YOMEDIA
ADSENSE
Kế hoạch số 62/KH-MNAB
132
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Kế hoạch số 62/KH-MNAB với việc thực hiện Chuyên đề Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong trường mầm non. Căn cứ Quyết định số 2489/QĐ-UBND ngày 02/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Phê duyệt Đề án Phát triển nghệ thuật Chèo trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”;
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế hoạch số 62/KH-MNAB
- UBND HUYỆN KIẾN XƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN AN BỒI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 62/KH-MNAB Kiến Xương, ngày 18 tháng 10 năm 2023 KẾ HOẠCH Thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong trường mầm non” Căn cứ Quyết định số 2489/QĐ-UBND ngày 02/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Phê duyệt Đề án Phát triển nghệ thuật Chèo trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”; Căn cứ Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 06/3/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Kiến Xương về phát triển nghệ thuật Chèo trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn huyện Kiến Xương giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Căn cứ hoạch số 387/KH-PGD ngày 13/9/2023 của phòng giáo dục và Đào tạo huyện Kiến Xương chỉ đạo Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong cơ sở giáo dục mầm non” Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch tổ chức chuyên đề trọng tâm năm học 2023-2024 của trường Mầm non An Bồi. Căn cứ điều kiện thực tế đơn vị, trường mầm non An Bồi xây dựng kế hoạch Thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong trường mầm non” cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Tiếp tục giữ gìn, khơi dậy và phát triển nghệ thuật chèo truyền thống của dân tộc với hy vọng góp phần vào việc gìn giữ một loại hình nghệ thuật truyền thống của cha ông. Nhằm duy trì việc đưa nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào trường mầm non phù hợp với bản sắc của địa phương, đem đến cho trẻ mầm non nhiều ấn tượng về tình yêu quê hương Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và văn hóa nghệ thuật hát chèo của quê hương Thái Bình nói riêng. Giúp cho trẻ có một môi trường học tập thân thiện và tâm hồn trong sáng qua các làn điệu chèo của quê hương. Đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục mầm non, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ mầm non về nghệ thuật Chèo truyền thống, từ đó lan tỏa, gìn giữ và phát triển nghệ thuật Chèo trong nhà trường qua đó góp phần giáo dục truyền thống văn hóa cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ em trong nhà trường. - Tuyên truyền, giới thiệu nghệ thuật Chèo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em và phụ huynh để biết, hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa nghệ thuật Chèo; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhà trường trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Chèo quê hương. 2. Yêu cầu - Nhà trường xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của đơn vị, phù hợp với lứa tuổi, gần gũi với trẻ. - Giáo viên được cử chọn thực hiện chuyên đề chuẩn bị chu đáo nội dung trước khi thực hiện chuyên đề cấp huyện. - Tổ chức chuyên đề lựa chọn nội dung phù hợp với lứa tuổi trẻ mầm non. - Kết thúc chuyên đề giáo viên tích cực chủ động, sáng tạo lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với nghệ thuật Chèo. II. THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC STT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ 1 Nguyễn Thị Quyên Hiệu trưởng Trưởng ban tổ chức 2 Nguyễn Thị Thảo PHT Thành viên 3 Nguyễn Thị Xuân T.Trưởng MG Thành viên 4 Nguyễn Thị Trang T.Phó tổ MG Thành viên
- 5 Trần Thị Cúc CTCĐ Thành viên 6 Nguyễn Thị Thúy Kế toán Thành viên III. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, THÀNH PHẦN THAM DỰ, NỘI DUNG THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ. 1. Địa điểm: Tại trường Mầm non An Bồi 2. Đối tượng: Trẻ 3,4, 5 tuổi 3. Thời gian: 1/2 ngày tuần 3 tháng 11/2023 tổ chức chuyên đề. Tuần 3/10 triển khai chuyên đề Tuần 1/11 dự và rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn chỉnh chuyên đề Tuần 2/11 Trình xin ý kiến chuyên môn Phòng giáo dục duyệt tổ chức chuyên đề Tuần 3/11 tổ chức chuyên đề 4. Khách mời: - Lãnh đạo, chuyên viên, nghiệp vụ phụ trách cấp học mầm non Phòng giáo dục Kiến Xương. - Lãnh đạo địa phương, đại diện ban ngành đoàn thể - Đại diện phụ huynh học sinh trường Mầm non An Bồi 5. Trang thiết bị, khánh tiết cho chuyên đề. a, Thiết bị phục vụ cho giảng dạy - Ti vi Màn hình rộng, âm thanh, đồ dùng phục vụ cho cô và trẻ. b, Đồ dùng, đạo cụ phục vụ cho kịch - Âm thanh, ánh sáng Trang phục các cháu , đồ dùng , đạo cụ, nhạc, cảnh sân khấu c. Màn đồng diễn - Quạt, chỗ đồng diễn, đội hình, nhạc, trang phục (50 cháu) 6. Nội dung chuyên đề : a. Chương trình văn nghệ : + Hát chèo theo điệu chức cẩm hồi văn “ Tiếng hát từ mái trường Mầm non” Giáo viên, học sinh thể hiện + Độc tấu chèo “ Hội cha mẹ học sinh”
- + Hát chèo điệu Luyện năm cung “ Bài hát “Em là cô giáo mầm non” GV trình bày. + Màn đồng diễn múa chèo “ Thái Bình quê lúa “ các cháu 4-5 tuổi” + Kịch : Trích đoạn chèo “ Tấm cám” các cháu 5 tuổi + Hoạt động GDAN: 5 tuổi IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Đối với nhà trường. - Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chuyên đề điểm “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong trường mầm non”. Tổ chức thực hiện dưới hình thức lồng ghép trong các hoạt động giáo dục trẻ. - Phối hợp với Câu lạc bộ chèo xã Thanh Tân tham gia chuyên đề. - Lựa chọn đội ngũ cán bộ, giáo viên có năng khiếu chèo tham gia thực hiện chuyên đề. - Xây dựng mô hình lớp điểm Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống”. - Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng tăng cường các điều kiện, âm thanh, ánh sáng, ti vi kết nối internet. - Làm tốt công tác tuyên truyền Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong trường mầm non” đến gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như: Pano áp pích, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, hoặc trao đổi trực tiếp với gia đình trẻ trong giờ đón, trả trẻ, họp ban đại diện cha mẹ trẻ của nhà trường, họp phụ huynh các nhóm, lớp, qua các trang mạng xã hội như zalo, facebook, website, fanpage của trường, lớp; tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp với đoàn thể, chính quyền địa phương về các hoạt động cho trẻ làm quen với nghệ thuật Chèo. - Tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, phụ huynh học sinh, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ nhà trường thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong nhà trường ” - Báo cáo Phòng giáo dục công tác tổ chức chuyên đề. 2. Đối với giáo viên. - Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống" . - Nghiên cứu tài liệu, học liệu, các làn điệu Chèo phổ biến lựa nội dung phù hợp với học sinh, khuyến khích giáo viên sáng tác bài hát chèo mang tính giáo dục mầm non.
- - Xây dựng kho học liệu số; âm thanh, nhạc, video múa, bài hát, trích đoạn kịch cổ tích để sử dụng chung trong nhà trường. -Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động học. -Tổ chức lồng ghép nghệ thuật Chèo trong hoạt động giáo dục âm nhạc. Đa dạng các hình thức tổ chức, tăng cường các hoạt động thực hành, trải nghiệm, sân khấu hóa, các sân chơi bổ ích… Ứng dụng công nghệ tiên tiến để đổi mới các hình thức phương pháp cho trẻ Làm quen với nghệ thuật chèo. -Làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh học sinh nâng cao hiểu biết về nghệ thuật chèo truyền thống một nét đẹp của quê hương, nét văn hóa tinh hoa của dân tộc. V. KINH PHÍ: Kinh phí chuyên đề lấy từ kinh phí hoạt động chuyên môn. Trên đây là Kế hoạch thực hiện chuyên đề: “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong trường mầm non”. Kính trình xin ý kiến chỉ đạo và phê duyệt của Phòng GD&ĐT để nhà trường thực hiện chuyên đề đạt kết quả . Nhà trường trân trọng cảm ơn! Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Phòng GD&ĐT (để báo cáo); -UBND xã TT( để bc) - CBGV-NV (thực hiện); - Lưu VP. Nguyễn Thị Nhẫn
- UBND HUYỆN KIẾN XƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN THANH TÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 62/KH-MNTT Kiến Xương, ngày 20 tháng 10 năm 2023 KẾ HOẠCH Thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong trường mầm non” Căn cứ Quyết định số 2489/QĐ-UBND ngày 02/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Phê duyệt Đề án Phát triển nghệ thuật Chèo trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”; Căn cứ Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 06/3/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Kiến Xương về phát triển nghệ thuật Chèo trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn huyện Kiến Xương giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Căn cứ hoạch số 387/KH-PGD ngày 13/9/2023 của phòng giáo dục và Đào tạo huyện Kiến Xương chỉ đạo Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong cơ sở giáo dục mầm non” Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023-2024 của trường Mầm non Thanh Tân. Căn cứ điều kiện thực tế đơn vị, trường mầm non Thânh Tân xây dựng kế hoạch Thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong trường mầm non” cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Tiếp tục giữ gìn giữ, khơi dậy và phát triển nghệ thuật chèo truyền thống của dân tộc với hy vọng góp phần vào việc gìn giữ một loại hình nghệ thuật truyền thống của cha ông. Nhằm duy trì việc đưa nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào trường mầm non phù hợp với bản sắc của địa phương, đem đến cho trẻ mầm non nhiều ấn tượng
- về tình yêu quê hương Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và văn hóa nghệ thuật hát chèo của quê hương Thái Bình nói riêng. Giúp cho trẻ có một môi trường học tập thân thiện và tâm hồn trong sáng qua các làn điệu chèo của quê hương. Đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục mầm non, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nâng cao nhận thức, hiểu biết cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ mầm non về nghệ thuật Chèo truyền thống, từ đó lan tỏa, gìn giữ và phát triển nghệ thuật Chèo trong nhà trường qua đó góp phần giáo dục truyền thống văn hóa cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ em trong nhà trường. - Tuyên truyền, giới thiệu nghệ thuật Chèo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em và phụ huynh để biết, hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa nghệ thuật Chèo; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhà trường trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Chèo quê hương. 2. Yêu cầu Nhà trường xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của đơn vị. - Giáo viên được cử chọn thực hiện chuyên đề chuẩn bị chu đáo nội dung trước khi thực hiện chuyên đề cấp huyện. - Tổ chức chuyên đề lựa chọn nội dung phù hợp với lứa tuổi trẻ mầm non. - Kết thúc chuyên đề giáo viên tích cực chủ động, sáng tạo lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với nghệ thuật Chèo. II. THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC STT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ 1 Nguyễn Thị Nhẫn Hiệu trưởng Trưởng ban tổ chức 2 Trần Thị Thu Trang PHT Phó ban 3 Đinh Thị Nguyệt PHT Ủy viên
- 4 Trần Thị Liễu T.Trưởng MG Ủy viên 5 Nguyễn Thị H Thủy T.PhóMG Ủy viên 6 Trần Thị Kim Nhung CTCĐ Ủy viên 7 Trần Thị Nhuần KT Ủy viên 8 Bùi Thị Loan HTHPH Ủy viên III. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, THÀNH PHẦN THAM DỰ, CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ. 1. Địa điểm: Tại trường Mầm non Thanh Tân 2. Thời gian: 1/2 ngày vào thứ 7 ngày 25/11/2023. 3. Công tác chuẩn bị. - Chiều thứ hai, ngày 20/10/2023: BGH tổ chức họp triển khai kế hoạch chuyên đề . - Ngày thứ năm (26/10/2023): PHT phụ trách chuyên môn giáo viên được phân công duyệt giáo án 1 hoạt động GDAN, nội dung chương trình ; - Ban tổ chức dự giờ tư vấn, bổ xung đóng góp ý kiến hoàn thiện. 4. Thành phần tham dự chuyên đề: BGH, giáo viên cốt cán cụm Bắc . 5. Trang thiết bị, khánh tiết cho chuyên đề. a, Thiết bị phục vụ cho giảng dạy - Màn hình rộng, âm thanh, ánh sáng, đồ dùng phục vụ cho cô và trẻ. b, Đồ dùng, đạo cụ phục vụ cho kịch - Trang phục, các cháu , đồ dùng , đạo cụ, nhạc, cảnh sân khấu c. Màn đồng diễn - Quạt, chỗ đồng diễn, đội hình, nhạc 6.Nội dung :
- Chuyên đề: “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong trường mầm non” Thời gian Nội dung thực hiện Người thực hiện 7h20’→7h30’ Đón tiếp đại biểu BGH cụm Bắc Ổn định tổ chức, giới 7h30’→7h35’ Đ/c Đinh Thị Nguyệt thiệu đại biểu 7h35’→7h40’ Khai mạc Đ/c Nguyễn Thị Nhẫn 7h40’→8h00’ Văn nghệ GV và học sinh 5 tuổi 8h00’ →8h10’ Đồng diễn múa chèo GV- HS 5tuổi 8h10’ →8h20’ Trích đoạn chèo Học sinh 5 tuổi 8h20’ →8h40’ Hoạt động GDAN GV và HS 4 tuổi. Thảo luận – Tập hợp ý 8h40’ →9h00’ Đ/c Trần Thị Thu Trang kiến sau chuyên đề Lãnh đạo và Chuyên 9h00’ →9h30’ Ý kiến phát biểu của LĐ viên Phòng GD& ĐT. 9h30’ →10h’ Bế mạc Đ/c Đinh Thị Nguyệt IV. KINH PHÍ: Kinh phí chuyên đề lấy từ kinh phí hoạt động chuyên môn. Trên đây là Kế hoạch thực hiện chuyên đề: “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong trường mầm non””, Kính trình xin ý kiến chỉ đạo và phê duyệt của Phòng GD&ĐT để cụm thực hiện chuyên đề đạt kết quả.Trân trọng cảm ơn! Nơi nhận: CỤM TRƯỞNG - Phòng GD&ĐT (để báo cáo); - CBGV-NV (thực hiện); - Lưu VP. Nguyễn Thị Nhẫn
- II. NỘI DUNG 1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non triển khai nội dung Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống" lồng ghép trong các hoạt động giáo dục trẻ. 2. Tập huấn, hướng dẫn cơ sở giáo dục mầm non thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống" trên địa bàn huyện. 3. Lựa chọn các trường điểm thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống" theo hướng phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương, nhân rộng ra toàn huyện. 4. Tổ chức kiểm tra, giám sát, hỗ trợ trong việc thực hiện nội dung Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống". * Nội dung cụ thể: - Lựa chọn nội dung thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống": + Nội dung giáo dục đưa vào các hoạt động từ dễ đến khó, phù hợp với đặc điểm, mức độ nhận thức của từng độ tuổi, không gây quá tải nội dung và trùng lặp. + Nội dung tích hợp trong các hoạt động phải gần gũi, không xa lạ với trẻ, gắn với thực tế của địa phương, tích hợp trong toàn bộ hoạt động, trong một phần của hoạt động hoặc ở phần liên hệ thực tế. + Chú trọng lồng ghép nghệ thuật Chèo trong hoạt động giáo dục âm nhạc. Đa dạng các hình thức tổ chức, tăng cường các hoạt động thực hành, trải nghiệm, sân khấu hóa, các sân chơi bổ ích…Khuyến khích cán bộ, giáo viên sáng tác các làn điệu chèo có nội dung mang tính giáo dục, nhằm tăng cường tương tác bổ ích về nghệ thuật Chèo cho trẻ. Khuyến khích tổ chức cho trẻ em thực hiện các hoạt động nghe hát (Cô hát - trò nghe; nghe qua băng đĩa, video,...) và các hoạt động vận động, múa Chèo theo nhạc, theo hướng dẫn của cô giáo; hoạt động sân khấu hóa đóng vai một số nhân vật trong các câu chuyện cổ tích phù hợp với lứa tuổi trẻ mầm non. - Xây dựng nguồn học liệu: Lựa chọn, hệ thống những chủ đề, những nội dung của các hoạt động để tích hợp, lồng ghép những nội dung về nghệ thuật Chèo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị và địa phương. Xây dựng kho học liệu số, học liệu mở, sách điện tử, bao gồm hình ảnh, âm thanh, tư liệu, video múa – hát, trích đoạn Chèo,.... để sử dụng chung toàn huyện. - Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí: Ưu tiên đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị (phòng âm nhạc, thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, trang phục, tivi kết nối mạng,...) để phục vụ các hoạt động của trẻ khi tìm hiểu nghệ thuật Chèo. Tận dụng tối đa công nghệ tiên tiến để đổi mới hình thức phương pháp trong hoạt động âm nhạc. Ứng dụng công nghệ thông tin,
- khuyến khích sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại đa dạng, sinh động thu hút trẻ em đến với các hoạt động của nghệ thuật Chèo. Nâng cao chất lượng công tác xã hội hóa giáo dục đầu tư trang thiết bị, trang phục, đạo cụ về nghệ thuật Chèo cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non. Huy động tối đa sự vào cuộc của cộng đồng, của cha mẹ học sinh cùng với các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm cho trẻ em trong việc làm quen nghệ thuật Chèo. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Xây dựng Kế hoạch chỉ đạo thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong các cơ sở giáo dục mầm non”. - Phối hợp với liên nghành tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chuyên đề. - Lựa chọn đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán có năng khiếu phối hợp với tổ chuyên môn cấp học để triển khai, tư vấn, giúp đỡ các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chuyên đề. - Xây dựng trường điểm thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong các cơ sở giáo dục mầm non”. Cấp huyện: MN Vũ Ninh, Thanh Tân, Thanh Nê. Cấp tỉnh: MN Thanh Nê. - Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện chuyên đề lồng ghép trong nội dung sơ kết, tổng kết năm học. 2. Đối với trường mầm non. - Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống" và tổ chức thực hiện dưới hình thức lồng ghép trong các hoạt động giáo dục trẻ. - Tổ chức cho cán bộ, giáo viên nghiên cứu tài liệu, học liệu, các làn điệu Chèo phổ biến… để bồi dưỡng cán bộ, giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non. - Xây dựng mô hình lớp điểm Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống”. - Làm tốt công tác tuyên truyền Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong các cơ sở giáo dục mầm non” đến gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như: Pano áp pích, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, hoặc trao đổi trực tiếp với gia đình trẻ trong giờ đón, trả trẻ, họp ban đại diện cha mẹ trẻ của nhà trường, họp phụ huynh các nhóm, lớp, qua các trang mạng xã hội như zalo, facebook, website, fanpage của trường, lớp; tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp với đoàn thể, chính quyền địa phương về các hoạt động cho trẻ làm quen với nghệ thuật Chèo. - Tham mưu có hiệu quả với chính quyền địa phương, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, phụ huynh học sinh, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ nhà trường thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho
- trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong các cơ sở giáo dục mầm non” IV. NGUỒN KINH PHÍ - Nguồn Ngân sách chi hoạt động chuyên môn - Nguồn kinh phí tài trợ (nếu có). Trên đây là Kế hoạch chỉ đạo thực hiện Chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghệ thuật Chèo truyền thống trong các cơ sở giáo dục mầm non”, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kiến Xương yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non trong huyện nghiêm túc triển khai và thực hiện./. Nơi nhận KT. TRƯỞNG PHÒNG - Sở GDĐT (để báo cáo); PHÓ TRƯỞNG PHÒNG - Các cơ sở giáo dục mầm non (để thực hiện); - Lưu: VT, GDMN. Đặng Thị Vân
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn