Kỹ thuật thâm canh cây điều
lượt xem 102
download
Cây điều thích hợp phát triển trên các loại đất có tầng sâu dày. Cây điều ưa đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, chịu úng kém, khi bị khô hạn vượt quá giới hạn thì lá ngả màu xanh nhạt chuyển sang vàng, tương tự như hiện tượng thiếu đạm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật thâm canh cây điều
- Kỹ thuật thâm canh cây điều Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Cây điều thích hợp phát triển trên các loại đất có tầng sâu dày. Cây điều ưa đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, chịu úng kém, khi bị khô hạn vượt quá giới hạn thì lá ngả màu xanh nhạt chuyển sang vàng, tương tự như hiện tượng thiếu đạm. Điều là cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới, ưa sáng vì vậy rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp và sương giá và độ dài ngày ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Cây điều chịu được nhiệt độ tối thấp 50C và tối cao là 450C, tuy nhiên nếu muốn điều cho năng suất cao, thì không nên chọn những vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm dưới 200C. Trên vùng đất cát sâu, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất dày, hệ thống rễ của cây điều phát triển mạnh, ăn sâu vào trong đất, lan rộng ra cho nên khoảng không gian và khối lượng đất có ích cho cây rộng, lớn hơn so với ở các loại đất nặng và có tầng đất mỏng. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 1.Chọn đất: Cần chọn những vùng đất thoát nước, tầng đất sâu hay đất không nhiễm mặn, những vùng có độ cao > 600m so với mặt biển. Hạn chế những vùng có lượng mưa quá nhiều hay sương mù trong thời gian cây điều ra hoa. 2.Thời vụ trồng:
- Trồng thích hợp từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7 hàng năm. Ngoài ra những nơi có điều kiện chủ động được nguồn nước tưới thì có thể tiến hành trồng quanh năm. 3.Mật độ và khoảng cách trồng: Mật độ từ 100 – 300cây/ha. (Tuỳ loại đất), Thích hợp nhất là 200cây/ha -Khoảng cách trồng 6m x 8m; 5m x 10m; 10m x 10m. Tuy nhiên ở một số nước, người ta trồng khoảng cách 6m x 10m hay 3m x 9m thì qua theo dõi hàng năm, cách trồng này cho năng suất rất cao (từ 6 đến 8 lần) so với trồng theo phương pháp ô vuông. -Tiến hành tỉa thưa khi cây khép tán và nên giữ mật độ cố định khoảng 100cây/ha khi vườn cây đã thu hoạch ổn định. 4-Giống điều: Các giống điều được phép khu vực hoá: PN1, CH1, LG1, MH4/5 và hiện nay Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã chọn được 4 cây đầu dòng: ES-04, EK-24, BĐ-01, KP-11, KP12. Giới thiệu một số giống điều được Bộ công nhận và trồng ở Tây Ninh Năng suất Tên Khả năng Hình thái các thành phần giống thích nghi năng suất BO - Lá non màu tím đỏ, phiến lá hình bầu dục - Khả -Năng suất: 2-3 1 và hơi xoắn. năng tấn/ha. chống - Trái non màu tím sau đó chuyển xanh và -Tỉ lệ nhân 29 – chịu bọ khi chín có màu đỏ. 31% xít muỗi - Hạt non màu tím đỏ, khi chín có màu xám -Cở hạt: 165-175 và bệnh trắng, vỏ mỏng, rốn hạt có màu tím. hạt/kg thán thư - Chồi lớn, lá hơi xoắn, phát cành mạnh. trung - Ra hoa sau khi trồng 18 tháng, ra hoa từ
- tháng 12 – tháng 2. Hoa ra đồng loạt, số bình. lượng hoa lưỡng tính cao. Trái đậu thành chùm 4 – 6 trái. - Phát chồi rất mạnh, thích hợp cho phương pháp ghép chồi PN - Lá non màu tím đỏ, phiến lá hình bầu dục - Chống -Năng suất: 2 – 3 1 và phẳng. chịu bọ tấn/ha - Trái non màu tím sau đó chuyển xanhvà xít muỗi -Tỉ lệ nhân: 30 – khi chín có màu vàng. và bệnh 33% thán thư - Hạt non màu tím đỏ, khi chín có màu xám -Cở hạt: 145-155 trung trắng, có má lồi, rốn hạt có màu tím. hạt/kg. bình. - Cành thẳng, vươn dài. - Ra hoa sau khi trồng 18 tháng, ra hoa vào tháng 12 – tháng 2. Ra hoa nhiều đợt, số lượng hoa lưỡng tính cao. Trái đậu thành chùm 4 – 10 trái. - Phát chồi trung bình, ít phân chồi nách, thích hợp cho phương pháp ghép chồi. CH - Lá non màu tím đỏ, phiến lá hình bầu dục - Khả -Năng suất:2-3 1 và hơi xoắn. năng tấn/ha - Trái non màu tím, sau đó chuyển xanh và chống -Tỉ lệ nhân: 27 – khi chín có màu đỏ. chịu bọ 29% xít muỗi - Hạt non màu tím đỏ và khi chín có màu -Cở hạt: 160 - và bệnh xám. 170 hạt/kg. thán thư - Phiến lá to và hơi xoắn. trung - Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Ra hoa từ bình. tháng 12 – tháng 2. Ra hoa nhiều đợt, ra hoa lưỡng tính cao, trái đậu thành chùm 8 – 14 trái. - Phát chồi trung bình, thích hợp cho phương pháp ghép chồi. LG - Lá non màu xanh, phiến lá hình bầu dục - Khả - Năng suất: 2 – 1 và hơi phẳng. năng 3 tấn/ha - Trái non màu xanh và khi chín có mù đỏ. chống - Tỉ lệ nhân 28 – chịu bọ - Hạt non màu xanhvà khi chín có màu 30% xít muỗi trắng xám. - Cở hạt: 150 – và bệnh - Hoa đóng thưa. 155trái/kg thán thư - Ra hoa sau khi trồng 18 tháng, ra hoa từ trung tháng bình 12 – tháng 2. Ra hoa hơi muộn, nhiều đợt, số lượng hoa lưỡng tính cao. Trái đậu thành chùm 6 – 10 trái. - Phát chồi trung bình, thích hợp cho
- phương pháp ghép chồi 4.Chuẩn bị cây điều giống: Cây giống ghép cần đạt các tiêu chuẩn sau: Bầu đất màu đen, có kích thước 15 x 33cm hay 15 x 25cm. Đường kính gốc ghép từ 0,7cm trở lên, chiều cao chồi ghép từ 10cm trở lên. Cây giống phải có ít nhất 1 – 2 tầng lá đã phát triển hoàn chỉnh. Tuổi xuất vườn từ 45 ngày trở lên kể từ khi ghép. 5.Thiết lập vườn điều: Hàng điều nên tiến hành thiết kế và trồng theo hướng bắc nam. Vùng đồi dốc nên thiết kế theo đường đồng mức để hạn chế xói mòn đất. Ở những vùng có gió mạnh, nên trồng cây chắn gió xung quanh vườn để bảo vệ vườn cây. Chuẩn bị hố trồng: Kích thước hố trồng: 60 cm x 60 cm x 60 cm trở lên. -Trộn lớp đất mặt và phân vào hố: Mỗi hố từ 10 – 20kg phân chuồng hoai + 0,5 – 1kg Super lân + đất mặt, trộn đều rồi gạt xuống hố. Sau đó gom đất mặt xung quanh đắp mặt hố cao hơn mặt đất nền 20cm để tránh đọng nước khi đất và phân chuồng trong hố bị dẻ xuống. -Hố trồng cần phải được chuẩn bị xong 1 tháng trước khi trồng. -Rải thêm 10 – 20g Furadan/hố trồng để hạn chế kiến mối phá cây con. Trồng cây: Trước khi trồng dùng dao sắc cắt đáy bầu và cắt rễ đuôi chuột bị cuộn xoắn.
- -Dùng cuốc đào một hố nhỏ ở chính giữa hố rồi đặt bầu cây con xuống hố sao cho mặt bầu thấp hơn mặt đất nền chừng 5 – 10cm để tránh cây bị xói trốc gốc khi mưa lớn. -Dùng dao rạch theo chiều dọc của bầu và kéo bao nilon lên. Nén chặt đất xung quanh bầu đất. -Trồng dặm ngay khi thấy cây bị chết. Trồng xen: Tiến hành trồng xen cây ngắn ngày khi vườn điều chưa khép tán để hạn chế cỏ dại, chống xói mòn và tăng thu nhập. Ngoài ra còn tận dụng các loại thân, dây, cây…không sử dụng được để tủ vào gốc cho cây điều rất tốt. -Các cây trồng xen được khuyến cáo theo thứ tự ưu tiên là đậu phộng, đậu xanh, đậu đen, bông vải và một số cây ngắn ngày có tán thấp khác. -Để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với điều, cây trồng xen cần trồng thành băng cách mép tán điều khoảng 1m. 6./ Làm cỏ, bón phân: 6.1- Làm cỏ: - Khi cây còn nhỏ: làm sạch cỏ xung quanh gốc, cách mép tán 0,5 – 1m. Thường làm 4 – 5 đợt cỏ mỗi năm. - Khi vườn điều khép tán: làm cỏ 3 đợt/năm + Hai đợt đầu: Làm cỏ kết hợp với các đợt bón phân + Đợt thứ ba: Kết hợp dọn vườn chống cháy và chuẩn bị cho vụ thu hoạch. 6.2- Bón phân: Cây điều cũng như các loại cây khác, muốn thu được năng suất cao cần bón phân đầy đủ và cân đối. Trong phạm vi giới hạn mức phân bón tối ưu, năng suất của điều tỉ lệ với mức phân được bón cho cây.
- Bón phân cho cây điều thường được chia thành 2 thời kỳ: thời kỳ kiến thiết cơ bản hay giai đoạn cây non và thời kỳ khai thác hay giai đoạn cây cho trái, có thể bón theo lượng phân như sau: Năm thứ 1: 130 gam urê, 125 gam super lân, 35 gam kali Năm thứ 2: 270 gam urê, 190 gam super lân, 65 gam kali Năm thứ 3: 435 gam urê, 250 gam super lân, 100 gam kali Năm thứ 4: 540 gam urê, 310 gam super lân, 125 gam kali Năm thứ 5 trở đi: 1290 gam urê, 1.000 gam super lân, 430 gam kali - Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản: Thời kỳ kiến thiết cơ bản của vườn điều ghép thường kéo dài khoảng 2 năm kể từ khi trồng tuỳ theo điều kiện đất đai và chăm sóc, ở giai đoạn này cây cần được bón phân nhiều đợt (3 –5 đợt/năm) với liều lượng ít vào lúc cây đã hoàn thành đợt lá trước và chuẩn bị phát đợt lá tiếp theo. Bón lần đầu tiên xới vòng chung quanh gốc cây, sâu khoảng 20cm, theo chu vi hình chiếu của rìa bên ngoài tán lá cây. Sau đó rắc phân vào rồi lấp kín đất lại, dùng rơm rác tủ gốc giữ ẩm cho cây. -Khi cây ở giai đoạn lớn (tùy độ tuổi), có thể đào hố cách xa gốc từ 1,5 m trở lên, rồi bỏ lượng phân như trên vào hố và lấp đất lại, trước khi bón phân cần dọn sạch cỏ chung quanh gốc cây. 7.Tạo tán và tỉa cành: Mục đích làm cho tán cây thích hợp với điều kiện cụ thể của địa hình và các điều kiện canh tác, đồng thời điều chỉnh sinh trưởng của cây nhằm duy trì sự cân đối giữa sinh trưởng và kết trái của cây… Tạo tán: Tạo tán được bắt đầu thực hiện từ năm thứ hai.
- Cách tạo tán: Trên thân chính, để lại các cành cấp 1 cách mặt đất khoảng 50cm và phân bố đều để tạo tán hình mâm xôi. Tỉa cành: Thường xuyên tỉa bỏ những cành nằm phía trong tán bị che bóng, các cành bị sâu bệnh và cành vượt. -Giai đoạn khai thác cần tiến hành tỉa cành 2 lần mỗi năm. + Lần đầu được tiến hành ngay sau khi vụ thu hoạch kết thúc, kết hợp với việc dọn vườn làm cỏ để chuẩn bị bón phân đợt 1 cho cây, thường vào tháng 4 tháng 5 hàng năm. + Lần tỉa cành thứ hai vào tháng 8 tháng 9 hàng năm. Các cành lá sau khi bị tỉa bỏ cần được dọn khỏi vườn cây. Những giống điều ghép ra hoa sớm nên cắt bỏ hoa của vụ đầu để cây tập trung dinh dưỡng cho việc sinh trưởng thân lá. 8./ Tưới nước: Cây điều ra bông, đậu trái vào mùa khô, cho nên việc tưới nước giữ ẩm cho cây bằng cách tủ rơm rạ quanh gốc, nếu có điều kiện cần phải tưới nước bổ sung cho cây điều vào mùa khô để tăng khả năng đậu trái, tăng năng suất. 9./ Sâu bệnh hại điều: Ngoài việc tưới nước để tăng khả năng đậu trái, cần chú ý đến vấn đề sâu bệnh hại, có một số loại như sau: -Sâu đục thân, sâu đục chồi -Sâu hại lá -Sâu chích hút hại bông điều Về bệnh cần chú ý các loại sau: -Bệnh thối cổ rể cây con ở vườn ươm
- -Bệnh váng hồng -Bệnh thán thư 10./ Phòng trừ sâu bệnh: Nên phun thuốc định kỳ 10 ngày 1 lần. Thuốc trừ sâu có thể dùng thuốc Sherpa và thuốc trừ bệnh. Nếu thời tiết mưa nhiều thì dùng các loại thuốc bệnh Topsin, Carbenzim, Antracol. Nếu thời tiết sương mù nhiều thì nên sử dụng luân phiên Dithian hoặc Mancozeb. Cải tạo vườn điều Hiện nay có những vườn điều được trồng trước đây nhưng do không chọn giống kỹ nên năng suất và chất lượng hạt không cao, do đó cần phải tiến hành cải tạo lại để vườn điều đạt hiệu quả cần: Cưa loại bỏ dần những cây xấu. Ghép chồi cho vườn điều. Cây điều ra hoa nhiều nhưng tỉ lệ đậu trái thấp Thường do các nguyên nhân như rụng lá sinh lý, các bệnh như phấn trắng, thán thư và bọ xít muỗi. Để tăng khả năng đậu trái cho cây điều trong giai đoạn ra hoa đậu quả cần làm 3 việc sau: a/. Khi quan sát vườn điều thấy có 80% phát hoa vừa nhú ra khoảng 10cm (1 tấc), thì pha 35ml “đậu trái” chuyên dùng cho cây điều (khoảng 2 nắp lưng) kết hợp với một trong số thuốc trừ sâu như: Sherzol EC, Fenbis 25EC, Saliphos 35EC và thuốc phòng trừ nấm bệnh như: Bendzol 50 wp; Carbenzim 500 SC phun sương ướt đều tán lá.
- b/. Khi thấy 80% phát hoa đã phát triển hết độ dài, các chùm hoa bắt đầu có hoa nở thì pha 35ml “đậu trái” chuyên dùng cho cây điều, kết hợp một trong các loại thuốc sâu và thuốc trị bệnh như (phần a) ở trên. c/. Khi thấy 80% quả đã đậu trái có đường kính to bằng đầu ngón tay út thì pha 40ml “đậu trái” chuyên dùng cho cây điều, kết hợp một trong các loại thuốc sâu và thuốc trị bệnh như đã nêu ở trên. Để đạt được kết quả như mong muốn, cần quan sát đúng thời điểm, phun đúng thuốc, thực hiện 4 đúng trong bảo vệ thực vật. Chú ý phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun thuốc vào thời điểm hoa nở tập trung và đang thụ phấn hình thành quả. Ở vùng chủ động được nước có thể tưới cho cây điều càng tốt và tỉa cành khuất và tạo tán cho cây thông thoáng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật chăm sóc cây cảnh vào mùa hè
4 p | 533 | 175
-
Kỹ thuật thâm canh lúa
3 p | 401 | 130
-
Giáo trình Kỹ thuật trồng lúa (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp): Phần 1
102 p | 188 | 67
-
Các kỹ thuật thâm canh cây mía
136 p | 125 | 32
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây nhãn: Phần 1
49 p | 160 | 30
-
Cẩm nang hướng dẫn 5 quy trình kỹ thuật thâm canh cây trồng: Phần 1
32 p | 130 | 21
-
Cẩm nang hướng dẫn 5 quy trình kỹ thuật thâm canh cây trồng: Phần 2
45 p | 139 | 19
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật thâm canh chuối lùn - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
57 p | 112 | 17
-
Tài liệu Tập huấn kỹ thuật ICM trên cây lúa
47 p | 38 | 8
-
Kỹ thuật thâm canh cây điều - TS. Trần Danh Sửu
32 p | 31 | 6
-
Kỹ thuật thâm canh cây khoai lang: Phần 2
55 p | 19 | 5
-
Kỹ thuật thâm canh lúa: Phần 2
33 p | 11 | 5
-
Kỹ thuật thâm canh cây sắn: Phần 2
62 p | 14 | 4
-
Kỹ thuật thâm canh khoai từ - vạc: Phần 1
31 p | 22 | 4
-
Kỹ thuật thâm canh cây khoai tây: Phần 2
43 p | 14 | 3
-
Kỹ thuật nhân giống cây trồng (Tập I): Phần 1
38 p | 13 | 3
-
Kỹ thuật thâm canh khoai môn - sọ (Quyển 3): Phần 1
29 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn