intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Kloi Roong Kloi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:110

157
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận văn trình bày cơ sở lý luận về định hướng sử dụng đất bền vững tại huyện Thủy Nguyên, pPhân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất tại huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2010 và đề xuất định hướng sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững tại huyện Thủy Nguyên đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

  1. MỤC LỤC  MỞ ĐẦU                                                                                                                                   ...............................................................................................................................      3 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................... 3 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..................................................................................... 4 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................................................ 5 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN......................................................................................... 5 5. CƠ SỞ TÀI LIỆU .......................................................................................................................... 5 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN................................................................................................................ 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT   PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI HUYỆN THỦY NGUYÊN                         .....................      9 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................... 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu định hướng sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững ..............9 1.1.2. Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu.................................................................14 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................ 16 1.2.1. Các vấn đề liên quan tới hiện trạng và biến động sử dụng đất ...........................................16 1.2.2. Phát triển bền vững và định hướng sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững ..................28 1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU............................................. 37 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu..........................................................................................................37 1.3.2. Hệ phương pháp nghiên cứu................................................................................................38 1.3.3. Các bước nghiên cứu ...........................................................................................................39 2.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THỦY NGUYÊN ........................................................................................................................................ 41 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ..........................................................................................41 2.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.........................................................................................45 2.1.3. Hiện trạng môi trường...........................................................................................................47 2.1.4. Dân số, lao động và việc làm................................................................................................51 2.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế.................................................................................................51 2.1.6. Thực trạng phát triển khu công nghiệp, đô thị, dân cư nông thôn .......................................56 2.1.7. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ....................................................................................58 2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI .............................................................................................. 63 2.3. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THUỶ NGUYÊN NĂM 2005 VÀ 2010 . .66 2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005........................................................................................66 2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 .......................................................................................69 2.3.3. Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất ................................................................73 2.4. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THUỶ NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2010.......................................................................................................................... 75 2.4.1. Phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 .....................................................75 2.4.2. Đánh giá tổng hợp biến động sử dụng đất huyện Thủy Nguyên theo khía cạnh phát triển bền vững..........................................................................................................................................78 1
  2.  CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ                          ......................       79  PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐẾN 2020                         .....................       79 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 .............................................................................................................................. 79 3.1.1. Phân tích các quy hoạch và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thủy Nguyên và thành phố Hải Phòng.....................................................................................................79 3.1.2. Quan điểm và định hướng sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững tại huyện Thủy Nguyên đến năm 2020.....................................................................................................................81 3.2. PHÂN KHU CHỨC NĂNG HUYỆN THỦY NGUYÊN THEO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ...........83 3.2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn xác định các khu chức năng..................................................83 3.2.2. Phân tich các vấn đề sử dụng đất, kinh tế, xã hội và môi trường nổi cộm trong các khu chức năng ........................................................................................................................................87 3.3. DỰ BÁO TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI HUYỆN THUỶ NGUYÊN CHO CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỚI NĂM 2020............................................................................................................ 88 3.3.1. Dự báo về kinh tế, dân số.....................................................................................................88 3.3.2. Dự báo về sử dụng đất..........................................................................................................89 3.4. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020............90 3.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn.................................................................................................90 3.4.2. Định hướng sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững đến năm 2020 ...............................93 3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI.................................................................................... 101 3.5.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách.........................................................................101 3.5.2. Giải pháp thu hút đầu tư......................................................................................................102 3.5.3. Giải pháp công nghệ............................................................................................................102 3.5.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực...................................................................................102  KẾT LUẬN                                                                                                                           .......................................................................................................................       104  KIẾN NGHỊ                                                                                                                          ....................................................................................................................       106  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                                   ...............................................................................................       107 2
  3. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư tiệu sản xuất đặc biệt,   là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước. Tại Điều 18 Hiến pháp nước   Cộng hoà Xã hội Chủ  nghĩa Việt Nam năm 1992 đã quy định: “Nhà nước thống   nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng   mục đích và có hiệu quả”. Theo đó, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai  thông qua các quy hoạch và chiến lược phát triển, với mục tiêu hướng tới cao  nhất là sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và bền vững các nguồn tài nguyên đóng vai   trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội. Huyện Thuỷ Nguyên có diện tích lớn thứ  hai thành phố  Hải Phòng, có 35   xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 24.279,9 ha, chiếm 15,6% diện tích   thành phố Hải Phòng, dân số trên 30 vạn người (năm 2010). Cảnh quan đa dạng,   tạo bởi sự đan xen giữa dải núi đá phiến sét và núi đá vôi dọc theo hướng tây bắc   ­ đông nam với hệ thống đồng bằng thấp và bãi triều cửa sông ven biển. Đây là  những điều kiện tự  nhiên thuận lợi cho huyện phát triển một nền kinh tế  đa  dạng, bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ  công nghiệp, thuỷ  sản và   du lịch. Trong thời kỳ mở  cửa, Thủy Nguyên được xác định là một trong những  khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch trọng điểm của thành phố Hải  Phòng. Trong những năm gần đây, huyện có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá   nhanh, dẫn đến những nhiều biến động phức tạp về  sử  dụng đất, đặc biệt là   chuyển đổi mục đích từ sử dụng đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang mục   đích phi nông nghiệp. Các khu, cụm công nghiệp (khu công nghiệp Bến Rừng,   cụm công nghiệp Kênh Giang, Nam cầu Kiền, Gia Minh, Đông Sơn ­ Kênh Giang,  Minh Đức ­ Tràng Kênh,…), khu du lịch, đô thị  mới (Khu vui chơi giải trí ­ thể  thao ­ văn hoá ­ du lịch sinh thái Quang Minh ­ Vinashin, tổ hợp khu Resort sông  Giá, khu đô thị  Bắc sông Cấm, khu đô thị  VSIP…) được quy hoạch xây dựng là   yếu tố  quan trọng để  cho huyện Thuỷ  Nguyên phát triển mạnh cho đến năm  3
  4. 2020.  Thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế ­ xã hội của thành phố  và   huyện, đồng thời hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai dựa trên tiềm năng   sẵn có và đảm bảo công tác bảo vệ  môi trường được xem là yêu cầu cấp thiết  đối với huyện Thủy Nguyên trong những năm tới. Để  thực hiện được điều này,  cần thiết dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn về phân tích hiện trạng và   biến động sử dụng đất đai. Xuất phát từ  lý do thực tiễn đó, đề  tài luận văn thạc   sỹ  “Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 ­   2010   phục   vụ   phát   triển   bền   vững   huyện   Thủy   Nguyên,   thành   phố   Hải   Phòng” đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU a) Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ hiện trạng và biến động sử  dụng đất tại huyện Thuỷ  Nguyên,   thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2005 ­ 2010 nhằm đề xuất định hướng phát  triển bền vững đến năm 2020 đảm bảo chuyển mục đích sử  dụng đất đáp  ứng  được nhu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội và bảo vệ môi trường. b) Nhiệm vụ nghiên cứu Để  thực hiện mục tiêu đề  ra, nhiệm vụ  nghiên cứu cần thực hiện bao  gồm: ­ Tổng quan các tài liệu, số  liệu, bản đồ  có liên quan đến hướng nghiên   cứu của luận văn. Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng sử  dụng đất các năm  2005, 2010 của huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng. ­ Phân tích hiện trạng sử dụng đất trong năm 2005 và năm 2010. ­ Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 ­ 2010. ­ Phân tích quan hệ giữa các hoạt động kinh tế ­ xã hội và biến động sử dụng  đất. ­ Xây dựng các bản đồ phân khu chức năng và bản đồ tổ  chức không gian  4
  5. phục vụ định hướng sử dụng đất lồng ghép với phát triển bền vững huyện Thuỷ  Nguyên, thành phố Hải Phòng đến năm 2020.  3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU a) Phạm vi không gian Đề  tài được thực hiện trên toàn bộ  địa bàn huyện Thuỷ  Nguyên thuộc  thành phố  Hải Phòng, bao gồm 35 xã và 2 thị  trấn với tổng diện tích tự  nhiên  24.279,9 ha. b) Phạm vi khoa học Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề sau: + Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất trong giai đoạn   2005 ­ 2010. + Đề xuất định hướng sử dụng đất đến năm 2020. + Định hướng sử  dụng đất được đề  xuất theo cơ  sở  lồng ghép phát triển   bền vững, cụ thể là đảm bảo cả 3 khía cạnh: bảo vệ và cải thiện chất lượng môi  trường (bền vững về  môi trường), sử  dụng tài nguyên đất hợp lý, có hiệu quả  kinh tế cao (bền vững về kinh tế) và đảm bảo công bằng xã hội, hòa giải được   các mâu thuẫn xã hội trong sử dụng đất đai (bền vững về xã hội). 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ­ Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong  phú hệ thống lý luận của khoa học quản lý đất đai về hướng phân tích hiện trạng   và biến động sử dụng đất đối với một lãnh thổ  cấp huyện và hướng nghiên cứu   quy hoạch sử dụng đất lồng nghép phát triển bền vững.  ­ Ý nghĩa thực tiễn: Các phương án đề xuất định hướng sử dụng đất bền  vững đến năm 2020 trong luận văn được xem là tư liệu khoa học tham khảo cung   cấp cho các cơ  quan quản lý phục vụ  lập, điều chỉnh quy hoạch, kế  hoạch sử  dụng đất của huyện Thuỷ Nguyên. 5. CƠ SỞ TÀI LIỆU  5
  6. Các tài liệu chính sau được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn:: a) Tài liệu khoa học tham khảo: bao gồm các sách, giáo trình, luận văn,  công trình nghiên cứu liên quan tới hướng nghiên cứu lý thuyết của đề tài: ­ Hướng quản lý đất đai: cơ sở địa chính, hồ  sơ địa chính, hệ  thống chính   sách pháp luật đất đai,... ­ Hướng phân tích sử dụng đất: đánh giá đất đai, phân tích và đánh giá biến   động sử dụng đất. ­ Hướng phát triển bền vững: phát triển bền vững và quy hoạch bảo vệ  môi trường, chương trình nghị  sự 21 của Việt Nam (2005), chương trình nghị  sự  21 cho một số địa phương (Bình Định, Ninh Bình,…),… b) Các văn bản pháp lý liên quan tới quy hoạch sử  dụng đất và phát   triển bền vững của chính phủ và địa phương ­ Luật Đất đai năm 2003; Luật Bảo vệ môi trường. ­ Các Nghị  định của Chính phủ, Thông tư  của cỏc Bộ, ngành và các văn   bản của địa phương về  hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai, Luật Bảo vệ  môi  trường. ­ Các tài liệu kiểm kê, thống kê đất đai, bản đồ  hiện trạng sử  dụng đất   huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 ­ 2010. ­ Quyết định số 145/QĐ­TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về  phương hướng chủ  yếu phát triển kinh tế  ­ xã hội xây dựng vùng kinh tế  trọng   điểm Bắc bộ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. ­ Quyết định số  271/2006/QĐ­TTg ngày 27/11/2006 của Thủ  tướng Chính  phủ về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­  xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020. ­ Nghị  quyết số  09/NQ­TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị  lần thứ  4 Ban  chấp hành Trung  ương Đảng khoá X về  chiến lược biển Việt Nam  đến năm   2020.  ­ Quyết định số 06/QĐ­TTg ngày 11/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về  6
  7. việc thành lập Khu kinh tế Đình Vũ ­ Cát Hải, thành phố Hải Phòng. ­ Quyết định số 865/QĐ­TTg ngày 10/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về  việc xây dựng vùng Duyên hải Bắc bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. ­ Quyết định số  98/2008/QĐ­TTg ngày 11/7/2008 của Thủ  tướng Chính  phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn ­ Hà Nội  ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh đến năm 2020. ­ Nghị  quyết số  26/NQ­TW ngày 05/8/2008 Hội nghị  lần thứ  7 Ban chấp   hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. ­ Quyết định số  34/QĐ­TTg ngày 02/3/2009 của Thủ  tướng Chính phủ  về  việc phê duyệt quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ đến năm  2020. ­ Quyết định số  1448/QĐ­TTg ngày 16/9/2009 của Thủ  tướng Chính phủ  về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm  2025, tầm nhìn đến năm 2050. ­ Quyết định số 800/QĐ­TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về  việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới. ­ Quyết định số 69/QĐ­TTg ngày 13/12/2011 của Thủ  tướng Chính phủ  về  việc ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ ­ Cát Hải, thành phố Hải   Phòng. ­  Quyết  định  số   1757/QĐ­UBND  ngày  19/9/2007 của  Uỷ   ban  nhân dân   thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh   tế ­ xã hội huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2020. ­  Quyết  định  số   120/QĐ­UBND  ngày  22/01/2010 của  Uỷ   ban  nhân dân   thành phố Hải Phòng về việc công nhận một số tuyến đường bộ từ huyện thành   đường tỉnh trên địa bàn. ­ Các quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp,  điểm dân cư, thị tứ, các dự án khác trong phạm vi huyện Thuỷ Nguyên. c) Tài liệu, số liệu thu thập, điều tra thực tế tại địa phương 7
  8. ­ Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2005 đến 2010. ­ Bản đồ sử dụng đất các năm 2005 và 2010. ­ Các tài liệu, số  liệu về  điều kiện tự  nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phát  triển kinh tế ­ xã hội, hiện trạng môi trường và quản lý đất đai tại địa phương. ­ Tư liệu ghi chép thực tế trong quá trình khảo sát thực địa. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài   phần   mở   đầu,   kết  luận   và   tài   liệu   tham   khảo,   luận  văn   gồm   3  chương: ­ Chương 1:  Cơ  sở  lý luận về   định hướng sử  dụng  đất bền vững tại  huyện Thủy Nguyên. ­ Chương 2:  Phân tích hiện trạng và biến động sử  dụng đất tại huyện   Thủy Nguyên giai đoạn 2005 ­ 2010. ­ Chương 3:  Đề  xuất định hướng sử  dụng đất phục vụ  phát triển bền  vững tại huyện Thủy Nguyên đến năm 2020. 8
  9. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT  PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI HUYỆN THỦY  NGUYÊN 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu định hướng sử dụng đất phục vụ phát triển   bền vững a) Trên thế giới Khái   niệm   phát   triển   bền   vững  (sustainable   development)  xuất   hiện   từ  những năm 1970 với những nội dung đề cập tới môi trường và phát triển quốc tế.   Từ  những năm 1980 khái niệm này được mở  rộng trong tác phẩm “Chiến lược   bảo   tồn   thế   giới”   (1980),   được   phổ   biến   qua   báo   cáo   Brundland   (1987)   về  “Tương lai chung của chúng ta”, tác phẩm “Chăm lo cho Trái Đất” (1991) và   Chương trình Nghị  sự 21 (1992) tại Riode Janero. Hiện nay, phát triển bền vững   được sử  dụng phổ  biến trong chiến lược, định hướng phát triển  ở  các quy mô  khác nhau, từ quy mô toàn cầu, khu vực cho đến quốc gia và địa phương.  Khái niệm phát triển bền vững do Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát   triển đưa ra năm 1987 đã được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế  giới, là “sự  phát  triển đáp  ứng nhu cầu của thế  hệ  hiện tại mà không làm mất đi khả  năng đáp  ứng nhu cầu của các thế  hệ  tương lai”. Tư  tưởng chủ  đạo của phát triển bền   vững chính là sự  bình đẳng trong một thế  hệ  và giữa các thế  hệ. Hay nói cách  khác, phát triển bền vững là sự phát triển bảo đảm hài hòa được các mục tiêu về  kinh tế, xã hội và môi trường.  Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) đưa ra bốn khu vực hành động là: (i)   Phát triển kinh tế ­ xã hội: Chủ  yếu là xóa đói giảm nghèo, quản lý tăng trưởng   dân số, quản lý cách sống và các hình thức tiêu dùng với sản xuất; (ii) Bảo vệ  môi trường và nơi sống, bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và các hệ sinh thái, quản   9
  10. lý chất thải; (iii) Khuyến khích và thúc đẩy sự  tham gia, đóng góp của các đối  tượng thụ hưởng tinh thần, đối thọai và hợp tác, sự công bằng bình đẳng về giới,  giữa các sắc tộc và các thế  hệ,...; (iv) Soạn ra những chương trình và biện pháp,  thiết lập những định chế  và cơ  chế, sử  dụng những phương tiện cần thiết để  kinh tế ­ xã hội chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên đất đai ngày càng trở nên hạn hẹp thì lựa   chọn phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu cấp thiết cho công tác quy hoạch   sử dụng đất ở tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Châu Âu là khu vực đi đầu trong xây dựng các nguyên lý về quy hoạch sử  dụng đất bền vững và phát triển các nghiên cứu  ứng dụng theo hướng này. Lier   và cộng sự (1994) công bố ấn phẩm về quy hoạch sử dụng đất bền vững, trong   đó trình bày những lý luận chung và áp dụng cho một số khu vực cụ thể tại Hà  Lan. Herrmann và Osinski (1999) thực hiện nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai   bền vững dựa trên công nghệ GIS và mô hình hóa, áp dụng điển hình cho khu vực  nông   thôn   Baden­Wuerttemberg   thuộc   miền   nam   nước   Đức.   Gần   đây   nhất,  Pašakarnis và cộng sự  (2010) dựa trên quan điểm phát triển bền vững đã tiến   hành phân tích định hướng phát triển nông thôn và những thách thức đối với chiến   lược sử dụng đất ở khu vực Đông Âu. Tại khu vực Bắc Mỹ, quy hoạch sử dụng đất gắn liền với phát triển bền  vững cũng được quan tâm trong thời gian gần đây, trong đó chú trọng nhiều tới  bảo vệ  các hệ  sinh thái. Ryan và Throgmorton (2003) thực hiện nghiên cứu so  sánh thực trạng phát triển đất đai cho quy hoạch bền vững mạng lưới giao thông  giữa thành phố  Freiburg của Đức với thành phố  Chula Vista, California của Hoa   Kỳ. Fitzsimons và cộng sự  (2012) tiến hành đánh giá đất đai và quy hoạch sử  dụng đất phục vụ  phát triển vành đai xanh tại Toronto ­ thành phố  lớn nhất của  Canada. Tại châu Mỹ La­tinh, quy hoạch sử dụng đất bền vững được áp dụng cho  cả  khu vực đô thị  hóa cao và các khu vực cảnh quan tự  nhiên. Rojas và cộng sự  (2012) thực hiện đánh giá môi trường chiến lược cho cả châu Mỹ La­tinh, sau đó  10
  11. áp dụng cụ thể cho quy hoạch đô thị tại vùng đô thị Concepción của Chile. Trong  khoảng thời gian này, Barral và Oscar (2012) tiến hành một nghiên cứu quy hoạch  sử  dụng đất bền vững dựa trên đánh giá các dịch vụ  hệ  sinh thái, áp dụng điển  hình cho vùng đông nam Pampas của Argentina. Tại Australia, Pearson và cộng sự (2010) đề xuất một khung kịch bản quy   hoạch sử dụng đất bền vững và áp dụng cho khu vực đô thị thuộc vùng đông nam   Queensland, Australia. Là khu vực điển hình nhất về các vấn đề nổi cộm liên quan tới quy hoạch   sử  dụng đất do tăng trưởng kinh tế  nhanh và mật độ  dân số  cao, quy hoạch sử  dụng đất bền vững ở khu vực châu Á và châu Phi hiện đang rất được chú trọng.   Các định hướng quy hoạch chủ yếu được tiếp cận từ châu Âu. Tại châu Á, Chen  và cộng sự  (2003) tiến hành đánh giá sử  dụng đất và đề  xuất các kịch bản sử  dụng đất bền vững cho vùng cao nguyên Loess của Trung Quốc. Kim và  Pauleit  (2007) tiến hành đánh giá đa dạng sinh học và các đặc tính cảnh quan làm căn cứ  cho quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Kwangju, Hàn Quốc. Tại châu Phi, các  nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí và tham  gia của các chuyên gia sử dụng đất châu Âu. Agrell và cộng sự  (2004) tiến hành   quy hoạch sử  dụng đất cho phát triển nền nông nghiệp sinh thái đa mục đích và  áp dụng thử nghiệm tại vùng Bungoma của Kenya. Tóm lại, phát triển bền vững với cách tiếp cận toàn diện được xem là một   xu thế của thời đại. Do đó, quy hoạch sử dụng đât bền vững được quan tâm rộng  rãi trên toàn thế giới. Mặc dù các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới rất khác  nhau về  điều kiện lãnh thổ  cũng như  động lực phát triển, nhưng quy hoạch sử  dụng đất bền vững đã thể hiện được ưu thế  cho tất cả các khu vực này, tạo cơ  hội cho phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ được môi trường và tránh xung đột  xã hội trong sử dụng đất. b) Tại Việt Nam Quan điểm chủ  đạo về  phát triển bền vững đã được Đại hội Đảng toàn   quốc lần thứ IX xác định là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng   11
  12. kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Quan điểm này  đã được thể hiện trong Điều 4 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. Cho đến   nay, do quan điểm phát triển bền vững vẫn chưa được triển khai đầy đủ thành các  cơ  chế  chính sách cụ  thể  về  phát triển bền vững trong thực tế, nên các cơ  quan  quản lý nhà nước có liên quan và chủ  đầu tư  đang rất lúng túng trong việc giải  quyết những bức xúc, khiếu kiện của người dân. Cơ  chế, chính sách bồi thường  quyền sử dụng đất hiện hành đang có những bất cập lớn trong thực tiễn, chưa đặt   đúng mức các lợi ích về xã hội và môi trường. Sự thiếu hụt các cơ chế, chính sách  phát triển bền vững còn là một nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng trong phân  chia lợi ích cũng như chia sẻ ô nhiễm môi trường của phát triển. Vì vậy, trước mắt  cần có những nghiên cứu chính sách cụ thể hoá quan điểm chủ  đạo về phát triển   bền vững trong quản lý và sử  dụng đất, trong đó có những nguyên tắc và cơ  chế  bồi thường phù hợp cho người dân.  Việc quản lý, sử  dụng đất phải vừa đảm bảo quỹ  đất phục vụ  mục tiêu   công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng vừa đảm  bảo mục tiêu bảo vệ môi trường, an ninh lương thực. Chiến lược và quy hoạch  sử dụng đất phải có tầm nhìn dài hạn; tránh chạy theo mục tiêu phát triển trước   mắt nhưng khai thác cạn kiệt tài nguyên đất, để  lại hậu quả  xấu về kinh tế, xã  hội và môi trường cho các thể  hệ  mai sau phải gánh chịu. Chính sách, pháp luật  đất đai phải góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo dân chủ, bình đẳng và công   bằng xã hội. * Phát triển kinh tế trong sử dụng đất: + Áp lực về nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế ­ xã hội, đảm bảo  an ninh quốc phòng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường là một thách thức  lớn đối với việc cân đối, phân bổ  nguồn tài nguyên đất cho các mục đích khác   nhau, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong hoạch  định chính sách và xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. + Dưới áp lực lớn về  nhu cầu sử  dụng đất trong không gian đô thị, việc   khai thác không gian trong lãng đất để xây dựng các công trình ngầm trên quy mô  12
  13. lớn đó trở thành hiện thực đòi hỏi việc quản lý đất đai theo không gian phân tầng.   Đây là vấn đề mới ở Việt Nam, đòi hỏi phải xây dựng từ bước đầu phương pháp  luận, hành lang pháp lý, quy trình kỹ thuật, quy trình quản lý phù hợp. * Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất:  + Sự thoái hóa, suy giảm nguồn tài nguyên đất do các nguyên nhân tự nhiên   hoặc do tác động của con người đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đòi hỏi cần   tăng cường nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các giải pháp thích hợp để  quản  lý, bảo vệ, bồi bổ và duy trì quỹ đất đảm bảo nhu cầu sử dụng đất hiện tại cũng  như trong tương lai. + Xây dựng hoàn thiện các phương pháp, nội dung, quy trình quy hoạch, kế  hoạch sử dụng đất các cấp, lồng ghép với các nhiệm vụ phòng chống, giảm nhẹ  thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng phương pháp dự báo và xác định  nhu cầu sử dụng đất, làm cơ sở xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất  bền vững. + Xây dựng và hoàn thiện phương pháp, tổ chức đánh giá thường xuyên tác   động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất của cả nước, theo các vùng và  từng địa phương; tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học ­ công nghệ nhằm xác  lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp quản lý, sử dụng đất ứng phó  với biến đổi khí hậu; xây dựng và hoàn thiện các giải pháp thích ứng và ứng phó  với tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất; tổ  chức thực hiện các  chương trình, dự  án  ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên   đất. * Công bằng xã hội trong sử dụng đất: + Do đặc điểm về lịch sử và tập quán sử dụng đất của các vùng miền khác  nhau nên việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật phù hợp với tất cả các  vùng lãnh thổ là một vấn đề khó khăn. + Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế  hoạch sử  dụng đất, đảm bảo 100%  đơn vị hành chính các cấp thực hiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất  theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực   13
  14. hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã đòi hỏi phải điều chỉnh lại cách tiếp   cận đối với quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với trình độ phát triển cũng như  cách tiếp cận trong quy hoạch sử dụng đất sao cho hài hòa với xu thế  toàn cầu  hóa và tạo ra một hành lang để  quản lý quá trình phát triển đất nước một cách  hợp lý, bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử  dụng đất, ngoài nguyên nhân từ  các hoạt động của các khu công nghiệp, khu đô  thị  và các hoạt động kinh tế  ­ xã hội hiện tại, vùng lãnh thổ  cũng có thể  bị  tác  động bởi các yếu tố  quy hoạch mới như  chuyển đổi mục đích sử  dụng đất, các  khu công nghiệp mới, các khu đô thị  mới, phát triển các khu du lịch, các khu dân   cư nông thôn mới, bệnh viện, trạm y tế, khu khai thác chế biến tài nguyên,... Mặc  dù đã được quy định trong Luật Đất đai 2003, nhưng sự tham gia của các bên liên   quan vào quá trình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam còn yếu. Hầu hết các quy  hoạch sử dụng đất mới dừng lại  ở mức độ thông báo các quy hoạch ở giai đoạn  cuối cùng để  lấy ý kiến công đồng và các bên. Như  vậy việc tham gia của cộng   đồng vào quá trình quy hoạch rất hạn chế, ý kiến của cộng đồng chưa được quan   tâm một cách thích đáng và mang nặng tính hình thức dẫn đến việc nhiều quy   hoạch thiếu tính thực tiễn và khó thành công, đôi khi thất bại vì gặp phải sự  không đồng thuận của người sử dụng. 1.1.2. Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu Các công trình nghiên cứu phát triển bền vững liên quan tới huyện Thủy   Nguyên: Trên địa bàn huyện chưa có công trình riêng biệt nguyên cứu phát triển   bền vững, tuy nhiên trên địa bàn thành phố Hải Phòng có nhiều đề án đang được  nghiên cứu có liên quan đến huyện Thuỷ  Nguyên như: Quy hoạch mạng lưới   quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố đến năm 2025; Cơ sở dữ liệu quản lý  các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn thành phố  (thí điểm giai đoạn 1); Kế  hoạch hành động đa dạng sinh học thành phố  Hải Phòng đến năm 2020; Đẩy   mạnh tuyên truyền về quản lý, bảo vệ  và phát triển bền vững môi trường thành   phố  Hải Phòng; Kế  hoạch  ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành  14
  15. phố  Hải Phòng đến năm 2025; Kế  hoạch  ứng phó sự  cố  tràn dầu trên địa bàn  thành phố  Hải Phòng đến năm 2025; Phân loại cơ  sở  ô nhiễm công nghiệp trên  địa bàn thành phố đến năm 2015, kế  hoạch tới năm 2020; Quy hoạch chung môi   trường đô thị  thành phố  Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;  Tổng thể bảo vệ môi trường biển, hải đảo, các vùng nhạy cảm, ưu tiên khu vực   đảo Cát Bà; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thành phố  đến năm 2025, tầm  nhìn đến năm 2050; Điều tra, thống kê, đánh giá nguồn thải, phân loại chất lượng  và bảo vệ môi trường nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố; Dự án tăng cường  năng lực quản lý môi trường nước quốc gia do JICA tài trợ; Xây dựng Bộ  sách   xanh đối với các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường, sách đen đối với các  doanh nghiệp ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Xây dựng mạng lưới quan trắc  (không bao gồm quan trắc phóng xạ môi trường) và theo dõi tình hình môi trường  ở các khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn thành phố, đề xuất các biện pháp  xử lý, khắc phục.  Là một khu vực có nhiều tiềm năng và lợi thế  phát triển kinh tế, Thủy   Nguyên là một trong những huyện có nhiều dự  án đầu tư  quy hoạch nhất của   thành phố Hải Phòng. Các dự án quy hoạch đến năm 2020 đã được phê duyệt bao   gồm: tổ hợp Resort sông Giá (khu nghỉ dưỡng và sân golf) tại xã Lưu Kiếm; khu   kinh tế  Đình Vũ ­ Cát Hải (bao gồm các xã: Trung Hà, Thủy Triều, An Lư, Ngũ   Lão, Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng; một phần thuộc địa bàn các xã: Tân  Dương, Thủy Sơn, Dương Quan, Thủy Đường; đảo Vũ Yên); khu đô thị  Bắc   sông Cấm thuộc các xã: Hoàng Động, Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan; khu  đô thị, dịch vụ, công nghiệp VSIP tại các xã: Tân Dương, Thuỷ  Đường, Dương  Quan, An Lư, Trung Hà và Thuỷ  Triều (thuộc Khu kinh tế  Đình Vũ ­ Cát Hải);  khu đô thị ­ công nghiệp Bến Rừng tại các xã: Tam Hưng, Phục Lễ, Phả Lễ, Lập   Lễ  (thuộc Khu kinh tế  Đình Vũ ­ Cát Hải); cụm công nghiệp Nam cầu Kiền tại  xã Kiền Bái, Lâm Động; cụm công nghiệp: Minh Đức ­ Tràng Kênh tại thị  trấn  Minh Đức và xã Gia Đức; cụm công nghiệp tại xã Gia Minh; cụm công nghiệp tại   xã Đông Sơn ­ Kênh Giang; nhà máy Nhiệt điện 1, 2 tại xã Tam Hưng; khu đô thị  15
  16. dịch vụ  tổng hợp Quang Minh ­ Vinashin tại xã Thuỷ  Sơn; hệ  thống giao thông  hai bờ sông Giá thuộc xã Hoà Bình, Lưu Kiếm. Như  vậy, phải nói rằng, trong giai đoạn từ  nay cho đến năm 2020, huyện   Thủy Nguyên sẽ  có những thay đổi rất lớn về  sử  dụng đất. Có thể  nhận thấy  rằng, hầu hết các dự án quy hoạch đều thuộc về dự án phát triển đô thị, dịch vụ,   công   nghiệp,...   có   những   ảnh   hưởng   quan   trọng   đến   kinh   tế,   xã   hội   và   môi  trường. Do đó, những nghiên cứu theo định hướng bền vững trở nên cấp thiết cho  hiện tại và cần thiết cho khu vực này trong tương lai. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Các vấn đề liên quan tới hiện trạng và biến động sử dụng đất a) Hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề liên quan Việt Nam có diện tích tự nhiên 33.121.159 ha, đứng thứ 55/200 quốc gia. Là  nước có quy mô diện tích thuộc loại trung bình; dân số 88 triệu người, đứng thứ  12/200 quốc gia, vì vậy bình quân diện tích đất trên đầu người vào loại thấp 3.800   m2/người (0,3­0,4 ha/người), đứng thứ  120/200 quốc gia trên thế  giới, bằng mức   1/6 bình quân thế giới. Trước đây, khi dân số thế giới ít hơn ngày nay rất nhiều, đa   số  các cộng đồng xã hội đã sinh sống một cách hài hoà với môi trường tự  nhiên,  trong đó có tài nguyên đất đai là nguồn cung cấp dồi dào cho nhu cầu tồn tại của   con người. Một vài thế kỷ gần đây, dân số thế giới tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu  về lương thực, thực phẩm. Song trong đó, nhịp độ phát triển nhanh chóng của các  cuộc cách mạng về  kinh tế và kỹ  thuật, … là nguyên nhân dẫn đến việc tàn phá  môi trường tự  nhiên và khai thác triệt để  các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài  nguyên đất đai. Hơn nhiều thập kỷ  qua, không ngoài quy luật đó, tình trạng sử  dụng đất  đai ở nước ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gia tăng dân số ­ nhu cầu lương   thực và các yêu cầu thiết yếu khác. Nhiều khu vực tài nguyên đất đai bị suy thoái  một cách nghiêm trọng bởi việc phá rừng và khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng  và tài nguyên khoáng sản hoặc tình trạng đô thị hoá nhanh chóng gia tăng. 16
  17. Đánh giá tình hình sử  dụng đất giai đoạn 2000 ­ 2010 chúng ta nhận thấy   bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì việc sử  dụng đất vẫn có những   biểu hiện thiếu bền vững như sau: * Đối với khu vực đất nông nghiệp: Mặc dù đó tập trung thực hiện việc  dồn  điền,  đổi  thửa  thành  công  ở  nhiều  nơi  nhưng nhìn  chung  thửa   đất nông   nghiệp còn quá nhỏ, toàn quốc còn tới 70 triệu thửa đất nông nghiệp, bình quân   mỗi hộ có từ 3 ­ 15 thửa, do đó canh tác manh mún, chưa tạo điều kiện thuận lợi  để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Chưa có sự đầu tư để sử dụng đạt hiệu quả cao đối với 1.168.529 ha đất  nương rẫy, việc sử dụng đất chưa trở thành động lực để xoá đói, giảm nghèo và   tiến tới phát triển bền vững kinh tế ­ xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa. Việc chuyển một bộ  phận đất chuyên trồng lúa cho mục đích phát triển   công nghiệp và dịch vụ  chưa được cân nhắc một cách tổng thể  đang là vấn đề  cần chấn chỉnh. Cần cân nhắc hiệu quả đầu tư cả về hiệu quả kinh tế lẫn xã hội  và môi trường, khuyến khích đầu tư  hạ  tầng cơ  sở   để  chuyển đổi đất nông   nghiệp kém hiệu quả sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, hạn chế việc   tận dụng hạ tầng hiện có tại các vùng đất nông nghiệp có năng suất cao để  đầu  tư công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù diện tích rừng tăng nhưng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá và  suy giảm chất lượng  ở nhiều nơi, mức độ  phục hồi chậm; nơi có nhiều đất có  thể  trồng rừng thì mật độ  dân cư  thưa, hạ  tầng quá thấp kém. Trong thời gian 4  năm 2001 ­ 2004, diện tích rừng bị  cháy, chặt phá là 34.821 ha, trong đó rừng bị  cháy là 23.500 ha (tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long với 12.884 ha; Tây Bắc  và Đông Bắc với 5.524 ha), rừng bị chặt phá là 11.320 ha (tập trung ở Tây Nguyên  với 4.206 ha, Đông Nam bộ với 2.348 ha). Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ  trợ, tái định cư  để  thực hiện các dự  án  đầu tư  phi nông nghiệp chưa giải quyết được quyền lợi, việc làm,  ổn định tại   khu vực nông thôn. Nhiều nơi trao cho người nông dân tiền bồi thường, hỗ trợ về  đất khá cao nhưng không định hướng được phương thức sử dụng nên đã dẫn đến  17
  18. tình trạng tiêu cực trong sử dụng.  * Đối với đất phi nông nghiệp: đất dành cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật chưa   thực sự  được chú ý trong quy hoạch dài hạn. Đặc biệt, đầu tư  hạ  tầng cho khu   vực nông thôn còn thiếu nên chưa bảo đảm điều kiện để  giải quyết xoá đói,   giảm nghèo thực sự cho người nông dân. Vấn đề  đất  ở, nhà  ở  đang là khâu yếu và có nhiều vướng mắc hiện nay,   đặc biệt là nạn đầu cơ đất ở, đất dự  án nhà ở  kéo dài trong nhiều năm, mặc dù  gần đây đã được chấn chỉnh nhưng hậu quả để  lại khá nặng nề, nhất là giá đất   vẫn còn ở mức cao làm hạn chế những cố gắng về nhà ở, đất ở. Nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ  còn có tình  trạng đất  ở, đất nghĩa địa, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chưa được  quy hoạch, vẫn còn phân bố rải rác, xen kẽ giữa các cánh đồng và trong khu dân  cư,  ảnh hưởng đến vệ  sinh môi trường, khó nâng cấp đời sống cho người nông   dân trong khu dân cư nông thôn với hạ tầng đồng bộ. Quỹ đất dành cho xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục ­ đào tạo, y tế, văn hoá,   thể  dục ­ thể thao chưa được quy hoạch đầy đủ, chưa thực hiện đúng các chính   sách ưu đãi về đất cho các nhà đầu tư thuộc các lĩnh vực này. Đến nay, cả nước đã và đang xây dựng khoảng 249 khu công nghiệp, khu   chế xuất tập trung nhưng vẫn đang  ở  trạng thái bị  động vì thiếu các nhà đầu tư  có tiềm lực lớn; sử dụng đất còn lãng phí do chưa có quy hoạch đồng bộ; nhiều  khu công nghiệp đã hình thành nhưng mức độ  lấp đầy rất thấp; còn nhiều nhà  đầu tư  được bàn giao đất nhưng không sử  dụng hoặc sử  dụng không đúng tiến   độ, thiếu hiệu quả; giá thuê đất gắn với hạ  tầng  ở nhiều nơi còn quá cao, chưa  thu hút nhà đầu tư  sản xuất vào khu công nghiệp; vấn đề  bảo vệ  môi trường   chưa được chú trọng ngay từ đầu nên đang phát sinh nhiều hậu quả xấu về môi   trường, khó khắc phục. Về đối tượng sử dụng đất ngoài hộ gia đình, cá nhân, phần lớn là do các tổ  chức trong nước sử dụng, diện tích đất do tổ chức, các nhân nước ngoài sử dụng   chiếm tỷ  trọng không đáng kể  (toàn quốc có 43.364 ha đất do tổ  chức, cá nhân   18
  19. nước ngoài sử dụng, chiếm 0,13% tổng diện tích đất tự nhiên). Chất lượng quy hoạch, kế  hoạch sử  dụng đất không cao, thiếu tính hệ  thống, chưa có lời giải tốt về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, chưa bảo   đảm tính liên thông giữa cả nước với các tỉnh. Sự chuyển cơ cấu sử dụng đất nói chung đã đảm bảo tính phù hợp với quy  hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng hiệu quả chưa cao. Hiện tượng chuyển đổi  mục đích sử dụng đất tự phát, chạy theo lợi ích riêng vẫn chưa được khắc phục.   Nhiều tỉnh để  dự  trữ  quỹ  đất phi nông nghiệp nhiều hơn khả  năng đầu tư  nên   dẫn tới tình trạng hoặc là “quy hoạch treo” do không triển khai được hoặc là tình  trạng “dự  án treo” do giao đất cho chủ  đầu tư  thiếu năng lực. Việc chuyển mục   đích sử  dụng đất ào  ạt từ  đất lúa sang đất nuôi tôm tại một số tỉnh ven biển đã   dẫn đến ô nhiễm môi trường, mặn hoá diện tích trồng lúa, người nông dân không  còn đất để sản xuất nông nghiệp mà nuôi tôm lại bị bệnh dịch, thua lỗ. Như  vậy, để  ngăn chặn tình trạng sử  dụng lãng phí tài nguyên đất do sự  thiếu hiểu biết cũng như  do chạy theo lợi ích trước mắt của người dân gây ra,   Nhà nước cần có những quyết định hướng dẫn cụ thể về sử dụng đất và quản lý   đất đai sao cho nguồn tài nguyên này có thể được khai thác tốt nhất cho nhu cầu  của con người hiện tại và trong tương lai phục vụ phát triển kinh tế ­ xã hội một  cách hiệu quả. * Vấn đề sử dụng đất nông thôn, đô thị: ­ Sử  dụng đất nông thôn: Hiện nay, trong quá trình công nghiệp, hiện địa  hoá đất nước, diện tích đất nông nghiệp đang giảm mạnh do thu hồi để xây dựng   các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, xây dựng đô thị  và xây dựng kết cấu hạ  tầng. Các vùng kinh tế  trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu   hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những  ruộng nhất đẳng điền, toàn những bờ  xôi ruộng mật được thu hồi để  xây dựng  các khu công nghiệp, khu chế xuất, sân golf hoặc xây các khu nhà để kinh doanh.  Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch tràn lan là khá phổ  biến. Thời gian   triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lý cũng như  19
  20. việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất.  Các yếu tố trượt giá hầu như  chưa được tính đến trong định giá bồi thường cho   người dân. Công tác tuyển dụng lao động tại các địa phương có đất bị  thu hồi   chưa có hiệu quả. Lao động nông nghiệp nhìn chung không đáp  ứng được yêu  cầu của doanh nghiệp. Chỉ  mới có một tỷ  lệ  rất nhỏ  (khoảng vài %) chuyển   được sang nghề mới và tìm được việc làm ổn định. Việc làm và thu nhập của các   hộ  sống chủ  yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, là đối tượng bị  tác động lớn  nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới.  Trong quá trình bồi thường, hỗ  trợ  tái định cư, nhiều nơi lại thiên về  bảo vệ  quyền lợi của nhà đầu tư  mà chưa cân đối quyền lợi với người dân bị  thu hồi  đất.  Quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn   mới đang được các địa phương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do trước đây  ở  khu vực nông thôn công tác quy hoạch chưa được coi trọng đúng mức nên có  nhiều công trình, khu dân cư, hạ tầng đã được hình thành, xây dựng tuỳ tiện, gây   khó khăn cho công tác lập quy hoạch mới.  ­ Sử  dụng đất  ở  và đất giao thông đô thị:  Trong 30 năm qua, mặc dù thời  gian đầu gặp nhiều khó khăn nhưng hàng năm Nhà nước đó rất quan tâm đến   việc đầu tư cho xây dựng nhà ở và các cơ sở hạ tầng tại các đô thị. Trong những   năm gần đây với cơ chế mới, đất ở đô thị cũng tăng lên nhanh chóng do Nhà nước  cấp đất và mở rộng thị trường bất động sản cho người dân tự do mua bán nhưng  đồng thời thấy rõ quỹ đất đô thị đã ngày càng bị thu hẹp. Giao thông đô thị là một yếu tố quan trọng quyết định hình thành cơ cấu đô   thị  và sự  phát triển kinh tế  ­ xã hội đô thị, là yếu tố  tác động trực tiếp với đời   sống thường nhật của người dân đô thị  nhưng đất giao thông đô thị  hiện nay còn   ở mức thấp chỉ chiếm trên dưới 10% đất đô thị. Theo dự báo, tỷ lệ đất giao thông  đô thị ở nước ta trong tương lai phải đạt 15 ­ 20% diện tích đô thị, bình quân diện   tích giao thông đầu người là khoảng 15 ­ 20 m2. Nhưng hiện nay  ở  Hà Nội và  nhiều đô thị  bình quân diện tích đất giao thông trên đầu người thấp, đó là một   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2