intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoáng sản Việt Nam

Chia sẻ: SINHVIEN VFU | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

291
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa học và các tính.chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoáng sản Việt Nam

  1. I, KHOÁNG SẢN Là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân II, TIỀM NĂNG VÀ TRỬ LƯỢNG MỘT SỐ KHOÁNG SẢN CHÍNH CỦA VIỆT NAM  Nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, là nguồn nguyên liệu, tiềm năng quí của quốc gia.  Qua kết quả điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản đã phát hiện gần 5.000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau.Công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam mặc dù còn kém phát triển, nhưng cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước  Từ năm 1955 đến nay, các nhà địa chất Việt Nam đã tiến hành điều tra, tìm kiếm, thăm dò và phát hiện mới trên 5.000 điểm khoáng và mỏ. Đã đánh giá được một số loại khoáng sản có giá trị công nghiệp như: dầu khí, than, apatit, sắt, đồng, nhôm, chì kẽm, thiếc, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng, gốm sứ, thuỷ tinh và nhiều loại khoáng sản khác.  Đến nay, ngành địa chất Việt Nam đã hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản trên toàn bộ lãnh thổ (phần đất liền) ở tỷ lệ 1/500.000 và 1/200.000 và khoảng 41% diện tích đã được phủ bản đồ tỷ lệ 1/50.000. Ngoài ra, việc điều tra, thăm dò dầu khí, các mỏ sa khoáng thiếc, vàng, ti tan, đất hiếm... ở vùng thềm lục địa và ngoài khơi cũng đã và đang được tiến hành. Theo mục đích và công dụng người ta chia ra thành các dạng khoáng sản sau 1, Khoáng sản nhiên liệu hay nhiên liệu hóa thạch (bao gồm dầu mỏ, hơi đốt, đá phiến dầu, than bùn, than v.v)  Khoáng sản kim loại hay quặng:
  2.  (Bao gồm các loại quặng kim loại đen, kim loại màu và kim loại quý.)  Khoáng sản phi kim:  BẢN ĐỒ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
  3. 2, Dầu khí, Than và Năng lượng địa nhiệt. 2.1Dầu khí  Đã được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1970, nhưng chỉ sau năm 1984, ngành công nghiệp dầu khí mới thực sự có bước đi vững chắc, ngày càng góp nhiều vào việc tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Dầu khí được tập trung ở các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay, Thổ Chu, Phú Khánh, Tư Chính, Vũng Mây, Trường Sa. Đến nay, đã có 37 Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa Petro Vietnam và các đối tác nước ngoài nhằm thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam. Tổng diện tích các lô đã được ký hợp đồng thăm dò vào khoảng 250.000 km2, chiếm 50% tổng diện tích thềm lục địa Việt Nam.  Qua kết quả thăm dò cho thấy: Bể Sông Hồng chủ yếu là khí. Bể Cửu Long chủ yếu phát hiện dầu. Hai bể còn lại là Nam Côn Sơn và Malay- Thổ Chu phát hiện cả dầu và khí. Bể Phú Khánh và Tư Chính- Vũng Mây mới chỉ dự báo triển vọng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc địa chất.  -Khoáng sản dầu khí đang được thăm dò với cường độ cao. Trữ lượng dầu đã được phát hiện vào khoảng 1,7 tỷ tấn và khí đốt vào khoảng 835 tỷ m3. Trữ lượng dầu được dự báo vào khoảng 6 tỷ tấn và trữ lượng khí vào khoảng 4.000 tỷ m3.  -Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác dầu và khí đều tăng cao, năm 1999 đã khai thác 15,2 triệu tấn dầu và 1.439 triệu m3 khí. Tính đến cuối năm 1999 đã khai thác được 82 triệu tấn dầu và 3.900 triệu m3 khí. 100% số dầu khai thác được dùng để xuất khẩu  -Tháng 6 năm 2000, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Dầu khí sửa đổi. Cùng với Luật Đầu tư nước ngoài cũng được thông qua vào thời gian trên và với những điều kiện địa chất thuận lợi, Việt Nam bắt đầu có vị trí xứng đáng thu hút sự chú ý của các công ty dầu khí lớn trên thế giới để cùng hợp tác phát triển và mở rộng hoạt động của mình 2.2 Than.  Than Việt Nam được hình thành ở 8 thời kỳ khác nhau: Devon giữa và muộn; Carbon sớm và giữa; Permi muộn; Trias giữa; Trias muộn; Jura sớm; Neogen và Đệ tứ. Chỉ có than được hình thành ở Trias muộn và Neogen là có giá trị kinh tế cao nhất.  Than có giá trị kinh tế được tập trung ở Triasic muộn và được tập trung chủ yếu ở bể than Quảng Ninh thành các vùng như: Cẩm Phả, Dương Huy, Hòn Gai, Uông Bí, Bảo Đài chiếm 90% trữ lượng, bể than Sông Đà ở miền Bắc và bể than Nông Sơn ở miền Trung Việt Nam.  Tổng trữ lượng ước tính của than Triasic muộn là 6,6 tỷ tấn. Nguồn tài nguyên than nâu ở vùng châu thổ Bắc Bộ với trữ lượng dự báo gần 200 tỷ tấn, nhưng rất khó khăn cho thăm dò và khai thác vì ở dưới độ sâu từ 200 đến hơn 4.000m dưới đồng bằng.Hiện nay, sản lượng than khai thác đạt khoảng 15 triệu tấn. Than đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. 2.3 Năng lượng địa nhiệt.
