intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Long Xuyên

Chia sẻ: Tran The Vu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

158
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành ph Long Xuyêố n là một thành phố thuộc tỉnh An Giang, đồng thời cũng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Long Xuyên

  1. Long Xuyên Thành phố Long Xuyên là một thành phố thuộc tỉnh An Giang, đồng thời cũng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vị trí, dân số Thành phố Long Xuyên là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh, nằm bên hữu ngạn sông Hậu. Long Xuyên cách thủ đô Hà Nội 1950 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ) 189 km về phía Tây Nam, cách biên giới Campuchia 45 km đường chim bay. Long Xuyên có dân số khoảng 350.000 người (số liệu năm 2007) và diện tích tự nhiên là 106, 87 km2, gồm 11 phường và 2 xã. Tây Bắc giáp huyện Châu Thành Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới Nam giáp huyện Thốt Nốt (Thành phố Cần Thơ), Tây giáp huyện Thoại Sơn. Lịch sử Năm Kỷ Dậu 1789, một đồn nhỏ được thành lập tại vàm rạch Tam Khê[1] được gọi là thủ Đông Xuyên. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) lấy đất Tầm Phong Long (được vua Chân Lạp là Nặc Tôn giao cho Việt Nam vào năm 1757 để đền ơn chúa Nguyễn đã trợ giúp lấy lại ngôi vua) cùng với huyện Vĩnh An, tỉnh Vĩnh Long đặt làm phủ Tuy Biên và phủ Tân Thành. Lỵ sở của tỉnh đặt tại Châu Đốc. Lại cử chức An Hà Tổng đốc, thống lãnh hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại thành lập hai ty Bố chánh, Án sát...[2]thì Long Xuyên thuộc phủ Tuy Biên. Cho nên sau này (1909), Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca của Nguyễn Liên Phong có câu: Long Xuyên thuộc phủ Tuy Biên, Cựu trào có đặt Tây Xuyên huyện đường. Năm 1876, hạt Long Xuyên được thành lập, bắt đầu hình thành khu vực chợ Đông Xuyên tại thôn Mỹ Phước, tung tâm hành chính thuộc thôn Bình Đức. Năm 1917, địa bàn Long Xuyên hiện nay chỉ có hai xã là Bình Đức và Mỹ Phước, thuộc tổng Định Phước, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên. Năm 1957, hai xã trên được chia ra thành 5 xã là Bình Đức, Mỹ Hòa Hưng, Phước Đức (thuộc tổng Định Thành) và Mỹ Phước và Mỹ Thới (thuộc tổng Định Phước). Năm 1959, xã Phước Đức nhập vào xã Bình Đức và Mỹ Phước. Và Long Xuyên luôn là tỉnh lỵ của tỉnh An Giang cho đến năm 1975.
  2. Theo sự phân định địa giới hành chính của chính quyền Cách mạng thì: Năm 1945, địa bàn Long Xuyên thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Long Xuyên. Năm 1947, Long Xuyên thuộc tỉnh Long Châu Hậu và đến cuối năm 1950 thuộc tỉnh Long Châu Hà. Năm 1956, Long Xuyên thuộc huyện Châu Thành tỉnh An Giang. Năm 1957, tách khỏi huyện Châu Thành, thành lập thị xã Long Xuyên. Năm 1971, sau khi tách tỉnh Long Châu Hà, Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang. Tháng 5 năm 1974, Long Xuyên lại thuộc tỉnh Long Châu Hà theo Hội nghị thường trực của Trung ương Cục Miền Nam. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, thị xã Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang. Tháng 2 năm 1976, thị xã Long Xuyên gồm các xã: Bình Đức, Mỹ Bình, Phước Mỹ và Mỹ Phước. Ngày 27 tháng 01 năm 1977 nhập xã Mỹ Thới của huyện Châu Thành vào thị xã Long Xuyên. Ngày 1 tháng 3 năm 1977, theo Quyết định số 239/TCUB của UBND tỉnh, thị xã Long Xuyên gồm 4 phường và 2 xã là: Phường Bình Đức, Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Phước và xã Mỹ Hòa, Mỹ Thới. Ngày 23 tháng 8 năm 1979, nhận xã Mỹ Hòa Hưng [3] từ huyện Châu Thành (An Giang). Ngày 12 tháng 01 năm 1984, thành lập thêm phường Mỹ xuyên và hai xã là Mỹ Khánh, Mỹ Thạnh theo quyết định 08/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 01 tháng 3 năm 1999, thành lập Thành phố Long Xuyên theo Nghị định 09/1999/NĐ.CP của Chính phủ. Ngày 02 tháng 8 năm 1999, thành lập thêm 2 phường là Bình Khánh, Mỹ Quý và chuyển 2 xã Mỹ Thới, Mỹ Thạnh thành phường theo Nghị định 64/CP của Chính phủ. Trải bao đổi dời, cũng chỉ ngần ấy diện tích (106,87 km), hiện nay Thành phố Long Xuyên có 11 phường là: Mỹ Long, Mỹ Bình, Mỹ Xuyên, Bình Đức, Bình Khánh, Mỹ Phước, Mỹ Quí, Mỹ Thới, Mỹ Hòa, Mỹ Thạnh, Đông Xuyên và 2 xã là Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh,.[4] Nếp sống Nhà văn Sơn Nam nhận xét:
  3. Long Xuyên là một thị xã (nay đã là thành phố) mãi còn trẻ, theo kịp đà tiến triển của cả nước, tuy ở xa thủ đô. Được như thế, nhờ truyền thống yêu nước, nhờ nếp sống cởi mở, hiếu khách. Quanh thị xã, với sông sâu nước chảy, với cây xanh, ta gặp vài kiểu nhà sàn đẹp mắt, định hình để thích nghi với cơn lụt hàng năm. Kỹ thuật nấu ăn, bánh trái có thể bảo là không kém hoặc hơn hẳn nhiều vùng trong đồng bằng. Đáng kể nhứt là đội ngũ nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc khá hùng mạnh, tài hoa, nhiều người thuộc tầm cở lớn...[5] Ông Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang đã cho biết: An giang trong đó có Long Xuyên là một vùng đất mới, những cư dân lớp đầu phần lớn ở vùng Ngũ Quảng vào với hai bàn tay trắng. Trong tình cảnh đó, hành trang tinh thần, đó là đạo lý "trung-hiếu-tiết-nghĩa"; là ‘lá lành đùm lá rách”, “một cây làm chẳng nên non”; là “ơn đền nghĩa trả”, “ân oán phân minh”, căm ghét kẻ bội phản. Về sau, khi công cuộc khai khẩn đi dần vào ổn định, người dân trở nên rộng rãi, phóng khoáng, trọng nhân nghĩa và có tính bao dung hơn. Ngày nay, ngoài những tính cách trên, tính năng động, ít bảo thủ, thích tiếp thu cái mới ngày càng thể hiện rõ nét trong quá trình làm ăn kinh tế và sản xuất nông nghiệp... Tính cách và lối sống của người dân An giang trong đó có Long Xuyên khá tiêu biểu cho một nền văn minh sông nước (như tập quán làm nhà sàn, nhóm chợ trên sông, nuôi cá trong lồng bè, dùng ghe xuồng để đi lại và mua bán…) mà nhà văn Sơn Nam đã gọi một cách nôm na là văn minh miệt vườn.[6] Sơ lược một vài mặt Kinh tế Năm 1818, Thoại Ngọc Hầu cho đào kênh nối rạch Đông Xuyên với rạch Giá, chợ Đông Xuyên (tức chợ Long Xuyên) đã sớm trở thành đầu mối giao lưu hàng hóa quan trọng của tỉnh. Hiện nay, cả 9 phường và 3 xã đều có chợ, riêng chợ Long xuyên (thuộc phường Mỹ Long) là chợ chính và sầm uất nhất tỉnh. [7] Nhìn chung, Long Xuyên là một thành phố khá phát triển về thương mại (chủ yếu là mua bán lúa gạo) và công nghiệp chế biến thủy sản (như cá basa), với hơn sáu nhà máy và hơn chục ngàn công nhân. Lược kê một vài thông tin: Năm 2008, tổng diện tích gieo trồng toàn TP. Long Xuyên gần 11.600 ha, đạt sản lượng lương thực 72.314 tấn; thủy sản có 527 bè cá và 229 ha mặt nước nuôi trồng thu hoạch 33.385 tấn; chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đạt sản lượng thịt 3.700 tấn...[8] Ngành Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, thì: Ở TP. Long Xuyên có khoảng 90 nhà máy xay xát-lau bóng gạo, 8 nhà máy chế biến thủy sản, 1 nhà máy chế biến nông sản và rau quả xuất khẩu Bình Khánh và 1 Nhà
  4. máy thức ăn gia súc Afiex. Các cơ sở chế biến nước mắm và nước chấm có tiếng như: Vị Hương, Cửu Long, Miền Tây Mitaco, Hương Sen...[9] Ngoài ra, nơi đây hiện có 14 ngành nghề truyền thống đang tồn tại, gồm: se nhang, làm bánh tráng, làm lưỡi câu, làm dầm chèo, đan đát, chằm nón, dệt, đóng xuồng ghe, làm Giáo dục Trước năm 1886, ở Long Xuyên chỉ có những trường làng dạy chữ Nho và trường tổng dạy chữ quốc ngữ. Năm 1886, mới có Trường tiểu học Pháp Việt. Năm 1917, hình thành “Long Xuyên khuyến học hội” với vai trò tích cực của Hồ Biểu Chánh. Năm 1929, Ở Long Xuyên có 1 trường Nam, 1 trường nữ với 1.144 học sinh. Ngoài ra, còn có trường nội trú Trần Minh (vị trí ở Trường THCS Nguyễn Trãi và Trường Tiểu học Châu Văn Liêm hiện nay) với 105 học sinh và một trường người Hoa (Bang Quảng Đông) với 30 học sinh. Sau 1930, trường nội trú Trần Minh có mở các lớp nội trú đầu lớp Cao đẳng Tiểu học. Ngày 12 tháng 11 năm 1948, với sự cho phép của tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Thơ, trường trung học mang tên Collège de Long Xuyên khai giảng khóa đầu tiên, gồm 76 học sinh. Tháng 2 năm 1952, trường được đổi tên thành Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu. Từ năm 1962 cho đến 1975, ngoài hai trường công lập là Trung học tổng hợp Thoại Ngọc Hầu (nay là Trường PTTH chuyên Thoại Ngọc Hầu), Trung học tổng hợp Chưởng Binh Lễ (nay là một phần của Trường Đại học An Giang), các trường trung học tư dạy đến các lớp đệ nhị cấp (nay được gọi là cấp trung học phổ thông) cũng lần lượt ra đời, như: Trường Hoa Liên, Trường Bồ Đề, Trường Phụng Sự (nay là Trường PTTH Long Xuyên)... Về trung học chuyên nghiệp, có Trường Trung học Nông Lâm Súc (thành lập năm 1963), Trường Sư phạm Long Xuyên (thành lập năm 1969), Trường nữ hộ sinh quốc gia (thành lập năm 1970)... Năm 1970, Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo mở Viện Đại học Hòa Hảo tại Long Xuyên, có khoảng 2.000 sinh viên theo học 5 phân khoa: Văn chương, Thương mại - Ngân hàng, Bang giao quốc tế, Khoa học quản trị và Sư phạm. Năm 1974, Giáo hội Thiên Chúa giáo nâng cấp Chủng viện Tê rê xa thành Đại chủng viện thánh Thomas để đào tạo cấp linh mục. Sau 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền mới đã nhanh chóng tiếp quản, cho sửa chữa và thành lập thêm nhiều trường lớp ở khắp các phường xã trong thành phố. Tháng 12 năm 1999, Trường Đại Học An Giang được thành lập tại địa chỉ 25 Võ Thị Sáu, Long Xuyên, An Giang. Đây là trường đại học công lập thứ hai ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2008, trường có các khoa: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Khoa Nông Nghiệp &Tài Nguyên Thiên Nhiên, Khoa Sư Phạm, Khoa Kỹ Thuật - Công Nghệ - Môi Trường. Bên cạnh việc đào tạo sinh viên bậc đại học,
  5. trường còn đào tạo các ngành cao đẳng và trung học mẫu giáo nhằm góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận.. Hiện Trường Đại Học An Giang đang xây dựng thêm phòng lớp và ký túc xá... Y tế Xưa, như mọi vùng miền khác, ở Long Xuyên mỗi khi người dân bị bệnh thường được chữ trị bằng thuốc nam, thuốc bắc. Mãi đến năm 1910, bệnh viện Long Xuyên mới được xây dựng, nhưng vào năm 1929 cũng chỉ có 4 trại bệnh, 2 nhà bảo sanh với 1 bác sĩ, 5 y tá và vài ba dì phước. Trước năm 1975, cơ sở y tế của Long Xuyên có cả thảy khoảng 500 giường bệnh. Hiện nay ngoài các phòng khám tư Đông y lẫn Tây y, Long Xuyên còn có hai bệnh viện tư là Hạnh Phúc và Bình Dân, cùng một bệnh viện công mang tên Bệnh viện đa khoa TP Long Xuyên nhằm phục vụ việc phòng và khám chữa bệnh cho người dân.[11] Giao thông Năm 1878, chỉnh trang lộ Long Xuyên đi Chắc Cà Đao (nay là thị trấn An Châu của Huyện Châu Thành). Năm 1912, tuyến đường Long Xuyên - Cần Thơ được nối liền. Năm 1924, tuyến đường Long Xuyên – Châu Đốc được thông thương. Năm 1955, Sân bay Mỹ Thới hoàn thành, phục vụ phi cơ loại nhỏ, sau 1975, do hư hỏng nặng, nên không còn được sử dụng. Năm 1897, để thay chiếc cầu gỗ, cầu Levis (còn gọi là cầu Máy, cầu Quay. Sau thời Pháp thuộc được mang tên cầu Nguyễn Trung Trực) được khởi công xây dựng, đến năm 1899 thì hoàn thành. Cầu mới được thiết kế có hai nhịp bằng thép, đặt trên hai trụ móng bằng xi măng. Mỗi ngày ba lần, vào giờ giấc qui định, hai nhịp thép được nhấc lên để tàu bè xuôi ngược. Năm 1985, cầu được khởi công xây dựng lại bằng bê tông cốt thép, đến năm 1987 thì được đưa vào sử dụng. Năm 1892, cầu gỗ bắc qua rạch Long Xuyên được thay bằng cầu sắt và mang tên là cầu Henry[12] dài non 187m kiểu Eiffel. Năm 1938, cầu Henry được đúc bê tông, đến năm 1950 đổi tên là cầu Hoàng Diệu. Tháng 9 năm 2000, một cây cầu mới được xây cặp với cầu Hoàng Diệu biến cầu này trở thành cầu đôi... Cầu Hoàng Diệu Thành phố Long Xuyên có Cảng Mỹ Thới với 01 cầu cảng dạng liền bờ dài 106m, rộng 21m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến năm ngàn DWT và 2 bến phà là Phà Vàm Cống, Phà An Hòa. Cả hai bến phà đều được xây dựng trước năm 1975 và đã được đầu tư nâng cấp...Ngoài ra, còn có hai bến phà nhỏ hơn: Phà Ô Môi và Phà Trà Ôn, phục vụ việc đi lại giữa các bờ Mỹ Long - Mỹ Hòa Hưng và Bình Đức - Mỹ Hòa Hưng.
  6. Di tích & thắng cảnh Ở Long Xuyên có ba di tích được xếp hạng cấp quốc gia, đó là: Ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đình Mỹ Phước và Bắc Đế miếu (tức chùa Ông Bắc). Ngoài ra, Long Xuyên còn có công viên Nguyễn Du, quảng trường Hai Bà Trưng, chợ nổi Long Xuyên...được nhiều du khách tìm đến tham quan. Công viên Nguyễn Du rộng khoảng 700 m² cận kề bên sông Hậu. Nơi trung tâm khuôn viên là một hồ nước nhân tạo, khiến phong cảnh nơi đây thêm đẹp và thoáng mát. Chợ nổi Long Xuyên là nơi tập trung hàng trăm xuồng, ghe từ khắp nơi đến để mua bán hàng hóa (chủ yếu là hàng nông sản). Ai bán loại nào sẽ treo hàng ("bẹo" hàng) trên cây sào cao để người mua dễ nhận biết. Chợ nổi chỉ hoạt động từ khoảng 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều mỗi ngày... Thông tin thêm • Năm 1876, Châu Đốc và Long Xuyên mở nhà “dây thép” do người Pháp chỉ huy, người Việt vào tập sự, gọi là “điển sinh” (học sinh Bưu điện)[13] • Năm 1904, ông Phan Bội Châu vào Sài Gòn, ghé Mỹ Tho, Cao Lãnh, Sa Đéc rồi đến Bảy Núi, hy vọng tìm vài nhân vật của phong trào “trung quân ái quốc” còn sót lại...Tương truyền ông Phan cũng đã ghé chùa Minh Sư, ở chợ Long Xuyên. [13] • Năm 1927 nhà máy đầu tiên của tỉnh đặt tại Vàm Cống.[13] • Cuối năm 1930, chợ Long Xuyên bắt đầu có điện, do công ty Điện từ Cần Thơ tải sang.[13] • Tháng 7 năm 1917, kịch nghệ mới (hát cải lương) xuất hiện, thử nghiệm ở chợ Long Xuyên, do sáng kiến của Hồ Biểu Chánh, bấy giờ đang tích cực hoạt động trong “Hội Khuyến Học Long Xuyên”[14]. Buổi hát này cùng thời điểm với Gò Công và sớm hơn buổi ra mắt “Cải lương kịch xã” thử nghiệm tại rạp Eden Sài Gòn đến 2 tháng. Trong tình hình bấy giờ, quả là đi tiên phong. Năm 1919, tuồng Ô Thước do Tổng đốc An-Hà là Cao Hữu Dực sáng tác, được đem ra diễn tại Long Xuyên nhân dịp Phạm Quỳnh ghé thăm. Trong quyển “Nghệ thuật sân khấu Việt Nam”, Trần Văn Khải ghi đoàn hát Sĩ Đồng Ban thành lập ở Long Xuyên, trong buổi đầu.[13] • Đồng thời với An Hà báo của Cần Thơ, vào tháng 1 năm 1918, Đại Việt tạp chí ra hàng tháng. Đây là tờ báo chính thức của Long Xuyên Hội Khuyến học Long Xuyên do Hồ Biểu Chánh, Đặng Thúc Liêng, Lê Thường Tiên phụ trách. • Ngày đua xe đạp phát triển sớm ở Long Xuyên, tháng 7 năm 1925, bày cuộc đua xe Long Xuyên -Châu Đốc và ngược lại. Phụ nữ Long Xuyên theo nhịp sinh hoạt mới, đã mạnh dạn đi xe đạp như nam giới (năm 1927, ở chợ Long Xuyên có tổ chức cuộc đua xe đạp dành cho phụ nữ). Nên biết, năm 1916 vài cô gái ở
  7. Sài Gòn chạy đua xe đạp với nhau, bị dư luận cho là quá tân thời, có bài vè “Cô Ba, cô Sáu đua xe máy”. [13] • Năm 1925, thi sĩ Tản Đà vào Nam. Trong khoảng thời gian này ông có ghé thăm Long Xuyên, và nhà thơ...đã "thương nhớ" mắm. Hà tươi cửa biển Tu Ran, Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà. (Thú ăn chơi) • Xưa có câu: Trai Nhân Ái, gái Long Xuyên. Nhà văn Sơn Nam giải thích: Trai Nhân Ái (Phong Điền, thuộc Cần Thơ) giỏi nghề đóng tam bản, ghe hầu. Gái Long Xuyên giỏi khắp miền với bánh trái, thêu thùa, may vá.[13] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2