YOMEDIA
ADSENSE
HIẾN PHÁP HOA KỲ & HỆ THỐNG TƯ PHÁP LIÊN BANG
410
lượt xem 123
download
lượt xem 123
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết số III của Hiến pháp Hoa kỳ thiết lập nhánh quyền lực Tư pháp riêng biệt và độc lập với những nhánh quyền lực của chinh quyền liên bang. Hai nhánh kia là lập pháp và hành pháp. Các tòa án liên bang thường được gọi là kẻ bảo dưỡng cho Hiến pháp bởi vì những qui định của họ là bảo vệ các quyền và tự do đảm bảo bởi hiến pháp.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HIẾN PHÁP HOA KỲ & HỆ THỐNG TƯ PHÁP LIÊN BANG
- HIẾN PHÁP HOA KỲ & HỆ THỐNG TƯ PHÁP LIÊN BANG Bài viết số III của Hiến pháp Hoa kỳ thiết lập nhánh quyền lực Tư pháp riêng biệt và độc lập với những nhánh quyền lực của chinh quyền liên bang. Hai nhánh kia là lập pháp và hành pháp. Các tòa án Liên bang thường được gọi là kẻ bảo dưỡng cho Hiến pháp bởi vì những qui định của họ là bảo vệ các quyền và tự do đảm bảo bởi hiến pháp. Thông qua sự công bằng và vô tư, tòa án liên bang giải thích và áp dụng luật pháp để giải quyết những tranh châp. Tòa án không làm luật. Đó là trách nhiệm của Quốc hội. Tòa án cũng không có quyền lực để thi hành luật. Đây là vai trò của Tổng thồng và nhiều cơ quan, bộ ngành thuộc phạm vi hành chánh. Những vị khai quốc công thần đã cân nhắc đến tính thiết yếu cần có một ngành tư pháp liên bang độc lập để bảo đảm tính phán quyết vô tư và công bằng cho toàn thể công dân của Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Hiến pháp mà họ viết ra hướng tới ngành tư pháp độc lập với hai con đường chính. Đầu tiên, những vị thẩm phán liên bang được chỉ định cho sự sống, và họ có thể bị bãi miễn nhiệm sở chỉ qua sự hạ bệ và truy tố bởi quốc hội của “Treason, Bribery, or other high Crimes and Misdemeanors” [theo giải thích của một tác giả có tên Jon Roland, từ "high"trong cụm từ được ám chỉ cho siêu quyền lực mà phạm tội, được áp dụng vào những nhân viên công lực lạm dụng quyền lực.] Thứ hai, Hiến pháp cung cấp rằng chế độ lương bổng của các thẩm phán liên bang “sẽ không được giảm trong thời gian mà họ còn công tác tại vị,” có nghĩa là ngay cả tổng thống hoặc Quốc hội cũng không thể giảm bớt lương của một quan tòa liên bang. [Ngày nay nhiều người than phiền rằng lương bổng của ngành tư pháp là rất thấp so với các nghành khác]. Hai sự bảo vệ này giúp một nghành tư pháp độc lập để phán quyết những trường hợp không bị chi phối bởi nguyện vọng chung và ảnh hưởng chính trị. Tòa án Liên bang trong Chính quyền Hoa kỳ Ba nhánh của chính quyền liên bang ‒ Lập pháp, hành pháp, và tư pháp ‒ điều hành trong một hệ thống hiến pháp được biết như “Sự kiểm tra và cân đối.” Điều này có nghĩa rằng mặc dù mỗi nghành là riêng biệt một cách nguyên tắc với hai nghành kia, nhưng Hiến pháp vẫn yêu cầu sự hợp tác giữa các nghành. Luật lệ Liên bang, về nghành tư pháp, lần lượt qui định, thẩm quyền xét xử để quyết định khả năng hợp hiến của luật lệ liên bang và giải quyết những tranh chấp pháp luật khác của liên bang, nhưng thẩm phán tuỳ thuộc vào hành pháp để thực thi bản án của tòa. Tòa án Liên bang và Quốc hội
- Hiến pháp cho phép Quốc hội có quyền thiết lập tòa án liên bang ngoài phạm vi Tòa Tối cao và để quyết định thẩm quyền xét xử của chúng. Tòa này là quốc hội, không phải là tư pháp, để điều khiển thể loại của vụ án nào có thể bị chỉ ra trong tòa liên bang. Quốc hội có ba trách nhiệm chính để quyết định thế nào một tòa án được điều hành. Thứ nhất, nó quyết định bao nhiêu quan tòa ở đó sẽ có và họ sẽ làm việc ở nơi nào. Thứ hai, bằng quá trình kiểm định, Quốc hội quyết định người cuối cùng trong số được tổng thồng đề cử cho vị trí quan tư pháp để trở thành chánh án liên bang. Thứ ba, Quốc hội chuẩn thuận chi tiêu cho tòa liên bang và xác định số tiền để cho nghành tư pháp tiêu dùng. Chi phí của nghành tư pháp là một phần rất nhỏ ‒ nhỏ hơn một phần trăm ‒ toàn bộ chi phí liên bang. Tòa án liên bang và Cộng đồng Chắn chắn là những ngoại lệ rất giới hạn, mỗi bước của qui trình tư pháp liên bang là mở rộng với cộng đồng. Nhiều nơi xử án liên bang là những tòa nhà lịch sử và tòan bộ chúng được thiết kế để tạo cảm hứng cho cộng đồng một sự tôn nghiêm về truyền thống và mục tiêu của quá trình xét xử của người Mỹ. Một công dân Mỹ đơn lẽ mà mong muốn quan sát một phiên tòa trong giai đoạn xét sử có thể đến với phòng xét xử liên bang, kiểm tra lịch trình tòa án, và nhìn mọi sự diễn tiến. Bất kỳ ai cũng có thể xem qua việc dẫn chứng biện hộ và những giấy tờ khác trong một vụ án bằng cách tiếp xúc với thư ký tòa và hỏi về thông tin của vụ án đó. Không giống như hầu hết các tòa tiểu bang, tuy nhiên, tòa liên bang thông lệ không cho phép sự phát sóng của truyền hình và truyền thanh để thông tin về vụ án. Những văn kiện và tập tin dữ liệu của một vài vụ án là có sẵn trên mạng thông tin điện tử thông qua sự truy cập công cộng tới hệ thống lưu trữ báo cáo điện tử của tòa án (được biết như là “PACER”), tại www.pacer.uscourts.gov. Hơn nữa, gần như mỗi tòa liên bang đều bảo trì một trang điện tử với thông tin về nguyên tắc tòa án và phương thức tiến hành riêng. Một danh sách trang điện tử này có sẵn trên trang điện tử chính thống của nghành tư pháp tại www.uscourts.gov , hoặc tại nơi sau cùng của cuốn sách này. Quyền của công chúng truy cập đến quá trình xét xử là một phần được bắt nguồn từ Hiến pháp và một phần nào từ truyền thống của tòa án. Bởi sự kết nối công việc tư pháp của họ trong sự quan sát của công chúng, quan tòa nâng cao tính tự tin trước công luận trong phiên tòa, và họ cho phép những công dân của họ học được bài học đầu tay là hệ thống tư pháp làm việc như thế nào. Trong một vài tình huống công chúng không thể truy cập toàn bộ những báo cáo và quá trình diễn tiến vụ án. Trong một vụ án với nhiều tình tiết, ví dụ, có thể không đủ chỗ trong phòng xử để cho mọi người muốn theo dõi. Lúc đó số người làm khán giả trong phòng xử có thể bị chận lại vì an ninh và nhiều lý do cá nhân, chẳng hạn sự an toàn của trẻ vị thành niên và tính tế nhị bảo mật của người cung cấp thông tin. Chung cuộc, các văn kiện chắc chắn được trình quan tòa duyệt lần chót và niêm phong, có nghĩa rằng chúng không sẵn có cho công chúng.
- Những ví dụ của thông tin niêm phong bao gồm những báo cáo kinh doanh bảo mật, những báo cáo luật chắc chắn cần thực thi, và những báo cáo của trẻ vị thành niên. CẤU TRÚC CỦA TÒA LIÊN BANG Tòa tối cao là tòa án cao nhất trong nghành tư pháp liên bang. Quốc hội có thể thiết lập hai mức độ của tòa liên bang dưới Tòa án Tối cao: Tòa sơ thẩm (the trial courts) và Tòa phúc thẩm (the appellate courts). Tòa sơ thẩm …………………………………………………………………………………………….. Những tòa án quận hạt của Hoa kỳ là những tòa sơ thẩm trong hệ thống tòa án liên bang. Trong sự sắp đặc có giới hạn bởi Quốc hội và Hiến pháp, những tòa án quận hạt có thẩm quyền để tiếp nhận gần như hầu hết mọi loại vụ án xét xử liên bang, bao gồm cả dân sự và hình sự. Có tất cả là 94 quận hạt tư pháp liên bang, mỗi tiểu bang có ít nhất một cái. Quận Columbia và Puerto Rico, mỗi quận gồm một tòa Hoa kỳ chuyên giải quyết chuyện phá sản được xem như là một đơn vị của tòa quận hạt. Ba lãnh thổ của Hoa kỳ―quần đảo Virgin, Guam, và quần đảo Northern Mariana―có những tòa quận hạt ở đó tiếp nhận những vụ xử liên bang, bao gồm cả những vụ phá sản. Có hai tòa sơ thẩm đặc biệt mà ở đó có phạm vi xét xử trên toàn quốc ở một số loại vụ án. Tòa án thương mại quốc tế chuyên xét những vụ dính dáng đến thương mại quốc tế và những qui định hải quan. Tòa án Hoa kỳ chuyên về những yêu sách Liên bang có thẩm quyền giải quyết trên hầu hết những yêu cầu về thiệt hại tiền bạc, những tranh chấp trên những hợp đồng liên bang, “những chiếm dụng” không hợp pháp tài sản cá nhân bởi chính phủ liên bang, và một sự đa dạng của nhiều yêu cầu khác đòi hỏi Hoa kỳ bồi hoàn. Tòa phúc thẩm …………………………………………………………………………………………… 94 quận hạt tư pháp được tổ chức thành 12 khu vực hoạt động, mỗi một khu vực có một tòa phú thẩm Hoa kỳ. Một tòa phúc thẩm nghe những thỉnh cầu từ các tòa quận hạt nằm trong phạm vị hoạt động của nó, cũng như các kháng cáo từ các quyết định của các cơ quan công quyền. Hơn nữa, Tòa phuc thẩm có phạm vi Liên bang có thẩm quyền xét xử trên toàn quốc để nghe những thỉnh nguyện trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn những trường hợp có yếu tố luật bản quyền và những trường hợp đã phán quyết bởi Tòa thương mại quốc tế và Tòa yêu sách Liên bang.
- Tòa án Tối cao Hoa kỳ …………………………………………………………………………………………. Tòa án Tối cao Hoa kỳ có Chánh Thượng thẩm và tám vị trợ thẩm. Trong những giới hạn đã vạch sẵn bởi quốc hội và sự chỉ đạo của chánh thượng thẩm, Tòa án tối cao mỗi năm nghe một số giới hạn trường hợp được yêu cầu quyết định. Những trường hợp này có thể bắt đầu trong tòa tiểu bang hoặc liên bang, và chúng thường có những câu hỏi liên hệ quan trọng về Hiến pháp hoặc luật liên bang. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN LIÊN BANG Trước khi một tòa án liên bang có thể tiếp nhận một trường hợp xét xử, hoặc “thực thi quyền xét xử của nó”, những điều kiện cần và đủ gồm có. Thứ nhất, dưới ánh sang của Hiến pháp, tòa Liên bang chỉ thực thi sức mạnh “tư pháp”. Có nghĩa là những quan tòa liên bang có thể giải thích luật thông qua những giải pháp liên quan đến những tranh chấp thực tế, dựa vào cơ sở lý luận của Điều III Hiến pháp. Một phiên tòa không thể cố gắng chủ động làm đúng một vấn đề, hoặc để trả lời một câu hỏi có tính giả thuyết về luật. Thứ nhì, giả sử có một trường hợp hoặc một cuộc tranh cãi thực tế, nguyên đơn trong một vụ kiện liên bang cũng phải có “lập trường” luật để hỏi tòa về một quyết định. Điều đó có nghĩa là nguyên đơn phải trãi qua khổ sở, hoặc bị hảm hại thế nào đó, bởi người bị kiện. Thứ ba, đơn kiện phải trình bày một thể loại tranh chấp mà luật pháp trong phạm vi được thiết lập để chuyên tâm đến, và nó phải bị trách phiền là tòa án có quyền lực để ra biện pháp khắc phục. Nói một cách khác, tòa án phải được quyền phép hóa, dưới ánh sang của Hiến pháp và của một luật liên bang, để tiếp nhận đơn kiện và ban sự xoa dịu xác đáng cho nguyên đơn. Cuối cùng, đơn kiện không có thể là “một vụ giả định”, mà nó phải trình bày một vấn đề đang diễn tiễn để tòa giải quyết. Do đó, tòa liên bang là những tòa có thẩm quyền xét xử “giới hạn” bởi vì họ chỉ có thể quyết định những trường hợp đơn kiện hội đủ những tiêu chuẩn của Quốc hội và tuân thủ Hiến pháp. Mặc dù các chi tiết phức tạp của trang thông tin điện tử của ngành tư pháp liên bang mà Quốc hội đã và đang ủy thác cho các tòa án liên bang là vượt tầm của hướng dẫn ngắn này, thế nhưng nó là quan trọng để hiểu rằng có hai nguồn gốc chính của các đơn khiếu kiện nạp đến những tòa án liên bang: đó là “câu hỏi về chính phủ liên bang” thẩm quyền và “tính đa dạng” thẩm quyền xét xử. Tổng quát, những đơn kiện mà những tòa liên bang có thể thụ lý đểu có tính liên quan đến chính phủ Hoa kỳ, Hiến pháp Hoa kỳ hoặc luật lệ liên bang, hoặc có tính tranh luận giữa những tiểu bang hoặc giữa chính phủ Hoa kỳ và các chính phủ nước ngoài. Một trường hợp mà tăng tính “câu hỏi về chính phủ liên bang” thì có thể điền đơn kiện tại một tòa liên bang.
- Những ví dụ cho những trường hợp như vậy có lẽ gồm vào một đòi hỏi bởi một cá nhân cho quyền lợi về một chương trình của chính phủ liên bang chẳng hạn như An sinh Xã hội, một đòi hỏi của chính phủ mà một vài người đã vi phạm luật lệ liên bang, hoặc một thách thức làm cho một cơ quan liên bang phải vào nhập cuộc. Một đơn kiện có thể nộp ở tòa liên bang dựa trên cơ sở “tính đa dạng của tình trạng quốc tịch” của những người đi kiện, chẳng hạn giữa những công dân của những tiểu bang khác nhau, hoặc giữa công dân Hoa kỳ và công dân các quốc gia khác. Để bảo đảm tính vô tư với người đi kiện đến từ bên ngoài, Hiến pháp qui định rằng những trường hợp như vậy sẽ được một tòa án liên bang thụ lý. Một giới hạn quan trọng với tính đa dạng thẩm quyền xét xử là chỉ những đơn kiện liên quan tới hơn 75,000 dollars định giá trị những hư hại mới có thể được một tòa liên bang thụ lý. Đòi hỏi thiệt hại ít hơn con số trên thì chỉ có thể nộp đơn kiện ở một tòa án tiểu bang. Hơn nữa, bất kỳ đơn kiện nào có tính đa dạng thẩm quyền xét xử thì không kể số tiền đòi bồi thường là bao nhiêu thì có lẽ đều được mang vào một tòa án tiểu bang hơn là một tòa liên bang. Những tòa án liên bang cũng có thẩm quyền thụ lý về mọi vấn đề khai phá sản mà Quốc hội đã nhận định nên đưa vào trong những tòa liên bang hơn là tòa tiểu bang. Do quá trình khai phá sản của những cá nhân hay doanh nghiệp là không còn khả năng chi trả nên có lẽ tìm kiêm sự bán đổ bán tháo tài sản của họ dưới sự giám sát của tòa án, hoặc là họ có thể tổ chức lại nguồn tài chánh và thiết lập ra một kế hoặch để trả lần những món nợ đó. Mặc dầu tòa liên bang tọa lạc ở mỗi tiểu bang, chúng không chỉ là diễn đàn sẵn có để tạo tiềm năng cho những người thích kiện cáo. Trong thực tế, nhóm tuyệt đại đa số của những vụ khiếu kiện trong những tòa án Hoa kỳ là được nhằm vào những hệ thống tòa án tiểu bang riêng rẻ. Ví dụ, những tòa tiểu bang có thẩm quyền xét xử trên tất cả những vụ liên quan đến đạo lý như ly dị và những vấn nạn trẻ phạm tội, di chúc và những vấn đề di sản thừa kế, những bất động sản có dấu hỏi, và những vấn đề trẻ vị thành niên phạm tội, và hầu hết họ xử lý các vụ án hình sự, những tranh chấp hợp đồng, vi phạm giao thông, và những vụ thương tích cá nhân. Mặt khác, một số chuyên mục của luật pháp đã giải quyết tranh chấp trong những tòa án đặc biệt hoặc những tổ chức mà là bộ phận của hành pháp và tư pháp liên bang, và bởi những cơ quan công quyền tiểu bang và liên bang. CÁC QUAN TÒA HOA KỲ Công việc của những tòa án liên bang đụng chạm đến nhiều nguồn lợi ích quan trọng nhất ảnh hưởng đến người dân Mỹ, và những quan tòa liên bang thực thi quyền hạn trên phạm vi rộng và sự tự do trong những công tác xét xử mà họ chủ trì. Phần này thảo luận cách thức mà thẩm phán liên bang được lựa chọn, và cung cấp các thông tin cơ bản về tư pháp, bồi thường thiệt hại, đạo đức, và vai trò của người cao niên và các thẩm phán được hồi nhiệm. Lịch Hẹn và Bồi thường thiệt hại ……………………………………………………………………………………………
- Công lý của Tòa án tối cao, các thẩm phán của tòa kháng cáo, tòa án trên địa bàn quận huyện, và các thẩm phán của Toà án Thương mại Quốc tế, được Tổng thống Hoa kỳ bổ nhiệm theo Điều III Hiến pháp với sự cố vấn và chấp thuận của Thượng viện. Theo Điều III các thẩm phán được bổ trách nhiệm nắm vận mệnh sự sống, các thẩm phán chỉ có thể bị truất nhiệm thông qua qui trình luận tội. Mặc dù không có tiêu chuẩn đặc biệt để trở thành một thẩm phán của các tòa án, nhưng người được đề cử thường là rất riêng tư hoặc là những công tố viên, thẩm phán từ các tòa án của tiểu bang, những quan tòa hành chánh địa phương hoặc quan tòa khai phá sản, hoặc những giáo sư luật. Bộ máy tư pháp không diễn vai trò nào trong bổ nhiệm hoặc chứng thực. Những Thẩm phán chuyên xử phá sản là những nhân viên nghành tư pháp của những tòa án quận huyện và được chỉ định bởi những tòa phúc thẩm cho nhiệm kỳ là 14 năm. Những thẩm phán hành chánh cũng là những nhân viên nghành tư pháp bởi những thẩm phán của tòa quận huyện cho nhiệm kỳ tám năm. Tổng thống và Thượng viện không trình diễn vai trò gì trong việc chọn lựa các thẩm phán hành chánh và chuyên giải quyết phá sản. Những thẩm phán của Tòa án Yêu sách Liên bang được chỉ định cho nhiệm kỳ 15 năm bởi Tổng thống có sự cố vấn và chấp thuận của Thượng viện. Mỗi tòa án trong hệ thống liên bang có một chánh thẩm phán là người, ngoài việc thụ lý các trường hợp xét sử, còn có trách nhiệm quản trị hành chánh những hoạt động liên quan đến điều hành tòa án. Chánh thẩm phán thông thường là thẩm phán người đã phục vụ lâu năm nhất cho tòa án. Chánh thẩm phán của tòa quận và tòa kháng án phải nhỏ hơn 65 tuổi. Họ có thể phục vụ nhiều nhất là 7 năm và không có thể phục vụ như chánh thẩm phán ở tuổi ngoài 70. Tòan bộ thẩm phán liên bang nhận những khoản lương và lợi ích được thiết lập bởi Quốc hội. Lương của ngành tư pháp là gần như tương đương với lương của các Thành viên Quốc hội. Đạo đức ngành tư pháp ……………………………………………………………………………………………… Các thẩm phán liên bang tuân thủ một Bộ mã Dẫn giãi dành cho giới thẩm phán Hoa kỳ, một tập hợp các nguyên tắc đạo đức và qui định được chấp nhận bởi Hội đồng Tư pháp Hoa kỳ. Bộ mã Dẫn giãi cung cấp chỉ dẫn cho những thẩm phán những phát hành của quyền tự do và độc lập xét xử, tính cần củ và tính vô tư, những hoạt động có thể chấp nhận ngoài phạm vi quyền xét xử, và tránh xa thói bất lịch sự hoặc ngay ở vẻ bên ngoài của nó. Những thẩm phán không có thể thụ lý những vụ án mà ở đó họ cũng có kiến thức cá nhân về những thực tế tranh chấp, một sự thiên vị cá nhân quan tâm một bên của vụ án, sự liên quan sớm trong vụ án như một luật sư, hoặc một lợi ích tài chánh trong bất kỳ bên nào hoặc vấn đề chủ thể của vụ án. Nhiều thẩm phán liên bang dành thời gian cho phục vụ cộng đồng và những hoạt động giáo dục. Họ có một lịch sử đặc sắc phục vụ bằng sự chuyên nghiệp về luật lệ thông qua bài viết,
- bài nói chuyện, và giảng dạy của họ. Vai trò quan trọng này là được nhận biết trong Bộ mã của Dẫn Giãi, trong đó khuyến khích những thẩm phán tham gia vào những hoạt động để cải thiện quy định của pháp luật, hệ thống luật lệ, và quản trị công lý. Cao niên và những Thẩm phán về hưu được tái nhiệm ……………………………………………………………………………………………………. Tòa án của những thỉnh nguyện, tòa quận huyện, và Tòa án Thương mại Quốc tế thẩm phán có đời sống bổ nhiệm, và họ có thể nghỉ hưu ở tuổi 65 nếu họ hội đủ số năm yêu cầu phục vụ. Hầu hết thẩm phán theo Điều III là những người đủ tư cách để nghỉ hưu nhưng quyết định tiếp tục công việc thẩm lý xét xử bằng toàn thời gian hoặc bán thời gian cơ bản như “những thẩm phán lớn tuổi”. Những thẩm phán về phá sản, hành chánh, và Tòa án Yêu sách Liên bang đã được nghỉ hưu cũng có thể “bị gọi lại” để phục nhiệm xét xử. Với sự vắng bóng những cố gắng của những thẩm phán cao tuổi và phục nhiệm, thì phạm vi quyền xét xử cần có thêm nhiều thẩm phán để đủ giải quyết hết công việc của nó. Những thẩm phán cao tuôi, ví dụ, theo tiêu chuẩn giải quyết khoảng 15 – 20% đơn chống án và số lượng công việc của tòa quận. Tài liệu tham khảo: 1. Jon Roland, ‘Meaning of “High Crimes and Misdemeanors”‘_ Constitution Society. (http://www.constitution.org/cmt/high_crimes.htm) 2. Understanding the federal courts. Địa chỉ trang điện tử: http://www.uscourts.gov/understand03/ Để lại phản hồi Chưa có phản hồi. RSS của phản hồi TrackBack
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn