TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 55 - 60<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP SINH HỌC<br />
TRONG PHÕNG TRỪ BỌ HÀ (Cylas formicarius Fabr.)<br />
TẠI BẢN TÂY HƢNG, XÃ MUỔI NỌI,<br />
HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA<br />
Lê Thị Thảo1, Bùi Thị Sửu1, Phạm Thị Mai1, Yamakawa Rei27<br />
1<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
2<br />
Tình nguyện viên cao cấp Nhật Bản<br />
Tóm tắt: Khoai lang là cây trồng quan trọng thứ 7 trên thế giới với tổng sản lượng 130 triệu tấn vào năm<br />
2014. Tuy nhiên, khoai lang bị nhiều loài sâu bệnh hại tấn công làm thiệt hại hàng triệu đô la. Bọ hà là đối<br />
tượng gây hại quan trọng nhất. Sử dụng bẫy pheromone giới tính và sử dụng chế phẩm sinh học đều cho hiệu<br />
quả tốt với tỷ lệ củ do bọ hà gây hại lần lượt là 18% và 12% so với đối chứng là 37%. Sử dụng bẫy pheromone<br />
giới tính đã thiết lập được hệ thống dự báo thiệt hại của bọ hà với đường hồi quy tuyến tính: y = 0,252x + 2,390<br />
(R2 = 0,961)<br />
Từ khóa: Bọ hà, bẫy pheromone giới tính, chế phẩm sinh học<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Khoai lang hiện đang được đánh giá là cây trồng quan trọng thứ 7 trên thế giới với tổng<br />
sản lượng 130 triệu tấn vào năm 2014. Châu Á là vùng sản xuất khoai lang rộng lớn nhất<br />
chiếm 86,4% tổng diện tích toàn thế giới, tiếp theo là châu Phi chiếm 10,8%. Những nước sản<br />
xuất khoai lang lớn nhất thế giới lần lượt là Trung Quốc, Nigeria, Uganda, Indonesia và Việt<br />
Nam (FAO, 2016). Mặc dù là một cây trồng kinh tế quan trọng nhưng hàng năm khoai lang bị<br />
sâu bệnh hại tấn công làm thiệt hại hàng triệu đô la [4]. Bọ hà là một trong những đối tượng<br />
phá hoại nghiêm trọng nhất trên khoai lang. Ở Đài Loan, thiệt hại do Bọ hà gây hại nên trên<br />
khoai lang trung bình khoảng 18% số củ. Trong những cánh đồng bị nhiễm nặng có tới 88%<br />
số củ có thể bị hư hại [3]. Bọ hà gây hại khoai lang cả ngoài đồng ruộng và cả trong kho [1].<br />
Tại Cuba một nửa diện tích trồng khoai được sử dụng bẫy pheromone giới tính, nấm<br />
sinh học Beauveria bassiana… và các vật liệu sẵn có của địa phương. Áp dụng các biện pháp<br />
phòng trừ cho Bọ hà khoai lang đã giảm đáng kể sự gây hại của Bọ hà từ 45% xuống còn ít<br />
hơn 6%, năng suất tăng từ 60 tấn/ha lên 150 tấn/ha [5].<br />
Tây Hưng thuộc xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, nơi đây nổi tiếng với<br />
sản phẩm khoai lang rất thơm ngon. Tuy nhiên, cũng như các vùng khoai lang khác Tây Hưng<br />
bị Bọ hà gây hại nghiêm trọng. Trong thực tế việc áp dụng các biện pháp phòng trừ Bọ hà<br />
còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng bẫy pheromone<br />
giới tính, chế phẩm sinh học có nguồn gốc nấm Beauveria bassiana phòng trừ Bọ hà hại<br />
khoai lang.<br />
7<br />
<br />
Ngày nhận bài: 28/11/2016. Ngày nhận kết quả phản biện: 14/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017<br />
Liên lạc: Lê Thị Thảo, e - mail: lethao.mc.2009@gmail.com<br />
<br />
55<br />
<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu<br />
- Địa điểm: Bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi, huyên Thuận Châu.<br />
- Thời gian: Tháng 6 - 9/2016.<br />
2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Vật liệu<br />
Bẫy pheromone giới tính (hợp chất (Z)-3-dodecenyl-(E)-2-butenoate) sản phẩm của<br />
Trường Đại học Cần Thơ.<br />
Chế phẩm sinh học Beauveria bassiana (Beauveria bassiana) sản phẩm của Viện Bảo<br />
vệ thực vật.<br />
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
* Thí nghiệm 1: Sử dụng bẫy pheromone giới tính phòng trừ Bọ hà<br />
Thí nghiệm bố trí gồm 2 công thức, diện tích mỗi ô thí nghiệm: 500 m2.<br />
- Công thức 1: Sử dụng bẫy pheromone giới tính (5 bẫy/lần nhắc), 4 lần nhắc lại làm tại<br />
4 vườn: Vườn 1; vườn 2; vườn 3; vườn 4 tại bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi.<br />
Mật độ: 1 bẫy/100 m2, độ cao bẫy 50 cm so với mặt đất.<br />
- Công thức 2: Đối chứng (áp dụng biện pháp canh tác của nông dân: vệ sinh đồng<br />
ruộng, dọn sạch tàn dư trước khi trồng, không sử dụng biện pháp phòng trừ).<br />
- Phương pháp điều tra:<br />
+ Đối với công thức sử dụng bẫy pheromone giới tính: Đếm toàn bộ trưởng thành Bọ hà<br />
vào bẫy 1 tuần 1 lần. Sau khi điều tra tiến hành thay nước xà phòng trong bẫy. Thay mồi<br />
Pheromone giới tính trong bẫy định kì 1 tháng/lần. Tính mật độ trung bình Bọ hà vào bẫy theo<br />
thời gian điều tra (con/bẫy/tuần).<br />
+ Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ (%) củ bị hại<br />
* Thí nghiệm 2: Sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ bọ hà<br />
Thí nghiệm bố trí gồm 2 công thức, diện tích mỗi ô thí nghiệm: 500 m2.<br />
- Công thức 1: Sử dụng chế phẩm sinh học Beauveria bassiana, 4 lần nhắc lại. Sử dụng<br />
2 lần/vụ, rải vào đất trước khi trồng và sau trồng 1,5 tháng, 2 kg/1000 m2/lần.<br />
- Công thức 2: Đối chứng (theo tập quán người dân - sử dụng biện pháp canh tác như vệ<br />
sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư trước khi trồng, không phòng trừ bằng biện pháp khác)<br />
- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ (%) củ bị hại.<br />
- Phương pháp lấy mẫu và đánh giá tỷ lệ củ bị hại: Lấy tổng số củ của 10 cây sau khi<br />
thu hoạch theo đường chéo trong mỗi ô thí nghiệm. Đếm số lượng lỗ ăn (lỗ khoảng 1 mm)<br />
trên củ.<br />
56<br />
<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Diễn biến số lượng trưởng thành Bọ hà vào bẫy pheromone giới tính<br />
Số lượng Bọ hà vào bẫy pheromone giới tính thể hiện ở Bảng 1 và hình 1. Ruộng 1 và<br />
ruộng 3 có mật độ Bọ hà cao, ruộng 2 và rộng 4 có mật độ Bọ hà thấp. Mật độ Bọ hà đực vào<br />
bẫy cao nhất ngày 30/6/2016 trên mỗi ruộng tương ứng là 148,6; 53,1; 201,8; 34,8 con<br />
đực/bẫy/tuần. Tuy nhiên, chúng có cùng 1 điểm chung đó là cứ 3 - 4 tuần mật độ Bọ hà lại có<br />
