intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Long An

Chia sẻ: Tran The Vu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

165
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Long An nằm ở tọa độ 10°21'-12°19' Bắc và 105°30'-106°59' Đông, phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km, phía nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Long An

  1. Long An Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Vị trí Long An nằm ở tọa độ 10°21'-12°19' Bắc và 105°30'-106°59' Đông, phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km, phía nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Địa hình Dù xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Phía bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An. Hành chính Long An gồm thị xã Tân An và 13 huyện: • Huyện Bến Lức • Huyện Cần Đước • Huyện Cần Giuộc • Huyện Châu Thành • Huyện Đức Hòa • Huyện Đức Huệ • Huyện Mộc Hóa • Huyện Tân Hưng • Huyện Tân Thạnh • Huyện Tân Trụ • Huyện Thạnh Hóa • Huyện Thủ Thừa • Huyện Vĩnh Hưng Diện tích Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.491,87 km². Trong đó: • Đất ở: 99000.7 ha • Đất nông nghiệp: 331.286 ha • Đất lâm nghiệp: 1000 ha • Đất chuyên dùng: 28.574 ha • Đất chưa sử dụng: 32.985 ha Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.
  2. Nông nghiệp Long An là vùng nông nghiệp từ lâu đã nổi tiếng với gạo tài nguyên, gạo nàng hươngCần Đước, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, lạc Đức Hòa, lá nhàu, mía Thủ Thừa và rượu đế nếp Gò Đen. Khí hậu Long An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng • Lượng mưa trung bình: 1.620 mm • Nhiệt độ trung bình 27,4°C. Lịch sử Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hoá Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể di tích Bình Tả, gồm ba cụm di tích: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước. Đây là quần thể di tích văn hoá Óc Eo - văn hoá Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp. Ngoài các khu di tích lịch sử văn hoá kể trên, Long An còn có 40 di tích lịch sử cách mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác. Tính chung, Long An có 186 di tích lịch sử văn hoá, trong đó đã có 7 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đến đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đổi các trấn thành sáu tỉnh là: Định Tường, Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau khi chiếm trọn Nam Kỳ, người Pháp đã chia 6 tỉnh này thành 21 tỉnh. Trong đó, tỉnh Gia Định tách ra để thành lập 3 tỉnh mới là Tân An, Tây Ninh và Chợ Lớn; tỉnh Định Tường được tách ra làm 3 tỉnh mới là Mỹ Tho, Gò Công, Sa Đéc. Đất đai của Long An ngày nay khi đó thuộc tỉnh Tân An, Chợ Lớn và một phần Sa Đéc. Trong thời kỳ Pháp thuộc, dân chúng Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đánh các đồn bốt của người Pháp. Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc. Di tích lịch sử • Cụm di tích Bình Tả: Cụm di tích kiến trúc, nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả (gồm Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước) cách thị xã Tân An khoảng 40 km (25 dặm) về phía đông bắc, tại ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa. Nằm trong quần thể di tích thời tiền sử được phân bố theo các trục lộ cổ và sông Vàm Cỏ Đông, cụm di tích này thuộc nền văn hóa Óc Eo - Phù Nam. Có ba di tích trong cụm đã được khai quật: di tích Gò Năm Tước, Gò Xoài và Gò Đồn được phân bố trên một địa bàn tương đối gần nhau. Ngôi đền Gò Xoài nằm ở độ sâu 1,7-1,9 m (5,4-5,7 ft), có thể là địa điểm hành lễ của dân Phù Nam. Đặc biệt trong bộ sưu tập 26 hiện vật bằng vàng phát hiện ở Gò Xoài có một bản bằng 646 chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi lại câu kinh Phật giáo. Nhiều hiện vật được khai quật tại đây có giá trị như các tượng thần Siva, thần giữ đền, tượng Vinu, các linh vật (linga), yoni. Nhiều mảnh gốm mịn Óc Eo, mảnh kim loại, đá quí, sa thạch và hàng loại di chỉ khác về con người từ thời tiền sử xung quanh ngôi đền, trong khoảng bán kính 10 km (6 dặm) đã được phát hiện. Các kiến trúc được phát hiện tại cụm di tích Bình Tả là các đền thờ thần Siva, thuộc tôn giáo Bà la môn, xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ 1 TCN được truyền bá mạnh mẽ vào miền nam Đông Dương từ đầu Công nguyên. Nằm trong tổng thể di chỉ khảo cổ ở Đồng Tháp Mười và vùng phù
  3. sa cổ Đức Hòa (Long An), di tích Óc Eo được xây dựng nhằm mục đích tôn giáo đồng thời cũng đóng vai trò là một trung tâm chính trị, văn hóa của nước Phù Nam - Chân Lạp thời cổ đại. • Chùa Linh Sơn (chùa Núi): Chùa nằm trên khu di chỉ khảo cổ Rạch Núi. Chùa do hòa thượng Minh Nghĩa khai sáng vào giữa thế kỷ 19. Chùa được trùng tu sửa chữa vào các năm 1926, 1970 và 1988. Kiến trúc ngôi chính điện hiện nay do hòa thượng Thiên Lợi sửa chữa năm 1970. Trong chùa còn lưu giữ trên 100 bức tượng, trong đó có nhiều pho tượng cổ bằng gỗ quí như tượng cổ Tiêu Diện, cao 0,40 m (1,2 ft). Ngoài ra, trong khuôn viên chùa có tháp hòa thượng Quảng Trí và hòa thượng Thiện Lợi. • Nhà bảo tàng Long An: ở ngay trung tâm thị xã Tân An, thuộc phường 4. Bảo tàng Long An trưng bày nhiều cổ vật quí hiếm có ý nghĩa văn hóa nghệ thuật, trong đó có nhiều hiện vật được khai quật từ các di chỉ văn hóa tại địa phương, rất thú vị cho khách đến tham quan nghiên cứu. • Ngôi nhà 120 cột: thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, cách thị xã Tân An khoảng 50 km (31 dặm). Ngôi nhà làm bằng gỗ quí (cẩm lai, gõ đỏ), được xây dựng trên 100 năm với vẻ rêu phong cổ kính, với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tinh vi trong trang trí nội thất từ những bàn tay khéo léo, điêu luyện của 15 người thợ tài hoa ở miền bắc vào. Hoa văn ở đầu kèo, đầu cột làm cho người thăm có cảm giác như đang đứng giữa một khu rừng đầy hoa lá, cỏ cây, chim muông... Người thăm sẽ hết sức thú vị với những đường nét pha trộn sự tinh tế của điêu khắc mang đặc điểm của ba miền. Ngôi nhà đã thu hút nhiều nghệ nhân các vùng lân cận đến nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng, cũng như nhiều khách du lịch đến đây để thăm quan. Dân số Năm 2004, ước tính dân số Long An khoảng 1.376.602 người, với mật độ dân số 306 người/km². Tỷ lệ nam/nữ khoảng 49/51. Tôn giáo Tại Long An có 4 tôn giáo chính được đông người theo là Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao Đài. Chưa có thống kê chính thức về số lượng và tỷ lệ người theo các tôn giáo này. Thể thao Thể thao Long An nổi tiếng với câu lạc bộ bóng đá Đồng Tâm Long An, đội bóng đã đoạt cả hai chức vô địch V-League và cúp quốc gia năm 2005. Đội Bóng chuyền nữ Dệt Long An (đổi tên thành Bình Điền-Long An từ năm 2004) liên tiếp 7 năm (93- 99) đứng trong 3 hạng đầu quốc gia, nhiều vận động viên góp mặt trong đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2