intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp trẻ tập trung để phát triển tiềm năng học hỏi

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

63
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm tháng đầu đời, bên cạnh việc bổ sung những dưỡng chất tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ, cha mẹ còn phải cố gắng theo dõi và rèn luyện cho con những thói quen và kỹ năng cần thiết. Nuôi nấng và dạy dỗ con sao cho tốt ngay từ thuở mới lọt lòng luôn là mối quan tâm của tất cả ông bố và bà mẹ. Trong giai đoạn đầu đời, dinh dưỡng và môi trường là hai yếu tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển và học...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp trẻ tập trung để phát triển tiềm năng học hỏi

  1. Giúp trẻ tập trung để phát triển tiềm năng học hỏi Trong những năm tháng đầu đời, bên cạnh việc bổ sung những dưỡng chất tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ, cha mẹ còn phải cố gắng theo dõi và rèn luyện cho con những thói quen và kỹ năng cần thiết. Nuôi nấng và dạy dỗ con sao cho tốt ngay từ thuở mới lọt lòng luôn là mối quan tâm của tất cả ông bố và bà mẹ. Trong giai đoạn đầu đời, dinh dưỡng và môi trường là hai yếu tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển và học hỏi của trẻ sau này. Vì thế, bên cạnh việc bổ sung những dưỡng chất tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ, cha mẹ còn phải cố gắng theo dõi và rèn luyện cho con những thói quen và kỹ năng cần thiết. Sự phát triển khả năng học hỏi của trẻ được chia thành 3 bước rõ rệt và liên quan chặt chẽ với nhau, bao gồm Sự tập trung để tiếp nhận thông tin, Khả năng ghi nhớ để lưu giữ thông tin, và Sử dụng những thông tin đã được lưu giữ để giải quyết vấn đề hoặc xử lý tình huống. Quá trình gồm 3 bước này là nền tảng quan trọng đối với sự phát triển trí thông minh cũng như tiềm năng của trẻ , vì vậy cha mẹ cần tạo điều kiện cho con phát triển 3 bước kỹ năng này ngay từ những năm tháng đầu đời. Nhiều cha mẹ thường có tâm lý cho rằng con còn nhỏ chưa thể rèn luyện được gì hoặc chưa thể có khả năng tập trung. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Trong những tháng đầu đời, trẻ đã có thể tập trung nếu có thị lực tốt để nhìn rõ mọi vật xung quanh.
  2. Theo nghiên cứu của tiến sĩ SE Morale, thành viên của tổ chức nghiên cứu về Thị giác – Mỹ, công bố trên tạp chí khoa học Early Human Development tháng 2/2005, việc bổ sung DHA cho trẻ từ 12 tháng đầu đời sẽ giúp trẻ có thị lực tốt hơn. từ đó, trẻ có thể khởi đầu quá trình tập trung từ rất sớm. Bên cạnh đó, sau một công trình nghiên cứu do tiến sĩ Drover JR (2009) và các cộng sự tiến hành thử nghiệm với 229 trẻ sơ sinh, kết quả cũng cho thấy rằng trẻ sơ sinh ở độ tuổi khoảng 9 tháng nếu được bổ sung hàm lượng đúng DHA thì đã có kỹ năng suy nghĩ, phân tích đến mức có thể xử lý tình huống ngay trước mặt mình. Như vậy, bổ sung hàm lượng đúng DHA là bước thiết yếu nhất trong quá trình giúp trẻ phát triển trí não và thị lực để gia tăng kỹ năng tập trung. Đặc biệt, “Thời kỳ vàng” cho quá trình phát triển trí não trẻ kéo dài từ 3 tháng cuối thai kỳ cho đến 2 tuổi, lúc đó não trẻ phát triển bằng 80% trọng lượng não người trưởng thành. Vì thế cha mẹ cần chú ý để có thể bổ sung DHA cho trẻ phù hợp theo từng thời kỳ. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (FAO/WHO), trẻ nhỏ cần được bổ sung hàm lượng DHA mỗi ngày là 17mg DHA/100kcal; và đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên thì hàm lượng đúng DHA cần được bổ sung là từ 75mg/ngày. Bên cạnh đó, để quá trình tập trung và học hỏi của trẻ được thuận lợi, các bậc phụ huynh cần chú ý bổ sung ARA, Choline, Protein, Sắt, Kẽm, Iod, Acid Siallic, Taurine và Vitamin nhóm B vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Sự tập trung là bước khởi đầu không thể thiếu đối với khả năng học hỏi sau này của trẻ. Trong những tháng đầu đời, trẻ sẽ dành hầu hết thời gian để tập trung và tiếp nhận thông tin từ thế giới xung quanh thông qua những hoạt
  3. động cơ bản như nhìn, nếm, ngửi, nghe, cầm, nắm… Đây là những thông tin vô cùng quan trọng đối với việc ghi nhớ và sử dụng các dữ liệu để giải quyết vấn đề về sau. Trong thời gian trẻ còn quá nhỏ thì những biểu hiện về khả năng tập trung của trẻ rất khó để nhận ra. Cha mẹ ở thời điểm đó không thể biết được con mình có khả năng tập trung tốt hay không. Tuy nhiên, gieo thói quen, gặt tính cách, khi đã trao tặng con năng lực từ thể chất và trí não, cha mẹ nên tiếp tục chủ động rèn luyện sự tập trung cho con cái thông qua chế độ nuôi dạy hàng ngày. Đặc biệt cần lưu ý những hoạt động gây ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ như việc xem tivi quá nhiều hay tiếp xúc quá nhiều loại đồ chơi. Việc xem tivi sẽ làm cho trẻ chỉ tập trung vào những màu sắc và âm thanh ngắn hạn, dẫn đến đánh mất sự tập trung cho các sự việc xung quanh. Hay việc có quá nhiều đồ chơi sẽ khiến trẻ mất đi sự ham thích và tập trung vào một loại đồ chơi nhất định, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tìm tòi và khám phá hết các trò chơi mà trẻ có. Có nhiều cách để chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng về thể lực và trí lực ngay từ giai đoạn đầu đời, trong đó không thể thiếu sự quan tâm chăm sóc từ chế độ dinh dưỡng cho đến những dạy bảo hàng ngày. Do đó, cha mẹ chính là những nhân tố thúc đẩy quy trình học hỏi của trẻ. Kiến thức dinh dưỡng và phương pháp nuôi dạy đúng cách của cha mẹ trong thời gian này chắc chắn sẽ được đền đáp bằng trí thông minh và khả năng học hỏi vượt bậc của con trẻ khi lớn khôn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2