intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

55
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương trình bày: Hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê; hình tượng người anh hùng trong sử thi Mnông; so sánh hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI ----------------------------------------------- HÀ THỊ THU HÀ So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC Hà Nội - 2008
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................... 3 CHƢƠNG I: HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG SỬ THI ÊĐÊ ..................................................................................................... 8 1.1. Sơ lƣợc về đặc điểm sinh hoạt xã hội và văn hoá của ngƣời Êđê ....... 8 1.2. Nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê là ngƣời tù trƣởng hùng mạnh .11 1.3. Những đặc điểm của hình tƣợng ngƣời anh hùng của sử thi Êđê......13 1.3.1. Ngƣời anh hùng với nguồn gốc kỳ lạ .............................................13 1.3.2. Ngƣời anh hùng có hình thức đẹp đẽ và tính cách phi thƣờng .......15 1.3.3. Ngƣời anh hùng có tài năng vƣợt trội .............................................17 1.3.4. Hình tƣợng ngƣời anh hùng trong mối quan hệ với cộng đồng: ....19 1.3.5. Cái kết của tác phẩm sử thi và số phận của ngƣời tù trƣởng anh hùng:..........................................................................................................25 1.4. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời anh hùng của sử thi Êđê .....27 1. 4.1. Xây dựng nhân vật anh hùng trong sự đối lập với kẻ xấu .............28 1.4.2. Nghệ thuật so sánh tạo nên những hình ảnh độc đáo, thú vị : ........30 1.4. 3. Ngôn ngữ khoa trƣơng, phóng đại, mang tính kịch nâng tầm vóc của ngƣời anh hùng trở nên phi thƣờng: ...................................................32 1.4.4. Công thức tả- kể mang tính chất lặp đi lặp lại: ...............................36 CHƢƠNG II: HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG SỬ THI MNÔNG ............................................................................................41 2.1. Sơ lƣợc về đời sống ...........................................................................41 2.2. Ngƣời anh hùng chiến trận trong sử thi Mnông là nhân vật trung tâm của tác phẩm .............................................................................................43 2.3. Hình tƣợng ngƣời anh hùng chiến trận trong các tác phẩm sử thi Mnông .......................................................................................................46 2.3.1. Nguồn gốc của những ngƣời anh hùng chiến trận ..........................46 2.3.2. Vẻ đẹp và tài năng xuất chúng của những ngƣời anh hùng chiến trận trong sử thi Mnông ............................................................................47 2.3.3. Nhân vật anh hùng chiến trận trong những mối quan hệ với cộng đồng xã hội ................................................................................................49 2.3. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật anh hùng của sử thi Mnông ...................................................................................................................59 2.3.1. Những nhân vật đối lập trong các cuộc giao tranh đều là những ngƣời anh hùng .........................................................................................59 2.3.2. Nghệ thuật so sánh và ngôn ngữ khoa trƣơng làm nổi lên vẻ đẹp của ngƣời anh hùng ...................................................................................61 2.3. 4. Ý nghĩa của sự xuất hiện các yếu tố trùng lặp ...............................65 CHƢƠNG III: SO SÁNH HÌNH TƢỢNG NGƢỜI ANH HÙNG TRONG SỬ THI ÊĐÊ VÀ SỬ THI MNÔNG ........................................................69 1
  3. 3.1. Những điểm tƣơng đồng của hình tƣợng ngƣời anh hùng trong sử thi hai dân tộc Êđê và Mnông ........................................................................69 3.2. Những điểm khác nhau của hai hình tƣợng anh hùng .......................70 3.3. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời anh hùng trong sử thi Êđê đạt tới độ hoàn thiện hơn sử thi Mnông ..........................................................75 3.4. Nguyên nhân của sự tƣơng đồng và khác biệt giữa hai hình tƣợng nghệ thuật ..................................................................................................79 3.4.1. Sự tƣơng đồng về bối cảnh xã hội và văn hoá của hai tộc ngƣời Êđê và Mnông ..................................................................................................79 3.4.2. Sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển văn hoá của hai cộng đồng Êđê và Mnông ...................................................................82 KẾT LUẬN ...............................................................................................87 2
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vùng văn hóa Tây Nguyên hấp dẫn biết bao nhà nghiên cứu bởi những điều mới lạ, độc đáo. Trong các di sản văn hoá còn tồn tại đến ngày nay, không thể không nhắc tới kho tàng sử thi dân gian của đồng bào nơi đây, với tƣ cách nhƣ một thể loại văn học xuất hiện từ rất sớm. Với quy mô lớn hơn bất cứ một thể loại văn học nào khác cùng thời, sử thi có điều kiện phản ánh một hiện thực rộng lớn của đời sống xã hội. Qua đó, chúng ta hiểu đƣợc một cách chân thực nhất, rõ ràng nhất về lịch sử, xã hội và đời sống tinh thần của mỗi cộng đồng. Muốn tìm hiểu sâu hơn về nền văn hoá của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên, chúng tôi con đƣờng tìm hiểu qua kho tàng văn học dân gian, trong đó sử thi là một trong những thể loại quan trọng nhất. Thông qua hình tƣợng ngƣời anh hùng thể hiện trong sử thi, nơi tập trung cao nhất những khát vọng, ƣớc mơ của cộng đồng, chúng ta hiểu thêm về đời sống tâm hồn, những sinh hoạt văn hoá, xã hội của con ngƣời nơi đây. Đồng thời, trong mối tƣơng quan so sánh, đối chiếu, chúng ta cũng tìm thấy nhiều nét đặc sắc văn hoá của mỗi tộc ngƣời. Những nét đặc sắc đó làm cho bức tranh văn hoá của cộng ngƣời Tây Nguyên trở nên sinh động, đa dạng hơn rất nhiều. Sẽ là quá tham vọng nếu chỉ với khuôn khổ một luận văn để tìm hiểu toàn bộ các vấn đề của hai tộc ngƣời này. Song với việc chọn đề tài "So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Ê Đê và sử thi Mnông" chúng tôi hy vọng sẽ thu nhận đƣợc thêm nhiều tri thức về vùng văn hoá Tây Nguyên, một vùng văn hoá, không hẳn quá mới, song còn có nhiều điều lý thú đang chờ đợi chúng ta khám phá. 2. Giới thuyết khái niệm sử thi 3
  5. Từ năm 1980 trở về trƣớc, do chƣa có điều kiện nghiên cứu nên ngƣời ta thƣờng dùng một khái niệm trƣờng ca để chỉ những tác phẩm dài ca ngợi cuộc đời vẻ vang lừng lẫy của những dũng sĩ nhƣ Iliat và Ođixê, hay ở Việt Nam là Đam Săn. Theo Từ điển văn hoá dân gian (Vũ Ngọc Khánh, NXB Văn hoá thông tin, 2002): “ Anh hùng ca là tác phẩm tự sự ca ngợi sự nghiệp anh hùng của dân tộc trong buổi bình minh lịch sử, nhân vật chính là các anh hùng, tráng sĩ, cốt truyện là các biến cố phi thường chủ yếu là những chiến công. Cũng theo Từ điển văn hoá dân gian, khái niệm Sử thi cũng đƣợc hiểu trong nghĩa tƣơng đồng với anh hùng ca. Sử thi theo đó là những tác phẩm: Ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính chất toàn dân của một cộng đồng trong buổi bình minh lịch sử. Sử thi miêu tả những anh hùng tráng sĩ có chiến công lừng lẫy và có vẻ đẹp kỳ diệu, khác thường được miêu tả với những màu sắc thần kỳ và thiên về hành động Theo nguồn tƣ liệu từ Website Wikipedia, khái niệm Sử thi đƣợc hiểu nhƣ sau: Đây là một thể loại tự sự dân gian về thời kỳ lịch sử khi loài người bước vào xã hội văn minh, kể về những kỳ tích, sự nghiệp anh hùng có tầm vóc lớn. Sử thi là những sáng tác tự sự có qui mô tương đối lớn, bằng văn vần hay thứ văn xuôi giàu chất thơ. Nội dung bao quát cả đời sống toàn dân trong suốt một thời kỳ lịch sử dài mà trung tâm là những sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong đời sống cộng đồng. Các nhà nghiên cứu sử thi trong và ngoài nƣớc đều nhất trí chia thể loại sử thi thành hai loại: sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại (hay còn gọi là sử thi cổ điển). Sử thi cổ sơ đƣợc hình thành trong điều kiện xã hội có sự đồng hoá và thâm nhập lẫn nhau giữa các bộ lạc tạo thành liên minh bộ lạc. Sử thi cổ đại đƣợc hình thành trên cơ sở ”quá trình kết hợp các liên minh bộ lạc để trở thành một quốc gia cổ đại”. 4
