HOANG MẠC HOÁ
lượt xem 58
download
Trong các nguyên nhân gây ra n n sa m c hóa, ph ạ ạ ần lớn là do tác động của con người từ khoảng 10.000 năm nay (Thế Holocen). Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khai giếng, tăng lượng thổ diêm (soil salinity) và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HOANG MẠC HOÁ
- Nguyên nhân Trong các nguyên nhân gây ra nạn sa mạc hóa, phần lớn là do tác động của con người từ khoảng 10.000 năm nay (Thế Holocen). Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khai giếng, tăng lượng thổ diêm (soil salinity) và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất. Đất sa mạc thường có biên giới rõ rệt với miền kế cận nhưng cũng có khi vùng sa mạc tiếp giáp một vùng chuyển tiếp rồi mới đến vùng đất ẩm nên miền ven sa mạc khó ấn định hơn. Vùng chuyển tiếp ở ven sa mạc này thường có hệ sinh thái mong manh. Đây cũng là nơi có nhiều tiểu khí hậu. Thí dụ như: cồn cát cao có thể che khuất gió cho một thửa đất trũng, và từ đó tạo điều kiện cho cây cỏ mọc xen vào. Đến khi có mưa thì vùng có thảo mộc sẽ có nhiệt độ mát hơn. Hệ sinh thái ở vùng ven rất dễ bị giao động bởi sinh hoạt con người như trong trường hợp chăn nuôi. Móng guốc của loài mục súc thường nện chặt các tầng đất, làm giảm lượng nước thấm xuống các mạch nước ngầm. Những lớp đất trên thì chóng khô, dễ bị gió mưa soi mòn. Con người còn gây nên nạn đốn cây lấy củi cùng động tác của các loài gia súc gặm cỏ làm hư lớp rễ thảo mộc vốn quyện lớp đất xuống. Đất vì đó dễ tơi lên, chóng bị khô và biến thành bụi. Hiện tượng này diễn ra ở những vùng ven sa mạc khi con người chuyển từ lối sống du mục sang lối sống ngụ canh. Các cồn cát sa mạc cũng có thể di chuyển góp phần vào hiện tượng sa mạc hóa. Gió là động lực chính đẩy các cồn cát. Những hạt cát có thể lăn trên mặt đất hoặc tung lên trên không rồi rơi xuống. Chính động tác tung lên sẽ làm giao động thêm, khuếch đại lượng cát bị xô đẩy. Kết quả là lũ cát khi cả một cồn cát trườn vào. Khi có gió mạnh làm bão cát thì lũ cát có thể làm cồn cát tiến lên hàng chục mét tương tự như hiện tượng tuyết truồi (avalanche). Lũ cát còn có thể xảy ra khi cát dồn lên đến đỉnh cồn sẽ trượt xuồng triền dốc bên kia, làm cồn cát tiến lên. Hạn hán có khi bị ngộ nhận là nguyên do của tiến trình sa mạc hóa. Hạn hán phải nói là góp phần trong tiến trình đó nhưng nguyên do chính là do áp lực sinh hoạt con người trên môi trường thiên nhiên. Theo địa chất học thì trước thời kỳ văn minh nhân loại, không có bằng chứng khoa học
- nào để nói rằng diện tích sa mạc đang lan rộng thêm. Chỉ sau khi con người thay đổi môi sinh ta mới thấy hiện tượng sa mạc hóa. Hạn hán là biến chuyển thường xuyên xảy ra ở những vùng khô cằn nhưng khi đã có mưa thì môi sinh bình phục nhanh chóng. Chính là nạn lạm dụng đất đai làm suy thoái chất đất như trong trường hợp chăn nuôi mục súc quá tải và nạn nhân mãn đã tăng cường tốc độ sa mạc hóa ở vùng ven sa mạc. Dân du mục khi muốn thoát vùng sa mạc khô cằn thường đưa đàn mục súc đến vùng ven để sinh sống nhưng chính động tác đó đã làm sa mạc thêm rộng lớn và họ đã vô tình mang cái khô cằn của sa mạc theo với họ. Vùng khô cằn cũng có thể canh tác được nhưng khi áp lực của con người làm hư hại lượng thảo mộc thiên nhiên thì đất khô dễ bị gió biến thành bụi. Thiếu bóng rợp, nước trong lòng đất mau bốc hơi, lưu lại chất muối làm tăng độ thổ diêm (soil salinity). Quá trình này làm đất thêm cằn cỗi, cây cỏ không mọc được và tốc độ suy thoái càng nhanh khi khí hậu trong vùng bị biến đổi với lượng mưa càng ít đi. Biện pháp Vì nguy cơ thiệt hại đến hệ sinh thái, nhiều quốc gia có biện pháp chống sa mạc hóa như Kế hoạch Hành động Bảo tồn Đa dạng Sinh thái (Biodiversity Action Plans). Các biện pháp ứng dụng thường nhắm vào giảm thiểu tốc độ sa mạc hóa và tái tạo đất màu nhưng động cơ nguyên thủy như chăn nuôi và canh tác đất quá lạm vẫn chưa khắc phục được. Các thảo mộc thuộc Họ Đậu vì có khả năng rút đạm khí từ không khí rồi châm xuống đất nên thường được trồng để cải tạo địa chất. Những biện pháp khác phải kể việc xếp đá quanh gốc cây để tụ sương và giữ độ ẩm, hay cào luống nhỏ để tích hột cây cỏ khỏi bị gió thổi và hoãn nước mưa không tháo quá nhanh. Vùng Sahel ở Phi châu áp dụng cách trồng cây xanh cản gió để giảm thiểu khả năng đất bị bốc bụi và nước bốc hơi. Với nhu cầu dùng củi làm nhiên liệu ở các nước đang phát triển khá cao, vấn đề dân chúng đốn cây để lấy củi là một động lực gia tăng nạn sa mạc hóa. Một biện pháp là phổ biến loại lò bếp dùng năng lượng mặt
- trời để nấu nướng hoặc những loại lò bếp củi có hiệu suất cao (high efficiency). Có địa phương cho đặt rào chắn cát để cản sức gió đồng thời trồng các loài thảo mộc cho đất khỏi bị soi mòn. Bụi cây xanh trồng ở chân đụn cát có khả năng ổn định vị trí của đụn và giảm lượng cát bị gió di chuyển. Việt Nam là một trong 5 quốc gia dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do bi ến đ ổi khí hậu với các lo ại hình thiên tai xảy ra sẽ ngày càng nhiều và khốc liệt, điển hình là hạn hán và sa mạc hóa. Đi ều đó đòi h ỏi c ần ph ải nhanh chóng xây dựng và thực hiện các giải pháp chiến lược, các công tác phòng chống gi ảm nhẹ thiên tai, trong đó có vi ệc xây dựng hệ thống quản lý hạn hán và sa mạc hóa ở Việt Nam. Hạn hán và sa mạc hóa là một trong những loại hình thiên tai th ường xuyên xảy ra ở n ước ta, đ ặc bi ệt là khu v ực duyên hải miền Trung và khu vực Nam Trung Bộ, mức độ gây thiệt hại chỉ đứng thứ 3 sau lũ, bão. Trong khi công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tập trung chủ yếu vào công tác phòng chống lụt bão và tìm ki ếm cứu nạn, thì các hoạt động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai khác như hạn hán và sa mạc hóa còn ở mức ứng phó thụ động. Vì vậy, việc chú trọng hơn tới công tác phòng chống và quản lý hạn hán, sa mạc hóa là rất quan tr ọng. Xu ất phát t ừ nh ững yêu cầu thực tiễn trên, các nhà khoa học Viện Địa lý thuộc Vi ện Khoa học và Công ngh ệ Vi ệt Nam đã đ ề xu ất xây dựng hệ thống quản lý hạn hán và sa mạc hóa ở Việt Nam. Hạn hán, sa mạc hóa ở Việt Nam Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ 1960 đến nay số năm bị hạn hán là 36 năm, chi ếm 75%, với mức độ hạn hán khác nhau (hạn vụ đông xuân 13 năm, vụ mùa 11 năm, vụ hè thu 12 năm). Trong khoảng thời gian 15 năm g ần đây, tình hình hạn hán nước ta xảy ra thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn, trong đó có thể thống kê những đ ợt hạn hán nặng như hạn hán xảy ra ở Bắc và Trung bộ (1993), ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (2004)… Tình hình hạn hán vẫn diễn biến rất phức tạp tại khu vực đ ồng bằng sông Hồng (2009-2010), t ổng l ượng mưa tháng 1/2010 chỉ đạt 85% lượng mưa trung bình nhiều năm, mực nước tại trạm th ủy văn Hà Nội ch ỉ đ ạt 0,10 m vào ngày 21/02/2010, nhiều hồ thuỷ điện trữ nước ở mức thấp hơn nhiều so với thiết kế như Hoà Bình 94%, Thác Bà 61%, Tuyên Quang 61%. Ðất sa mạc hóa (hay hoang mạc hoá) ở Việt Nam không tập trung thành hoang mạc rộng hàng trăm nghìn ha như một số quốc gia khác, mà phân bố trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, mi ền núi, những vùng đ ất