1 đỉnh cao. Khoảng cách thời gian giữa các đỉnh cao Bọ hà vào bẫy trùng với thời gian vòng<br />
đời của Bọ hà.<br />
Bảng 1. Diễn biến số lƣợng trƣởng thành Bọ hà đực vào bẫy pheromone giới tính<br />
tại bản Tây Hƣng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu<br />
Ngày điều tra<br />
<br />
Mật độ Bọ hà trưởng thành đực vào bẫy (con/bẫy)<br />
Vườn 1<br />
<br />
Vườn 2<br />
<br />
Vườn 3<br />
<br />
Vườn 4<br />
<br />
30/6/2016<br />
<br />
148,6<br />
<br />
53,1<br />
<br />
201,8<br />
<br />
34,8<br />
<br />
7/7/2016<br />
<br />
71,3<br />
<br />
30,4<br />
<br />
36,9<br />
<br />
13,6<br />
<br />
14/7/2016<br />
<br />
58,6<br />
<br />
44,3<br />
<br />
94,7<br />
<br />
19,4<br />
<br />
22/7/2016<br />
<br />
99,1<br />
<br />
62,8<br />
<br />
116,6<br />
<br />
22<br />
<br />
28/7/2016<br />
<br />
99,7<br />
<br />
35,8<br />
<br />
147<br />
<br />
15,2<br />
<br />
4/8/2016<br />
<br />
34<br />
<br />
36<br />
<br />
142<br />
<br />
16,4<br />
<br />
11/8/2016<br />
<br />
87,4<br />
<br />
34,5<br />
<br />
107,3<br />
<br />
11,8<br />
<br />
18/8/2016<br />
<br />
115<br />
<br />
50<br />
<br />
148,5<br />
<br />
15<br />
<br />
25/8/2016<br />
<br />
63,6<br />
<br />
27,5<br />
<br />
72,8<br />
<br />
9,3<br />
<br />
1/9/2016<br />
<br />
54,1<br />
<br />
30,9<br />
<br />
64,4<br />
<br />
8,8<br />
<br />
8/9/2016<br />
<br />
-<br />
<br />
30<br />
<br />
24,4<br />
<br />
6,6<br />
<br />
15/9/2016<br />
<br />
-<br />
<br />
21,4<br />
<br />
36,1<br />
<br />
8,8<br />
<br />
Hình 1. Diễn biến số lƣợng trƣởng thành Bọ hà đực vào bẫy pheromone giới tính<br />
57<br />
<br />
3.2. Hệ thống dự báo thiệt hại của Bọ hà khoai lang<br />
Bảng 2. Tỷ lệ củ khoai lang bị Bọ hà gây hại<br />
trong mô hình sử dụng bẫy pheromone giới tính<br />
Tỷ lệ củ khoai bị Bọ hà gây hại (%)<br />
Vườn 1<br />
<br />
Vườn 2<br />
<br />
Vườn 3<br />
<br />
Vườn 4<br />
<br />
27,6<br />
<br />
17,8<br />
<br />
42<br />
<br />
5,1<br />
<br />
Từ số lượng Bọ hà vào bẫy trong ngày 18/8/2016 và tỷ lệ củ khoai bị gây hại do Bọ hà<br />
hệ thống dự báo thiệt hại của Bọ hà đã được thiết lập (Hình 2). Kết quả cho thấy hệ số tương<br />
quan chặt chẽ giữa số lượng Bọ hà vào bẫy và tỷ lệ gây hại (R2 = 0,961). Số lượng Bọ hà vào<br />
bẫy càng nhiều thì tỷ lệ gây hại càng cao và ngược lại.<br />
Đường hồi quy tuyến tính được xác định y = 0,252x + 2,390. Khi mức gây hại kinh tế<br />
(EIL) được thiết lập 10% hoặc 15%, các ngưỡng trong số lượng Bọ hà vào bẫy ước tính tương<br />
ứng là 30 hoặc 50.<br />
<br />
Hình 2. Mối tƣơng quan giữa tỷ lệ gây hại của Bọ hà<br />
và số lƣợng trƣởng thành Bọ hà đực vào bẫy pheromone giới tính<br />
<br />
3.3. Hiệu quả của biện pháp sử dụng pheromone giới tính phòng trừ Bọ hà khoai lang<br />
Sử dụng bẫy pheromone giới tính ngoài việc dự tính dự báo thiệt hại do Bọ hà để đưa ra<br />
biện pháp phòng trừ còn làm giảm số lượng Bọ hà trên đồng ruộng và làm giảm số lượng củ<br />
bị hại. Theo Li Zheng Zhuo (1998) khi sử dụng bẫy pheromone giới tính tỷ lệ củ bị Bọ hà gây<br />
hại trên đồng ruộng khoảng 8,5 - 10,1% giảm nhiều so với tỷ lệ củ bị Bọ hà gây hại của đối<br />
chứng là 53,1 - 58,2% [6]. Hiệu quả của bẫy pheromone giới tính phòng trừ Bọ hà được thể<br />
hiện ở Bảng 3.<br />
Kết quả so sánh ở độ tin cậy 95% cho thấy giữa công thức đối chứng và công thức sử<br />
dụng bẫy pheromone giới tính có sự khác nhau. Tỷ lệ củ bị hại do Bọ hà ở công thức sử dụng<br />
bẫy pheromone giới tính là 18%, thấp hơn nhiều so với công thức đối chứng là 37%. Biện<br />
pháp sử dụng bẫy pheromone giới tính cho hiệu quả tốt trong việc hạn chế gây hại của Bọ hà.<br />
58<br />
<br />
Bảng 3. Hiệu quả của biện pháp pheromone giới tính phòng trừ Bọ hà khoai lang<br />
Công thức<br />
<br />
Tỷ lệ củ bị hại do Bọ hà (%)<br />
<br />
Đối chứng<br />
<br />
37a<br />
<br />
Bẫy pheromone<br />
<br />
18b<br />
<br />
Utn<br />
<br />
3,02<br />
<br />
U(0.05)<br />
<br />
1,96<br />
<br />
Chú ý: Các chữ cái trong cùng một cột khác biệt nhau thì số liệu khác nhau ở độ tin cậy 95%<br />
<br />
3.4. Hiệu quả của biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ Bọ hà khoai lang<br />
Hiệu quả của biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ Bọ hà khoai lang được<br />
thể hiện ở Bảng 4.<br />
Bảng 4. Hiệu quả của biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ Bọ hà khoai lang<br />
Công thức<br />
<br />
Tỷ lệ củ bị hại do Bọ hà (%)<br />
<br />
Đối chứng<br />
<br />
37a<br />
<br />
Chế phẩm sinh học<br />
<br />
12 b<br />
<br />
Utn<br />
<br />
4,16<br />
<br />
U(0,05)<br />
<br />
1,96<br />
<br />
Chú ý: Các chữ cái trong cùng một cột khác biệt nhau thì số liệu khác nhau ở độ tin cậy 95%<br />
<br />
Kết quả so sánh ở độ tin cậy 95% cho thấy giữa công thức đối chứng và công thức sử<br />
dụng chế phẩm sinh học có sự khác nhau. Tỷ lệ củ bị hại do Bọ hà ở công thức sử dụng bẫy<br />
pheromone giới tính là 12%, thấp hơn nhiều so với công thức đối chứng là 37%. Sử dụng chế<br />
phẩm sinh học đã giảm thiểu được số lượng củ bị hại từ đó hạn chế thiệt hại về năng suất<br />
cũng như chất lượng khoai.<br />
4. Kết luận<br />
Sử dụng bẫy pheromone giới tính đã hạn chế được số lượng trưởng thành Bọ hà đực<br />
trên đồng ruộng với số lượng trưởng thành Bọ hà đực vào bẫy cao nhất ngày 30/6/2016 trên<br />
mỗi ruộng tương ứng là 148,6; 53,1; 201,8; 34,8 con đực/bẫy/tuần.<br />
Sử dụng bẫy pheromone giới tính đã thiết lập được hệ thống dự báo thiệt hại của Bọ hà<br />
với đường hồi quy tuyến tính: y = 0,252x + 2,390 (R2 = 0,961).<br />
Tỷ lệ củ bị hại ở các công thức thí nghiệm sử dụng bẫy pheromone giới tính và sử dụng<br />
chế phẩm sinh học đều giảm so với đối chứng.<br />
Có thể dùng bẫy pheromone giới tính và chế phẩm sinh học trong phòng trừ Bọ hà trong<br />
canh tác khoai lang.<br />
59<br />
<br />