  6. Nếu đem xem xét và áp dụng cho sử thi của hai dân tộc Êđê và dân tộc Mnông, chúng ta sẽ nhận thấy cả hai pho sử thi này đều thuộc loại sử thi cổ sơ. Điểm tƣơng đồng lớn nhất của chúng đó chính là sự tƣơng đồng về mặt thể loại. Tất cả những tác phẩm sử thi của cả hai tộc ngƣời này đều hình thành trong giai đoạn xã hội đang có sự thâm nhập giữa các bộ lạc với nhau. Tình trạng giao tranh giữa các bộ lạc xảy ra thƣờng xuyên và chúng đã đƣợc phản ánh rất nhiều thông qua các tác phẩm. Ngoài ra còn rất nhiều nguồn tƣ liệu đánh giá về thể loại sử thi. Tuy vậy, tựu trung lại sử thi đƣợc hiểu một cách ngắn gọn nhất đó là một thể loại tự sự dân gian, kể về những ngƣời anh hùng có công khai sáng, mang một tầm vóc lớn lao. Một đặc điểm nữa của sử thi đó là quy mô tƣơng đối lớn với nội dung bao quát một thời kỳ lịch sử. 3. Lịch sử vấn đề Chỉ tính riêng trong nƣớc ta, việc nghiên cứu sử thi đã đƣợc bắt đầu từ cách đây khá nhiều năm qua những công trình có giá trị tiêu biểu nhƣ: - Luận án PTS “ Về thể loại sử thi anh hùng của các dân tộc Tây Nguyên” (1981)- Võ Quang Nhơn - Phần “ Sử thi anh hùng”- Võ Quang Nhơn ( trong cuốn “ Văn học dân gian Việt Nam”- Đinh Gia Khánh chủ biên, NXBGD 2001, tái bản) - "Những đặc điểm cơ bản của sử thi khan ở Việt Nam”- luận án tiến sĩ (1989)- Phan Đăng Nhật Nghiên cứu sử thi đã và đang là có sức hấp dẫn đối với nhiều ngƣời. Chúng tôi chọn đề tài “ So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông” với mong muốn bổ sung vào những nghiên cứu phần so sánh về sự tƣơng đồng và khác biệt trong nội dung và nghệ thuật sử thi của đồng bào Êđê và Mnông. 5
  7. Gần đây nhất, dự án “Điều tra, sƣu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” do Viện khoa học xã hội Việt Nam tiến hành đã sƣu tầm và biên soạn hơn sáu trăm tác phẩm sử thi của đồng bào Êđê, Mnông, Bana...Đó là may mắn đối với chúng tôi khi tiến hành đề tài “So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông”. Trong bối cảnh nghiên cứu văn hoá dân gian ở các dân tộc đang đƣợc chú trọng nhƣ hiện nay, mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm là điều cần thiết và hoàn toàn có cơ sở để phát triển hơn nữa. 5. Phạm vi nghiên cứu: Với đề tài “So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông” chúng tôi vào khảo sát hình tƣợng ngƣời anh hùng chiến trận đƣợc thể hiện trong các tác phẩm sử thi của hai cộng đồng ngƣời Êđê và Mnông trong mối tƣơng quan so sánh với nhau. Trong khuôn khổ có hạn của luận văn này, chúng tôi đã lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu đã đƣợc Viện khoa học xã hội Việt Nam biên soạn, đó là: Đam Săn, Khing Ju, Mdrong Dăm (sử thi Êđê), Lêng nghịch đá thần của Yang, Cướp chiêng cổ bon Tiăng, (sử thi Mnông)…Đây là những tác phẩm thể hiện một cách tập trung nhất hình tƣợng những ngƣời anh hùng chiến trận, kết tinh khát vọng, ý chí của cả cộng đồng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài “ So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông” chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu: phƣơng pháp thống kê, phân tích văn bản và so sánh đối chiếu. Đọc và phân tích văn bản là thao tác đầu tiên đối với bất kỳ ai có nhu cầu tìm hiểu văn học. Đồng thời cũng qua thao tác phân tích, sẽ chỉ ra đƣợc nhiều khía cạnh của vấn đề muốn tìm hiểu trong tác phẩm. 6
  8. Phƣơng pháp thống kê có nhiệm vụ sơ lƣợc thống kê về mặt ngôn từ, tần suất của các yếu tố trong nghệ thuật kể chuyện của sử thi. Cuối cùng, phƣơng pháp so sánh đối chiếu đƣợc sử dụng để tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt của hai mẫu hình ngƣời anh hùng trong sử thi của các dân tộc Êđê và Mnông. Đồng thời phần nào lý giải đƣợc căn nguyên của những điểm tƣơng đồng và khác biệt đó. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tài liệu tham khảo, bản luận văn này gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Hình tƣợng ngƣời anh hùng trong sử thi Êđê Chƣơng 2: Hình tƣợng ngƣời anh hùng trong sử thi Mnông Chƣơng 3: So sánh hình tƣợng nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông 7