- trống, đất cát ven biển và đất nghèo bị suy thoái. Trên 90% di ện tích đ ất đang chịu tác đ ộng c ủa hoang m ạc hóa là các khu vực đất trống, đồi trọc bị thoái hóa mạnh, đất đá ong hóa do tình trạng phá rừng và sử dụng đất không hợp lý trong thời gian dài. Phần còn lại là các khu vực đụn cát, bãi cát di động tại các tỉnh ven biển miền trung, tập trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Tại đây đã xuất hiện những vùng sa mạc thực thụ (hoang mạc cát) nh ư: Tuy Phong, Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận); Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận). Thực trạng quản lý hạn hán, sa mạc hóa (hoang mạc hóa) Năm 1998, Việt Nam đã thông qua và tham gia vào công ước quốc tế về phòng chống sa mạc hoá và trở thành thành viên thứ 134 của tổ chức này. Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết đ ịnh thành l ập Ban đi ều ph ối qu ốc gia thực hiện công ước chống sa mạc hoá của Liên Hiệp quốc, do Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng ban. Song vấn đề quản lý hạn hán, sa mạc hóa (hoang mạc hóa) còn ch ưa đ ược c ụ th ể hóa thành các thể chế, chính sách đối với vùng sinh thái đặc thù hoang mạc hóa, đ ồng thời chưa có công c ụ m ạnh ngăn ngừa sự lan tỏa sa mạc hóa. Trong đó, một chu trình quản lý thiên tai (bao g ồm quản lý rủi ro và qu ản lý s ự c ố) mà nhiều nước đã áp dụng có hiệu quả trong việc giảm thiểu hạn hán và sa mạc hóa, ở nước ta còn chưa được sử dụng. Do đó, để quản lý hạn hán và sa mạc hóa ở Việt Nam có hiệu quả cần củng cố xây dựng hệ thống t ổ ch ức quản lý hạn hán và sa mạc hóa và thực hiện theo chu trình quản lý thiên tai. Các nhà khoa học Viện Địa lý đã tham khảo chu trình quản lý thiên tai của Hoa Kỳ và đ ề xuất đ ưa chu trình này vào ứng dụng tại Việt Nam. Chu trình quản lý thiên tai bao gồm hai giai đoạn chính là giai đoạn quản lý rủi ro và giai đoạn quản lý sự cố. Các hoạt động trong giai đoạn quản lý rủi ro đều mang tính phòng hạn và gi ảm nh ẹ tác đ ộng do h ạn hán trong khi các hoạt động trong giai đoạn quản lý sự cố mang tính ứng phó và khắc phục những tác đ ộng do h ạn hán gây ra. Chu trình quản lý thiên tai Củng cố xây dựng hệ thống tổ chức quản lý hạn hán và sa mạc Trên cơ sở nhu cầu thực tế của công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai theo tinh thần của Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, các nhà nghiên cứu Vi ện Đ ịa lý (Vi ện KH&CN Vi ệt Nam) đ ề xu ất nh ững giải pháp nhằm kiện toàn hệ thống phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, trong đó đ ặc bi ệt chú trọng công tác qu ản lý hạn hán và sa mạc hóa trong chiến lược phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu ở các cấp trung ương và địa phương. Đối với cấp trung ương, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai được nâng cấp thành Uỷ ban quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai do một Phó thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban. Giúp vi ệc cho U ỷ ban qu ốc gia là Văn phòng Uỷ ban quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai và các tiểu ban.
- Đối với cấp địa phương, tại cấp tỉnh thành lập một Ban chỉ đạo phòng chống và giảm nhẹ thiên tai duy nhất. Tại các Sở, ngành khác, theo chức năng nhiệm vụ được giao sẽ thành lập các tổ thường trực công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Ở cấp huyện và xã sẽ thành lập Ban chỉ huy phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cấp xã, phường với quy mô gọn nhẹ, do Chủ tịch Huyện và Chủ tịch xã làm trưởng Ban, ở cấp huyện sẽ do phòng Nông nghi ệp hoặc phòng kinh tế đảm nhiệm, tại cấp xã có cán bộ chuyên trách theo dõi. Dưới đây là cơ cấu tổ chức của Tiểu ban phòng chống hạn hán và sa mạc hóa. Mặc dù công tác chỉ đạo, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cũng còn nhiều điểm cần được điều chỉnh, và chú trọng hơn, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Vì vậy, các đề xuất của các nhà khoa học Viện Địa lý có thể được coi là đóng góp tích cực nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam nói chung, và công tác quản lý hạn hán và sa mạc hóa quốc gia nói riêng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sa mạc hóa - Nguyễn Trường Ngân
15 p | 333 | 99
-
Nước cường toan
4 p | 966 | 86
-
Hoang mạc hoá là gì?
5 p | 237 | 44
-
Thực vật chuyển gen
40 p | 163 | 26
-
Quang xúc tác phân ly nước: thành tựu và thách thức tương lai
18 p | 153 | 23
-
Quang xúc tác phân ly nước: thành tựu và thách thức tương lai
3 p | 146 | 20
-
Nghiên cứu các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu để bảo vệ và phòng, chống hoang mạc hoá, phòng hạn, phòng chống suy thoái tài nguyên nước ở Ninh Thuận và Bình Thuận
6 p | 109 | 11
-
Uống cây chó đẻ
7 p | 128 | 8
-
Bản lề của 3 châu Á-Phi-Âu 2
5 p | 86 | 7
-
Hạn hán, hoang mạc hóa lãnh thổ Tây Nguyên với kịch bản biến đổi khí hậu
8 p | 54 | 6
-
Thoái hóa đất và quá trình hoang mạc hóa ở vùng Nam Trung Bộ
8 p | 68 | 6
-
Áp dụng chỉ số thực vật (NDVI) của ảnh landsat đánh giá hoang mạc hóa tỉnh Bình Thuận
7 p | 134 | 5
-
Nghiên cứu dự báo hoang mạc hóa tỉnh Ninh Thuận
14 p | 30 | 4
-
Hạn hán, hoang mạc hóa lãnh thổ Tây Nguyên gắn với kịch bản biến đổi khí hậu
8 p | 56 | 3
-
Đánh giá thực trạng và giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
8 p | 54 | 2
-
Đề xuất quy hoạch vùng trồng nho đến năm 2030 ở tỉnh Bình Thuận trên cơ sở tích hợp GIS và AHP
5 p | 15 | 1
-
Ứng dụng phương pháp chỉ số WQI và phương pháp GIS đánh giá chất lượng nước dưới đất tầng chứa nước Holocen và Pleistocen vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận
16 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn