intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN SINH CT 2018 - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 28 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 447 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (7 điểm) Câu 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến giảm phân sẽ tác động đến khả năng sinh sản của con người là: A. loại môn thể thao yêu thích, di truyền, môi trường sống, chế độ ăn uống. B. loại môn thể thao yêu thích và di truyền. C. trình độ học vấn và sức khỏe. D. môi trường sống, chế độ ăn uống. Câu 2: Lĩnh vực nào sau đây ít có sự liên quan đến công nghệ vi sinh vật? A. Công nghệ thông tin. B. Y học. C. Công nghệ thực phẩm. D. Môi trường. Câu 3: Cho các đặc điểm sau: (1) Có kích thước hiển vi. (2) Tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh. (3) Hình thức sinh sản đa dạng . (4) Quá trình phân giải và tổng hợp các chất. Trong số các đặc điểm trên, số đặc điểm là cơ sở khoa học của công nghệ vi sinh vật là A. 2. B. 1. C. 4 D. 3. Câu 4: Chế phẩm sinh học nào sau đây được sản xuất nhờ ứng dụng của virus ? A. Insulin và giống cây chịu hạn. B. Đệm lót sinh học và giống cây kháng sâu bệnh. C. Bio-EM, công nghệ Nano. D. Insulin và xăng sinh học. Câu 5: Cho các thành tựu sau: (1) Sản xuất vaccine để phòng các bệnh do virus gây ra. (2) Sản xuất kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm khuẩn. (3) Sản xuất hormone insulin để điều trị bệnh tiểu đường. (4) Sản xuất interferon để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Trong các thành tựu trên, số các thành tựu là ứng dụng của virus trong y học là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 6: Cơ sở khoa học của việc sử dụng vi sinh vật để xử lí ô nhiễm môi trường là A. một số vi sinh vật có khả năng tiết hoặc chuyển hóa các chất có lợi cho cây trồng. B. một số vi sinh vật có khả năng tiết chất độc diệt sâu, côn trùng gây hại cho cây trồng. C. một số vi sinh vật có khả năng phân hủy chất hữu cơ trong rác thải và nước thải. D. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzyme giúp tăng tốc độ sinh sản cho cây trồng. Câu 7: Chỉ ra đặc điểm chung của quá trình phân giải ở vi sinh vật? A. Phân giải ngoài tế bào và phân giải trong tế bào tạo ra chất dinh dưỡng cho vi sinh vật. B. Phân giải các chất tạo ra sản phẩm cung cấp cho hoạt động sống của con người. C. Phân giải trong tế bào tạo ra chất dinh dưỡng cho vi sinh vật. D. Phân giải ngoài tế bào và phân giải trong tế bào tạo ra ATP cho vi sinh vật. Câu 8: Cho các sản phẩm sau: (1) Rượu (2) Sữa chua (3) Nước mắm (4) Nước trái cây lên men Trong số các sản phẩm trên, số sản phẩm của quá trình lên men rượu là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Trang 1/4 - Mã đề 447
  2. Câu 9: Trong nuôi cấy không liên tục, pha có tốc độ phân chia của vi khuẩn đạt tối đa là A. pha lũy thừa. B. pha suy vong. C. pha cân bằng. D. pha tiềm phát. Câu 10: Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực gồm các hình thức nào sau đây? (1) Phân đôi. (2) Nảy chồi. (3) Tiếp hợp. (4) Bào tử . A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4). Câu 11: Thành phần cơ bản của virus là A. vỏ capsit và vỏ ngoài. B. lõi nucleic acidvàgai glycoprotein. C. vỏ ngoài và lõi nucleic acid. D. vỏ capsit và lõi nucleic acid. Câu 12: Tên gọi khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp của tế bào nhân thực là gì? A. Phân chia tế bào. B. Quá trình phân bào. C. Phát triển tế bào. D. Chu kì tế bào. Câu 13: Cho các biện pháp sau: (1) Không hút thuốc lá (2) Tập thể dục thường xuyên (3) Thường xuyên ăn thức ăn nhanh (4) Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (5) Khám sàng lọc định kì Số biện pháp có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 14: Công nghệ vi sinh vật là A. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm phục vụ đời sống con người. B. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các loại đồ ăn, thức uống giàu giá trị dinh dưỡng. C. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người và động vật. D. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm xử lí ô nhiễm môi trường. Câu 15: Điểm khác nhau cơ bản giữa thuốc trừ sâu từ vi khuẩn và thuốc trừ sâu từ virus? A. Thuốc trừ sâu từ vi khuẩn chỉ tiêu diệt sâu hại và thuốc trừ sâu từ virus tiêu diệt các con bệnh. B. Thuốc trừ sâu từ vi khuẩn diệt khuẩn, thuốc trừ sâu từ virus tiêu diệt virus. C. Thuốc trừ sâu từ vi khuẩn được sản xuất gián tiếp qua sâu hại, thuốc trừ sâu từ virus được sản xuất trực tiếp từ virus. D. Thuốc trừ sâu từ vi khuẩn được tạo ra từ độc tố diệt sâu hại do vi khuẩn tiết ra, còn thuốc trừ sâu từ virus xâm nhập vào gây bệnh cho sâu hại. Câu 16: Loài nào sau đây không phải vi sinh vật? A. Trùng biến hình. B. Nấm men. C. Rêu. D. Động vật nguyên sinh. Câu 17: Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là A. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh. B. không tiêu diệt hoặc ức chế được virus. C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào. D. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách chọn lọc. Câu 18: Điều nào sau đây là đúng về cấu trúc sống của virut? A. Trong tế bào chủ, virut hoạt động như một thể sống. B. Ngoài tế bào chủ, virut như một thể vô sinh. C. Virut là một dạng sinh vật đặc biệt, chúng luôn có biểu hiện của sự sống. D. Trong tế bào chủ, virut hoạt động như thể sống. Ngoài tế bào chủ, virut như thể vô sinh. Trang 2/4 - Mã đề 447
  3. Câu 19: Một số thành tựu của công nghệ vi sinh vật là A. Xăng dầu, phân vi sinh.. B. Thuốc iot, bột ngọt. C. Thuốc trừ sâu sinh học, xử lí rác thải hữu cơ.. D. Viên tạo màu và chất tẩy rửa cho bồn cầu. Câu 20: Cho các hoạt động sản xuất sau: 1. Sản xuất sinh khối (protein đơn bào). 2. Làm rượu, dưa muối. 3. Làm tương. 4. Làm bột giặt sinh học, xử lí nước thải. Quá trình phân giải của vi sinh vật được ứng dụng vào những hoạt động sản xuất nào ? A. 2,4. B. 1,2,3. C. 2,3,4. D. 1, 2. Câu 21: Điểm khác nhau cơ bản của chu trình sinh tan và tiềm tan là: A. Virus sinh sản trong tế bào chủ. B. Trong chu trình sinh tan virut nhân lên và làm tan tế bào chủ, chu trình tiềm tan virus không làm tan tế bào. C. Virus gắn trên bề mặt của tế bào chủ. D. Virus xâm nhập vào tế bào chủ. Câu 22: Cho biết một số thành tựu của công nghệ tế bào động vật? A. Nhân giống invitro lan đột biến. B. Nhân bản vô tính cừu Dolly, nuôi cấy tế bào mần tinh trùng. C. Sản xuất chất kháng sinh, tạo cá phát sáng. D. Cấy truyền phôi, dung hợp tế bào trần. Câu 23: Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây? A. Kì đầu. B. Kì trung gian. C. Kì cuối. D. Kì giữa. Câu 24: Để sản xuất chất kháng sinh, người ta thường sử dụng chủ yếu những nhóm vi sinh vật nào sau đây? (1) Xạ khuẩn. (2) Vi khuẩn. (3) Động vật nguyên sinh. (4) Vi nấm. A. (2), (3). B. (1), (2), (3). C. (1), (4). D. (1), (2), (4). Câu 25: Những sản phẩm sau đây là triển vọng ứng dụng của vi sinh vật trong tương lai? (1) Chế phẩm bio-EM xử lí nước thải (2) Pin nhiên liệu vi sinh (3) Nước tương (4) Công nghệ Microbiome trong sản xuất mĩ phẩm bảo vệ da (5) Sản xuất nước hoa A. (4), (5). B. (2), (3), (4). C. (2), (4). D. (1), (2), (3). Câu 26: Sinh trưởng ở vi sinh vật là A. sự gia tăng khối lượng cơ thể vi sinh vật. B. sự gia tăng về số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật. C. sự gia tăng về số lượng loài của quần thể vi sinh vật. D. sự gia tăng kích thước cơ thể vi sinh vật. Câu 27: Một loài vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu một số chất hữu cơ. Loài vi sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là A. quang dị dưỡng. B. hóa dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hóa tự dưỡng. Câu 28: Dựa trên cơ sở nào sau đây để có thể sử dụng virus làm vecto chuyển gen tạo giống cây trồng? A. Virut có khả năng chống chịu nhiệt độ cao của môi trường. Trang 3/4 - Mã đề 447
  4. B. Virut có khả năng đưa nucleic acid mang theo gen cần chuyển vào trong tế bào vật chủ (cây trồng). C. Nucleic acid của virus chứa gene có lợi cho cây trồng và có thể chuyển chúng vào cây trồng. D. Virut có khả năng điều khiển quá trình tái bản của hệ gen vật chủ (cây trồng). II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 29. (1 điểm) Trong một cuộc tranh cãi về việc điều trị bệnh AIDS: Bạn A cho rằng: - Khi người bệnh bị nhiễm bệnh cơ hội như nấm, tiêu chảy, viêm hô hấp…, bác sĩ cho người bệnh dùng nhiều loại kháng sinh khác nhau để diệt nhanh virus HIV, giúp chóng lành bệnh. Bạn B không đồng ý: - Theo tớ, người bệnh dùng nhiều loại kháng sinh khác nhau để điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, chứ không phải để tiêu diệt virus HIV. Em đồng ý với bạn nào? Giải thích vì sao? Câu 30. (1 điểm) Hãy quan sát và mô tả lại quá trình làm sữa chua hoặc làm nước mắm ở địa phương em. Ưu điểm của việc sản xuất thực phẩm đó theo phương pháp lên men? Câu 31. (1 điểm) Phân tích vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên thông qua các hoạt động sinh sản nhanh và phân giải các chất (carbohydrate, protein, lipid). ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 447
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0