  9. CHƢƠNG I: HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG SỬ THI ÊĐÊ 1.1. Sơ lƣợc về đặc điểm sinh hoạt xã hội và văn hoá của ngƣời Êđê Êđê là cộng đồng có gần 195.000 ngƣời có địa bàn cƣ trú tƣơng đối tập trung ở tỉnh Đắc Lắc và miền tây hai tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên. Ngoài ra, còn có các nhóm địa phƣơng nhƣ Kpa, Adham, Bih, Ktul…với những tên gọi khác nhƣ Rađê, Đê, Kpa, Ktul… Ngƣời Êđê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bih làm ruộng nƣớc theo lối cổ xƣa có trâu dẫm đất thay cho việc cày xới. Ngƣời Êđê không đi vào cải tiến những công cụ làm rẫy mà tập trung vào thay đổi các khâu canh tác để giữ gìn cải tạo đất nhƣ luân canh, xen canh…. Khai thác những đặc điểm khác biệt của tiểu khí hậu chẳng hạn nhƣ khi phơi rẫy thì gặp nắng, trỉa lúa thì có mƣa…Ngƣời dân Êđê có rất nhiều hiểu biết về những biến đổi thời tiết hàng năm, về đất đai, cây cỏ, muông thú. Mặc dù đó mới chỉ là những tri thức ở dạng kinh nghiệm dân gian. Mặt khác, ở trình độ phát triển tƣ duy của mình, ngƣời Êđê vẫn quan niệm rằng những thành bại của nghề nƣơng rẫy là do thần linh, hồn lúa. Vì vậy, song song với việc canh tác nƣơng rẫy, ngƣời Êđê còn tiến hành các lễ nghi nông nghiệp, tìm sự trợ giúp của thần linh với ƣớc mong về mùa màng bội thu sung túc. Canh tác nƣơng rẫy theo kiểu luân canh đã hình thành cho ngƣời Êđê một thói quen di chuyển thƣờng xuyên. Cũng nhƣ những dân tộc làm nƣơng rẫy khác, từ xa xƣa ngƣời Êđê cƣ trú nửa năm ở ngoài nƣơng, nửa năm ở trong buôn. Đến khi có thiên tai, đất đai khan hiếm, ngƣời Êđê còn di chuyển cả buôn làng đến một nơi ở mới. Tại đây họ chặt phá cây làm nhà, đốt rừng làm nƣơng. Chính lối canh tác đó đã khiến cho đồng bào Êđê một tập quán sinh hoạt du canh du cƣ, tự do, tạm bợ, tùy tiện. 8
  10. Ngoài trồng trọt, ngƣời Êđê còn làm những việc nhƣ săn bắt, hái lƣợm, đánh cá, dệt... Sống giữa thiên nhiên, núi rừng hoang dã, ngƣời Êđê từ xa xƣa có nghề săn bắn, thuần phục voi. Ngoài ra họ hái lƣợm, săn bắt những thứ rau quả, măng nấm, cá tôm, một số côn trùng ăn đƣợc…Ngoài nhu cầu sinh nhai, đó còn là cách để họ quay về với thế giới thiên nhiên thân thuộc của mình. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế của xã hội, ngƣời Êđê cũng có những thay đổi trong đời sống lao động của mình đó là việc mở rộng những ngành nghề mới. Trồng cà phê hiện đƣợc coi là một nghề quan trọng của đồng bào Êđê. Trong số những dân tộc thiểu số ở nƣớc ta, Êđê là dân tộc có đời sống tinh thần phong phú. Trong sinh hoạt của ngƣời Êđê vẫn bảo lƣu tàn dƣ của xã hội tiền giai cấp: lấy buôn làng làm đơn vị tổ chức xã hội nhỏ nhất. Đứng đầu buôn là Khoa pin Ea, ngƣời chủ bến nƣớc cũng là chủ buôn. Tuy vậy cùng với sự phát triển của xã hội, quyền lực của các Khoa ngày càng giảm, thƣờng chỉ cúng bến nƣớc và tiến hành một số nghi thức tâm linh khác. Hợp thành buôn là các gia đình, đại gia đình theo chế độ mẫu hệ. Trong xã hội Êđê truyền thống dòng họ đóng vai trò hết sức quan trọng.Trong quan hệ kết hôn, ngƣời Êđê duy trì tập tục nối dây giữa chị em vợ và anh em chồng(chuê nuê), khi ngƣời chồng chết, ngƣời vợ có quyền đòi nhà chồng có một ngƣời em chồng để nối nòi. Cũng theo đó, ngƣời vợ chết ngƣời chồng có thể đòi hỏi một ngƣời em vợ để nối nòi. Trong xã hội Êđê truyền thống, đời sống hiện thực của con ngƣời luôn gắn bó chặt chẽ với tín ngƣỡng, nghi lễ. Các thần linh, những lực lƣợng chi phối đến đời sống hiện thực của con ngƣời. Con ngƣời muốn có đƣợc sự bình yên, sản xuất và chiến đấu với các bộ lạc khác đƣợc thuận lợi phải cầu xin để tìm sự che chở của các đấng siêu nhiên. 9
  11. Trong sinh hoạt của xã hội Êđê, các hoạt động lễ nghi tín ngƣỡng chiếm vị trí hết sức quan trọng. Vai trò của những thầy cúng, thầy bói đƣợc đặc biệt đề cao. Ngoài ra, còn phải kể đến những nghệ nhân dân gian gọi là Pôkhan (ngƣời kể Khan), Pô Mtul Ching (ngƣời sửa chiêng)… Môi trƣờng sinh hoạt hội hè vui chơi ở các dân tộc Tây Nguyên, hoà với lời ca tiếng hát, hầu nhƣ không thể thiếu đƣợc tiếng chiêng. Nhạc chiêng chiếm vị trí quan trọng xứng đáng trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân Tây Nguyên. Tiéng chiêng gắn với sinh hoạt cộng đồng của buôn làng: mừng năm mới, mừng công việc làm ăn no đủ sau một năm….Tiếng chiêng làm ngƣời ta rạo rực trƣớc cuộc sống, tự hào vì truyền thống oanh liệt mà cha ông đã gây dựng. Tiếng chiêng gắn với bƣớc đi trong cuộc đời mỗi con ngƣời từ lúc sinh thành cho tới khi nằm xuống với các nghi lễ: thổi tai, bỏ mả…Tiếng chiêng bƣớc vào văn học dân gian với những hình ảnh ví von, mỹ lệ: “Nhà Đăm săn dài như một tiếng chiêng ngân” và trở thành một biểu tƣợng văn hoá. Có nhiều khi, chiêng lại là nguyên nhân của các cuộc giao tranh giữa các buôn làng bởi đó là một tài sản lớn, thể hiện sự giàu có, sang trọng. Tiếng chiêng là niềm kiêu hãnh vì sự giàu mạnh của buôn làng. Ngƣời dân tộc xƣa kia không lấy vàng bạc làm thƣớc đo cho sự giàu có mà ƣớc tính bằng chiêng ché, trâu bò. Vì còn phát triển ở trình độ tiền chữ viết, nền văn hoá của ngƣời Êđê về cơ bản vẫn là văn hoá dân gian. Kho tàng văn hoá của đồng bào nơi đây bao gồm khá nhiều thể loại nhƣ truyện thơ, ngụ ngôn và đặc biệt là những tác phẩm sử thi- khan đƣợc truyền miệng từ đời này sang đời khác nhƣ Đam Săn, Đăm Di, Xinh Nhã….Khan của ngƣời Êđê là những tác phẩm văn học dân gian đƣợc các nhà nghiên cứu phát hiện sớm nhất trong số những di sản văn hoá còn lại của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. 10
  12. 1.2. Nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê là ngƣời tù trƣởng hùng mạnh Với chủ đề chính mô tả các cuộc chiến tranh liên miên kéo dài giữa các buôn làng, bộ tộc, âm hƣởng chính của sử thi Êđê là âm hƣởng ngợi ca chiến công vang dội của những ngƣời anh hùng- những ngƣời tù trƣởng hùng mạnh giàu có. Có thể kể đến những Đăm Di, Khing Jú, Xing Nhã…những ngƣời tù trƣởng giàu có, đẹp đẽ, là tập trung khát vọng của cả một cộng đồng. Đặc biệt, trong đó, Đam Săn là hình mẫu tiêu biểu nhất, kết tinh những đặc điểm, hình thức, phẩm chất của một ngƣời anh hùng. Ra đời trong bối cảnh xã hội đã tƣơng đối ổn đinh về mặt thiết chế nhƣng trong lòng nó đang nảy sinh những tƣ tƣởng mới đi ngƣợc lại tập tục cũ. Ngƣời tù trƣởng giàu mạnh là ƣớc mơ của cả một cộng đồng. Đại diện cho một lớp ngƣời mới xuất hiện, trỗi dậy trong xã hội- không chịu gò theo tục, khuôn khổ, những nhân vật anh hùng luôn đi ngƣợc lại những sắp đặt của trời của buôn làng. Đối với họ chỉ có ƣớc muốn của bản thân duy nhất một lý tƣởng, một thứ quyền lực mạnh mẽ là động cơ cho mọi hành động, mọi sự lựa chọn. Họ không chịu bất kỳ ai, hay bất cứ điều gì ngăn cản dù đó là ông trời. Họ tự hào vì chính sự giàu mạnh, tài năng của bản thân. Qua hình tƣợng Đăm Săn, tác giả dân gian muốn nói đến một sự thay đổi trong nhận thức của con ngƣời, một khát vọng đƣợc vƣợt ra khỏi lề thói cũ, tập tục cũ. Ngƣời tù trƣởng hùng mạnh giàu có đƣợc thể hiện qua sự trù phú, giàu có của buôn làng. Hình dung về cảnh tƣợng ngôi làng của Đăm Săn: “Dân làng đông như đàn hươu đàn kiến….Bến nước vòi ở dưới dát đồng, ở trên dát vàng. Các chàng trai đi lại ngực chạm ngực, các cô gái đi lại vú sát vú. Buôn làng to lớn giàu có, buôn phía đông, làng phía tây, không có buôn làng nào bằng” 11
  13. Thông thƣờng sau khi giành chiến thắng, đánh bại kẻ thù, các tù trƣởng Êđê bắt tay vào chăm lo xây dựng buôn làng giàu có đẹp đẽ. Họ chia đất, làm làng mới. Trong sử thi đã có nhiều đoạn khắc hoạ cảnh buôn làng lao động sôi nổi, tƣơi vui, đạt tới mức độ sinh động: “Họ bắt con voi đuôi ngà dài rộng, những loại voi biết kêu và ngà chạm đất. Con voi đực họ bắc bành hoa, con voi cái thắng bành mây, con voi gái bắc bành tra…Chàng Đăm Di gọi dân làng ra đi. Họ theo đường cong, đường queo, dáo mác như bông lau lách cung nỏ như nhánh cây, ống tên như trái mướp… Người đông như kiến như mối, một trăm người đi trước, một nghìn người đi sau…”. Trên cái nền của cuộc sống lao động, ngƣời anh hùng hiện lên với vai trò trung tâm, đẹp đẽ và gần gũi với bao thế hệ ngƣời nghe. Tình yêu lao động, mơ ƣớc cuộc sống yên ổn, sung túc là khát vọng chính đáng của bất cứ một dân tộc nào trên thế giới này. Khát vọng đó đƣợc gửi gắm qua những bản anh hùng ca, qua hình tƣợng những ngƣời tù trƣởng giàu mạnh, tài giỏi. Tài giỏi trong việc cai quản buôn làng, chỉ bảo cho nhân dân săn bắt, khai phá tự nhiên, ngƣời tù trƣởng càng nổi bật hơn nữa trong các cuộc giao tranh với kẻ thù. Với tinh thần thƣợng võ của ngƣời Tây Nguyên, sức mạnh và tài thao lƣợc chính là một phẩm chất quan trọng nhất khi đánh giá về ngƣời anh hùng. Đó là nơi để thi triển hết sức mạnh, ý chí và cả lòng can đảm của con ngƣời. Đăm Săn bảy lần đi giành lại vợ từ tay các tù trƣởng khác. Hết lần này qua lần khác, chàng luôn chiến thắng thật oanh liệt. Chiến công trong lao động của những ngƣời anh hùng là một phần quan trọng bổ sung vào với chiến công của họ ở chiến trận, làm tròn vẹn hình tƣợng ngƣời anh hùng trong sử thi. Bên cạnh cái hùng tráng của cuộc chiến là sự trù phú, no ấm của cuộc sống núi rừng và con ngƣời Tây Nguyên. Chất hiện thực của cuộc sống lao động xen lẫn với màu sắc huyền ảo của các cuộc chiến, của thần linh làm cho các tác phẩm sử thi vừa linh thiêng vừa gẫn gũi với ngƣời dân Tây Nguyên. Bức 12
  14. tranh về cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên vì thế mà hài hoà hơn rất nhiều. Những nhân vật anh hùng, tù trƣởng tài ba của sử thi Êđê nhƣ Khing Ju, Đăm Di, Mdrong Đăm…đều hiện lên thật đẹp, oai hùng. Trong số đó, Đăm Săn tiêu biểu hơn cả, chàng hiện thân là lý tƣởng cho hình mẫu ngƣời tù trƣởng- ngƣời anh hùng của sử thi Êđê. 1.3. Những đặc điểm của hình tƣợng ngƣời anh hùng của sử thi Êđê 1.3.1. Ngƣời anh hùng với nguồn gốc kỳ lạ Chúng ta đã từng gặp trong các cổ tích, truyền thuyết của ngƣời Kinh những sự ra đời kỳ lạ của các nhân vật nhƣ Thánh Dóng, Sọ Dừa….tất cả đều mang một màu sắc huyền thoại. Có một mô típ phổ biến đó là một cặp vợ chồng đã già rồi mà vẫn chƣa có con, ngƣời vợ ăn phải dị vật (uống nƣớc trong quả dừa rồi thụ thai- Sọ Dừa) hoặc giẫm phải vết chân (Thánh Dóng), đứa trẻ đƣợc sinh ra cũng khác biệt với những ngƣời khác ( Thánh Gióng ba năm không biết nói biết cƣời, chỉ đến khi nghe sứ giả rao tìm ngƣời tài mới bật tiếng gọi. Câu nói đầu tiên là câu nói muốn đánh giặc). Còn Sọ Dừa lớn lên trong vỏ bọc xấu xí, dị hợm nhƣ một cục thịt đỏ hỏn, chàng là kết quả của một sự thụ thai kỳ lạ. Mẹ Sọ Dừa trong một buổi đi làm đồng trời nắng, khát nƣớc, nhìn thấy có một quả dừa bên trong đựng đầy nƣớc. Bà uống nƣớc và mang thai. Mặc nhiên, trong trí tƣởng tƣợng của dân gian, những nhân vật anh hùng xuất chúng nhƣ vậy đều không thể đƣợc sinh ra nhƣ những con ngƣời bình thƣờng. Họ phải là con của những thế lực siêu nhiên, kỳ lạ…vv. Cũng chính vì thế, họ sống một cuộc đời khác với những ngƣời phàm trần khác. Sử thi Tây Nguyên cũng kể về những nhân vật anh hùng đều có sự ra đời kỳ lạ, thậm chí không rõ nguồn gốc. Chỉ biết họ là con của thần, 13
  15. của trời đất…Sử thi Tây Nguyên thƣờng cho một dung lƣợng nhất định để kể về thời thơ ấu của các nhân vật chính nhƣ Hơ Nhị, Hơ Bhi. Khing Ju... Trong ba tác phẩm sử thi Êđê mà chúng tôi khảo sát: Đam Săn, Khing Ju và Mdrông Đăm đều có sự tƣơng đồng với nhau về kết cấu của tác phẩm cũng nhƣ sự ra đời kỳ lạ của nhân vật chính. Trong Khing Ju, hai chị em H’ing và H’ Ring đi vào rừng lấy củi, khát nƣớc. Họ đƣợc quạ chỉ cho chỗ uống nƣớc ở hốc cây gạo. Uống xong ngứa khắp ngƣời và tự nhiên có mang. Họ hẹn sẽ gả con cho nhau. Những đứa trẻ mà sau này trở thành các tù trƣởng anh hùng, những cô gái xinh đẹp nhất bon làng là kết quả của sự thụ thai kỳ lạ đó. Sự ra đời của Mdrong Dăm rất kỳ lạ. Mẹ chàng ăn phải trái cây giữa thân, hái hoa rừng trên nguồn thác và mang thai. Kỳ lạ hơn nữa, khi mẹ Hbia Knhi đặt tên đứa bé theo các tù trƣởng giàu mạnh nhất bấy giờ, đứa bé vẫn khóc. Chỉ khi ông Trời đặt tên nó là Mdrong Dăm nó mới nín. Theo tiếng Ê Đê Mdrong Dăm có nghĩa là “chàng trai giàu có, tài giỏi và hùng mạnh”. Qủa thật, khát vọng của cộng đồng đƣợc thể hiện qua tên gọi rất phù hợp với cuộc đời oanh liệt của ngƣời tù trƣởng anh hùng này. Điều đặc biệt là trong các tác phẩm sử thi Êđê tồn tại cho tới ngày nay, chỉ riêng nhân vật Đăm Săn lại không đƣợc nhắc tới thời thơ ấu. Dù nguồn gốc của chàng chắc hẳn cũng đặc biệt không kém gì những nhân vật anh hùng khác nhƣng nó lại không trở thành một nội dung đƣợc kể trong những câu chuyện. Chỉ có những chi tiết nhỏ đƣợc nhắc tới sơ lƣợc thông qua lời kể của Hơ Nhị. Cũng giống nhƣ sử thi Iliat, những nhân vật anh hùng khi bƣớc vào sử thi đã đƣợc chuẩn bị sẵn một lai lịch đầy đủ, họ thƣờng là con của các vị thần linh. Nội dung của sử thi Iliat chỉ gói gọn ở những ngày cuối cùng của cuộc chiến 10 năm thành Tơ roa. Về điểm này, Đăm Săn và sử thi Iliat có điểm tƣơng đồng. 14
  16. Những sự ra đời kỳ lạ của nhân vật anh hùng cũng chính là việc khoác lên nhân vật anh hùng một chiếc áo mang màu sắc huyền ảo của thế giới siêu nhiên. Sự ra đời kỳ lạ là báo trƣớc về một số phận, một cuộc đời phi thƣờng. Điều đó biểu hiện một phần thế giới quan của ngƣời xƣa trong cách nhìn nhận về tự nhiên và về con ngƣời. 1.3.2. Ngƣời anh hùng có hình thức đẹp đẽ và tính cách phi thƣờng Khi xây dựng hình tƣợng những ngƣời anh hùng, tác giả dân gian bao giờ cũng dành cho họ những lời ngợi ca, sự trân trọng nhất. Trong tiềm thức của họ, những ngƣời anh hùng chính là sự kết hợp một cách hoàn hảo nhất sức mạnh, tài trí, lòng dũng cảm và cả hình thức đẹp đẽ nhất. Nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê đƣợc nghệ nhân hƣớng tới sự “hoàn tất” (với ý nghĩa các mặt đều có phẩm giá cao nhất) và toàn vẹn với ý nghĩa nhƣ M. Bakhtin đã nói về nhân vật trung tâm của sử thi Anh hùng “giữa bản chất thật của nó và sự biểu hiện bên ngoài của nó không có mảy may sự khác biệt”. Đam Săn là loại nhân vật tiêu biểu nhất (Đỗ Hồng Kỳ, Kho tàng sử thi Tây Nguyên, sử thi Đam Săn). Đam Săn hiện lên với vẻ đẹp nổi bật của một tù trƣởng giàu có: đầu đội khăn xếp, vai mang túi da. Hình dáng Đam Săn đƣợc miêu tả với vẻ hùng dũng, mạnh mẽ: “Râu mép Đam Săn như mây song bột, râu cằm như mây song đá, râu quai nón mọc từ cằm đến sát tai. Lông chân thì quăn, lông đùi thì rậm, lông mi cong, mặt mũi đỏ hồng như men rượu nồng”. Trang phục của Đăm Săn thật rực rỡ, tƣơng xứng với sự giàu sang và vẻ đẹp oai hùng của chàng: “ Đăm Săn quấn khố dọc đỏ có tua ngang đầu gối, chàng mặc áo dày khuy trông lấp lánh…khăn nhiễu chít trên đầu, khăn đỏ quàng cổ”- trang phục thể hiện sự giàu có, sang trọng, nó tôn lên vẻ đẹp của ngƣời anh hùng. Nó vƣợt qua ngoài ý nghĩa là những 15
  17. vật dụng thông thƣờng mà để bao hàm những khía cạnh văn hoá, xã hội nhất định. Vũ khí của ngƣời anh hùng cũng nhƣ một thứ đồ “trang sức” quan trọng mà họ mang theo. Tƣơng xứng với sự phi thƣờng của ngƣời anh hùng, vũ khí cũng mang một kích thƣớc hơn mức bình thƣờng mà những ngƣời khác khó có thể sử dụng đƣợc:“Lưỡi giáo của chàng to bản tựa cột nhà, thanh kiếm dài đặt ở vách, chạm xà dọc” Trong bối cảnh xã hội chƣa có sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt, mọi của cải làm ra là sở hữu chung của buôn làng. Ngƣời tù trƣởng là ngƣời có công to lớn nhất, cai quản công việc làm ăn, trồng trọt, săn bắt làm cho buôn làng thịnh vƣợng. Về một chừng mực nào đó, việc ngƣời tù trƣởng nắm quyền quyết định của buôn làng cũng manh nha xuất hiện sự tƣ hữu. Tuy vậy, quan hệ giữa ngƣời bóc lột và ngƣời bị bóc lột chƣa xuất hiện. Mọi của cải trong làng là sở hữu chung của cộng đồng. Một ngƣời tù trƣởng giàu có cũng đồng nghĩa với việc dân làng có nhiều của cải, chiêng ché, trâu bò. Đó cũng là một tiêu chí quan trọng mà ngƣời xƣa dùng để đánh giá về ngƣời anh hùng. Nó đƣợc đo bằng số lƣợng của cải, chiêng ché, trâu bò…của buôn làng mà ngƣời tù trƣởng cai quản. Tất cả các tù trƣởng anh hùng trong sử thi Êđê đều đƣợc kể là những ngƣời giàu có. Theo tiếng của đồng bào Êđê, Mdrông nghĩa là giàu có. Vậy là ngay từ tên của nhân vật, ƣớc mong và sự ngƣỡng mộ của cả cộng đồng này đã đƣợc gửi gắm. Còn chàng Khing Ju cũng đƣợc nhắc tới là nhân vật “giàu có nhất vùng, tiếng đồn vang khắp nơi”. Sự giàu có của Đăm Săn đƣợc coi nhƣ lý tƣởng trong tiềm thức ngƣời Êđê : “Chàng Đam Săn là người giàu có, hùng mạnh, phi thường, tiếng tăm đã vang đến thần linh, đến tận núi non, vang ra xa ngoài buôn làng vì thế buôn phía đông rất muốn gọi, phía tây rất muốn thưa”. Sở dĩ sự giàu sang của ngƣời anh hùng đƣợc coi là một điều kiện quan trọng để đánh giá mức độ vĩ đại của họ trƣớc hết bởi nó chứng tỏ tài 16
  18. năng trong việc cai quản bộ tộc của mình, biết dạy dân trồng trọt hái lƣợm, săn bắt. Và thêm nữa, sự giàu có của ngƣời tù trƣởng là do trời ủng hộ mới thành. Ngƣời tù trƣởng có đủ phẩm chất tài trí và lòng dũng cảm mới xứng đáng đƣợc trời đất, thần linh cho giàu sang, điều đó cũng là một vinh dự lớn. 1.3.3. Ngƣời anh hùng có tài năng vƣợt trội Đi cùng với vẻ đẹp, sự giàu sang, một phẩm chất quan trọng của ngƣời anh hùng đƣợc nhân dân đề cao đó là tài năng, lòng dũng cảm. Đây mới chính là mảnh đất để thể hiện sự ƣu việt của ngƣời anh hùng trong cả cộng đồng. Tƣơng ứng với hai nội dung đƣợc thể hiện trong tác phẩm sử thi Êđê đó là đời sống của buôn làng với cảnh sinh hoạt nhộn nhịp tấp nập và những cuộc giao tranh của ngƣời anh hùng với các tù trƣởng để bảo vệ buôn làng. Tài năng của ngƣời anh hùng đƣợc thể hiện ở hai phƣơng diện: trong các cuộc giao tranh và trong quá trình cai quản bộ tộc, săn bắt, sản xuất. Những biểu hiện về tài năng của ngƣời anh hùng bắt đầu từ những trò chơi thƣở thiếu thời: ”Buồn chán chàng lấy con quay ra đánh từ sáng đến tối, từ khi mặt trời lên khỏi đỉnh núi đến khi trời tối. Lũ trai làng đánh quay không thắng nổi chàng. Đi đánh quay ở buôn xa buôn gần không một ai thắng nổi chàng” (Khing Jú). Mdrong Dam từ bé cũng đã tỏ ra là một đứa bé có tài trí khác thƣờng. Cậu biết dùng lời lẽ thấu tình đạt lý của mình để thuyết phục, giảng hoà cho mọi ngƣời xung quanh. Khi Mtao Hwik chiếm đoạt voi của Mtao Go, Mdrong Dam đã tìm lời giải thích khiến cho dân làng đều đồng thuận, hƣởng ứng. Hai tù trƣởng buộc phải giảng hoà với nhau. Sử thi Êđê tái hiện trƣớc ngƣời nghe một khung cảnh trù phú yên ấm của buôn làng. Trong bức tranh đó, ngƣời anh hùng là trung tâm của mọi hoạt động, là ngƣời chỉ huy tất cả mọi công việc sản xuất, trồng trọt 17
  19. của buôn làng. Tài năng của ngƣời tù trƣởng anh hùng đƣợc thể hiện qua những cảnh săn bắn hái lƣợm, những cảnh xây dựng buôn làng giàu mạnh. Lời ca ngợi buôn làng nhiều chiêng ché, trâu bò, dân làng vui chơi ”ăn năm uống tháng”...cũng chính là sự ca ngợi tài năng của ngƣời tù trƣởng anh hùng. Khi nói tới tài năng của ngƣời anh hùng bao giờ ngƣời xƣa cũng gắn liền với sức mạnh và tài quân sự của họ trên các chiến trận. Tinh thần thƣợng võ, khát vọng về sức mạnh, lòng can đảm chính là điểm nổi bật trong cách nghĩ của nhiều dân tộc nói chung và của ngƣời Êđê nói riêng. Đối với ngƣời đàn ông, chiến trận là nơi thi triển tài năng rõ rệt nhất, là nơi để họ bộc lộ phẩm chất anh hùng. Xuất phát từ hiện thực xã hội, những tác phẩm sử thi Êđê, một phần quan trọng đã mô tả các cuộc giao tranh giữa các buôn làng với nhau, trong đó, vai trò của ngƣời tù trƣởng- thủ lĩnh quân sự- là tiêu biểu. Hầu hết các tác phẩm sử thi Êđê đều có chung một môtip về chiến tranh: ngƣời anh hùng cùng nhân dân đi vào rừng, ở nhà vợ chàng bị các tù trƣởng tới bắt cóc, họ đi tìm và đánh thắng kẻ thù để giành lại vợ. Trong các cuộc chiến tranh đó, dù không phải là ác liệt, cam go với cảnh đầu rơi máu chảy, nhƣng đã thể hiện đƣợc sự vững vàng về tinh thần, sức mạnh của ngƣời anh hùng. Mặc dù chiến thắng của họ có sự trợ giúp của thần linh nhƣng sức mạnh, lòng can đảm của con ngƣời mới là thứ đƣợc đề cao. Có thể nói, chiến tranh là nơi để các anh hùng chứng tỏ đƣợc phẩm chất, sự phi thƣờng của mình. Ngƣời đƣợc coi là vĩ đại nhất phải là ngƣời chiến thắng trên chiến trƣờng. Theo nghĩa đó, Đăm Săn chính là nhân vật tiêu biểu nhất cho kiểu mẫu ngƣời tù trƣởng anh hùng, ngƣời thủ lĩnh quân sự trong số các các nhân vật anh hùng của sử thi Êđê. Nếu nhƣ những nhân vật anh hùng khác nhƣ có đôi lúc bị thất bại dƣới tay kẻ thù: Khing Ju bị chết dƣới mũi đao của Mtao Msei, Mdrong Dăm bị mảnh áo sắt của Mtao Msei đâm chết...và phải đợi đến thế hệ thứ hai: những đứa cháu của ngƣời anh hùng 18
  20. trƣởng thành, thay bác mình đi tiêu diệt kẻ thù; hay cũng có khi nhân vật phạm phải những sai lầm nghiêm trọng và bị trời phạt: Mdrong Dăm chết vì vô cớ giết nhiều ngƣời trong buôn làng của Mtao Msei và phải đến thế hệ thứ hai, đời cháu của Mdrong Dăm, ông trời lại cho thuốc để cứu ngƣời anh hùng sống dậy. Có thể nói Đăm Săn là nhân vật hoàn hảo nhất trong số các anh hùng của sử thi Ê Đê "toàn vẹn với ý nghĩa nhƣ M. Bakhtin đã nói về nhân vật trung tâm của sử thi anh hùng” giữa bản chất thật của nó và sự biểu hiện bên ngoài của nó không mảy may có sự khác biệt” 1.3.4. Hình tƣợng ngƣời anh hùng trong mối quan hệ với cộng đồng: Trong sử thi dân gian, mỗi tộc ngƣời đều gửi gắm những khát vọng, lý tƣởng vào các nhân vật anh hùng của mình. Bằng tất cả tình cảm và tài nghệ của mình, dân gian xây dựng những nhân vật anh hùng đó trở thành biểu tƣợng cho dân tộc, cho cộng đồng mình. Những gì liên quan đến cuộc đời của các nhân vật anh hùng này đều đƣợc dân gian chắp thêm đôi cánh của tƣởng tƣợng. Trong các mối quan hệ cộng đồng, ngƣời anh hùng luôn nhận đƣợc những tình cảm yêu mến, tán thƣởng. Còn những gì trái ngƣợc với ý chí của họ đều bị mọi ngƣời không đồng tình, chê trách. Hình tƣợng ngƣời anh hùng trong các cuộc chiến tranh Lịch sử phát triển của nhân loại, từ thƣở bình minh đến thời kỳ hiện đại, luôn gắn liền với các cuộc chiến tranh, tất nhiên, ở các mức độ, quy mô khác nhau. Xét riêng ở một khía cạnh nào đó, trong thời cổ đại, chiến tranh là nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tạo động lực cho xã hội phát triển đi lên. Văn học phản ánh chiến tranh xƣa nay luôn những thành tựu nổi bật. Đối với riêng thể loại sử thi, chiến tranh đã trở thành một đề tài phổ biến, đề tài trung tâm và các cuộc chiến tranh đều phong phú, sinh động và cuốn hút đến mức độ “ người lớn, trẻ con có thể ngồi bất động, 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0