intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống cá Dĩa

Chia sẻ: Rhea75 Rhea75 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

147
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống cá dĩa', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống cá Dĩa

  1. Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống cá Dĩa
  2. Hiện nay, phong trào nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần để thưởng ngoạn sau những giờ lao động mà còn mang lại rất nhiều lợi nhuận nhờ vào việc kinh doanh. Hàng năm, nuớc ta xuất khẩu rất nhiều loại cá cảnh ra nước ngoài để tiêu thụ, trong đó có loài cá dĩa. Theo thống kê chưa chính thức, loại cá dĩa này chiếm một tỷ trọng xuất khẩu đáng quan tâm. I. Quy trình sản xuất cá dĩa - Thường trong bầy cá, chúng ta tuyển chọn mỗi hồ có 5 đến 10 con cùng màu sắc, chủng loại. Mỗi loại cá dĩa chọn từ 20 đến 30 con (có lớn, có nhỏ lẩn lộn) nuôi trong hồ lớn. Nếu nuôi trong hồ nhỏ thì mật độ cá nuôi phải ít hơn. - Chăm sóc và cho ăn đầy đủ bằng trùng chỉ, lăng quăng, tim, thịt bò xay hoặc cắt nhỏ. – Sau khoảng 12 tháng nuôi (cở cá 10 đến 12 cm) cá sẽ có hiện tượng tự chọn cặp ta tiến hành chọn cá bố mẹ (khoảng 15 đến 20 con). Biểu hiện cá bắt cặp: Mắt đỏ màu sắc đẹp, rùng mình, từng cặp sẽ tách ra riêng góc (tách bầy hay canh giữ giá thể), từng cặp cá sẽ tự mổ ổ,làm sạch mặt kiếng, giá thể gạch, bề mặt lá thủy sinh… - Dùng vợt vớt từng cặp ra riêng, cho vào bể nuôi riêng (cho sinh sản). - Cho giá thể vào hồ để cá làm tổ. Oxy trong nước phai đựơc cung cấp đầy
  3. đủ, thay nước hàng ngày, cho ăn thức ăn tinh, trùng chỉ. So với 1 số loài cá khác cá dĩa tương đối khó nuôi , cá hay tỏ ra nhút nhát khi nghe thấy tiếng động, thấy bóng người hay vật gì đó 1 cách đột ngột sẽ làm cá trốn đi. Vì thế nên cần chú ý nhiều đến vấn đề này khi chọn vị trí đặt bể cho cá sinh sản. Cách tốt nhất là nên đặt cá nơi yên tĩnh, ít người qua lại, lui tới. - Nếu nuôi 1 cập cá bố mẹ cỡ 14-15 cm có thể dùng bể có kích thước 45x45x45cm hay 50x50x50 , nhưng tốt hơn là nên dùng bể 60x45x45 cm hay 90x45x45 cm ( bể cá sinh sản). - Mỗi ngày cần chiếu sáng từ 5-6 tiếng , cá sẽ có màu sắc tốt và sinh trưởng tốt hơn . - Nước dùng để nuôi cá phải có chất lượng tốt , nếu ko đạt độ ph ha nhiệt độ thì ta phải đều chỉnh .Hàng ngày nên thay nước từ 1/4-1/3 bể ,và bồ sung vào đó lượng nước mới bằng lượng nước được thay ra .Nước mới được thay vào phải có nhiệt độ và độ ph bằng vối nước cũ , nếu ta dùng nước mày thì ta phải phơi cho nước bay hết clo và chỉnh ph vì nước máy là nước trung tính hoặc hơi kiềm . - Nhiệt độ trong bể cần thích ứng với tập tính của cá dĩa. Nên trang bị hitter điều hòa nhiệt độ cho bể cá khi thời tiết lạnh (nhiệt độ nước dưới 25oC ) và bể luôn luôn có sục khí đảm bảo đủ Oxy cho cá,…. - Nuôi cá dĩa dưới 10 tháng tuổi ở nhiệt độ 28-31oC kích thích sự tăng trưởng của cá mà còn giúp môi trướng cá sống ít mang mầm bệnh . - NHiệt độ tốt nhất cho cá sinh sản 28-30 oC, Ph=5,5-6,5. - Một số loại giá thể cho cá sinh sản: gạch ống, gạch mem, giá thể trụ, giá thể chữ nhật, giá thể tam giác ,….nếu không có giá thể thì bắt buộc cập cá sẽ đẻ trên ”thành bể”.- Sau khi đẻ xong cá bố mẹ làm nhiệm vụ bảo vệ trứng và luân phiên quạt cung cấp oxy cho trứng.
  4. - Trứng thụ tinh và nở sau 55-60 giờ. Khi cá bố mẹ đang giữ trứng tránh làm cá giật mình vì khi cá bố mẹ giữ trứng cá sẽ ăn ổ trứng hay ko giữ làm trứng hư khi bị giật mình.Vì vậy người ta thường dùng giấy báo hay vải che bợt 1 phầan nào đó của hồ hay che bớt anh sáng chiếu vào hồ , trong thời gian cá đẻ ko dúng máy lọc mà chỉ cho máy oxy chạy nhẹ. - Ta có thể tẩm bổ cho cá thức ăn theo công thức ta chế biết nhưng mình thấy tảo spirulina rất tốt cho cá đấy , với thức ăn có thịt bò ( tim bò ) + tảo ta nên chia ra cho ăn 3 lần nhưng việc quan trọng là vấn đề nước cho cá , với thức ăn này ta cần thường xuyên giặt bộ lọc và thay nước . II. Cá dĩa sinh sản – Cá đực: hình dáng to, đầu hơi gù, vây bụng xệ, dưới bụng vùng giáp vây lõm vào trông rất rõ, hoạt động hung hăng hơn cá cái. - Cá cái: thường nhỏ hơn cá đực, gai sinh dục lồi ra ngắn (3mm) , chia 2 thùy nhọn và hơi cong về phía sau. - Giai đoạn bắt cặp xảy ra trong vòng 7-10 nàgy. cặp cá sẽ tự tách ra một góc bể, dùng miệng làm sạch nơi sẽ sinh đẻ. Đôi cá này thường kề sát miệng, quẫy mạnh đuôi, đuổi bắt nhau, xua đuổi những con khác lại gần chúng. - Tiếp đó chúng bơi sóng đôi, quấn quít bên nhau. Trước khi đẻ một vài ngày, cá có hiện tượng rùng mình, rung toàn thân, xếp vây lại, đôi lúc đứng yên tại chỗ, ít bắt mồi. – Khi sinh, cá chúc đầu xuống 45 độ. Lúc này gai sinh dục lộ rõ, màu sắc rực rỡ hẳn lên. Cá cái đẻ trứng theo chiều dọc giá thể, từ dưới lên. Cá đực cũng theo lộ trình đó tiết tinh để thụ tinh cho trứng.
  5. - Số trứng thường 70-80 đến 150, có khi hơn. - Trứng đựơc thụ tinh có màu trong suốt, trứng không thụ tinh thì vẩn đục sau 2 ngày. – Sau 24 giờ, trứng thụ tinh chuyển sang màu trắng xám. Ở 30o C trứng nở trong vòng 55-57 giờ. Trong lúc này cá bố và cá mẹ thay phiên nhau quạt nước cho trứng để có đủ độ thoáng khí. Tỉ lệ trứng nở: 60-90%. - Nên cho cá đẻ nơi yên tĩnh (quây, che bể cá lại). - Chuẩn bị cho cá đẻ, nước phải có độ Ph từ 5,5 – 6,2, độ cứng 4 – 6 dH (nước mềm), nhiệt độ khoảng 26 – 28o C. - Cá tiếp tục rùng mình, cặp ổ và khi điều kiện chín mùi sẽ đẻ trứng. Cá cái lướt trên mặt phẳng giá thể đẻ và trứng sẽ được dính vào mặt phẳng giá thể thẳng hàng. Cá đực đi theo phủ tinh lên trứng, tiếp tục đến khi cá cái không còn đẻ. trứng tốt sẽ tập trung thành cụm 2 x 4 cm. - Cá đực và cá cái dùng vây ngực quạt trứng và dùng miệng loại trứng trắng. Trứng thụ tinh sẽ đen dần và nở sau 2 ngày rưởi. - Cá nuôi con tốt sẽ chuyển con sang vị trí khác, để tránh trứng hư bị phân hủy làm cá con thiếu oxy. - Sau 60 giờ khoảng 2,5 đến 3 ngày cá sẽ bung ra bơi lội. – Cá mới nở bám mình mẹ và hút chất nhớt, dinh dưỡng từ bố me để sống đến ngày thứ 10. Sau khi nở cho ăn dặm bo bo non, trùng chỉ. - Tách cá con và nuôi riêng sau 12 – 18 ngày (tính từ ngày cá nở). III. Chăm sóc cá con
  6. 1. Tổng quan – Trứơc khi tách cá con ra, chúng ta phải chuẩn bị nước trước 2 –3 ngày. Cần chú ý: + Nhiệt độ : bằng nhiệt độ cho cá đẻ hoặc cao hơn 1 – 2 độ C. Tốt nhất là từ 28 – 30 độ C. + Ph : 6,5 – 7. + Dh : 8 – 10. + Muối ăn 1 gram/lít. + Mực nước 30 cm. - Dùng vợt vớt cá cho vào thau, chuyển qua hồ nuôi cá con đã chuẩn bị như nêu trên.- Cho cá con vào hồ và sục khí vừa phải, trong ngày đầu tiên không cho ăn. Từ ngày thứ 2 cho ăn trùng chỉ, ngày 2 đến 3 lần. Cho cá ăn đến 18 giờ nếu trời ấm hoặc 14 giờ nếu trời lạnh, ngưng cho ăn trùng chỉ. - Thay nước, ta dùng xiphông rút 0,05 cm, châm vào 0,01 cm. Trong vòng 1 tuần, chúng ta sẽ nâng nước lên gần 40 cm. Cá con được 15 ngày ở hồ, ta bắt đấu cho chạy máy lọc từ 10 giờ sáng đến giờ thay nước chiều.
  7. - Vào tối khoảng 19 giờ sẽ dùng tiếp sưởi để điều chỉnh nhiệt độ khoảng 28 – 300C. Cá nuôi được 4 tuần sẽ đạt 1,5- 2 cm. Mật độ nuôi từ 150 –200 con trong vòng tháng thứ nhất.- Cá bột dưới 4 ngày tuổi (tính từ khi tách bầy – dưới 1 inch – 2,5cm): Ta sẽ cho cá ăn trứng tôm mặn hoặc nuôi chúng thành tôm con trong vòng 24 giờ ấp. - Khi cá con được trên 4 ngày tuổi, ta sẽ dùng nước sạch, cho tôm đã nở vào 1 ống tiêm nhỏ và từ từ bơm chúng vào bồn, bên trên cá dĩa lớn đang chăm con bên hông nó. Cá con liền hăng hái xem những con tôm mặn này là thức ăn và từ từ tách khỏi lớp da đầy nhớt của ba mẹ chúng. - Nếu quan sát tốt, ta có thể thấy cả con tôm trong bụng cá con sau khi chúng đã ăn xong. – Khi cá con đã chấp nhận loại thức ăn này, ta chuyển chúng vào bồn khác dung tích 30-40 gallons (110-150 lít) rồi tiếp tục cho cá con ăn tôm 6 cử mỗi ngày cho đếm lúc chúng được 21 ngày tuổi. - Khi cá con đã được chuyển sang bồn riêng, ta sẽ nâng PH của nước lên 7,2-7,5 và duy trì mức này. - Cần lưu ý phải thay nước khi chăm sóc trứng tôm. Sau khi cá con ăn xong, điều quan trọng nhất là phải rút hết tôm thừa ra dưới đáy ra khỏi bồn. Nếu không tôm sẽ phát triển nhanh và làm đục nước. Tốt nhất ta nên thay 1 lượng nước nhỏ nhiều lần, nếu không có nhiều thì gian có thể thay 1 ngày 70% nước.
  8. - Cá bột 4 tuần tuổi đến tiền trưởng thành (2.5 – 8 cm): Cá dĩa trên 4 tuần tuổi nên cho ăn 4-5 cử 1 ngày. Lúc này ta không cho ăn tôm mặn nữa mà chuyển sang các loại thức ăn khác như: hỗn hợp tim bò trộn tôm, các loại trùng và thức ăn viên và nên cho cá ăn luân phiên các loại này trong cùng 1 ngày. - Ưu điểm của thức ăn đóng gói sẵn như thúc ăn viên là nó luôn có sẵn và là loại thức ăn tròn hoàn chỉnh với đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng. Xem trên bao bì để nắm được nguyên liệu.Đồng thời nhiều loại thức ăn khác nhau có hàm lượng đạm cao có thể dùng cho việc chăm cá của bạn. Đừng quên công việc thay nước thường xuyên. Mức tối thiểu khi thay là 50% mỗi ngày. - Cá dĩa trưởng thành 8 tháng tuổi ( trên 15 cm): Cá cỡ này nên cho ăn 3 cử 1 ngày. Tốt nhát là dùng các loại thức ăn đã đề cập trên để chăm cá cỡ này và thay nước, có thể lượng thay ít hơn. 2. Về nước Khoảng pH mà cá dĩa sống được là tứ 4 đến 7. Cá nhân tôi không khuyến khích việc nuôi cá ngoài giới hạn này. Khi mua bán cá dĩa, tôi sẽ đảm bảo với khách hàng rằng độ pH mà chúng tôi dùng càng chặt chẽ càng tốt để cá dễ thích nghi hơn. Và tốt nhất nên nuôi chúng trong nước có độ pH xung quanh mức 6. 3. Về độ cứng Đối với cá dĩa nhỏ, từ giai đoạn cá bột đến 6 tháng tuổi, nước cứng trung bình (200 p.p.m GH) sẽ rất thích hợp. Cá con thì cần 1 lượng chất khoáng đầy đủ để chúng phát triển cấu trúc xương được tốt. Nước mềm chỉ có thể
  9. dùng một khi cá của bạn đã lớn. Theo ý tôi, cách tốt nhất để tạo nước mềm là thêm nước RO vào. Lưu ý rằng nếu bạn muốn đầu tư vào hệ thống RO, hãy mua dụng cụ đo pH điện tử dùng kèm. Giá trị pH sẽ dao động tự nhiên khi sử dụng loại nước này và bạn cũng cần có sự chuẩn bị để điều chỉnh nó thích hợp. 4. Về nhiệt độ Giới hạn về nhiệt độ là đặc điểm yếu nhất của cá dĩa. Nước dùng để thay phải có cùng nhiệt độ, đặc biệt là đối với cá con. Khoảng nhiệt tốt cho cá bột và cá con là 29-30oC. Cá lớn thì sức chịu tốt hơn, có thể thấp hơn khoảng 27-29oC. Bạn hãy mua thêm cây sưởi hiệu quả để ổn định nhiệt độ. Khoảng nhiệt cá sống được là 27-35oC. 5. Về than bùn Trong thới gian ấp trứng, mỗi giọt nước của chúng tồi đều được lọc qua than bùn. Tại đây, pH tôi có được rất cao, do đó việc sử dụng than bùn là để giảm nó xuống. Ngoài ra, than bùn còn bổ sung Tanin tự nhiên( chất tiết từ vỏ cây) cho nước. Axit Tanin còn có tác dụng khử trùng. Sử dụng loai than này trong bồn cá dĩa là cần thiết. Khi dùng chúng với lọc, bạn nên thay than định kỳ sau 7-10 ngày. Lọc Bạn không cần phải có 1 hệ thống lọc quá phức tạp và mắc tiền. Lọc xốp hoạt động hiệu quả, dễ tạo luống nước mà lại không mất thẩm mỹ khi dùng trong bồn. Tôi lưu ý các bạn sử dụng lọc có khả năng chứa các vật dùng kèm bạn ưa thích như là miếng xốp, than bùn, sỏi lọc. Việc bảo trì máy lọc cũng quan trọng như việc bạn chọn mua nó. Đừng để hệ thống lọc của bạn hoạt động nhiều tháng liền mà ban chẳng ngó ngàng gì tới. Lọc đáy thì tuyệt
  10. nhưng cũng cần chú ý. Nên nhớ rằng cá dĩa sẽ có được nguồn thức ăn lớn từ lọc này. 6. Chế độ thay nước Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào về hóc mon tăng trưởng trong chuyện này nhưng việc thay nước sẽ giúp cá dĩa phát triển. Mức độ thường xuyên trong việc thay cùng với lượng thay phụ thuộc vào số cá bạn nuôi trong hồ. - Ví dụ: Một bể 208 lít nuôi 10 con cá dĩa 8 cm thì thay 30-40% nước cách ngày.Cũng 1 bể 208 lít nuôi 5 con cá 8 cm thì thay 30% nước 2 ngày 1 lần. Đó là điều nên làm để cá phát triển đạt độ cực đại. - Cần chuẩn bị nước để thay và trữ nó trong 24 giờ. Vật chứa nước trữ phải thích hợp với 1 cây sưởi, sủi oxi và sự tuần hoàn của không khí. Dùng các sản phẩm giảm pH bạn có sẵn và kiểm tra lại trong 24 giờ sau. Dùng phương pháp này sẽ đỡ phải sử dụng đến chế phẩm khử Clo. Nên dùng thêm 1 bọc than bùn khi trữ nước. IV. Chăm sóc cá sau 4 tuần tuổi – Cá nuôi đạt 3 – 4 cm, chúng ta sẽ mang qua hồ khác, mật độ thả thưa hơn (thường sang qua hai hồ cùng kích cở nhau). Tương tự, khi cá lên 6 – 8 cm, một hồ chỉ nuôi khoảng chừng 50 – 70 con. - Chế độ thay nước ngày 1 – 2 lần (sáng từ 8 – 9 giờ, chiều khoảng 16 – 17 giờ). Có thể thay từ 25% – 90% tùy chất lượng nguồn nước.
  11. - Thức ăn chủ yếu là trùng chỉ, tim bò xay, lăng quăng. - Cá nuôi phải linh hoạt, thấy bóng dáng người mà bơi ra đòi ăn là cá khỏe. * Một số công thức thức ăn cho cá 4 tuần: - Phương pháp 1: 1000 gram tim bò + 250 gram lá rau cải + 100 gram trứng tôm + 100 gram trùn đỏ và 5 mg Vitamin tổng hợp + 50 gram tỏi . - Phương pháp 2 : 1000 gram tim bò + 100 gram thịt cá ,thịt bò ,gan bò + 600 gram thịt tôm + 80 gram rau ,cải cà rốt + 40 gram men và 5 mg Vitamin tổng hợp + 50 gram tỏi. - Phương pháp 3 : 1000 gram tim bò + 3 lòng đỏ trứng gà + 200 gram rau cải + 40 gram ớt bột + 2 muỗng canh nước cà rốt và hai viên Omega 9 + 50 gram tỏi . - Phương pháp 4 : 1000 gram tim bò + 200 gram rau cần tây ,cải + 2 muỗng canh nước cà rốt + 80 gram ớt bột + 150 gram tôm ,cá + 50 gram tỏi . - Phương pháp 5 : 1000 gram tim bò + 200 gram gan bò + 400 gram thịt tôm + 180 gram bột yến mạch ,mầm lúa mì và 5 mg Vitamin tổng hợp + 50 gram tỏi . -Phương pháp 6 : 1000 gram tim bò + 500 gram thịt tôm + 500 gram thịt mực + 200 gram rau cải + 100 gram bột yến mạch ,mầm lúa mì + 50 gram tỏi . -Phương pháp 7 :Tim bò + Tảo xoắn (Spirulina) + ấu trùng artemia , tỷ lệ tảo va ấu trùng từ 5-10% trọng lựơng tim bò.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0