  4.  Hàng trăm điểm nước khoáng nóng đã được phát hiện ở Việt Nam.  Hơn một nửa là những suối nước nóng. Chúng được tập trung ở Tây Bắc Bộ và Nam Trung Bộ với hơn 72 nguồn có nhiệt độ tương đối cao (41-600 C), 36 nguồn có nhiệt độ rất cao (61-1000C) và 64 nguồn nước ấm (30-400 C). Sắt, Bauxit, Thiếc và Vàng Khoáng sản kim loại hay quặng : (Bao gồm các loại quặng kim loại đen, kim loại màu và kim loại quý.) Sắt.  Cho đến nay trên lãnh thổ Việt Nam đã ghi nhận được hơn 300 mỏ và điểm quặng sắt, chủ yếu tập trung ở phía bắc như: Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tĩnh.  So sánh với bảng phân loại trữ lượng hiện đang được sử dụng ở một số nước đang phát triển và phát triển trong khu vực, Việt Nam có 2 mỏ thuộc loại trữ lượng trung bình là Thạch Khê và Quý Xa.Mỏ sắt Thạch Khê là mỏ có trữ lượng lớn nhất đã được thăm dò. Mỏ nằm ven biển, cách Hà Tĩnh 7 km.  Qua phân tích hoá học cho thấy kết quả như sau: Fe= 61,35%; Mn= 0,207%; SiO2= 5,4%; Al2O3= 1,79%; CaO= 0,86%; MgO= 1,20%; TiO2= 0,27%; P= 0,04% và S= 0,148%. Trữ lượng của mỏ Thạch Khê là 544 triệu tấn. Mỏ có thể được khai thác lộ thiên với chiều sâu đến –120m so với mặt nước biển.  Mỏ sắt lớn thứ hai ở Việt Nam là mỏ sắt Quý Xa với trữ lượng 119 triệu tấn. Mỏ nằm ở bờ phải Sông Hồng thuộc tỉnh Lào Cai. Phân tích hoá học cho kết quả như sau: Fe- 54 đến 55%; Mn- 3%; SiO2- 1,7%; Al2O3- 1,7 đến 3%%; CaO- 0,25% và S- 0,025%. • Bauxit.  Các mỏ và điểm quặng bauxit Việt Nam phân bố chủ yếu ở đông Bắc Bắc Bộ và phía nam. Xét về nguồn gốc, quặng bauxit thuộc 2 loại chính là trầm tích (một số bị biến chất) và phong hoá laterit từ đá bazan.  -Các mỏ thuộc nguồn gốc trầm tích phân bố ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Hải Dương, Nghệ An. Trong số này cụm mỏ ở Lạng Sơn có quy mô trữ lượng lớn, chất lượng tốt và có giá trị công nghiệp. Cụm mỏ Lạng Sơn có 36 mỏ và điểm quặng chủ yếu thuộc loại eluvi- deluvi. Bauxit có thành phần khoáng vật chủ yếu là diaspor (60-70%), bơmit (20- 30%) và ít gipxsit. Tinh quặng bauxit có hàm lượng Al2O3= 44,65-58,84%; SiO2= 6,4-19,2%; Fe2O3= 21,32-27,35%; TiO2= 2-4,5%. Tổng trữ lượng ước tính khoảng vài trăm triệu tấn.  Các mỏ bauxit phong hoá từ đá bazan tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam như Đak Lak, Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Ngãi. Tổng diện tích chứa bauxit lên đến gần 20.000 km2. Quặng bauxit nguyên khai thường có chất lượng thấp
  5.  Hàm lượng Al2O3= 35-39%; SiO2= 5-10%; Fe2O3= 25-29%; TiO2= 4-9%. Sau tuyển rửa giữ lại những hạt >1mm, hàm lượng đạt Al2O3= 45-47%; SiO2= 1,6-5,1%; Fe2O3= 17,1-22,3% TiO2= 2,6-3%. Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm gipxit, gơtit, caolin và ilmenit. Các mỏ bauxit phong hoá từ đá bazan có trữ lượng và tài nguyên khoảng 2,3 tỷ tấn. Tài nguyên dự báo đạt khoảng 6,7 tỷ tấn. • Thiếc  Ở Việt Nam, khoáng hoá thiếc và vonfram có liên quan với granitoid Mezozoi và Kainozoi.  Bốn khu vực chứa thiếc chính là Piaoac và Tam Đảo ở miền Bắc, Quỳ Hợp ở miền Trung và Đa Chay, Đà Lạt ở miền Nam.Khu vực Piaoac, cách Cao Bằng 42 km về phía tây và cách Hà Nội khoảng 338 km về phía bắc. Khu vực Piaoac được xác định là có trữ lượng quặng sa khoáng có thể khai thác được là 23 nghìn tấn SnO2 và 1,5 nghìn tấn WO3  Khu vực Tam Đảo cách Hà Nội 130 km về phía bắc. Đây là vùng có diện tích khoảng 1.500 km2 kéo dài theo hướng hướng tây bắc- đông nam.  Tổng trữ lượng ước tính là 13.582 tấn SnO2 với hàm lượng 273 g SnO2/m3. Những kết quả thăm dò cho thấy tiềm năng sơ bộ của khu vực Tam Đảo là đầy hứa hẹn với thiếc, vonfam và các nguyên tố hợp khác như bitmut và berili.  Trữ lượng quặng gốc ở khu vực Tam Đảo là 45.000 tấn Sn, 45.000 tấn WO3; 17.000 tấn Be và 30.000 tấn Bi.Khu vực Quỳ Hợp nằm ở phần phía tây của tỉnh Nghệ Tĩnh, cách Hà Nội 250 km về phía nam.Vùng này có trữ lượng tổng cộng là 36.000 tấn cassiterite. Trữ lượng quặng gốc ước tính của khu mỏ tổng cộng là 2.065 tấn thiếc.Vùng Đa Chay nằm cách Đà Lạt khoảng 30 km về phía đông bắc. Trữ lượng ước tính của vùng này là 40,000 tấn Sn và 20.000 tấn WO3 • Vàng  Vàng là một trong những khoáng sản có diện phân bố rộng nhất Việt Nam, có nhiều nguồn gốc và quặng hoá khác nhau. Vàng tập trung chủ yếu ở phần rìa vùng trũng Sông hiến (Pắc Lạng, Nà Pái), dọc theo các đứt gãy sâu sông Hồng, sông Đà, sông Mã, hoặc ở phần rìa các khối nâng Hoà Bình (mỏ Kim Bôi), Kon Tum (mỏ Bồng Miêu, Trà Năng, Suối Ty).  Vàng sa khoáng có liên quan chặt chẽ với các thành tạo trầm tích sông, suối. Trữ lượng dao động từ 200-400 kg mỗi mỏ. Hàm lượng trung bình khoảng 0,31-2,95 g/m3. Cho đến nay đã phát hiện khoảng 150 mỏ và điểm quặng.  Trữ lượng ước tính 5.000 kg và dự báo 11.000 kg.  Vàng gốc phát triển chủ yếu trong một số kiểu thành hệ khoáng hoá như: thạch anh- vàng (mỏ Bồ Cu- Thái Nguyên); Thạch anh- sunfua-vàng (Pắc Lạng, Trà Năng, Bồng Miêu); vàng- bạc (Nà Pái, Xà Khía). Hàm lượng trung bình ở các mỏ từ vài g/t đến hàng chục g/t.  Vàng cộng sinh: đây là nguồn tài nguyên khá quan trọng, hiện nay đã phát hiện vàng cộng sinh với antimon, đồng, thiếc, chì, kẽm song có ý nghĩa kinh
  6. tế hơn cả là vàng trong mỏ đồng Sinh Quyền với trữ lượng gần 35 tấn và hàm lượng trung bình Au=0,46-0,55 g/t.Đất hiếm, Apatit, Cát thủy tinh, Đá vôi xi măng và đá xây dựng 2.5 Khoáng sản phi kim: Bao gồm các dạng vật liệu xây dựng như đá vôi, cát, đất sét v.v.; đá xây dựng như đá hoa cươngv.v và các khoáng sản phi kim khác • Đất hiếm Việt Nam có nguồn tài nguyên đất hiếm rất dồi dào, phân bố chủ yếu ở miền Tây Bắc, gồm các vùng Nậm Xe, Đông Pao, Mường Hum và Yên Bái. Hàm lượng TR2O3=1,14-14,6%. Tổng trữ lượng 11 triệu tấn và dự báo là 22 triệu tấn. • Apatit.  Ở Việt Nam, nguồn tài nguyên apatit được tìm thấy ở vùng Lào Cai. Dải trầm tích chứa quặng apatit thuộc hệ tầng Cam Đường kéo dài theo phương TB-ĐN với chiều dài gần 100 km , chiều rộng trung bình 1 km, ở trung tâm mỏ phình to đến 3 km. Tổng trữ lượng 1.669 triệu tấn apatit với chất lượng chia ra làm 4 loại: 36-41%; 20-36%; 16-20% và thấp hơn 16% P2O5. • Cát thuỷ tinh  Các mỏ cát thuỷ tinh được phân bố dọc bờ biển với tổng trữ lượng 750 triệu tấn với hàm lượng SiO2 rất cao và hàm lượng Fe2O3 thấp. • Đá vôi xi măng  Đá vôi xi măng là một trong những tài nguyên dồi dào của Việt Nam, phân bố rộng khắp suốt từ Bắc chí Nam, song tập trung chủ yếu từ Quảng Bình trở ra phía bắc. Diện tích chứa đá vôi gần 30.000 km2 với 96 mỏ, khu vực đã được tìm kiếm và thăm dò.  Trong đó có 28 mỏ có trữ lượng lớn (trữ lượng > 100 triệu tấn/1 mỏ); 17 mỏ vừa (trữ lượng 20- 100 triệu tấn/1 mỏ) và 54 mỏ nhỏ (trữ lượng < 20 triệu tấn/1 mỏ). • Đá xây dựng.  Nguồn tài nguyên đá xây dựng rất phong phú bao gồm các loại đá magma (granit, xienit, diorit, gabrro, andezits, bazan, riolit), đá trầm tích (đá vôi, dolomit) và đá biến chất (đá phiến, quăczit).  Đá magma phân bố chủ yếu ở miền Trung và miền Nam, chất lượng tốt, điều kiện giao thông thuận lợi.Đá trầm tích phân bố nhiều ở miền Bắc và Bắc Trung bộ, chất lượng tốt, mỏ lộ thiên.Đá biến chất phân bố ở các vùng núi cao ở phía bắc và miền Trung.  Tổng trữ lượng đá xây dựng 41.800 triệu m3.Ngoài những khoáng sản chủ yếu nói trên Việt Nam còn nhiều loại khoáng sản khác như: kaolin, secpentin, graphit, bentonit vv.hiện trạng các loại khoáng sản
  7. III, HIỆN TRẠNG KHAI THÁC MỘT SỐ KHOÁNG SẢN CHỦ YẾU Ở VIỆT NAM -Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. -Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng. -Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng. 3,1 Hiện trạng khai thác và chế biến một số khoáng sản kim loại chính: • Quặng sắt:  -Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc.  -Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất là có hai mỏ lớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh.Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 – 450.000 tấn.  -Công suất khai thác của mỏ hiện nay là thấp hơn rất nhiều so với công suất thiết kế được phê duyệt.  -Công nghệ và thiết bị khai thác, chế biến ở mức trung bình, một số thiết bị khai thác cũ và lạc hậu, nên công suất bị hạn chế và không đảm bảo khai thác hết công suất theo các dự án được phê duyệt.  -Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có thiết kế khai thác, hoặc có nhưng khi khai thác không theo thiết kế. Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, các doanh nghiệp khai thác tận thu đã làm tổn thất tài nguyên (Không thu được quặng cám cỡ hạt từ 0-8mm) và môi trường bị ảnh hưởng.  -Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000 tấn/năm.  -Thị trường quặng sắt hiện nay: 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để luyện thép, còn 20% xuất khẩu. • Bô xít:  -Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Phước,…  -Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên bôxít lớn, chất lượng tương đối tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi.  Mặt khác, thị trường cung – cầu sản phẩm alumin trên thị trường thế giới hiện nay rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp nhôm ở nước ta. Bên cạnh nước ta là Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu rất lớn về alumin, hàng năm khoảng 5-6 triệu tấn alumin.
  8.  Do vậy, cần phải khai thác và chế biến sâu bôxít, điện phân nhôm để phát triển ngành công nghiệp nhôm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. • Quặng titan:  -Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện 59 mỏ và điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8 mỏ trung bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng.  -Xét về tổng thể, quặng titan Việt Nam không nhiều, nhưng đủ điều kiện để phát triển ngành titan đồng bộ từ khâu khai thác và chế biến sâu với quy mô công nghiệp không lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay nhập khẩu, có hiệu quả hơn nhiều so với xuất khẩu quặng tinh và nhập khẩu pigment, ilmenhit hoàn nguyên và zircon mịn ngay trước mắt và lâu dài cho các ngành công nghiệp.  -Do thuận lợi về mặt tài nguyên, công nghệ và thiết bị đơn giản và có thể tự chế tạo trong nước, vốn đầu tư không lớn, có thị trường, lợi nhuận cao cho nên khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng titan Việt Nam đang phát triển. Ngành Titan hoạt động với giá trị xuất khẩu quặng tinh titan 20-30 triệu USD/năm, có hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh tế xã hội với nhiều địa phương suốt dọc ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.  Tuy nhiên trong những năm gần đây, do quản lý không chặt chẽ, và lợi dụng hình thức “khai thác tận thu” đơn vị khai thác và chế biến quặng titan, chỉ đầu tư nửa vời, tách được ilmenhít, phần còn lại giàu zircon rutin và momazít được bán ra nước ngoài ở dạng thô, trong đó có cả các đơn vị không đủ khả năng, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, khai thác bừa bãi bất hợp pháp, “nhảy cóc” gây lãng phí tài nguyên, gây tác động xấu đến môi trường, gây tình trạng tranh chấp trong sản xuất và thị trường.  Chế biến quặng tinh và nghiền mịn zircon mới được thực hiện ở số ít doanh nghiệp khai thác và chế biến quặng titan. • Quặng thiếc:  Ở nước ta, thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc – Cao Bằng khoảng cuối thế kỷ XVIII. Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng 32.500 tấn tinh quặng SnO2. Sau hoà bình lập lại, mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng được Liên Xô (cũ) thiết kế và trang bị bắt đầu hoạt động từ 1954. Đây cũng là mỏ thiếc lớn đầu tiên khai thác, chế biến có quy mô công nghiệp.  Công nghệ khai thác ở các mỏ quy mô công nghiệp chủ yếu là khai thác bằng ôtô, máy xúc, tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển điện và công nghệ luyện kim bằng lò phản xạ, lò điện hồ quang.  Hiện nay, công nghệ luyện thiếc bằng lò điện hồ quang do Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim nghiên cứu thành công và chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất đã đạt được những chỉ tiêu KT-KT tiên tiến.  Bằng việc nghiên cứu ứng dụng điện phân thiếc đạt thiếc thương phẩm loại I: 99,95%; Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim và Công ty Luyện kim mầu Thái Nguyên đã xây dựng các xưởng điện phân thiếc với công suất:
  9. 500-600t/n xưởng. Hiện nay, có ba xưởng điện phân thiếc thương phẩm loại I xuất khẩu với tổng công suất là 1.500t/năm - 1.800t/năm. • Quặng đồng:  Quặng đồng phát hiện ở Việt Nam cho tới nay đáng kể nhất là ở mỏ đồng Sinh Quyền – Lào Cai, sau đó là mỏ đồng Niken – Bản Phúc.  Dự án đầu tư xây dựng liên hợp mỏ tuyển luyện đồng Sinh Quyền quy mô lớn đang thực hiện, chủ đầu tư là Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – với công nghệ và thiết bị nhập của Trung Quốc. Khu luyện kim và axit được xây dựng tại khu Công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai.  Công nghệ khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò. Công nghệ tuyển nổi đồng để thu được quặng tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng manhêtit. Khâu luyện kim áp dụng phương pháp thuỷ khẩu sơn (luyện bể) cho ra đồng thô, sau đó qua lò phản xạ để tinh luyện và đúc dương cực, sản phẩm đồng âm cực được điện phân cho đồng thương phẩm. • Quặng kẽm chì:  Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, chế biến từ hàng trăm năm nay.  Hiện nay, Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên đã xây dựng xong nhà máy điện phân kẽm kim loại tại khu Công nghiệp Sông Công Thái Nguyên với công nghệ, thiết bị của Trung Quốc công suất kẽm điện phân là: 10.000t/năm.  Trên cơ sở nắm chắc tài nguyên, và kết quả thăm dò trong các năm 2008- 2010, Tổng công ty KSVN sẽ tiến hành đầu tư khai thác và tuyển các mỏ kẽm – chì Nông Tiến – Tràng Đà, Thượng ấn, Cúc Đường, Ba Bồ,… với quy mô công suất tuyển từ 40.000-60.000 tấn quặng nguyên khai/năm.  Từ nguồn nguyên liệu là tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm từ 50.000- 100.000 tấn quặng nguyên khai/năm, sẽ tiến hành xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm tại Tuyên Quang và Bắc Cạn với công suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm. Xây dựng một nhà máy luyện chì và tách bạc với công suất 10.000 tấn chì thỏi và 15.000 kg bạc/năm. Các nhà máy điện phân kẽm và luyện chì dự kiến sẽ xây dựng trong giai đoạn 2008-2015.  Như vậy, nếu tài nguyên cho phép sau khi đã thăm dò nâng cấp trữ lượng, thì dự kiến đến năm 2010, sản lượng kẽm thỏi sẽ đạt 20.000-30.000 tấn/năm và khoảng 10.000 tấn chì thỏi/năm, đưa tổng thu nhập lên 35 triệu USD/năm. 3,2 Đánh giá và nhận xét chung: 3,2,1 Về khai thác và tuyển khoáng:  -Hầu hết ở các mỏ kim loại, về kỹ thuật chưa được chú ý, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên với công nghệ ôtô - máy xúc. Đây là loại hình công nghệ cổ điển, giá thành cao. Các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và vận tải không đảm bảo.
  10.  Từ khi có chủ trương khai thác mỏ nhỏ, khai thác tận thu, hàng loạt các công trường khai thác thủ công mọc lên như khai thác vàng, đá quý, thiếc, mangan, sắt, In-me-nhít….  -Phương pháp khai thác thủ công hầu như không có cơ sở khoa học về công nghệ. Một số xí nghiệp khai thác cơ giới cũng chuyển sang khai thác thủ công như mỏ thiếc Tĩnh Túc, Sơn Dương, Bắc Lũng, Crômit Cổ Định, do cạn kiệt tài nguyên hoặc do quy mô khai thác giảm, không chịu nổi chi phí của khai thác cơ giới.  -Phương pháp khai thác thủ công và bán cơ giới đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài nguyên. Về tuyển khoáng cũng được thay thế công nghệ tuyển cơ giới tập trung bằng những xưởng tuyển “mini” thủ công hoặc bán cơ giới. Hình thức này bao trùm hầu hết các ngành khai thác khoáng sản kim loại như thiếc, vàng, crômit, mangan….  -Một số cơ sở áp dụng phương pháp tuyển nổi như đồng Sinh Quyền, tuyển quặng sunphua kẽm chì Lang Hích, apatít, graphít,… với sơ đồ và thiết bị tuyển đơn giản, hệ số thu hồi thấp, giá thành cao và chưa thu hồi được khoáng sản có ích đi kèm. • 3,2,2. Về luyện kim và chế biến sâu:  -Công nghiệp luyện kim và chế biến sâu khoáng sản chưa được phát triển. Gang, thép, thiếc, antimon, vàng, kẽm, chì đã được luyện nhưng chỉ có gang, thép và thiếc được luyện ở quy mô công nghiệp.  -Nhà máy gang thép Thái Nguyên với công nghệ luyện gang bằng lò cao (lò cao nhỏ V=100m3).  -Luyện thiếc bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang và điện phân.Sản xuất bột kẽm bằng lò phản xạ và lò quay.  -Luyện antimon bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang.  Công nghệ thuỷ luyện được áp dụng cho luyện vàng.  Nhìn chung, công nghệ luyện kim và chế biến sâu chưa phát triển, thiết bị lạc hậu, năng suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao. Phần lớn sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức trung bình, trừ thiếc điện phân đạt loại I thế giới (99,95%Sn).  Tóm lại, ngành khai thác và chế biến khoáng sản kim loại trong nhiều thập kỷ qua chưa phát triển đúng với tiềm năng, đúng với vị trí, vai trò trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước.  Trong bối cảnh mở cửa và giao lưu quốc tế theo cơ chế thị trường, chúng ta cần liên doanh, liên kết với nước ngoài trong dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và thị trường tiêu thụ như dự án sản xuất alumin và điện phân nhôm, dự án luyện gang, thép từ quặng sắt Thạch Khê, Quý Xa…  Trong thời gian đầu từ 10-15 năm, có thể phải cho nước ngoài nắm cổ phần chi phối, chúng ta nắm cổ phần ở những khâu thiết yếu như nguồn tài nguyên… có như vậy ngành công nghiệp khoáng sản kim loại mới có cơ hội phát triển mạnh.
  11. IV, CHẢY MÁU TÀI NGUYÊN TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 4,1 Các vấn đề nóng bỏng trong công tác khai thác khoáng sản ở VN  Mặc dù chúng ta đã có Luật Khoáng sản nhưng thực tế, tình trạng chảy máu tài nguyên, khoáng sản đã và đang diễn ra khá mạnh. Cụ thể, tại tỉnh Yên Bái mỗi năm, chỉ tính riêng lượng quặng sắt khai thác trong tỉnh, con số đã lên tới trên dưới 100.000 tấn trong đó chỉ một phần nhỏ được chế biến, còn phần lớn được xuất sang Trung Quốc.  Thời gian qua, không ít doanh nghiệp khai thác titan đã giàu lên nhanh chóng vì biết sử dụng kẽ hở của pháp luật để xuất khẩu thô. Theo ước tính, hiện nay hàng năm Việt Nam xuất khẩu thô khoảng gần một triệu tấn các hợp chất từ sa khoáng (trong đó chủ yếu là titan) với giá vài trăm USD/tấn, nhưng phải nhập hàng chục ngàn tấn bột dioxit titan tinh với giá vài ngàn USD/tấn và nhu cầu nhập khẩu những năm tới có thể lên cao hơn.  Hầu hết số khoáng sản này được xuất khẩu sang Trung Quốc, một cán bộ cấp Chính phủ từng thừa nhận một sự thật chua chát: "Trung Quốc mua khoáng sản thô không phải để phục vụ sản xuất ngay, mà họ đưa vào những mỏ nhân tạo. Dự báo nguồn tài nguyên trên toàn cầu đang dần cạn kiệt, nên phải sau năm 2050 Trung Quốc mới khai thác những mỏ nhân tạo này để phục vụ sản xuất".  Không nói đâu xa, theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực than, chỉ trong vài năm nữa, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than. Đây là hệ quả của cả quá trình xuất khẩu than một cách "vô tư". Bài toán cấp phép, cũng như quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản đang trở thành vấn đề cấp bách.  Các cơ quan quản lý nhà nước phải nhanh chóng tiến hành các giải pháp đồng bộ, hoàn thiện thể chế, cơ chế pháp luật và tổ chức phối hợp thực hiện.  Trước mắt cần tổng kiểm tra tình hình cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản, kiên quyết thu hồi các giấy phép cấp không đúng quy định, tổng kết việc phân cấp cấp phép hoạt động khoáng sản cho các địa phương, thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản.  Điều không kém quan trọng trong tương lai, phải xây dựng, ban hành chiến lược phát triển tài nguyên khoáng sản và có giải pháp tổng thể cho từng loại khoáng sản nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên V, PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM  Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Các hình thức khai thác bao gồm:( khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa. Bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến sự suy thoái môi trường)  Việc sử dụng công nghệ lạc hậu, cấp phép ồ ạt, khai thác tràn lan đang làm chảy máu nguồn tài nguyên khoáng sản. Theo kết quả thống kê, tổn thất khai thác khoáng sản đối với hầm lò là 40 - 60%, đối với apatit là 26 - 43%...
  12.  Nghiêm trọng nhất là khai thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt động của các mỏ khai thác than, quặng và vật liệu xây dựng. Năm 2006 các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá và khoảng 70 triệu m3 nước thải từ mỏ.Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng về cách khai thác khoáng sản lãng phí của Việt Nam hiện nay.  Khai thác than hầm lò tổn thất là 40 - 60%Chảy máu tài nguyên do công nghệ lạc hậu và khai thác bừa bãi đang trở nên quá bức xúc, nhất là đối với những người có đôi chút hiểu biết về vấn đề này. Ngành địa chất hiểu biết nhất về tài nguyên khoáng sản thì lại hầu như đứng ngoài cuộc, chỉ làm mỗi việc nghiên cứu, điều tra cơ bản, rồi cấp phép. Việc khai khoáng lại hầu như không tham gia.  Trong khi đó, nhiều đơn vị, cá nhân đang làm công việc khai khoáng lại không có tý kiến thức nào về địa chất, về khoáng sản, về kinh tế khoáng sản... ngoài đồng vốn (cũng không rõ là vốn thực sự của họ hay lại đi vay Nhà nước).  Ở Trung Quốc, họ đã thay đổi từ khoảng 20 năm trước, để cho con trâu làm đúng cái việc của con trâu. Như ở viện của tôi, nhiều bác về hưu bây giờ hoạt động lại còn tích cực hơn so với trước khi nghỉ hưu.  Họ được các công ty khai khoáng, công ty thủy điện... mời làm chuyên gia, được trả lương cao nhưng nhiều khi cũng kể những chuyện cười ra nước mắt. Chẳng hạn phải làm báo cáo cho hay, cho đúng ý chủ đầu tư, nghe nói để còn bán lại, sang tên dự án cho dễ.  Theo kết quả của Viện Tư vấn Phát triển, tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác còn rất cao như khai thác than hầm lò tổn thất là 40 - 60%, khai thác apatit 26 - 43%, quặng kim loại 15 - 30%... Tổn thất trong chế biến khoáng sản cũng rất cao. Chẳng hạn trong khai thác vàng, độ thu hồi quặng vàng trong chế biến chỉ đạt 30 - 40%...  Thời gian qua đã xảy ra tình trạng các địa phương đua nhau cấp giấy phép khai thác. Đã thế, điều đáng buồn là chúng ta lại cấp phép cho nhiều người không biết gì về khoáng sản. Chính điều này đã khiến cho việc khai thác khoáng sản bị chia nhỏ, cục bộ, thiếu sự đầu tư sâu và mạnh ai nấy làm.  Sử dụng công nghệ lạc hậu, tranh thủ đào bới để khai thác thô xuất khẩu đã dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí tài nguyên khoáng sản.  Thực tế cho thấy, do năng lực có hạn, khai thác phần lớn là thủ công nên đa số các mỏ nhỏ hiện nay mới chỉ lấy đi được phần giàu nhất mà bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản đi cùng. Thật sự là rất lãng phí.  Hoạt động khai thác khoáng sản còn khá phổ biến tình trạng lãng phí, chưa sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên. Một trong những nguyên nhân là do chính sách kinh tế, cụ thể là thuế tài nguyên chưa hợp lý, chưa khuyến khích và bắt buộc đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản phải tiết kiệm tài nguyên.  Việc quy định thuế tài nguyên khoáng sản được tính trên sản lượng khoáng sản thương phẩm thực tế khai thác được đã dẫn đến tình trạng các đơn vị
  13. khai thác không tận dụng triệt để tài nguyên, chỉ chọn loại tốt, dễ làm, khó bỏ VI, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM (đang tồn tại nhiều bất cập khiến tài nguyên cạn dần, nguy hại hơn, sức công phá đối với môi trường không hề nhỏ). • Cấp phép tràn lan  Báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho thấy, hiện cả nước phát hiện được khoảng 5.000 mỏ, điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản. Tính đến tháng 5/2013, cả nước có 79 giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp; 503 giấy phép khai thác khoáng sản do các cơ quan Trung ương cấp còn đang hoạt động, chưa kể 4.200 giấy phép do UBND các tỉnh, thành cấp đang có hiệu lực.  Số lượng giấy phép được cấp nhiều như vậy nhưng theo ông Lại Hồng Thanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), chỉ khoảng 30-40% số doanh nghiệp (DN), tổ chức và cá nhân khai thác khoáng sản báo cáo định kỳ, song ngay cả thông tin trong báo cáo cũng chưa đầy đủ, chưa chính xác. Bởi vậy, Nhà nước không kiểm soát được sản lượng khai thác thực tế của DN, đồng nghĩa với việc không nắm được thực trạng tài nguyên khoáng sản, nguồn lực phát triển đất nước.  Số lượng giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đang khá lớn, nhưng lực lượng, kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra của Trung ương cũng như địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, trung bình 2 năm mới thanh tra, kiểm tra định kỳ một lần nên hoạt động khai thác khoáng sản trái phép còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương.  Nhấn mạnh đến vai trò cấp phép của địa phương, ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các dự án khai thác khoáng sản chủ yếu do địa phương cấp phép, nhưng khả năng quản lý giám sát của địa phương lại rất yếu.  Dẫn chứng cho nhận định của mình, ông Túc cho hay, trong chuyến làm việc tại Tuyên Quang, lãnh đạo tỉnh cho biết có DN khai thác tại địa phương mỗi năm chỉ nộp ngân sách 5 tỷ đồng, nhưng con đường đi qua khu mỏ đó thì bị hỏng nặng. Tỉnh này lại phải bỏ ra 30 tỷ đồng để sửa chữa. “Hiện các hoạt động điều tra thăm dò cơ bản chưa tốt, cấp phép có vấn đề, quản lý giám sát bị buông lỏng gây tác động tiêu cực đến môi trường và hiệu quả kém”, ông Túc nói.  Đồng tình với quan điểm trên, ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban kinh tế của Quốc hội cho biết, sau khi khảo sát ở nhiều nơi khai thác khoáng sản, các đại biểu Quốc hội nhận thấy ở đâu có hoạt động khai thác khoáng sản thì ở đó môi trường bị tàn phá, hạ tầng yếu kém dần và đời sống người dân nghèo đói.  Nguyên nhân của tình trạng này là việc phân cấp quản lý tài nguyên khoáng sản như hiện nay dẫn đến việc khó quy trách nhiệm. “Bất cập là ở chỗ luật
  14. pháp không làm rõ trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản cho ai. Không cá nhân nào phải chịu trách nhiệm trước dân”, ông Lê Văn Cương cho hay. • Gắn trách nhiệm cho từng cấp Với tình trạng quản lý chồng chéo như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, nên thống nhất việc quản lý tài nguyên khoáng sản về một mối. “Việc gì cũng cần một đầu mối, một cơ quan và người đứng đầu phải có trách nhiệm. Việc quản lý này phải giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường”, ông Lê Văn Cương nói. Theo đó, khi đã gắn trách nhiệm phải giao đủ quyền cho họ và dứt khoát phải tạo điều kiện để tập thể, cá nhân đó thực hiện, nếu làm không tốt thì sẽ xử lý nghiêm. • Quản trị tài nguyên khoáng sản hiệu quả đang là một xu thế mà nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực thúc đẩy. Sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng (viết tắt là EITI) được xem như là một trong những công cụ hữu ích để giúp các quốc gia quản lý tốt hơn tài nguyên thiên nhiên. • Khi tham gia EITI sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như: -Quản lý tài nguyên khoáng sản tốt hơn, sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn; tăng nguồn thu/giảm thất thoát cho ngân sách quốc gia; nâng cao vị thế của Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy đầu tư nước ngoài; tạo được hệ thống cơ sở dữ liệu tốt cho ngành khai khoáng; hỗ trợ tích cực trong thực hiện các chủ trương, chính sách về minh bạch, trách nhiệm giải trình, phòng chống tham nhũng... ở Việt Nam. Mặc dù EITI được cho là một giải pháp khá tích cực trong giai đoạn hiện nay đối với công tác quản trị tài nguyên khoáng sản nhưng theo nhiều các chuyên gia, muốn tham gia EITI, Việt Nam cần phải có quyết tâm chính trị như: Cần có cá nhân “cao cấp”, có uy tín thúc đẩy EITI, hay nói cách khác cần một cá nhân của một cơ quan đi theo suốt quá trình EITI để hiểu và thực thi quá trình này ở Việt Nam, sau đó là quyết định và cam kết của Chính phủ (tài chính, pháp lý và sự tham gia của nhóm đa bên) về EITI. Ông Matthieu Solomon, Quản lý chương trình Đông Nam Á, Viện Giám sát nguồn thu (RWI) khuyến nghị một số biện pháp nhằm cải thiện minh bạch và trách nhiệm giải trình như: Xây dựng chính sách yêu cầu công khai thông tin trong lĩnh vực dầu khí, khoáng sản; đảm bảo các cơ quan xây dựng pháp luật công bố đầy đủ và đúng hạn báo cáo về hoạt động dầu khí, khoáng sản; công khai các hợp đồng ký kết với công ty khai khoáng, yêu cầu và công bố báo cáo tác động môi trường và xã hội, giải quyết các hạn chế trong quản trị DN nhà nước và minh bạch... VII, GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ CHO VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẠT HIỆU QUẢ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 10 Giải pháp chính trong quản lý và khai thác khoáng sản Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Thực tế, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác là một nhiệm vụ khó khăn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, bởi phạm vi bảo vệ, tính chất và mức độ ngày càng phức tạp của công tác này. Do đó nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm tăng cường hiệu quả công
  15. tác quản lý Nhà nước về khoáng sản nói chung, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nói riêng trong thời gian tới là hết sức cần thiết để sớm triển khai thực hiện.tập trung hoàn thiện thể chế 1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên. Hiện nay hệ thống pháp luật Nhà nước ta khá đồ sộ và đầy đủ để bảo vệ tài nguyên và môi trường. Nhà nước đã ban hành Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam; Bộ Luật Dân sự; Luật Đất đai, Luật Tài nguyên, Luật Khoáng sản; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Tài nguyên nước; Luật Bảo vệ di sản văn hoá, Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản... 2. Trên cơ sở đó đề xuất việc xây dựng Luật Khoáng sản (sửa đổi) theo hướng: tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vốn, thiết bị, công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là chế biến sâu, nhất là đối với các loại khoáng sản kim loại; tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. 3. Nhà nước cần có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đủ năng lực đầu tư một cách có hiệu quả, nhất là khai thác, sử dụng triệt để, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản; đồng thời bảo vệ môi trường, môi sinh trong quá trình khai thác, đạt mục tiêu phát triển bền vững; đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản. 4. Ngoài việc thiếu hành lang pháp lý cho công tác quy hoạch, các quy định về nội dung, trình tự thủ tục lập, thẩm định quy hoạch, các hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật cũng chưa được xác định, làm cho việc triển khai những hoạt động này trong thực tế hết sức khó khăn. Để quản lý tốt hoạt động khai thác khoáng sản phải có những quy định cụ thể ngay từ khâu cấp phép, thẩm định các dự án cho đến các chế tài xử lý các hành vi vi phạm. 5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu đây là cơ hội nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình đối với tài nguyên quốc gia, khắc phục tâm lý ỷ lại vào các cấp chính quyền. Xây dựng cơ sở pháp lý để tăng cường vai trò tham gia trực tiếp của người dân, đặc biệt là vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các cấp vào quá trình đánh giá tác động môi trường của tất cả các dự án khai thác tài nguyên khoáng sản; có đại diện cộng đồng tham gia vào Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; được phép giám sát công tác bảo vệ môi trường trong suốt quá trình xây dựng dự án cũng như khi dự án đi vào hoạt động. 6. Trong tình hình khai thác khoáng sản thiếu quy hoạch, nhiều bất ổn như hiện nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền một mặt dừng lại việc cấp phép thăm dò, khai thác, mặt khác phải tăng cường việc tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá và thẩm định lại hoạt động của những đơn vị đã được cấp phép.
  16. 7. Nâng cao năng lực và vai trò trách nhiệm của đơn vị được cấp giấy phép và chính quyền địa phương (xã, huyện) chịu trách nhiệm đầu tiên về công tác quản lý khoáng sản. 8. Khi phát hiện hoạt động trái phép chính quyền và doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp xử lý theo thẩm quyền, những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để giải quyết. 9. Tài nguyên là tài sản công, là tài sản của quốc gia, việc khai thác và sử dụng tài nguyên phải bảo đảm hài hoà 3 lợi ích: Nhà nước, tổ chức và công dân. Chính quyền và người dân ở vùng có khoáng sản đang khai thác phải được hưởng lợi. 10. Giải quyết triệt để vấn đề hoàn thổ đất đai sau khi kết thúc khai thác theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp khai thác 10 Nhiệm vụ chính trong quản lý và khai thác khoáng sản 1. Hoàn thành việc xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản 2010 theo hướng đồng bộ với pháp luật có liên quan, đặc biệt pháp luật quản lý tài nguyên thiên nhiên khác như: Đất đai, nước, rừng… Tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép, khai thác khoáng sản gây tổn thất, khai thác vượt quá công suất... 2. Xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác phù hợp với thực tế, có tính khả thi theo hướng phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan; các cấp chính quyền địa phương; gắn công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản. Hướng dẫn cụ thể cách thức lập, xây dựng dự toán hằng năm trong Đề án Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương nơi có khoáng sản để thực hiện Điều 20 Luật Khoáng sản 2010. 3. Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản để tạo sự chuyển biến cơ bản về mặt nhận thức và hành động đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Đồng thời, tiếp tục duy trì phản ánh hoạt động khai thác khoáng sản trái phép thông qua phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có thông tin khai thác khoáng sản trái phép công khai phản hồi thông tin báo chí để tăng cường vai trò của báo chí trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.Tăng cường năng lực cơ quan quản lý khoáng sản 4. Với nhiệm vụ này, vấn đề cần quan tâm hàng đầu hiện nay là tăng cường nhân lực của hệ thống quản lý nhà nước về khoáng sản, đặc biệt là cán bộ quản lý TN&MT cấp huyện. Nghiên cứu, đề xuất biên chế cán bộ chuyên trách về khoáng sản và môi trường cấp xã nhằm tăng cường năng lực đối với các địa phương có hoạt động khoáng sản phức tạp. 5. Thực hiện tốt công tác thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; hoàn trả tiền thăm dò bằng ngân sách Nhà nước để đầu tư từ ngân sách Nhà nước
  17. hằng năm, tiến tới đủ kinh phí cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phát hiện, khoanh định và làm rõ tiềm năng một số loại khoáng sản quan trọng, chiến lược, có quy mô lớn. 6. Tăng dự trữ một số khoáng sản chiến lược vì lợi ích lâu dài của quốc gia. Phát triển ngành công nghiệp khai khoáng theo chiều sâu, nhất là công nghệ khai thác, chế biến để hình thành một số ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu khoáng sản mang tầm cỡ khu vực. 7. Xây dựng, trình phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; khẩn trương rà soát nội dung các quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đã phê duyệt để bổ sung, điều chỉnh theo đúng nguyên tắc, căn cứ nội dung quy định trong Luật Khoáng sản năm 2010. Trong đó định hướng công nghệ khai thác, chế biến để khai thác triệt để khoáng sản, sử dụng hợp lý tiết kiệm khoáng sản; dự trữ khoáng sản, trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ngay trong quá trình lập quy hoạch. 8. Có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực về vốn, công nghệ, thiết bị đầu tư thăm dò khai thác, chế biến sâu khoáng sản tại mỏ có điều kiện địa chất – khai thác mỏ khó khăn; khai thác các khu vực mỏ quặng nghèo; áp dụng công nghệ tiên tiến để thu hồi tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm trong khai thác, chế biến. 9. Thủ tướng Chính phủ tăng cường công tác thanh tra kiểm tra hoạt động khoáng sản về việc tăng cường đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép có tổ chức, có quy mô lớn và tái phạm; kiểm tra làm rõ làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã, huyện để có hình thức xử lý, kỉ luật thích đáng, nhất là các địa phương xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép công khai, kéo dài, quy mô lớn. 10. Nghiên cứu lộ trình tham gia “sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng - EITI” tại Việt Nam nhằm thực hiện cơ chế quản lý, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản hợp lý, có hiệu quả; quy định cụ thể rõ ràng, minh bạch trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến khoáng sản là “Nhà nước – Người dân – Doanh nghiệp” đồng thời điều tiết hài hòa lợi ích mang lại từ hoạt động khai thác khoáng sản. VIII, TÀI LIỂU SỬ DỤNG VÀ THAM KHẢO http://www.thuongmai.vn/khoang-san-viet-nam/77109-viet-nam-khai-thac-khoang-san-kieu-vut- di.html(CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ CỔ PHẦN HỘI NHẬP QUỐC TẾ GLOTEKCOM) http://www.tapchitaichinh.vn/Phap-luat-Kinh-doanh/Khai-thac-khoang-san-Cap-phep-tran-lan- quan-ly-chong-cheo/35207.tctc( BỘ TÀI CHÍNH ) http://petrotimes.vn/news/vn/than-khoang-san/huong-phat-trien-ben-vung-cho-cong-nghiep-khai- khoang.html(TẬP ĐOÀN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM )
  18. http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx? tabid=428&CateID=53&ID=130000&Code=S8KR130000 ( BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ) Và một số thông tin lấy từ các giáo trình và sách do bộ GD và ĐT xuất BẢN chuyên về địa lý và kinh tế VN…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2