Hệ thống cơ sở thủy sinh học: Phần 1
lượt xem 87
download
Tài liệu Cơ sở thủy sinh học: Phần 1 do Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải biên soạn gồm nội dung 4 chương đầu Tài liệu. Chương 1: Môi trường nước và thủy vực. Chương 2: Đời sống của thủy sinh vật trong môi trường nước. Chương 3: Đời sống quần thể thủy sinh vật. Chương 4: Đời sống quần xã thủy sinh vật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hệ thống cơ sở thủy sinh học: Phần 1
- Lời giới thiệu Sinh học, sinh thái học thuỷ sinh vật và môi trường nước hiện đang là những lĩnh vực khoa học được rất chú trọng trong xu thế tăng cường khai thác và bảo vệ nguồn lợi sinh vật cũng như môi trường nước nội địa và các đại dương khi bước sang thế kỷ XXI. Trong nghiên cứu khoa học, công nghệ cũng như thực tiễn sản xuất, quản lý nguồn lợi và môi trường nước, kiến thức cơ sở về thuỷ sinh học là rất cơ bản đối với những người tham gia các hoạt động này. Ở nước ta, cho tới nay, tài liệu về khoa học này còn rất ít, một số đã được xuất bản từ những thời gian trước thì nay đã cũ, bất cập so với sự phát triển, đổi mới của thuỷ sinh học cũng như thực tế sản xuất trong nước và thế giới. Sách "Cơ sở thuỷ sinh học" (Fundamentals of Hydrobiology) được soạn thảo trước hết để đáp ứng nhu cầu tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, sử dụng và quản lý nguồn lợi sinh vật và môi trường nước ở nước ta hiện đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong sản xuất và đời sống. Cấu trúc và nội dung sách cố gắng theo kịp sự đổi mới về các vấn đề khoa học của thuỷ sinh học thế giới, như các vấn đề về sinh học cá thể, quần thể, quần xã, các hệ sinh thái thuỷ vực cũng như các vấn đề về ô nhiễm, suy thoái các thuỷ vực và các biện pháp xử lý trên thế giới và ở nước ta. Giữ đúng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra như tên sách "Cơ sở thuỷ sinh học", nội dung sách không quá đưa vào những chi tiết mang tính chất chuyên đề hẹp, mà chủ yếu trình bày có hệ thống, những kiến thức cơ bản về những vấn đề cơ bản nhất của đời sống thuỷ sinh vật, trong mối quan hệ sinh thái học với môi trường nước, các vấn đề sinh thái các thuỷ vực như những thực thể của môi trường chịu tác động đồng thời của thiên nhiên và xã hội. Các tác giả đã cố gắng tập hợp các tư liệu và đưa vào nội dung sách những tư liệu mới hiện có về khoa học cũng như thực tế sản xuất trên thế giới và ở nước ta, song trong khả năng có hạn về hiểu biết cũng như về tư liệu tham khảo, chắc không tránh khỏi những thiếu sót, còn cần được bổ sung chỉnh lý trong thời gian tới.
- Các tác giả rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, chỉ giáo của người sử dụng sách để sách "Cơ sở thuỷ sinh học" ngày được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu cao hơn, phục vụ tốt hơn hoạt động nghiên cứu, đào tạo, sự phát triển của thuỷ sinh học ở nước ta. Các tác giả
- i Mục lục Trang Lời nói đầu Mục lục i Phần mở đầu I. Đối tượng, nhiệm vụ và vị trí của thủy sinh học………………………..1 II. Lịch sử phát triển của thủy sinh học…………………………………...4 1. Sự phát triển của thủy sinh học biển………………………………..5 2. Sự phát triển của thủy sinh học nước ngọt………………………….8 III. Sự phát triển của thủy sinh học ở Việt Nam…………………………10 1. Sự phát triển của thủy sinh học biển ở Việt Nam………………….10 2. Sự phát triển của thủy sinh học nước ngọt ở Việt Nam…………...13 Chương I. MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ THUỶ VỰC 17 I. ĐẶC TÍNH MÔI TRƯỜNG NƯỚC………………………………….17 1. Chu trình nước và nguồn nước trong thiên nhiên……………………..17 1.1. Chu trình nước…………………………………………………..17 1.2. Sự phân bố nước trên trái đất……………………………………19 1.3. Nguồn nước……………………………………………………...20 2. Đặc tính thủy lý - hóa học của môi trường nước……………………...22 2.1. Ánh sáng…………………………………………………………22 2.1.1. Đo đạc ánh sáng ……………………………………………..23 2.1.2. Ánh sáng dưới nước …………………………………………24 2.1.3. Màu nước ……………………………………………………26 2.2. Chế độ nhiệt ……………………………………………………..28 2.2.1. Nguồn nhiệt ………………………………………………….28 2.2.2. Tầm quan trọng của nhiệt …………………………………...31 2.2.3. Đo đạc nhiệt………………………………………………….32 2.3. Âm thanh trong môi trường nước………………………………..32 2.4. Muối hòa tan……………………………………………………..34 2.5. Chế độ khí……………………………………………………….35 2.5.1. Nguồn gốc các chất khí………………………………………35 2.5.2. Hàm lượng các khí…………………………………………...36 2.6. Độ pH và ô xy hóa khử………………………………………….37
- Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải 3. Nền đáy thuỷ vực ……………………………………………………..39 II. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG THUỶ VỰC NỘI ĐỊA39 1. Các loại hình thuỷ vực nội địa ………………………………………..39 1.1. Thủy vực nước chảy …………………………………………….40 1.2. Thủy vực nước đứng ……………………………………………44 1.3. Thủy vực nội địa ven bờ ………………………………………...54 2. Đặc điểm môi trường nước ngọt nội địa………………………………57 2.1. Độ trong………………………………………………………….57 2.2. Chế độ nhiệt……………………………………………………...58 2.2.1. Biến động nhiệt độ nước …………………………………….58 2.2.2. Sự phân tầng nhiệt độ và việc phân loại hồ………………….59 2.3. Chế độ khí của các thuỷ vực nước đứng ………………………..64 2.3.1. Sự phân tầng khí ô xy hòa tan ……………………………….64 2.3.2. Khí các bô níc (CO2)………………………………………...64 2.3.3. Các khí mê tan (CH4) và dihydro sulphua (H2S)....................66 2.4. Các muối hòa tan trong nước …………………………………...67 2.4.1. Muối dinh dưỡng …………………………………………...67 2.4.2. Nước mềm và nước cứng…………………………………….68 2.5. Các chất lơ lửng………………………………………………….68 2.6. Thời gian thay mới nước của hồ…………………………………70 3. Nền đáy………………………………………………………………..70 III. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG SỐNG Ở BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG…..71 1. Điều kiện môi trường sống trong tầng nước ………………………….73 1.1. Chuyển động của khối nước biển………………………………..74 1.1.1. Thuỷ triều ……………………………………………………74 1.1.2. Hệ dòng chảy đại dương……………………………………..75 1.1.3. Hiện tượng nước trồi (upwelling)……………………………77 1.2. Chế độ nhiệt……………………………………………………...78 1.3. Hiện tượng El Nino và La Nina…………………………………79 1.4. Độ mặn và muối hòa tan................................................................83 1.5. Áp lực nước...................................................................................84 1.6. Ánh sáng và độ trong....................................................................85 2. Nền đáy đại dương……………………………………………………85 3. Đặc trưng môi trường sống vùng biển Việt Nam……………………..87 3.1. Điều kiện địa hình……………………………………………….89 3.1.1. Bờ biển……………………………………………………….89 3.1.2. Địa hình đáy biển…………………………………………….89 3.2. Chế độ nhiệt muối……………………………………………….91 3.3. Chế độ ô xy hòa tan……………………………………………..93 3.4. Hiện tượng nước trồi…………………………………………….94 3.5. Chế độ thuỷ triều………………………………………………...96
- Mục lục vi 3.6. Cấu trúc hoàn lưu Biển Đông……………………………………97 Chương II. ĐỜI SỐNG CỦA THUỶ SINH VẬT TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 99 I. HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG ……………………………………...101 1. Dinh dưỡng tự dưỡng………………………………………………..101 1.1. Dinh dưỡng tự dưỡng nhờ quang hợp………………………….102 1.2. Dinh dưỡng tự dưỡng bằng hóa tổng hợp……………………...105 2. Dinh dưỡng dị dưỡng………………………………………………..109 2.1. Nguồn thức ăn sinh vật trong thủy vực………………………...110 2.1.1. Chất vẩn…………………………………………………….112 2.1.2. Vi khuẩn…………………………………………………….112 2.1.3. Thực vật nổi………………………………………………...113 2.1.4. Thực vật lớn………………………………………………...113 2.1.5. Động vật nổi………………………………………………...114 2.1.6. Động vật đáy……………………………………………......114 2.1.7. Động vật có xương sống……………………………………115 2.2. Các hình thức dinh dưỡng của thủy sinh vật dị dưỡng…………115 II. DI ĐỘNG CỦA THUỶ SINH VẬT………………………………...126 1.Khả năng nhận biết môi trường và định hướng di động ở thủy sinh vật.127 1.1. Khả năng nhận ánh sáng………………………………………...127 1.2. Khả năng nhận âm………………………………………………127 1.3. Khả năng nhận điện và từ……………………………………….127 1.4. Khả năng nhận biết áp lực………………………………………128 1.5. Khả năng nhận biết mùi vị………………………………………128 2. Các lối di động ở thủy sinh vật………………………………………..129 2.1. Di động chủ động………………………………………………..129 2.2. Di động thụ động………………………………………………...131 III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THUỶ SINH VẬT………...133 1. Đặc điểm sinh trưởng ở thủy sinh vật…………………………………133 1.1. Các tác nhân sinh thái…………………………………………...133 1.2. Phương pháp tính toán…………………………………………..133 2. Sinh sản và phát triển ở thủy sinh vật…………………………………136 2.1. Lối sinh sản và độ sinh sản……………………………………...136 2.2. Nhịp sinh sản……………………………………………………137 2.3. Thích ứng bảo vệ ở giai đoạn phôi và sau phôi………………….139 IV. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ MUỐI Ở THUỶ SINH VẬT……………...140 1. Trao đổi muối giữa cơ thể thủy sinh vật với môi trường bên ngoài…...141 1.1. Quan hệ thẩm thấu giữa thủy sinh vật với môi trường nước…….141
- Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải 1.2. Hoạt động điều hòa muối ở thủy sinh vật………………………..143 1.3. Cơ chế điều hòa muối ở thủy sinh vật…………………………...146 1.4. Biến đổi của khả năng điều hòa muối ở thủy sinh vật…………...148 1.5. Ý nghĩa sinh học của thành phần ion trong môi trường nước…...149 1.6. Hiện tượng trữ muối hòa tan của thủy sinh vật………………….150 2. Trao đổi nước giữa cơ thể thủy sinh vật với môi trường ngoài……….151 2.1. Lẩn vào nơi kín để bảo vệ lượng nước của cơ thể……………….151 2.2. Có cấu tạo bảo vệ lượng nước trong cơ thể……………………...152 V. TRAO ĐỔI KHÍ Ở THUỶ SINH VẬT……………………………...152 1. Tính thích ứng của thủy sinh vật với điều kiện hô hấp trong nước……153 1.1. Thích ứng về mặt cấu tạo cơ thể thủy sinh vật…………………..153 1.2. Tạo điều kiện trao đổi khí tốt ở môi trường nước………………..154 1.3. Phối hợp giữa lối hô hấp ở cạn và ở nước……………………….155 2. Cường độ trao đổi khí ở thủy sinh vật………………………………...155 3. Khả năng thích ứng với điều kiện thiếu ô xy của thủy sinh vật……….160 VI. HIỆN TƯỢNG PHÁT QUANG Ở THUỶ SINH VẬT…………….162 Chương III. ĐỜI SỐNG QUẦN THỂ THUỶ SINH VẬT 163 I. CẤU TRÚC QUẦN THỂ THUỶ SINH VẬT TRONG THUỶ VỰC163 1. Kích thước và mật độ của quần thể………………………………….163 1.1. Kích thước quần thể……………………………………………163 1.2. Mật độ của quần thể……………………………………………164 2. Các dạng phân bố theo không gian của quần thể……………………166 3. Cấu trúc tuổi của quần thể…………………………………………...167 4. Cấu trúc giới tính…………………………………………………….168 II. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ………………………………..169 1. Sinh sản và tử vong………………………………………………….169 1.1. Sinh sản………………………………………………………...170 1.2. Tử vong………………………………………………………...171 2. Quy luật sinh trưởng…………………………………………………172 2.1. Sinh trưởng quần thể theo hàm số mũ………………………….172 2.2. Sinh trưởng logistic…………………………………………….174 III. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG QUẦN THỂ…………………………..176 1. Yếu tố sinh thái cơ bản tác động đến biến động số lượng…………...177 1.1. Nguồn thức ăn………………………………………………….177 1.2. Độ tử vong……………………………………………………..177 2. Các kiểu biến động số lượng………………………………………...178
- Mục lục vi 2.1. Biến động có chu kỳ……………………………………………178 2.1.1. Biến động ngày đêm………………………………………..178 2.1.2. Biến động theo mùa………………………………………...179 2.1.3. Biến động theo năm………………………………………...191 2.2. Biến động không có chu kỳ…………………………………….191 Chương IV. ĐỜI SỐNG QUẦN XÃ THUỶ SINH VẬT 193 I. KHÁI NIỆM VỀ QUẦN XÃ SINH VẬT TRONG THUỶ VỰC…...193 II. CẤU TRÚC QUẦN XÃ THUỶ SINH VẬT TRONG THUỶ VỰC VÀ ĐẶC TÍNH THÍCH ỨNG SINH THÁI………………………………..195 1. Quần xã sinh vật tầng nước (Pelagic communities)…………………195 1.1. Sinh vật nổi (Plankton)…………………………………………196 1.2. Sinh vật tự bơi (Nekton)………………………………………..203 2. Sinh vật màng nước (Neiston)……………………………………….205 3. Sinh vật sống trôi (Pleiston)…………………………………………207 4. Sinh vật nền đáy (Benthos)………………………………………….207 5. Đặc điểm quan hệ của quần xã thủy sinh vật………………………..214 5.1. Quan hệ tương trợ……………………………………………...215 5.2. Quan hệ đối nghịch…………………………………………….215 5.3. Quan hệ ký sinh………………………………………………..215 5.4. Quan hệ thức ăn………………………………………………..216 5.5. Quan hệ sinh hóa……………………………………………….219 III. PHÂN BỐ TỔNG QUÁT CỦA THUỶ SINH VẬT TRONG THUỶ QUYỂN………………………………………………………………...220 1. Phân bố theo vĩ độ…………………………………………………...221 1.1. Phân bố theo vĩ độ……………………………………………...221 1.2. Số lượng thủy sinh vật………………………………………….222 1.3. Kích thước và độ màu mỡ của thủy sinh vật…………………...223 2. Phân bố theo độ sâu………………………………………………….223 3. Phân bố đặc trưng trong thủy quyển…………………………………224 4. Phân bố đối xứng của thủy sinh vật ở đại dương……………………226 IV. PHÂN BỐ CỦA THUỶ SINH VẬT THEO THUỶ VỰC………...229 1. Thủy sinh vật nước mặn……………………………………………..231 1.1. Khu hệ thủy sinh vật biển Việt Nam…………………………...233 1.1.1. Sinh vật phù du……………………………………………..233 1.1.2. Sinh vật đáy biển Việt Nam………………………………...234 1.1.3. Cá biển Việt Nam…………………………………………..236
- Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải 1.2. Đặc tính phân bố……………………………………………….237 1.2.1. Phân bố theo theo độ mặn………………………………….238 1.2.2. Phân bố theo chất đáy………………………………………238 1.2.3. Phân bố theo độ sâu………………………………………...239 1.2.4. Phân bố Bắc – Nam………………………………………...240 2. Thủy sinh vật nước ngọt……………………………………………..241 2.1. Khu hệ thủy sinh vật nước ngọt Việt Nam……………………..243 2.2. Đặc tính phân bố……………………………………………….244 2.2.1. Đặc trưng phân bố Bắc - Nam của thủy sinh vật nước ngọt..245 2.2.2. Đặc trưng phân bố theo cảnh quan và thủy vực……………246 3. Thủy sinh vật nước lợ……………………………………………….248 4. Thủy sinh vật nước quá mặn………………………………………...249 V. PHÂN BỐ ĐỊA SINH VẬT CỦA THUỶ SINH VẬT TRONG THUỶ VỰC……………………………………………………………………250 1. Đặc trưng phân bố của các quần xã thủy sinh vật trong thủy vực…...250 2. Biến động phân bố quần xã thủy sinh vật trong thủy vực…………...252 2.1. Biến động không có quy luật…………………………………...254 2.2. Biến động có qui luật…………………………………………...254 2.2.1. Di chuyển trong đời sống…………………………………...255 2.2.2. Di chuyển ngày đêm………………………………………..255 2.2.3. Di nhập vào thủy vực nội địa của thủy sinh vật biển……….257 VI. PHÂN BỐ ĐỊA SINH VẬT CỦA THUỶ SINH VẬT…………….261 1. Phân bố địa sinh vật của thủy sinh vật biển………………………….262 1.1. Phân vùng địa sinh vật vùng Tây Thái Bình dương và Biển Đông..264 1.2. Về cấu trúc địa sinh vật biển ven bờ Việt Nam…………………...267 2. Về cấu trúc địa sinh vật biển ven bờ Việt Nam………………………...271 2.1. Phân vùng địa sinh vật nước ngọt vùng Đông Phương…………...272 2.2. Đặc tính và quan hệ địa sinh vật của thủy sinh vật nước ngọt nội địa Việt Nam……………………………………………………………...273 2.3. Vị trí của Việt Nam trong phân vùng địa sinh vật nước ngọt nội địa vùng Đông Phương (Vùng Trung ấn)………………………………....277 VII. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG CỦA QUẦN XÃ THUỶ SINH VẬT……………………………………………………….283 Chương V. HỆ SINH THÁI THUỶ VỰC 287 I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ SINH THÁI THUỶ VỰC………............287 1. Khái niệm chung về hệ sinh thái…………………………………….287 2. Đặc trưng của hệ sinh thái thủy vực…………………………………289
- Mục lục vi II. CẤU TRÚC HỆ SINH THÁI THUỶ VỰC………………………...290 1. Các thành phần cấu trúc……………………………………………..290 2. Mối quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc…………………….291 2.1. Cấu trúc dinh dưỡng và chuỗi thức ăn…………………………291 2.2. Cấu trúc dinh dưỡng và chuỗi thức ăn…………………………292 2.3. Sinh vật tiêu thụ (consumer)…………………………………...292 2.4. Sinh vật phân hủy (decomposer)……………………………….293 2.5. Lưới thức ăn……………………………………………………293 2.6. Tháp số lượng và sinh khối…………………………………….296 III. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở HỆ SINH THÁI THUỶ VỰC……………………………………………………………297 1. Các quá trình chuyển hóa vật chất chủ yếu………………………….297 1.1. Quá trình tổng hợp……………………………………………..297 1.1.1. Quá trình quang tổng hợp…………………………………..297 1.1.2. Quá trình hóa tổng hợp……………………………………..298 1.2. Quá trình phân hủy……………………………………………..299 1.2.1. Hô hấp hiếu khí (ô xy hóa sinh học)………………..............299 1.2.2. Hô hấp yếm khí……………………………………………..299 2. Chu trình vật chất chủ yếu…………………………………………...299 2.1. Chu trình Các bon………………………………………………300 2.2. Chu trình Ni tơ………………………………………………….302 2.3. Chu trình Phốt pho……………………………………………..306 2.4. Chu trình lưu huỳnh……………………………………………310 2.5. Chu trình sắt, man gan…………………………………………312 2.6. Chu trình si líc………………………………………………….314 2.7. Chất dinh dưỡng giới hạn………………………………………314 2.7.1. Các muối dinh dưỡng tạo sinh……………………………...315 2.7.2. Một số các khí ……………………………………………...316 2.7.3. Các chất dinh dưỡng, khí ô xy và các kim loại vi lượng là chất giới hạn trong đại dương………………………………………….317 3. Chuyển hóa năng lượng……………………………………………..319 3.1. Dòng năng lượng đầu vào……………………………………...319 3.2. Dòng năng lượng bên trong hệ sinh thái……………………….319 IV. CÁC HỆ SINH THÁI THUỶ VỰC TIÊU BIỂU………………….321 1. Các hệ sinh thái thủy vực nội địa……………………………………321 1.1. Hệ sinh thái hồ, ao……………………………………………...321 1.1.1. Hệ sinh thái suối – sông…………………………………….321 1.1.2. Sự phân tầng nhiệt và sự suy giảm ô xy hòa tan……………321 1.1.3. Quần xã sinh vật hồ, ao……………………………………..322 a. Sinh vật đáy……………………………………………………..324
- Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải b. Sinh vật nổi……………………………………………………..324 c. Sinh vật tự bơi………………………………………………….325 1.1.4. Dòng năng lượng…………………………………………...325 1.2. Hệ sinh thái suối – sông………………………………………..326 1.2.1. Đặc tính tự nhiên……………………………………………326 1.2.2. Tính chất liên tục của suối – sông………………………….328 1.3. Hệ sinh thái cửa sông…………………………………………..333 1.3.1. Đặc tính tự nhiên……………………………………………333 1.3.2. Quần xã sinh vật cửa sông………………………………….335 1.4. Hệ sinh thái thuỷ vực ngầm trong hang động………………….336 1.5. Hệ sinh thái đất ngập nước (wetland)………………………….337 1.5.1. Hệ sinh thái đất ngập nước (wetland)………………………337 1.5.2. Cấu trúc của đất ngập nước………………………………...339 1.5.3. Dinh dưỡng và năng suất trong đất ngập nước……………..340 2. Các hệ sinh thái biển ven bờ…………………………………………341 2.1. Hệ sinh thái vùng triều cửa sông……………………………….341 2.1.1. Các sinh cảnh vùng triều cửa sông…………………………341 2.1.2. Các chu trình địa hóa cơ bản……………………………….346 2.1.3. Quần xã sinh vật vùng triều cửa sông………………………349 2.2. Hệ sinh thái đầm phá ven biển…………………………………350 2.2.1. Đặc trưng tự nhiên………………………………………….350 2.2.2. Quần xã sinh vật đầm phá ven biển………………………...351 2.3. Quần xã sinh vật đầm phá ven biển……………………………354 2.3.1. Đặc điểm sinh học…………………………………………..354 2.3.2. Sự phân bố của rạn san hô trên thế giới…………………….355 2.3.3. Các kiểu rạn san hô…………………………………………357 2.3.4. Sinh thái và đa dạng sinh vật……………………………….358 2.3.5. Rạn san hô ở vùng biển Việt Nam………………………….359 2.4. Hệ sinh thái cỏ biển (seegrass-bed)…………………………….365 2.5. Hệ sinh thái rừng ngập mặn…………………………………….370 3. Hệ sinh thái vùng nước quanh đảo…………………………………..381 V. DIỄN THẾ SINH THÁI……………………………………………383 1. Các kiểu diễn thế…………………………………………………….384 1.1. Các kiểu diễn thế……………………………………………….384 1.2. Diễn thế dinh dưỡng……………………………………………385 2. Diễn thế các hệ sinh thái thủy vực tiêu biểu…………………………389 2.1. Diễn thế đầm nuôi thủy sản ven biển…………………………..389 2.2. Diễn thế đầm lầy than bùn (bog)……………………………….391 2.3. Diễn thế rừng ngập mặn liên quan đến đất……………………..394 Chương VI. NĂNG SUẤT SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI SINH VẬT THUỶ VỰC 399
- Mục lục vi I. NĂNG SUẤT SINH HỌC THUỶ VỰC…………………………….399 1. Các đại lượng xác định năng suất sinh học thuỷ vực………………..401 2. Sản lượng sinh vật sơ cấp của thuỷ vực……………………………..406 3. Sản lượng sinh vật thứ cấp của thủy vực…………………………….411 4. Các nhân tố quyết định năng suất sinh học thuỷ vực………………..421 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên thuỷ vực…………………………422 4.2. Cơ sở dinh dưỡng của thuỷ vực………………………………..423 4.3. Đặc điểm thành phần loài và quan hệ quần loại trong thủy vực.425 4.4. Các biện pháp khai thác và các tác nhân ảnh hưởng tới đặc tính của thủy vực………………………………………………………...425 5. Các biện pháp nhằm nâng cao năng suất sinh học thủy vực………...426 5.1. Cải tạo địa hình và chế độ thủy lý hóa học của thủy vực………426 5.2. Tăng cường cơ sở thức ăn trong thủy vực……………………...427 5.3. Khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi sinh vật thủy vực……….430 II. DẪN LIỆU VỀ NĂNG SUẤT SINH HỌC THUỶ VỰC………….431 1. Dẫn liệu về năng suất sinh học sơ cấp………………………………431 1.1. Năng suất sinh học sơ cấp trong các ao………………………..431 1.2. Năng suất sinh học sơ cấp trong các hồ………………………..434 1.3. Năng suất sinh học sơ cấp ở biển và đại dương………………..436 1.4. Năng suất sinh học sơ cấp ở vùng biển Việt Nam……………..440 1.4.1. Năng suất sinh học sơ cấp của thực vật phù du…………….440 1.4.2. Năng suất sinh học sơ cấp của thực vật đáy………………..445 2. Dẫn liệu về năng suất sinh học vi sinh vật ở nước…………………..446 2.1. Năng suất sinh học vi sinh vật trong các ao, hồ nước ngọt…….446 2.2. Năng suất sinh học vi sinh vật trong biển và đại dương……….449 2.3. Năng suất sinh học của vi sinh vật biển Việt Nam…………….449 3. Dẫn liệu về năng suất sinh học động vật trong thuỷ vực (năng suất thứ cấp)………………………………………………………………….451 3.1. Năng suất sinh học động vật trong thuỷ vực nước ngọt………..451 3.2. Năng suất sinh học động vật biển và đại dương………………..454 III. NGUỒN LỢI SINH VẬT THUỶ VỰC……………………………456 1. Vai trò của thuỷ sinh vật trong đời sống con người…………………456 2. Khai thác nguồn lợi sinh vật các thuỷ vực…………………………..460 2.1. Khai thác nguồn lợi thuỷ sản thế giới………………………….460 2.2. Nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới……………………………….462 2.3. Khai thác nguồn lợi thuỷ sản ở Việt Nam……………………...465 3. Khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi sinh vật thuỷ vực.473 4. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững…………………………….476 5. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, lưu giữ nguồn gen quý hiếm…...477 5.1. Quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên biển và thuỷ vực nội địa ở Việt Nam……………………………………………………………478
- Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải 5.2. Phương hướng khai thác hợp lý, phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản ở Việt Nam………………………………………………..479 IV. VẤN ĐỀ LOẠI HÌNH HỌC THUỶ VỰC………………………..480 1. Lý thuyết Thienemann - Naumann về phân loại thuỷ vực dạng hồ…481 2. Phân loại thuỷ vực dựa trên đặc tính của năng suất sinh học thuỷ vực…484 3. Phân loại thuỷ vực theo nhu cầu sử dụng………………………………485 4. Nhận định chung và phương hướng phân loại thủy vực ở nước ta……..488 5. Phân loại chất lượng nước một số hồ, hồ chứa ở Việt Nam……………490 5.1. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch……………………………………………490 5.2. Hồ Ba Bể…………………………………………………………494 5.3. Hồ Hòa Bình trên sông Đà……………………………………….496 5.4. Hồ Thác Mơ trên sông Bé………………………………………...498 Chương VII. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 501 I. NGUỒN NƯỚC SẠCH VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG……………501 1. Các nguồn nước……………………………………………………...501 1.1. Nước mặt và vùng lưu vực……………………………………..501 1.2. Nước ngầm……………………………………………………..501 1.3. Tài nguyên nước ở Việt Nam…………………………………..502 2. Hiện trạng sử dụng nguồn nước……………………………………..503 2.1. Nước sử dụng cho dân dụng……………………………………503 2.2. Thủy lợi………………………………………………………...503 2.3. Thủy điện……………………………………………………….504 2.4. Nước cho công nghiệp………………………………………….505 2.5. Khai khoáng……………………………………………………506 2.6. Nước dùng cho nhiệt điện……………………………………...506 II. TỔNG QUÁT VỀ Ô NHIỄM NƯỚC………………………………507 1. Ô nhiễm……………………………………………………………...507 2. Nguồn gây ô nhiễm………………………………………………….508 3. Chất gây ô nhiễm…………………………………………………….508 3.1. Chất gây ô nhiễm……………………………………………….509 3.2. Chất ô nhiễm là chất độc……………………………………….509 3.3. Nguồn nhiệt…………………………………………………….509 3.4. Vi sinh vật……………………………………………………...510 4. Các dạng ô nhiễm nước đặc trưng…………………………………..510 4.1. Ô nhiễm dinh dưỡng……………………………………………510 4.2. Ô nhiễm hữu cơ………………………………………………...511 4.2.1. Chất hữu cơ dễ bị phân hủy………………………………...511
- Mục lục vi 4.2.2. Các chất hữu cơ bền vững…………………………………..512 4.3. Ô nhiễm do trầm tích…………………………………………...512 4.4. Ô nhiễm bởi vi sinh vật...............................................................513 4.5. Ô nhiễm do các hóa phẩm nông nghiệp......................................513 4.6. Ô nhiễm kim loại nặng................................................................513 4.7. Ô nhiễm phóng xạ.......................................................................515 4.8. Mưa a xít......................................................................................515 5. Phân loại mức ô nhiễm thủy vực.........................................................516 5.1. Ô nhiễm nặng..............................................................................517 5.2. Ô nhiễm vừa................................................................................517 5.3. Ô nhiễm nhẹ................................................................................518 6. Khả năng tự làm sạch của thủy vực.....................................................518 6.1. Khoáng hóa các chất hữu cơ.......................................................520 6.2. Tích tụ chất gây độc....................................................................521 6.3. Loại trừ chất gây ô nhiễm ra khỏi tầng nước của thủy vực.........521 III. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC.........................522 1. Ô nhiễm các thủy vực nước ngọt........................................................522 1.1. Sự phú dưỡng của hồ và hồ chứa................................................522 1.1.1. Các nguyên nhân của sự phú dưỡng......................................523 1.1.2. Mô hình đánh giá sự phú dưỡng hồ.......................................526 1.2. Mô hình đánh giá sự phú dưỡng hồ............................................531 1.3. Ô nhiễm các độc tố hóa học........................................................533 1.3.1. Ô nhiễm một số khu vực sông...............................................533 1.3.2. Ô nhiễm một số hồ.................................................................538 1.4. Ảnh hưởng của mưa a xít............................................................538 1.4.1. Nguồn gây mưa a xít.............................................................538 1.4.2. Mưa a xít tác động đến môi trường sống trong thủy vực......543 1.4.3. Mưa a xít ở Việt Nam............................................................548 2. Ô nhiễm biển.......................................................................................549 2.1. Thủy triều đỏ...............................................................................549 2.2. Ô nhiễm các độc tố hóa học........................................................553 2.3. Ô nhiễm các độc tố hóa học........................................................556 IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ NGUỒN NƯỚC SẠCH THIÊN NHIÊN....................................................................................................559 1. Bảo vệ môi trường nước.....................................................................559 1.1. Các văn bản pháp luật liên quan.................................................559 1.2. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nước........................................562 1.3. Xử lý ô nhiễm môi trường nước................................................564 1.3.1. Các biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải.................................564 1.3.2. Các phương pháp xử lý vật lý - hóa học................................565 1.3.3. Các phương pháp xử lý sinh học...........................................566 1.4. Giám sát chất lượng nước............................................................567 1.4.1. Sinh giám sát (Biomonitoring) môi trường nước..................567
- Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải 1.4.2. Sử dụng sinh vật chỉ thị (Bioindicator) giám sát môi trường nước……………………………………………………………….570 1.4.3. Sử dụng động vật đáy cỡ lớn (Macrobenthos) để đánh giá nhanh chất lượng nước…………………….……………………...575 2. Quản lý nguồn nước trên cơ sở quản lý tổng hợp vùng lưu vực sông.580 2.1. Khái niệm……………………………………………………..580 2.2. Tình hình quản lý tổng hợp lưu vực sông trên thế giới………580 3. Quản lý hồ, hồ chứa và đảm bảo dòng chảy môi trường…………….582 3.1. Quản lý…………………………………………………………582 3.2. Bảo đảm dòng chảy môi trường cho vùng hạ lưu……………...586 3.2.1. Khái niệm về dòng chảy môi trường……………………….586 3.2.2. Tình hình nghiên cứu dòng chảy môi trường trên thế giới…587 3.2.3. Duy trì dòng chảy môi trường cho vùng sau đập hồ chứa….589 4. Quản lý môi trường biển trong quản lý tổng hợp đới bờ……………592 Phụ lục chương VII…………………………………………………….594 Tài liệu tham khảo 603
- Phần mở đầu I. Đối tượng, nhiệm vụ và vị trí của thủy sinh học Thủy sinh học là khoa học nghiên cứu sự sống trong môi trường nước. Sự sống trong môi trường nước được biểu hiện cụ thể ở hoạt động sống của thủy sinh vật ở các mức độ tổ chức khác nhau: cá thể (individual), quần thể (population), quần xã (community) và thủy sinh quần (biom) trong thủy quyển, trong mối liên hệ biện chứng giữa thủy sinh vật với môi trường nước. Mặt khác, do thủy quyển chiếm tới 2/3 diện tích bề mặt trái đất, được tồn tại trong thiên nhiên dưới các thủy vực cụ thể (ao, hồ, sông, biển, đại dương...) với các thủy sinh vật sống trong đó, tạo nên các hệ sinh thái, vì vậy, thủy sinh học cũng được coi như một bộ phận của sinh thái học nghiên cứu các hệ sinh thái trong môi trường nước. Tuy nhiên, khác với các khoa học địa học (địa lý, sinh địa quần xã học), thủy sinh học nghiên cứu các hệ sinh thái ở nước như môi trường sống của thủy sinh vật chứ không chỉ như một nhân tố cảnh quan địa lý, một yếu tố địa hệ. Đối tượng nghiên cứu của thủy sinh học là hoạt động sống của các thủy sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật...) trong môi trường nước với các mối quan hệ hữu sinh (quần thể, quần xã) cũng như các quan hệ vô sinh trong môi trường nước. Trong giai đoạn hiện nay, thủy sinh học còn mở rộng phạm vi nghiên cứu tới cả các quá trình sinh học diễn ra trong thủy vực dưới tác động của các hoạt động sống của thủy sinh vật và con người như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, năng suất sinh học, hiện tượng ô nhiễm và tự lọc sạch nước trong thủy vực... Thủy sinh học có các mối quan hệ mật thiết với các ngành khoa học về sinh vật: động vật học, thực vật học, vi sinh vật học, hóa sinh, địa sinh vật học. Mặt khác, lại có quan hệ với các ngành khoa học về môi trường như thủy học, thủy hóa học, địa lý thủy văn, địa chất thủy văn cũng như các chuyên ngành khoa học về các thủy vực như Hải dương học, Hồ ao học... Nhiệm vụ cơ bản và tổng quát của thủy sinh học là nghiên cứu để hiểu biết được đầy đủ hoạt động sống của thủy sinh vật và các quá
- 2 Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải trình sinh học trong mối liên kết với môi trường nước trong thủy vực, trên cơ sở đó, điều khiển chúng theo hướng có lợi nhất cho con người. Để thực hiện được nhiệm vụ này, cần nghiên cứu đầy đủ đời sống cá thể, quần thể, quần xã thủy sinh vật, quá trình chuyển hóa vật chất năng lượng trong thủy vực làm cơ sở cho việc đánh giá và dự báo nguồn lợi sinh vật, đề xuất phương hướng, biện pháp khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Bên cạnh đó, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là nghiên cứu cơ sở sinh học của các biện pháp phòng trừ các thủy sinh vật gây hại đối với sức khỏe của con người và các công trình dưới nước. Từ đầu thế kỷ này, một nhiệm vụ ngày càng cấp bách đặt ra với thủy sinh học là nghiên cứu để hiểu biết tác động của sự ô nhiễm và vai trò của thủy sinh vật trong quá trình ô nhiễm và làm sạch môi trường nước, góp phần đánh giá, dự báo và phòng chống tình trạng ô nhiễm môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên trái đất, bảo vệ nguồn nước sạch thiên nhiên phục vụ sản xuất và đời sống con người. Do sự xâm nhập của thủy sinh học ngày càng sâu vào nhiều ngành khoa học công nghệ sản xuất và đời sống, thủy sinh học hiện đại có xu hướng phân hóa thành nhiều hướng nghiên cứu chuyên môn khác nhau. Thủy sinh học nông ngư nghiệp - nghiên cứu cơ sở của việc nâng cao sản lượng thủy sản trong các thủy vực, vai trò của thủy sinh vật đối với năng suất cây trồng và vật nuôi ở nước. Đây là hướng nghiên cứu hình thành sớm nhất của thủy sinh học, có mối quan hệ chặt chẽ với hải dương học nghề cá, nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp. Thủy sinh học vệ sinh y học - nghiên cứu tác động của sự ô nhiễm thủy vực đối với thủy sinh vật, vai trò của thủy sinh vật trong quá trình ô nhiễm và xử lý ô nhiễm thủy vực, vai trò truyền bệnh của sinh vật cho người, gia súc và biện pháp phòng trừ. Thủy sinh học kỹ thuật - nghiên cứu tác hại của thủy sinh vật đối với các công trình xây dựng và các thiết bị kỹ thuật ở dưới nước, đặc biệt là trong thủy lợi và giao thông hàng hải. Hai hướng nghiên cứu sau này của thủy sinh học đang phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp và kỹ thuật. Trong xu thế phát triển của các khoa học về sự sống và môi trường nước, Thủy sinh học một mặt có quan hệ mật thiết với các
- Cơ sở thuỷ sinh học 3 chuyên ngành về thủy học, sinh học, song vẫn có một vị trí riêng trong hệ thống phân loại các khoa học này. Có thể phân biệt sự sai khác về nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp và nội dung nghiên cứu của Thủy sinh học với một số chuyên ngành khoa học liên quan. Như trên đã nói, Thủy sinh học (Hydrobiology) là khoa học nghiên cứu sự sống trong môi trường nước, với đối tượng là các hoạt động của thủy sinh vật trong mối quan hệ, tác động qua lại với môi trường nước. Có thể phân biệt Thủy sinh học với các lĩnh vực nghiên cứu gần là Hải dương sinh học (Biological Oceanography) và Hồ ao sinh học (Biological Limnology) chủ yếu nghiên cứu tác động của các quá trình thủy học trong đại dương và các thuỷ vực nội địa (sông, hồ ao...), đối với hoạt động sống của thủy sinh vật để hiểu biết được quy luật tác động, hệ quả thủy học, sinh học của các tác động đó. Cũng có thể phân biệt Thủy sinh học với Sinh học biển (Marine Biology) và Sinh học nước ngọt (Freshwater Biology), cũng có đối tượng nghiên cứu là thủy sinh vật trong môi trường biển, nước ngọt, song nội dung nhiệm vụ lại thiên về hiện tượng đa dạng sinh học, đặc điểm các hoạt động sống của cơ thể sinh vật trong môi trường nước, khác với môi trường cạn. Thủy sinh học cũng khác với Địa sinh vật thủy vực (Biogeography of the Sea, Inland water) có nhiệm vụ chủ yếu là phân vùng địa lý động vật, thực vật thủy sinh với đối tượng nghiên cứu là các vùng phân bố, căn cứ vào nguồn gốc và đặc trưng phân bố của chúng. Xét về đối tượng và nhiệm vụ, trong chừng mực nào đó, thủy sinh học có thể coi như là một bộ phận của sinh thái học, nhưng có đối tượng, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu xa hơn và chuyên biệt hơn so với sinh thái học kinh điển, không chỉ chú trọng tới mối quan hệ sinh thái của sinh vật với môi trường ngoài mà còn mở rộng tới các quá trình sinh học diễn ra trong môi trường nước đặc biệt là vấn đề năng suất sinh học của môi trường nước, sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong môi trường nước. Tuy nhiên, do quan điểm, quan niệm, ý kiến của các nhà khoa học về các chuyên ngành khoa học đang còn tiếp tục được bàn luận trong thời đại hiện nay cho tới nay chưa phải đã thống nhất, nên trên thực tế vẫn còn những sự trùng lặp, trùm lấn về đối tượng, nhiệm vụ, nội dung của thủy sinh học với các chuyên ngành khoa học khác liên quan tới môi trường nước và thủy sinh vật.
- 4 Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải II. Lịch sử phát triển của thủy sinh học Trong các tài liệu thời cổ Ai Cập, cổ Trung Quốc, cũng như cổ La Mã, Hy Lạp để lại, đã thấy những tư liệu về đời sống các loài thủy sinh vật được con người sử dụng. Tuy nhiên, thủy sinh học chỉ thực sự trở thành khoa học từ giữa thế kỷ XIX. Sự hình thành thủy sinh học, trước hết là từ yêu cầu của sản xuất và đời sống con người bấy giờ. Trước kia, người ta vẫn cho rằng nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là hải sản là vô tận, việc khai thác để sử dụng theo yêu cầu là không có gì hạn chế. Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy không phải như vậy. Cho tới giữa thế kỷ trước đã bắt đầu thấy có hiện tượng một số hải sản giảm sút rõ rệt về số lượng như cá voi xanh ở bắc bán cầu có nguy cơ bị cạn kiệt do đánh bắt quá mức, một số loài cá, tôm, trai hầu ở ven biển cũng ngày càng ít đi. Tình hình cũng như vậy đối với một số loài thủy sản nội địa. Từ đó đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, tìm hiểu về sinh học, sinh thái của các đối tượng này, để có cơ sở điều hòa khai thác bảo vệ phát triển, nâng cao số lượng. Vào cuối thế kỷ trước, do hậu quả của phát triển công nghiệp, đô thị, giao thông... nhiều thủy vực, trước hết là sông hồ nội địa, bắt đầu bị ô nhiễm do nước thải ngày càng nặng; từ đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu bảo vệ nguồn nước thiên nhiên để đảm bảo nhu cầu đời sống và sản xuất. Đồng thời những nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực này cho thấy thủy sinh vật có một vai trò quan trọng trong quá trình tự làm sạch nước của các thủy vực ô nhiễm, cũng như sự hiện diện của một số loài thủy sinh vật nhất định có thể là chỉ thị cho việc đánh giá các mức độ ô nhiễm khác nhau của thủy vực, do tính chất thích ứng, khả năng tồn tại ở các điều kiện ô nhiễm nước khác nhau của các loài thủy sinh vật khác nhau. Từ đó đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu của thủy sinh học đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, đánh giá và giải quyết các vấn đề ô nhiễm thủy vực. Cùng với yêu cầu của sản xuất và đời sống, sự hình thành và phát triển của thủy sinh học còn được thúc đẩy bởi sự phát minh chế tạo ra các thiết bị nghiên cứu thủy sinh học, đặc biệt là các thiết bị định lượng sinh vật nổi được tạo ra năm 1877 và định lượng sinh vật đáy - 1909. Ngoài ra còn một nhân tố quan trọng khác góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển thủy sinh học là sự thành lập các cơ sở nghiên cứu thủy sinh học đầu tiên ở một số nước. Với các tổ chức này, nghiên cứu thủy sinh học biển và nước ngọt được tiến hành thường xuyên, nhiều kết quả hơn, nhờ đó phát triển nhanh hơn. Cũng cần
- Cơ sở thuỷ sinh học 5 nêu lên sự kiện thành lập các tổ chức quốc tế đầu tiên về nghiên cứu hải dương (1899) và hồ ao (1922) cũng đã có tác dụng điều hòa, phối hợp các hoạt động nghiên cứu các nước, thúc đẩy sự phát triển và khẳng định sự hình thành thủy sinh học thế giới. 1. Sự phát triển của thủy sinh học biển Lịch sử phát triển của thủy sinh học biển cũng như của Hải dương học nói chung gắn liền với lịch sử các đoàn thám hiểm trên biển và đại dương từ thế kỷ XV-XVI, với các chuyến thám hiểm nổi tiếng qua các đại dương của các nhà hàng hải Trung Quốc vào đầu thế kỷ XV, tiếp đó là của Christopher Columbus (1451-1506) vượt Đại Tây Dương tìm ra Châu Mỹ, Vasco de Gama (1469-1524) vượt Ấn Độ Dương tới Ấn Độ, và nhất là của Ferdinand Magellan (1480- 1521) vượt Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và đoàn tàu đã trở về nơi xuất phát năm 1522, lần đầu tiên đi vòng quanh trái đất theo đường biển. Do yêu cầu hàng hải, tìm đường vượt biển đã đặt ra yêu cầu khảo sát, thu thập số liệu về địa lý, khí tượng thủy văn hàng hải, sinh vật biển, lập bản đồ hàng hải của các nhà thám hiểm. Có thể coi đây như là những cơ sở đầu tiên của sự hình thành thủy sinh học biển cũng như của hải dương học trên thế giới... Song phải tới thế kỷ thứ XIX mới bắt đầu có những chuyến khảo sát khoa học thực sự trên đại dương; tiêu biểu là chuyến khảo sát sinh vật biển của Darwin (1831-1836) trên tàu Beagle, tư liệu thu được là cơ sở cho việc xây dựng thuyết tiến hóa về thế giới sinh vật. Cũng trong thời gian này, đã có những nghiên cứu của Forbes về sự phân tầng theo chiều sâu của sinh vật biển, cũng như những nghiên cứu của J. Muller và V. Hensen về sinh vật phù du (1887). Tuy nhiên, sự kiện lớn nhất về nghiên cứu sinh vật đại dương thời gian đó phải kể đến chuyến khảo sát Challenger ở vùng khơi và vùng sâu trên 3 đại dương do Hội Hoàng gia Anh tổ chức thực hiện từ 1872-1876, thu được một khối lượng lớn dữ liệu, trên 361 trạm khảo sát, đo sâu tới trên 8000m, phát hiện được 4717 loài sinh vật biển mới. Kết quả khảo sát được phân tích trong 20 năm mới hoàn tất và được công bố trong 50 tập chuyên khảo. Có thể coi chuyến khảo sát Challenger như một mốc lớn, mở đầu cho một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển của thủy sinh học biển cũng như Hải dương học nói chung, từ các hoạt động khảo sát ở ven bờ, còn mang
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Trắc địa cở sở (Phần I) - ThS. Vũ Thị Thanh Thủy (chủ biên)
140 p | 617 | 164
-
Hệ thống cơ sở thủy sinh học: Phần 2
337 p | 270 | 88
-
Bài giảng Hệ thống định vị toàn cầu - TS. Huỳnh Văn Chương, Th.S Phạm Gia Tùng
46 p | 126 | 22
-
Đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây cà phê ở lưu vực thủy điện Nậm Mức trên cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin địa lý
4 p | 76 | 5
-
Tiềm năng của hệ thống nuôi trồng vi tảo cố định trên màng sinh học (biofilm) so với các phương pháp truyền thống
6 p | 13 | 4
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 1 – ĐH KHTN Hà Nội
20 p | 20 | 4
-
Đánh giá diễn biến nguồn nước mặt trong hệ thống công trình thủy lợi Nam Măng Thít thích ứng với biến đổi khí hậu
14 p | 12 | 4
-
Đánh giá khu hệ thực vật nổi thuộc hệ thống thủy lợi hồ Dầu Tiếng năm 2012
6 p | 95 | 4
-
Đa dạng côn trùng thuỷ sinh ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai
7 p | 55 | 3
-
Ứng dụng hệ thống phân tích lũ tích hợp IFAS cảnh báo lũ thượng nguồn Sông Ba, tỉnh Gia Lai
3 p | 64 | 3
-
Thành phần loài và mật độ động vật nổi trong hệ thống kênh rạch nội thành thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 46 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước dựa trên chỉ số WQI kênh chính đông của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa
3 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu phương pháp tính toán xác định các thông số cơ bản của hệ thống bơm sử dụng năng lượng mặt trời cấp nước sinh hoạt cho vùng miền núi
7 p | 10 | 3
-
Xây dựng khung cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia
8 p | 72 | 2
-
Đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
10 p | 88 | 2
-
Phân lập và định danh một số chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy Octylphenol polyethoxylate (OPEOn) tại thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 22 | 2
-
Hiện trạng cỏ thủy sinh ở khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm, Phá Tam Giang – Cầu Hai
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn