KHỬ KHUẨN- TIỆT KHUẨN
lượt xem 112
download
Mục tiêu: 1.Nêu được định nghĩa: Làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn. 2.Trình bày được các phương pháp khử khuẩn. 3.Trình bày được đặc điểm một số dung dịch khử khuẩn. 4.Trình bày được các phương pháp tiệt khuẩn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KHỬ KHUẨN- TIỆT KHUẨN
- KHỬ KHUẨN- TIỆT KHUẨN Mục tiêu: 1.Nêu được định nghĩa: Làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn. 2.Trình bày được các phương pháp khử khuẩn. 3.Trình bày được đặc điểm một số dung dịch khử khuẩn. 4.Trình bày được các phương pháp tiệt khuẩn. 1.Đại cương Môi trường bệnh viện cần đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế trước những nguy cơ nhiễm khuẩn. Bệnh nhân, nhân viên y tế có thể bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ, máu, dịch tiết và từ bệnh nhân khác. Dụng cụ Bệnh nhân khác Bệnh nhân Máu, dịch tiết Nhân viên y tế Bệnh nhân cũng là nguồn nhiềm khuẩn, khi các chất thải không được quản lý và xử lý tốt. 1.1.Định nghĩa
- Làm sạch: Là phương pháp đào thải các vật lạ (đất, chất hữu cơ, vi sinh vật) khỏi đồ vật, cơ thể. Khử khuẩn: Là phương pháp tiêu diệt vi sinh vật trên đồ vật hoặc trên cơ thể tới mức không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Quá trình khử khuẩn không diệt được hoàn toàn nha bào của vi khuẩn. Tiệt khuẩn: Là phương pháp tiêu diệt hoàn toàn tất cả các vi sinh vật, nha bào của vi sinh vật. 1.2.Nội dung các biện pháp khử khuẩn- tiệt khuẩn - Rửa tay đúng quy trình. - Dùng đúng dụng cụ sạch đã khử khuẩn- tiệt khuẩn cho từng trường hợp bệnh nhân. - Cách ly bệnh nhân hợp lý. - Bệnh nhân được sử dụng dụng cụ riêng. - Quản lý tốt và sử lý các chất thải đúng quy trình. - Vệ sinh khoa phòng hàng ngày. 1.3.Phân loại dụng cụ theo nguy cơ nhiễm khuẩn 1.3.1.Nguy cơ nhiễm khuẩn thấp - Dụng cụ tiếp xúc với da nguyên vẹn, da bình thường (nhiệt kế, máy đo huyết áp...).
- - Dụng cụ, đồ vật ít tiếp xúc với bệnh nhân (tường nhà, bàn ghế...). Chỉ cần làm sạch và để khô trước khi sử dụng. 1.3.2.Nguy cơ nhiễm khuẩn trung bình - Dụng cụ tiếp xúc với niêm mạc không bị tổn thương. - Dụng cụ tiếp xúc với da tổn thương lớp biểu bì. Làm sạch sau đó khử khuẩn trước khi sử dụng. 1.3.3.Nguy cơ nhiễm khuẩn cao - Dụng cụ xuyên qua da vào các mô. - Dụng cụ đi vào các khoang vô khuẩn. - Dụng cụ tiếp xúc với niêm mạc có nguy cơ gây tổn thương. Phải được làm sạch, sau đó tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao. 2.Các phương pháp làm sạch 2.1.Làm sạch cơ thể Vệ sinh hàng ngày: Vệ sinh răng miệng, rửa tay, tắm, gội đầu. 2.2.Làm sạch môi trường Quét dọn, cọ rửa sàn nhà, lau cửa buồng bệnh và các bộ phận phụ cận hàng ngày và khi có nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Thay vải trải giường, chăn đệm, gối, chiếu và quần áo cho bệnh nhân hàng ngày và khi cần. 2.3.Làm sạch dụng cụ Tất cả dụng cụ đều được làm sạch. Dụng cụ có nguy cơ nhiễm khuẩn trung bình và cao sau khi sử dụng phải ngâm ngay vào dung dịch khử khuẩn ban đầu rồi mới làm sạch bằng tay hoặc bằng máy. 2.3.1.Làm sạch dụng cụ bằng tay - Tháo rời, mở các khớp nối của dụng cụ trước khi ngâm trong dung dịch khử khuẩn. - Xếp dụng cụ cùng chủng loại, cùng nguy cơ. - Chọn chất tẩy rửa phù hợp với dụng cụ. - Dùng bàn chải chà khắp bề mặt dụng cụ trong nước lạnh để loại các chất bẩn, chất hữu cơ. - Xúc rửa dụng cụ bằng nước sạch, ấm. - Làm khô bằng khăn sạch hoặc khí nén. Nhân viên mang găng tay tốt khi cọ rửa dụng cụ, bàn chải được khử khuẩn và phơi khô sau khi sử dụng. 2.3.2.Làm sạch dụng cụ bằng máy - Nước ban đầu là nước lạnh.
- Nước dùng để rửa lại là nước nóng 650C- 950C trong thời gian - 15-20 phút tùy từng loại dụng cụ. - Trung hòa những sản phẩm chứa acid. Rửa lại lần cuối bằng nước nóng 950C. - - Bôi trơn áp dụng riêng cho từng loại dụng cụ. - Làm khô bằng máy hoặc bằng khăn sạch, khí nén với những phần rỗng của dụng cụ. Hóa chất dùng để làm sạch: Xà phòng, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng. Làm sạch dụng cụ bằng các chất tẩy rửa thông thường. 3.Các phương pháp khử khuẩn Những dụng cụ có nguy cơ nhiễm khuẩn mức độ trung bình và cao không chịu được nhiệt cần được khử khuẩn. 3.1.Sát khuẩn Là phương pháp tiêu diệt vi khuẩn trên cơ thể sống một cách tức thời. 3.1.1.Nguyên tắc sử dụng thuốc sát khuẩn - Trên da lành: Làm sạch sau đó bôi thuốc sát khuẩn. - Trên vết thương: Làm sạch bằng dung dịch tiệt khuẩn sau đó bôi thuốc sát khuẩn phù hợp về nồng độ và độ PH.
- - Phối hợp thuốc sát khuẩn sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng. 3.1.2.Dung dịch sát khuẩn thường dùng Những thuốc bôi, rửa ngoài da, làm sạch da trước khi tiêm truyền, trước khi mổ và làm thủ thuật. Là những thuốc được sử dụng điều trị tại chỗ các bệnh ngoài da nhiễm khuẩn, làm sạch vết thương, vết loét da, rửa tay... Cồn 700 sát khuẩn tay nhân viên. - - Cồn Iod 2%, 5% sát khuẩn da tổn thương. - Dung dịch Iod 10% (betadyl) sát khuẩn da tổn thương. - Oxy già: Rửa, sát khuẩn vết thương sâu. - Các chất màu (thuốc đỏ, xanh Methylen) sát khuẩn da tổn thương. - Dẫn xuất của phenol, halogen sát khuẩn da. 3.1.3.Tác dụng phụ của thuốc sát khuẩn - Tại chỗ: Nổi mày đay, chậm liền sẹo, thay đổi sắc tố da. Dùng nhiều lần có thể làm giảm tạp khuẩn bình thường, xuất hiện tạp khuẩn có khả năng gây bệnh mạnh hơn. - Môi trường: Có thể gặp sự chọn lọc các chủng kháng, thay thế tạp khuẩn và tích lũy thuốc sát khuẩn ở nguồn nước. 3.1.4.Bảo quản thuốc sát khuẩn
- Thuốc sát khuẩn thường được đựng trong lọ thủy tinh sẫm màu, tránh nhiệt độ cao, tránh ánh sáng. Lọ đựng thuốc sát khuẩn phải được tiệt khuẩn, không dùng nút thấm nước. Dùng lọ to đựng thuốc chưa pha loãng tối đa 14 ngày từ khi mở lọ. Lọ nhỏ dùng thuốc đã pha chế để sử dụng ngay, tối đa 3 ngày kể từ khi bắt đầu sử dụng. Không được sử dụng thuốc sát khuẩn đã bị nhiễm nấm, vi khuẩn kháng thuốc. 3.2.Khử khuẩn bằng nhiệt Những dụng cụ y tế chịu nhiệt được khử khuẩn bằng nhiệt độ cao. Phương pháp thông dụng nhất là đun sôi. Nhiệt độ 1000C có thể làm bất hoạt HBsAg, HIV, trực khuẩn lao sau 5 phút. Khử khuẩn bằng máy: Các bước làm sạch, khử khuẩn nước ở nhiệt độ cao, làm khô được tự động hóa. Nhiệt độ, thời gian cần đặt cho phù hợp với từng loại dụng cụ. 3.3.Khử khuẩn bằng chất hóa học 3.3.1.Phân loại mức độ khử khuẩn
- - Khử khuẩn mức độ thấp: Phương pháp khử khuẩn tiêu diệt được một số vi khuẩn sinh dưỡng, một số vi rút có kích thước lớn, trung bình và có vỏ lipid. Hóa chất thường sử dụng: Aminoacid, Clorhexidin. - Khử khuẩn mức độ trung bình: Phương pháp khử khuẩn tiêu diệt được tất cả các loại vi khuẩn, nấm, vi rút và trực khuẩn lao nhưng không diệt được nha bào. Hóa chất thường sử dụng: Iodine, Formol, cồn... - Khử khuẩn mức độ cao: Phương pháp khử khuẩn tiêu diệt được tất cả các loại vi khuẩn và nha bào. Hóa chất thường được sử dụng: Cidex (glutaraldehyde 2%) đã được kiềm hóa. Những dụng cụ y tế có nguy cơ lây nhiễm cao, không chịu được nhiệt như ống nội soi, dây máy thở, khử khuẩn bằng cách ngâm trong dung dịch Cidex 3 giờ. Những dụng cụ có kích thước lớn không thể ngâm ngập trong hóa chất (bàn mổ, bàn tiểu thủ thuật...) lau bằng khăn sạch tẩm hóa chất, sau đó lau rửa lại bằng xà phòng và nước rồi để khô. Tốt nhất là lau bằng hóa chất khử khuẩn, sau đó lau lại bằng cồn, hiệu quả khử khuẩn sẽ cao hơn. 3.3.2.Nguyên tắc lựa chọn hoá chất khử khuẩn - Phổ kháng khuẩn rộng.
- - Tác dụng khử khuẩn nhanh. - Không bị ảnh hưởng tác dụng khử khuẩn bởi các chất hữu cơ hay các chất tẩy rửa khác. - Hiệu quả lâu dài, để lại một lớp màng trắng chống vi khuẩn (antimicrobial film) trên bề mặt dụng cụ sau khi xử lý. - Không gây độc cho bệnh nhân, nhân viên y tế và môi trường xung quanh. - Không làm hư hại dụng cụ. - Dễ sử dụng, không mùi hoặc mùi dễ chịu. - Hòa tan trong nước dễ dàng, ổn định khi pha loãng. - Có tác dụng làm sạch. - Giá thành hợp lý. 3.3.3.Một số hóa chất khử khuẩn thường dùng + Microshield: - Thành phần: Chlorhexidine gluconat nồng độ 4%, 2% và 0,5% trong ethanol 70%. - Cơ chế tác dụng: Phá hủy màng tế bào, làm kết tủa các thành phần của bào tương.
- - Tác dụng: Diệt khuẩn nhanh mạnh cả vi khuẩn gram dương và gram âm, nấm, vi rút. Duy trì tác dụng diệt khuẩn trong 6 giờ. - Chỉ định: Rửa tay nhanh (handrub) dung dịch màu hồng nhạt. Rửa tay thủ thuật, thăm khám bệnh nhân - dung dịch 2% màu xanh lá cây. Rửa tay trước phẫu thuật- dung dịch màu hồng đậm 4%, rửa tay 2 lần, mỗi lần 3-5 ml dung dịch. Lần 1 lấy dung dịch vào lòng bàn tay, lần 2 lấy dung dịch vào bàn chải. Thời gian từ 3-5 phút. Sát khuẩn da và niêm mạc trước, sau mổ, sát khuẩn phụ khoa, chăm sóc vết thương, vết bỏng- dung dịch Microshield PVP-S (povidon Iodin 10%) + Cidezyme: - Thành phần: Hỗn hợp enzym phân hủy chất hữu cơ (nhất là protease) và chất tẩy rửa lành tính. - Cơ chế tác dụng: Hoạt tính của enzym phá hủy các liên kết hữu cơ dẫn đến phân hủy các chất hữu cơ. - Tác dụng: Ức chế vi khuẩn (kìm khuẩn). - Chỉ định: Làm sạch và khử khuẩn ban đầu, có thể dùng để thông tắc các ống nội soi.
- Pha 8 ml Cidezyme với 1 lít nước, ngâm dụng cụ với thời gian tối thiểu là 2 phút, những dụng cụ dính kết máu, dịch thì ngâm lâu hơn. Thời gian sử dụng tối đa 24 giờ. Kết hợp làm sạch dụng cụ bằng Cidezyme sau đó khử khuẩn bằng Cidex sẽ cho kết quả khử khuẩn tốt nhất. + Cidex: - Thành phần: Glutaraldehyde 2% đã kiềm hóa. - Cơ chế tác dụng: Alkyl hoá các gốc sulbydryl, hydroxyl, carboxy, amino của vi khuẩn, gây rối loạn tổng hợp ARN, ADN và protein của vi khuẩn. - Tác dụng: Diệt các loại vi khuẩn, virút HBV, virút HDV, nấm sau 10 phút, trực khuẩn lao trong thời gian 10 phút bị diệt 99.8%, 100% trong thời gian 1 giờ. Tất cả các loại vi khuẩn và nha bào đều bị diệt trong thời gian 10 giờ. - Chỉ định: Khử khuẩn mức độ cao dụng cụ y tế. Cidex 14 ngày: Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ nội soi. Hạn sử dụng 14 ngày. Cidex 22 ngày: : Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ không hấp sấy được (nhựa, cao su...). Hạn sử dụng 28 ngày. Ngâm dụng cụ trong dung dịch Cidex 10 giờ, sau đó tráng rửa lại bằng nước tiệt khuẩn, làm khô và đóng gói bảo quản tránh tái nhiễm.
- + Presept: - Thành phần: Muối dichloroisocyanurate. - Tác dụng: Diệt vi khuẩn gram dương và gram âm, HIV, HBV, Herpes, trực khuẩn lao, nấm, nha bào. - Chỉ định: Pha các nồng độ khác nhau tùy theo loại dụng cụ và tùy mức độ nhiễm khuẩn. Tránh cầm viên Presept khi tay ướt, tránh tiếp xúc với mắt và đồ dùng bằng tơ lụa, len. 3.4.Khử khuẩn băng tia cực tím Tia cực tím có tác dụng diệt vi khuẩn trong không khí là chủ yếu, diệt được một số vi khuẩn trên bề mặt dụng cụ, đồ dùng. Thường được sử dụng trong các phòng mổ, phòng đẻ. Bật đèn khi không có người trong phòng và đóng kín cửa. 4.Các phương pháp tiệt khuẩn 4.1.Phương pháp hấp ướt Hấp ướt là phương pháp thông thường, thích hợp nhất để tiệt khuẩn cho các dụng cụ chịu được nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Nguyên lý tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt: Trong nồi hấp (autoclave) dụng cụ tràn ngập trong hơi nước với áp suất và nhiệt độ cao. Sau một thời gian nhất định tất cả các loại vi khuẩn đều bị tiêu diệt. Nhiệt độ Áp suất (atmosphere) Thời gian (phút) 0 121 C 1036 15 1340C 2026 3- 4 Có thể sử dụng nồi áp suất: Thời gian tối thiểu là 30 phút Tiệt khuẩn bằng hấp ướt có ưu điểm là không độc, rẻ tiền. Tuy nhiên có nhược điểm là không tiệt khuẩn được các loại dầu, mỡ, phấn bột. 4.2.Phương pháp sấy khô Thường được áp dụng tiệt khuẩn cho các dụng cụ chịu được nhiệt độ cao. Nguyên lý: Trong tủ sấy nhiệt độ cao và khô làm oxy hóa màng tế bào vi sinh vật. Nhiệt độ và thời gian tiệt khuẩn Nhiệt độ 1800C - thời gian 60 phút
- Nhiệt độ 1700C - thời gian 2 giờ Tiệt khuẩn bằng sấy khô có ưu điểm: Dụng cụ sắc nhọn không bị cùn, tiệt khuẩn được các dụng cụ bằng thủy tinh, dầu mỡ, phấn bột. Nhược điểm: Thời gian tiệt khuẩn dài, không dùng được cho dụng cụ bằng vải và cao su, nhựa. 4.3.Phương pháp tiệt khuẩn bằng khí - ETO (Ethylen oxid): Khí không màu, dùng để tiệt khuẩn dụng cụ, dễ phá hủy bởi nhiệt. Thời gian tiệt khuẩn 2-5 giờ, ở nhiệt độ 290C- 650C, giá thành cao. - Formaldehyde cũng được sử dụng để tiệt khuẩn. 5.Qui trình tiệt khuẩn trong bệnh viện 5.1.Qui trình tiệt khuẩn dụng cụ chịu nhiệt Bước 1: Pha dung dịch khử khuẩn ban đầu. Bước 2: Ngâm ngay dụng cụ vừa sử dụng vào dung dịch khử khuẩn ban đầu từ 5-10 phút, nếu dụng cụ chứa máu và dịch tiết thì ngâm 10 phút. Bước 3: Cọ rửa dụng cụ. Bước 4: Làm khô và bảo dưỡng dụng cụ nếu cần (lau dầu). Bước 5: Đóng gói dụng cụ.
- Bước 6: Tiệt khuẩn dụng cụ. Bước 7: Đem dụng cụ ra sử dụng ngay hoặc bảo quản trong túi lưu giữ (bảo quản dụng cụ trong hộp kín hoặc túi nilon hàn kín đã tiệt khuẩn, không nên để dụng cụ quá 8 ngày phải thực hiện lại quy trình từ bước 6). Dụng cụ đã Ngâm vào dung dịch Cọ rửa sử dụng khử khuẩn ban đầu Sử dụng Đóng gói Tiệt khuẩn Làm khô Bảo quản Sơ đồ qui trình tiệt khuẩn dụng cụ chịu nhiệt 5.2.Qui trình tiệt khuẩn dụng cụ không chịu nhiệt Bước 1: Pha dung dịch khử khuẩn ban đầu. Bước 2: Ngâm ngay dụng cụ vừa sử dụng vào dung dịch khử khuẩn ban đầu từ 5-10 phút, nếu dụng cụ chứa máu và dịch tiết thì ngâm 10 phút. Bước 3: Cọ rửa dụng cụ. Bước 4: Ngâm dụng cụ vào dung dịch khử khuẩn mức độ cao. Thời gian ngâm tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất có thể 20 phút- 1 giờ- 3 giờ tùy theo từng loại dụng cụ hoặc dụng cụ sử dụng lại ngay hay lưu trữ.
- Bước 5: Tráng và làm khô dụng cụ. Tráng sạch dụng cụ bằng nước cất khử khuẩn, sau đó lau khô dụng cụ bằng khăn khử khuẩn hoặc treo khô hoặc làm khô bằng khí nén. Bước 6: Đem ra sử dụng ngay hoặc bảo quản dụng cụ (bảo quản dụng cụ trong hộp kín hoặc túi nilon hàn kín đã tiệt khuẩn, không nên để dụng cụ quá 8 ngày phải thực hiện lại quy trình từ bước 4). Dụng cụ Ngâm vào dung dịch Cọ rửa, làm đã sử dụng khử khuẩn ban đầu khô Sử dụng Ngâm vào dung dịch khử khuẩn mức độ cao Tráng, làm khô Bảo quản Sơ đồ qui trình tiệt khuẩn dụng cụ không chịu nhiệt 5.3.Đóng gói dụng cụ để tiệt khuẩn - Trước khi đóng gói phải sắp xếp dụng cụ cùng chất liệu để chọn phương pháp tiệt khuẩn và thời gian tiệt khuẩn thích hợp. - Phương tiện để đóng gói phải đảm bảo không làm thay đổi tính chất lý, hóa học của dụng cụ sau khi tiệt khuẩn. Đồng thời phải đảm bảo lưu thông không khí dễ giữa trong và ngoài phương tiện. + Một số phương tiện đóng gói:
- - Phương tiện cho hấp ướt: Hộp hấp ướt có lỗ thoát hơi ở đáy, thành và nắp hộp, có thể mở và đóng các lỗ này dễ dàng (mở trong quá trình tiệt khuẩn, đóng khi đã tiệt khuẩn xong và bảo quản); vải bọc dụng cụ; giấy dành riêng cho gói dụng cụ. - Phương tiện cho sấy khô: Hộp inox nắp mở dễ không có lót kín, giấy chịu nhiệt. 6.Kiểm tra qui trình tiệt khuẩn - Giám sát cơ học: Đánh giá các thông số kỹ thuật tại thời điểm bắt đầu mỗi chu trình tiệt khuẩn, phát hiện sớm các bất thường sai sót. - Dùng các chất chỉ thị hóa học: Chỉ thị hóa học là các băng dính, hỗn hợp hóa chất. Băng dính vạch dán ở bên ngoài các hộp, gói hấp chuyển màu sau khi hấp chứng tỏ dụng cụ đã được tiệt khuẩn. Băng dính vạch không chuyển màu hoặc chuyển màu không rõ ràng thì dụng cụ phải tiệt khuẩn lại. - Giám sát sinh học: Qua các chỉ thị sinh học, đánh giá hiệu lực tiệt khuẩn bằng cách cho vào bao hấp một lọ chứa số lượng lớn nha bào vi khuẩn. Chỉ thị sinh học bị bất hoạt sau khi hấp (kết quả là âm tính). Chỉ thị sinh học không bị bất hoạt (kết quả là dương tính) phải báo cáo kết quả cho nhân viên phụ trách để có biện pháp xử lý.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Vệ sinh vô khuẩn dụng cụ - GV. Vũ Văn Tiến
26 p | 350 | 50
-
Bài thuyết trình: Khử khuẩn, tiệt khuẩn
32 p | 650 | 47
-
Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
46 p | 181 | 17
-
Bài giảng Vô khuẩn trong sản khoa
5 p | 140 | 9
-
Tài liệu đào tạo Kiểm soát nhiễm khuẩn
150 p | 14 | 9
-
Bài giảng Kiểm soát nhiễm khuẩn - Trường Trung học Y tế Lào Cai
97 p | 67 | 7
-
Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
145 p | 20 | 6
-
Kiến thức, thái độ về công tác khử khuẩn tiệt khuẩn của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai Lậy năm 2008
6 p | 110 | 6
-
Đánh giá kết quả của một số giải pháp can thiệp nhằm cải thiện thực hành về khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2020-2021
5 p | 20 | 5
-
Thực trạng thực hành khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế của của Điều dưỡng, Kỹ thuật viên tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh và Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội năm 2019
8 p | 16 | 4
-
Kết quả can thiệp cải thiện kiến thức về khử khuẩn - tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, năm 2020-2021
5 p | 10 | 4
-
Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường bệnh viện: Phần 1
113 p | 42 | 4
-
Mô tả một số yếu tố quản lý ảnh hưởng đến hoạt động khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội và Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an năm 2019
5 p | 11 | 3
-
Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
102 p | 6 | 3
-
Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
102 p | 3 | 2
-
Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
102 p | 1 | 1
-
Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn (Ngành: Y sĩ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
102 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn