intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hàm đệ quy hay

Chia sẻ: Chao Hello | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

219
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những chương trình lớn, có thể có những đoạn chương trình viết lặp đi lặp lại nhiều lần, để tránh rườm rà và mất thời gian khi viết chương trình; người ta thường phân chia chương trình thành nhiều module, mỗi module giải quyết một công việc nào đó. Các module như vậy gọi là các chương trình con. Một tiện lợi khác của việc sử dụng chương trình con là ta có thể dễ dàng kiểm tra xác định tính đúng đắn của nó trước khi ráp nối vào chương trình chính và do đó việc xác định sai sót để tiến hành hiệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hàm đệ quy hay

  1. I. Khái niệm về hàm Trong những chương trình lớn, có thể có những đoạn chương trình viết lặp đi lặp lại nhiều lần, để tránh rườm rà và mất thời gian khi viết chương trình; người ta thường phân chia chương trình thành nhiều module, mỗi module giải quyết một công việc nào đó. Các module như vậy gọi là các chương trình con. Một tiện lợi khác của việc sử dụng chương trình con là ta có thể dễ dàng kiểm tra xác định tính đúng đắn của nó trước khi ráp nối vào chương trình chính và do đó việc xác định sai sót để tiến hành hiệu đính trong chương trình chính sẽ thuận lợi hơn.Trong C, chương trình con được gọi là hàm. Hàm trong C có thể trả về kết quả thông qua tên hàm hay có thể không trả về kết quả. Hàm có hai loại: hàm chuẩn và hàm tự định nghĩa. Trong chương này, ta chú trọng đến cách định nghĩa hàm và cách sử dụng các hàm đó. Một hàm khi được định nghĩa thì có thể sử dụng bất cứ đâu trong chương trình. Trong C, một chương trình bắt đầu thực thi bằng hàm main. Ví dụ 1: Ta có hàm max để tìm số lớn giữa 2 số nguyên a, b như sau: int max(int a, int b) { return (a>b) ? a:b; } Ví dụ 2: Ta có chương trình chính (hàm main) dùng để nhập vào 2 số nguyên a,b và in ra màn hình số lớn trong 2 số #include #include int max(int a, int b) { return (a>b) ? a:b; } int main() { int a, b, c; printf("\n Nhap vao 3 so a, b,c "); scanf("%d%d%d",&a,&b,&c); printf("\n So lon la %d",max(a, max(b,c))); getch(); return 0; }
  2. II . Định nghĩa hàm Cấu trúc của một hàm tự thiết kế: Tên hàm ([ ][,][…]) { [Khai báo biến cục bộ và các câu lệnh thực hiện hàm] [return [];] } Giải thích: - Kiểu kết quả: là kiểu dữ liệu của kết quả trả về, có thể là : int, byte, char, float, void… Một hàm có thể có hoặc không có kết quả trả về. Trong trường hợp hàm không có kết quả trả về ta nên sử dụng kiểu kết quả là void. - Kiểu t số: là kiểu dữ liệu của tham số. - Tham số: là tham số truyền dữ liệu vào cho hàm, một hàm có thể có hoặc không có tham số. Tham số này gọi là tham số hình thức, khi gọi hàm chúng ta phải truyền cho nó các tham số thực tế. Nếu có nhiều tham số, mỗi tham số phân cách nhau dấu phẩy (,). - Bên trong thân hàm (phần giới hạn bởi cặp dấu {}) là các khai báo cùng các câu lệnh xử lý. Các khai báo bên trong hàm được gọi là các khai báo cục bộ trong hàm và các khai báo này chỉ tồn tại bên trong hàm mà thôi. - Khi định nghĩa hàm, ta thường sử dụng câu lệnh return để trả về kết quả thông qua tên hàm. Lệnh return dùng để thoát khỏi một hàm và có thể trả về một giá trị nào đó. Cú pháp: return ; /*không trả về giá trị*/ return ;/*Trả về giá trị của biểu thức*/ return (); /*Trả về giá trị của biểu thức*/ Nếu hàm có kết quả trả về, ta bắt buộc phải sử dụng câu lệnh return để trả về kết quả cho hàm. Ví dụ 1: Viết hàm tìm số lớn giữa 2 số nguyên a và b int max(int a, int b) { return (a>b) ? a:b; } Ví dụ 2: Viết hàm tìm ước chung lớn nhất giữa 2 số nguyên a, b. Cách tìm: đầu tiên ta giả sử UCLN của hai số là số nhỏ nhất trong hai số đó. Nếu điều đó không đúng thì ta giảm đi một đơn vị và cứ giảm như vậy cho tới khi nào tìm thấy UCLN int ucln(int a, int b) { int u; if (a
  3. } III .Sử dụng hàm Một hàm khi định nghĩa thì chúng vẫn chưa được thực thi trừ khi ta có một lời gọi đến hàm đó. Cú pháp gọi hàm: ([Danh sách các tham số]) Ví dụ: Viết chương trình cho phép tìm ước số chung lớn nhất của hai số tự nhiên. #include unsigned int ucln(unsigned int a, unsigned int b) { unsigned int u; if (a
  4. HÀM ĐỆ QUY Định nghĩa Một hàm được gọi là đệ quy nếu bên trong thân hàm có lệnh gọi đến chính nó. Ví dụ: Người ta định nghĩa giai thừa của một số nguyên dương n như sau: n!=1* 2 * 3 *…* (n-1) *n = (n-1)! *n (với 0!=1) Như vậy, để tính n! ta thấy nếu n=0 thì n!=1 ngược lại thì n!=n * (n-1)! Với định nghĩa trên thì hàm đệ quy tính n! được viết: #include #include /*Hàm tính n! bằng đệ quy*/ unsigned int giaithua_dequy(int n) { if (n==0) return 1; else return n*giaithua_dequy(n-1); } /*Hàm tính n! không đệ quy*/ unsigned int giaithua_khongdequy(int n) { unsigned int kq,i; kq=1; for (i=2;i
  5. Đặc điểm cần lưu ý khi viết hàm đệ quy - Hàm đệ quy phải có 2 phần: * Phần dừng hay phải có trường hợp nguyên tố. Trong ví dụ ở trên thì trường hợp n=0 là trường hợp nguyên tố. * Phần đệ quy: là phần có gọi lại hàm đang được định nghĩa. Trong ví dụ trên thì phần đệ quy là n>0 thì n! = n * (n-1)! - Sử dụng hàm đệ quy trong chương trình sẽ làm chương trình dễ đọc, dễ hiểu và vấn đề được nêu bật rõ ràng hơn. Tuy nhiên trong đa số trường hợp thì hàm đệ quy tốn bộ nhớ nhiều hơn và tốc độ thực hiện chương trình chậm hơn không đệ quy. - Tùy từng bài có cụ thể mà người lập trình quyết định có nên dùng đệ quy hay không (có những trường hợp không dùng đệ quy thì không giải quyết được bài toán).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2