 số TSCĐ mới có nguyên giá 300, thanh lý một số TSCĐ có nguyên giá 100. + Dự kiến tình hình biến động TSCĐ của năm kế hoạch như sau: 80
  16. - Tháng 3 doanh nghiệp sẽ đưa vào sử dụng 1 phân xưởng sản xuất phụ bằng vốn tự bổ sung của trị giá 400, trong đó có 40 là TSCĐ không phải tính khấu hao. - Tháng 4 doanh nghiệp sẽ thanh lý một nhà kho có nguyên giá 120 (đã khấu hao hết) bằng nguồn vốn ngân sách cấp. - Tháng 6 doanh nghiệp sẽ mua đưa vào sử dụng 1 dây chuyền sản xuất giá trị 108 bằng nguồn vốn cổ phần. - Tháng 8 doanh nghiệp sẽ thanh lý, nhà kho nguyên giá 90 (đã khấu hao hết). - Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của năm kế hoạch như năm báo cáo là 10%. Căn cứ vào tài liệu, hãy lập kế hoạch khấu hao cho doanh nghiệp X. Căn cứ vào tài liêu trên hãy hãy lập kế hoach khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Biết rằng toàn bộ TSCĐ phải tính khấu hao hình thành từ các nguồn: ngân sách cấp chiếm 40%, vốn tự bổ sung là 35%, vốn vay ngân hàng 25%. Giải: Đơn vị tính: Triệu đồng. Bước 1: Tổng nguyên giá TSCĐ trích khấu hao đầu năm kế hoạch. NGđ = NG3 + NGt4 - NGg4 Trong đó: NGđ: Nguyên giá TSCĐ đầu năm kế hoạch phải tính khấu hao NG3: Nguyên giá TSCĐ 30/9 năm báo cáo, phải tính khấu hao NGt4: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao tăng quí 4 báo cáo NG4: Nguyên giá TSCĐ giảm thôi tính khấu hao quí 4 báo cáo NGđ = 1.800 + 300 - 100 = 2.000 Bước 2: Tính nguyên giá và nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính hoặc thôi tính khấu hao năm kế hoạch: - Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng năm kế hoạch: n  NG ti  Tsdi NGt  i 1 12 Bảng tính nguyên giá BQ TSCĐ tăng phải tính khấu hao Đơn vị: Trđ Nguyên Tháng Nguyên giá bình quân TSCĐ Tháng TSCĐ tăng giá sử dụng tăng, phải tính khấu hao 3 PX sản xuất phụ 400 9 (400 - 40) x 9:12 = 270 6 Dây chuyền sản xuất 108 6 108 x 6 : 12 = 54 Cộng 508 _ 324 - Nguyên giá bình quân TSCĐ giảm thôi tính khấu hao năm kế hoạch: 81
  17. n  NG gi  (12  Tsdi ) NGg  i 1 12 Bảng tính nguyên giá BQ TSCĐ giảm thôi tính khấu hao năm kế hoạch Đvt: Trđ NG BQ TSCĐ giảm, thôi tính Tháng TSCĐ giảm NG Tháng SD KH 4 Nhà kho thanh lý 120 4 120 x (12 - 4) : 12 = 80 8 TSCĐ thanhlý 90 8 90 x (12 - 8) : 12 = 30 Cộng 210 _ 110 Tính nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao năm kế hoạch NGkh = NGđ + NGt - NGg NGkh: Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao năm kế hoạch NGđ: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao đầu năm kế hoạch NGt: Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng năm kế hoạch. NGg: Nguyên giá bình quân TSCĐ giảm thôi tính khấu haonăm kế hoạch NGkh = 2.000 + 324 - 110 = 2.214 + Bước 3: Xác định số tiền khấu hao TSCĐ trích trong năm kế hoạch. M kh = NGkh x Tk Trong đó: Mkh : Mức khấu hao bình quân năm. Tk : Tỷ lệ khấu hao bình quân năm. M kh = 2.214 x 10% = 221,4 + Bước 4: Phân phối quỹ khấu hao. - Tiền khấu hao TSCĐ đầu tư từ nguồn ngân sách cấp: 221,4 x 40% = 88,56 .Để lại nhằm mục đích tái đầu tư TSCĐ. - Số tiền khấu hao TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn vay ngân hàng. 221,4 x 25% = 55,35. Để trả vốn và lãi vay ngân hàng. - Số tiền khấu hao TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tự có. 221,4 x 35% = 77,49. Để lại bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. BIỂU KẾ HOẠCH KHẤU HAO TSCĐ Đơn vị: Trđ STT Chỉ tiêu Ước TH Kếhoạch 1 Tổng giá trị TSCĐ đầu năm 2.000 a. Trong đó cần tính khấu hao 2.000 82
  18. 2 Tổng giá trị TSCĐ tăng trong năm 508 a. Trong đó cần tính khấu hao 468 b. Bình quân cần tính khấu hao 324 3 Tổng giá trị TSCĐ giảm trong năm 210 a. Trong đó cần tính khấu hao 210 b. Bình quân cần tính khấu hao giảm 110 4 Tổng giá trị TSCĐ đến cuối năm (1+2+3) 2.298 a. Trong đó cần tính khấu hao 2.258 b. Bình quân cần tính khấu hao 2.214 5 Tỷ lệ khấu hao bình quân 10% 6 Số tiền khấu hao trong năm kế hoạch 221,4 3. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 3.1. Bảo toàn vốn cố định (VCĐ) 3.1.1. Sự cần thiết khách quan và nội dung bảo toàn VCĐ của doanh nghiệp a. Sự cần thiết khách quan bảo toàn VCĐ - Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh của kinh tế thị trường, việc bảo toàn vốn nói chung, vốn cố định nói riêng là yêu cầu có tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. - Sự cần thiết khách quan phải bảo toàn VCĐ bắt nguồn từ đặc điểm riêng của loại vốn này. Những đặc điểm đó là: + VCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn; quy mô và trình độ máy móc, thiết bị quyết định tới khả năng tăng trưởng và cạnh tranh của doanh nghiệp. + Chu kỳ vận động của VCĐ thường dài hơn gấp nhiều lần so với vốn lưu động. Thời gian sử dụng của TSCĐ từ 5 - 10 năm. Nên đồng VCĐ luôn bị đe doạ bởi những rủi ro từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan làm thất thoát vốn như lạm phát, hao mòn vô hình, thiên tai hoặc kinh doanh kém hiệu quả. + Về phương diện tuần hoàn, VCĐ cũng có những nét khác vốn lưu động. vốn lưu động được tái tạo bù đắp toàn bộ một lần sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất. Trong khi đó VCĐ lại được bù đắp dần dần từng phần. Trong khi có một bộ phậnVCĐ được chuyển hoá thành tiền tệ - quỹ khấu hao (Phần động) thì phần còn lại của VCĐ (Phần tĩnh) lại được cố định trong giá tri còn lại của TSCĐ. Muốn bảo toàn VCĐ phần tĩnh phải nhanh chóng chuyển sang phần động, đây là một quá trình dễ làm thất thoát VCĐ. b. Nội dung bảo toàn vốn cố định - Trên mặt lý thuyết bảo toàn VCĐ có nghĩa là phải thu hồi đầy đủ toàn bộ phần giá trị đã ứng ra ban đầu để mua sắm TSCĐ. 83
  19. - Điều này chỉ là lý tưởng và đúng trong điều kiện; + Nền kinh tế không có lạm phát. + Đồng tiền luôn có sức mua ổn định + Không có hao mòn vô hình. - Những điều kiện này khó có thể có được, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa và sự gia tăng mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong điều kiện đó việc thu đủ nguyên giá TSCĐ trở nên vô nghĩa. Với từng ấy không đủ để tái sản xuất giản đơn TSCĐ. Do vậy bảo toàn VCĐ phải được hiểu một cách đầy đủ là: + Phải thu đủ giá trị thực của TSCĐ để sao cho ít nhất với lượng giá trị thu hồi cũng có thể tái đầu tư được năng lực sử dụng ban đầu của TSCĐ. + Ở đây giá trị thực và ngyên giá TSCĐ có thể là những đại lượng khác nhau. Song điều quan trọng là cả hai đại lượng này ít nhất phải cùng một sức mua để tạo ra một giá trị sử dụng tương đương, điều đó mới đúng nghĩa thực của bảo toàn vốn. + Vì vậy nội dung bảo toàn VCĐ luôn bao gồm 2 mặt: Hiện vật và giá trị. Trong đó bảo toàn về mặt hiện vật là tiền đề để bảo toàn VCĐ về mặt giá trị. + Bảo toàn VCĐ về mặt hiện vật không chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. - Trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ hư hỏng trước thời hạn quy định. + Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là duy trì được sức mua của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. + Trường hợp doanh nghiệp không những duy trì được sức mua của vốn cố định mà còn mở rộng quy mô vốn đầu tư ban ban đầu thì doanh nghiệp đã phát triển được vốn của mình. 3.1.2. Các biện pháp bảo toàn vốn cố định a. Đánh giá đúng giá trị của TSCĐ a1. Khái niệm Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị của nó tại một thời điểm nhất định. a2. Tác dụng - Tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. - Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao không để mất vốn cố định. 84
  20. a3. Các phương pháp đánh giá: (có 3 phương pháp) * Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ: - Khái niệm: - Nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế của doanh nghiệp đã chi ra để có được TSCĐ cho đến khi đưa vào hoạt động bình thường gồm: + Giá mua thực tế TSCĐ. + Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ lắp đặt, chạy thử, + Lãi tiền vay đầu tư TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa TSCĐ vào sử dụng, + Thuế và lệ phí trước bạ nếu có. - Ý nghĩa: + Cách đánh giá này giúp cho doanh nghiệp thấy được số vốn đầu tư mua sắm TSCĐ ở thời điểm ban đầu. + Là căn cứ để xác định số tiền khấu hao chính xác để tái sản xuất giản đơn TSCĐ. * Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục (giá đánh lại): - Khái niệm: + Giá đánh lại là giá trị để mua sắm TSCĐ ở thời điểm đánh giá. + Đánh giá lại TSCĐ phản ánh toàn bộ chi phí để tái sản xuất những TSCĐ mua sắm ở những thời điểm khác nhau về cùng một thời điểm đánh giá. - Ưu điểm của phương pháp này: + Là thống nhất mức giá cả TSCĐ được mua sắm ở các thời điểm khác nhau về thời điểm đánh giá lại, loại trừ biến động của giá cả. Từ đó là căn cứ để xem xét điều chỉnh mức khấu hao, loại trừ ảnh hưởng của hao mòn vô hình. + Đánh giá lại là vấn đề phức tạp vì thế thường sau một số năm nhất định nguời ta mới tiến hành đánh giá lại một lần. + Theo quy định hiện hành các doanh nghiệp được đánh giá lại TSCĐ trong các trường hợp như sau: Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của nhà nước, Thực hiện cổ phần hoá, Đa dạng hoá hình thức sở hữu, Dùng tài sản để góp vốn cổ phần hay liên doanh, Điều chỉnh giá để đảm bảo giá trị thực tế của TSCĐ theo chủ trương của nhà nước. * Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: - Khái niệm: Là xác định phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa chuyển dịch vào giá trị sản phẩm. 85
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2