intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật canh tác cây ớt

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

511
lượt xem
132
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1-Giống ớt cay F1 số 20 của công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam. 2-Công ty Trang nông gồm có các giống: Ớt chỉ thiên sư tử Thái lan, ớt chỉ thiên (F1) TN16 Hàn quốc. Ớt (chỉ địa) Chi li Trang nông (F1) Hàn quốc. Giống (chỉ địa) TN48 (F1), TN49 (F1) (chỉ địa), TN65 (F1) (chỉ địa).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật canh tác cây ớt

  1. Kỹ thuật canh tác cây ớt Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Giống: Các giống đã đưa vào sản xuất gồm có: 1-Giống ớt cay F1 số 20 của công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam. 2-Công ty Trang nông gồm có các giống: Ớt chỉ thiên sư tử Thái lan, ớt chỉ thiên (F1) TN16 Hàn quốc. Ớt (chỉ địa) Chi li Trang nông (F1) Hàn quốc. Giống (chỉ địa) TN48 (F1), TN49 (F1) (chỉ địa), TN65 (F1) (chỉ địa). Giống Sư tử Yellow Star 099 Lion seeds Thái lan (chỉ địa). Giống TN181 (F1) Thái lan (chỉ địa). Giống TN129 Hàn quốc (chỉ địa). Giống Chỉ địa Sư tử Lion seeds Thái lan Thời vụ trồng: Có thể trồng ớt quanh năm, trong đó vụ Đông -Xuân và Hè -Thu là 2 vụ chính. Kỹ thuật trồng: 1/-Làm đất: Đất trồng ớt tốt nhất là được luân canh với lúa, bắp,không nên trồng trên đất mà trước đó đã trồng cà chua, ớt, thuốc lá, dưa leo để hạn chế mầm bệnh. Đất được cày xới, phơi đất kỹ, san đất tạo độ bằng phằng để tránh đọng nước. Cày lên luóng với chiều rộng luống là 1m, cao 20-25cm. Nên dùng màng phủ đất để vừa hạn chế cỏ dại, sâu bệnh vừa giữ nước, giữ phân tốt. 2/-Gieo hạt: Cần 200g - 250g hạt giống cho 01ha. Đất liếp ươm phải đảm bảo tơi xốp, đủ ẩm. Liếp ươm rộng 1m, rải Basudin để ngừa kiến và tuới Rovral
  2. hoặc Zineb để ngừa nấm bệnh hại cây con. Gieo hạt khỏa sơ đất để lấp hạt, trên phủ 1 lớp rơm rạ mỏng để khi tưới không bị xói đất. Nếu có điều kiện nên che bằng vòm lưới nilon. Cây ớt được chăm sóc trong vườn ươm khoảng 30-40 ngày tuổi (có khoảng 8 lá thật) thì bứng ra ruộng trồng. Trước khi bứng, không nên tưới nước đẫm (vì khi bứng dễ bị bể bầu đất) và phun thuốc ngừa sâu bệnh. 3/-Trồng ngoài ruộng: Luống trồng ngoài đồng có bề rộng 1m, trồng 2 hàng, trồng theo kiểu nanh sấu. Cây cách cây 55-60cm. Mật độ 24.000cây/ha. Xử lý đất bằng Basudin ngừa mối, kiến và Copper B hay Benlat C để ngừa bệnh. 4/-Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: a-Bón phân: Lượng phân bón dùng cho 1 ha theo tỷ lệ: 170N - 170P2O5 - 85K2O tương đương 1000kg -1200kg NPK (16-16-8) *Bón lót: Trước khi lên luống, bón lót 300 kg vôi /ha, 5-10 tấn phân chuồng hoai + 400kg NPK 16-16-8. *Bón thúc: cứ 20 ngày bón 1 lần với lượng phân là 150kg NPK 16-16-8 *Định kỳ giữa 2 lần bón có thể sử dụng thêm phân bón lá Komix, HVP để phun cho ớt. Khi cây đã mang trái thì phun thêm phân CaCl2 cứ 7-10 ngày/lần để phòng ngừa bệnh thối phần cuối của trái do thiếu Can-xi. Do ớt có thời gian thu hoạch dài nên sau mỗi đợt thu hoạch cần phải bón thúc phân khoảng 20kg Urê + 20 kg Kali và phun thêm phân bón lá.
  3. b-Tưới, tiêu nước: Mùa nắng cần phải tưới đảm bảo đủ ẩm thường xuyên, cũng không nên tưới quá ẩm. Mùa mưa cần có hệ thống rãnh thoát nước chống úng. c-Làm cỏ: Thường xuyên làm cỏ không để cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng của cây và hạn chế nơi trú ẩn của sâu bệnh. d-Cắm cọc: Cây ớt mang nhiều trái nên dễ nặng đầu, cần cắm cọc cột dây để giữ cây ớt đứng thẳng. e-Phòng trừ sâu, bệnh: *Bệnh héo cây: do nấm Sclerotium roflsii : gây ra. Triệu chứng điển hình là lá bị héo, phần gốc sát mặt đất bị khô đen, phủ một lớp sợi nấm trắng và các hạch nấm tròn màu nâu. Để phòng trừ cần phơi ải đất, trồng luân canh với các loại cây trồng khác họ, phun các loại thuốc Anvil 5SC, Ridomil 240EC/ND. *Bệnh héo rũ do nấm Fusarium hoặc vi khuẩn gây ra. Dùng các biện pháp canh tác như trên để phòng ngừa. Có thể dùng các loại thuốc gốc đồng như: Copper B 75 WP, Kasuran 50WP, Champion 77WP để trị. *Bệnh thán thư (Thối trái): Do nấm Colletotricum gây ra. Bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa. Khi bệnh mới xuất hiện có thể dùng các loại thuốc; Ridomil 240EC/ND, Anvil 5SC, đồng thời hái và tiêu hủy trái bị bệnh. *Sâu xanh (Heliothis amigera) thường đục lỗ ở phần đầu trái ớt, nơi tiếp giáp với đài hoa trong giai đoạn trái xanh. Biện pháp phòng, trị: Cắt tỉa cành cho thông thoáng, bắt sâu bằng tay. Có thể phun một trong các loại thuốc sau: Atabron 75EC, Cascade 5EC, Cyper 25ND, Fastac 5EC, Hopsan 75ND, Lanate 40SP. Chú ý phun khi sâu còn nhỏ và luân phiên thuốc đề phòng sâu kháng thuốc.
  4. *Bọ trĩ: Thường tập trung ở đọt non, mặt dưới lá non để chích hút làm đọt và lá non quăn queo, rụng hoa, trái non, chúng còn là môi giới truyền bệnh virus. Có thể dùng Confidor 0,05EC, Pegasus 500EC, Mospilan 3EC. *Rệp: Dùng Bassa 50EC, Trebon 10EC, Cofidor 0,05EC. Supracide 40EC. Dùng luân phiên thuốc kết hợp với tỉa cành, tưới nước và bón đầy đủ phân bón. *Nhện đỏ: Sống tập trung ở dưới lá bánh tẻ và lá già, chích hút nhựa làm lá vàng, cháy khô xơ xác. Dùng Cascade 5EC, Pegasus 500EC, Comite 73EC, phun kỹ mặt dưới lá khi nhện mới xuất hiện và kết hợp các biện pháp phòng trị bọ trĩ và rệp. h-Thu hoach: Sau khi gieo khoảng 110 ngày thì bắt đầu thu hoạch. Ớt thường có đặc điểm chín tập trung nên thuận tiện cho thu hoạch. thu hạch khi trái ớt có màu xanh ửng hồng, không nên để ớt quá chín mới thu hoạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2