intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Văn học 8x Trung Quốc ở Việt Nam.

Chia sẻ: Hoang Manh Chien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:61

284
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công trình được chia làm 3 chương. Lần lượt đi giải quyết các vấn đề cơ bản về dòng văn học 8X Trung Quốc đang được bàn luận nhiều ở Trung Quốc trong thời gian gần đây. Dựa vào nguồn tư liệu gồm các tác phẩm của các nhà văn 8X được dịch và xuất bản ở Việt Nam, tài liệu nghiên cứu trên báo, mạng, sách và các nguồn tư liệu khác.Nội dung được triển khai như sau..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Văn học 8x Trung Quốc ở Việt Nam.

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRÖÔØNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỀ TÀI VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM Thực hiện: Nguyễn Tấn Hùng USSH Hồ Chí Minh – Ngày 25, tháng 9, 2010
  2. MỤC LỤC TÓM TẮT CÔNG TRÌNH……………………………………………………...…1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài:........................................................................................... ......3 2. Lịch sử vấn đề:................................................................................................. .....3 3. Mục tiêu của đề tài:....................................................................................... .......4 4. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. ......4 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC 1.1 Khái niệm văn học 8X – Trung Quốc................................................................6 1.1.1 Khái niệm thuật ngữ 8x:………………………………………….……… ….6 1.1.2 Văn học 8X Trung Quốc:……………………………………….……… ……6 1.2 Quá trình hình thành dòng văn học 8X Trung Quốc......................................7 1.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện:......................................................................................7 1.2.1.1 Bối cảnh văn học:………………………………………………….…….………….7 1.2.1.2 Bối cảnh xã hội:…………………………………………………….…………….…9 1.2.2 Sự vận động của dòng văn học 8X Trung Quốc:...........................................10 1.2.2.1 Giai đoạn manh nha:………………………………………………………………10 1.2.2.2 Giai đoạn văn chương 8X nở rộ trên văn đàn Trung Quốc:………………….10 1.2.2.3 Giai đoạn định hình:……………………………………………………………….11 CHƯƠNG 2: CÁC TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC ĐÃ ĐƯỢC GIỚI THIỆU Ở VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu các tác giả với các tác phẩm tiêu biểu được dịch và xuất bản ở Việt Nam ...................................................................................................................13 2.1.1 Các nhà văn 8X Trung Quốc và tác phẩm tiêu biểu:......................................13 2.1.1.1 Nhà văn 8X Quách Kính Minh:…………………………………………………...14 2.1.1.2 Nhà văn Trương Duyệt Nhiên:………………………………………………..…..18 2.1.1.3 Nhà văn 8X Xuân Thụ và tác phẩm Búp bê Bắc Kinh:………………….……..22 2.1.1.4 Nhà văn mạng Tào Đình – Bảo Thê:……………………………………….…….23 2.1.2 Đánh giá chung về giá trị văn học của các tác phẩm văn học 8X Trung Quốc:..........................................................................................................................25 2.1.2.1 Giá trị nội dung:………………………………………………………….………...25 2.1.2.2 Giá trị nghệ thuật:……………………………………………………….…………25 2.2 Tìm hiểu những đặc điểm chính trong sáng tác của các tác giả 8X Trung Quốc...........................................................................................................................26 2.2.1 Cảm hứng chính là tư tưởng “lánh loại” (linglei) - khác người:..................26 2.2.1.1 Tìm hiểu khái niệm mới “Lánh loại” (Linglei-另另):…………………….…..26 2.2.1.2 Văn học "linglei":…………………………………………………………………..27 2.2.1.3 Biểu hiện của tư tưởng này trong tác phẩm của các nhà văn 8X:…….……..28 2.2.2 Sự phá cách trong phong cách và nghệ thuật sáng tác so với dòng văn học truyền thống Trung Quốc:........................................................................................36
  3. 2.2.2.1 Về phong cách sáng tác:……………………………...…………………………...36 2.2.2.2 Về nghệ thuật sáng tác:……………………………………………………………38 2.2.3 Chủ đề chính trong sáng tác của các nhà văn 8X Trung Quốc :...................40 2.2.4 Phương tiện xuất bản:......................................................................................41 CHƯƠNG 3: VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC VỚI VĂN HỌC 8X VIỆT NAM 3.1 Văn học 8X Trung Quốc với độc giả Việt Nam ...............................................43 3.1.1 Quá trình tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam:............................43 3.1.1.1 Giai đoạn làm quen với các tác phẩm 8X:………………………………………43 3.1.1.2 Giai đoạn văn học 8X Trung Quốc được tiếp nhận:……………………….…..44 3.1.1.3 Vai trò quan trọng của các dịch giả trẻ trong việc giới thiệu dòng văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam:……………………………………………………………….…...45 3.1.2 Đánh giá của độc giả Việt Nam về văn học 8X Trung Quốc:........................46 3.2 Văn học 8X Trung Quốc với sáng tác văn học trẻ, văn học 8X Việt Nam............................................................................................................................49 3.2.1 Những điểm tương đồng:.................................................................................49 3.2.1.1 Chủ đề sáng tác:…………………………………………………………………….49 3.2.1.2 Phong cách:………………………………………………………………………….50 3.2.1.3 Ngôn ngữ:……………………………………………………………………………51 3.2.1.4 Phương tiện quảng bá:……………………………………………………………..51 3.2.2 Những điểm dị biệt:...........................................................................................52 KẾT LUẬN: ..............................................................................................................54 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….…..1 BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT………………………………………………………………4
  4. TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Công trình được chia làm 3 chương. Lần lượt đi giải quyết các vấn đề cơ bản về dòng văn học 8X Trung Quốc đang được bàn luận nhiều ở Trung Quốc trong thời gian gần đây. Dựa vào nguồn tư liệu gồm các tác phẩm của các nhà văn 8X đ ược dịch và xuất bản ở Việt Nam, tài liệu nghiên cứu trên báo, mạng, sách và các nguồn tư liệu khác.Nội dung được triển khai như sau: Chương 1: Khái quát về văn học 8X Trung Quốc: Chương đầu tiên đi vào tìm hiểu khái niệm cơ bản của dòng văn học 8X Trung Quốc và quá trình hình thành dòng văn học này. 1.1 Khái niệm văn học 8X – Trung Quốc Phần này chúng tôi trình bày và lý giải những khái niệm cơ bản về dòng văn học 8X Trung Quốc. Đó là những khái niệm được hiểu về dòng văn học này ở Trung Quốc và Việt Nam. Phần này giúp có được hiểu biết cơ bản về dòng văn học mới này. 1.2 Quá trình hình thành dòng văn học 8X Trung Quốc Quá trình hình thành dòng văn học mới này cũng được công trình đi khảo sát c ụ thể thông qua hoàn cảnh xuất hiện và sự vận động theo thời gian của dòng văn học này. Qua chương này công trình giúp có được cái nhìn ban đầu tổng quan về dòng văn học đang được quan tâm này của Trung Quốc. Chương 2: Các tác giả và tác phẩm văn học 8X Trung Quốc đã được giới thiệu ở Việt Nam: Đây là chương quan trọng của công trình, chúng tôi đi sâu vào khảo sát đối tượng mà công trình nghiên cứu. Chương này được phần làm 2 mục lớn cụ thể là: 2.1Giới thiệu các tác giả với các tác phẩm tiêu biểu được dịch và xuất bản ở Việt Nam Ở mục này công trình tiến hành khảo sát và đánh giá về các tác giả của dòng văn học 8X Trung Quốc có sách dịch và xuất bản ở Việt Nam cùng tác phẩm của họ. Công trình cũng đề cập đến các tác giả 8X khác thuộc dòng văn học này cũng đang đ ược chú ý ở Trung Quốc. 2.2 Tìm hiểu những đặc điểm chính trong sáng tác của các tác giả 8X Trung Quốc Mục này công trình khái quát những đặc điểm chính của dòng văn học 8X Trung Quốc biểu hiện qua các tác phẩm của họ, đi sâu vào tìm hiểu từng đặc điểm này để có cái nhìn cụ thể và khách quan hơn về đối tượng nghiên cứu. Tìm hiểu những đặc điểm của dòng văn học 8X Trung Quốc nhằm thông qua đó có cơ sở bước đầu nhận định về giá trị của các tác phẩm thuộc dòng văn học này. Chương 3: Văn học 8X Trung Quốc với văn học 8X Việt Nam: Ở chương này công trình đi tìm hiểu về sự tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam. 3.1 Văn học 8X Trung Quốc với độc giả Việt Nam
  5. Sự tiếp nhận được đánh giá khách quan trong mối tương quan giữa hai nền văn học và thông qua việc khảo sát một bộ phận độc giả Việt Nam. Quá trình tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam được khảo sát theo diễn biến thời gian, qua đó cho thấy sự quan tâm của độc giả Việt Nam và sức thu hút của dòng văn học này. 3.2 Văn học 8X Trung Quốc với sáng tác văn học trẻ, văn học 8X Việt Nam Trong chương này chúng tôi cũng đi so sánh một cách khách quan giữa văn học 8X Trung Quốc và văn học 8X Việt Nam hiện nay. Công trình nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai dòng văn học của các tác giả cùng thế hệ của hai nền văn học. Từ đó, có thể giúp rút ra cho văn học trẻ nước nhà những bài học bổ ích.
  6. MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Có thể nói nền văn học đương đại Trung Quốc hiện nay không chỉ nhận được sự quan tâm ở khu vực mà còn được cả thế giới đọc và biết đến. Đặc biệt là ở Phương Tây đã quan tâm tìm hiểu nền văn học Trung Quốc cả cổ đại lẫn hiện đại. Sau "Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc" (1976) thì giới văn nghệ Trung Quốc xúc tiến xây dựng nền văn học nghệ thuật nước nhà theo hướng đổi mới, hay còn gọi là văn học thời kỳ mới. Văn học thời kỳ mới phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của khá nhiều trường phái và trào lưu. Đặc biệt vào thập niên 90 đã xuất hiện trào lưu văn học của thế hệ sinh sau chiến tranh. Trong đó có cả những người sinh vào thập kỷ 80 – sau này dòng văn học này được gọi chung là dòng văn học 8X. Sự phát triển của dòng văn học này khá mạnh thậm chí còn lấn át cả độc giả của các dòng văn học khác ở Trung Quốc. Các tác phẩm được dịch và xuất bản trên thế giới gây tiếng vang lớn cho văn học Trung Quốc. Một số tác phẩm của các nhà văn thế hệ 8X này cũng được dịch và xuất b ản ở Việt Nam và có sự ảnh hưởng nhất định đến độc giả Việt Nam. Chúng tôi chọn đ ối tượng là dòng văn học 8X Trung Quốc đang thịnh hành vì những nguyên do đó. 2. Lịch sử vấn đề: Văn học 8X Trung quốc là một dòng văn học mới xuất hiện tại Trung quốc và mới chỉ được biết đến ở Việt Nam qua một số bản dịch trong những năm gần đây. Chính vì vậy nó chưa được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng ở Việt Nam. Vào thời đi ểm dòng văn học này mới du nhập vào Việt Nam với việc xuất bản hàng loạt tác phẩm của các tác giả 8X Trung Quốc cũng là thời điểm dòng văn học này đang ở giai đoạn đ ỉnh điểm nhất với hàng ngàn tác giả cũng như hàng ngàn đầu sách được xuất bản ở Trung Quốc. Nó đã bắt đầu được chú ý ở khu vực và trên thế giới với nhiều bản dịch các tác phẩm ra các ngôn ngữ khác nhau. Các nhà xuất bản ở Việt Nam như Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Nhà xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Phụ nữ, Công ty sách Phương Nam, Công ty sách Bách Việt…cũng bắt đầu giới thiệu các tác phẩm đó đến với đông đảo độc giả Việt Nam. Và đồng thời cũng có một số chuyên gia văn học thể hiện sự quan tâm của mình đối với dòng văn học này. Ban đầu có nhiều nguồn ý kiến đánh giá khác nhau thậm chí trái ngược nhau về những tư tưởng mới được truyền đạt thông qua những tác phẩm thuộc dòng văn học này. Nhìn chung có hai luồng ý kiến, luồng ý kiến thứ nhất ra sức phê phán s ự n ổi loạn trong tư tưởng của các tác giả 8X Trung Quốc, luồng ý kiến thứ hai nhìn nhận theo chiều hướng tích cực hơn cho rằng đó là sự phản ánh những thay đổi về tư tưởng c ủa thế hệ trẻ Trung Quốc trên sự tác động của xã hội Trung Quốc hiện đại. Thế hệ trẻ Trung Quốc muốn thể hiện bản lĩnh và sự năng động của mình trong xã hội hiện đại có nhiều biến động. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đánh giá văn học 8X Trung Quốc theo hướng này tiêu biểu trong đó có nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, nhà nghiên
  7. cứu Trần Minh Sơn…Trong những lời giới thiệu các tác phẩm của các tác giả thuộc dòng văn học này nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã thể hiện quan điểm đánh giá tích cực của mình dựa trên những lí luận khoa học của một nhà chuyên môn có kiến thức sâu rộng. Ngoài ra còn có nhiều bài báo trên các báo, tạp chí, website, diễn đàn văn học…có đề cập với mức độ chuyên sâu khác nhau về vấn đề văn học này. Tuy nhiên phần đông các nhà nghiên cứu chỉ đi tìm hiểu một khía cạnh nào đó của dòng văn học này bằng cách đánh giá phân tích riêng rẽ từng vấn đề mà chưa có sự hệ thống toàn bộ các bản dịch tác phẩm tại Việt Nam để rút ra những kết luận chung nhất. Đ ồng thời cũng chưa có sự so sánh đối chiếu một cách khách quan với văn học 8X Việt Nam trên phương diện tương tác lẫn nhau giữa hai dòng văn học này. Ở nước ngoài, đặc biệt là trong giới nghiên cứu văn học và học giả Trung Quốc đều đánh giá cao những giá trị tư tưởng mà các tác phẩm của các tác giả trẻ đề xuất. Tuy nhiên ngay chính giới văn học Trung Quốc cũng không phải đồng nhất ý kiến về vấn đề này. Đáng chú ý trong đó là những bài viết của nhà nghiên cứu Ngô Tuấn đã đuợc dịch ra tiếng Việt cùng nhiều nhận định được phát biểu lẻ tẻ của các nhà văn lớp trước của Trung Quốc được ghi nhận. Trên đà văn học 8X Trung Quốc đang có nhiều thay đổi nghiên về phía nâng cao giá trị nghệ thuật cao hơn khiến giới học giả Việt Nam, Trung Quốc cũng như trên thế giới ngày càng quan tâm nghiên cứu về dòng văn học này nhiều hơn. 3. Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu về dòng văn học mới của nước ngoài, cụ thể là một dòng văn học hiện đại mới xuất hiện ở Trung Quốc trong những năm gần đây - dòng văn học 8X Trung Quốc cùng với những tư tưởng sáng tác mới của dòng văn học này thông qua những bản dịch tác phẩm và tư liệu nghiên cứu về dòng văn học này ở Việt Nam. Vì nhiều lý do khách quan nên công trình chỉ đi vào tìm hiểu văn xuôi 8X Trung Quốc ch ứ không khảo sát phần thơ. Mục đích của việc tìm hiểu về dòng văn học này nhằm giúp độc giả Việt Nam có được sự tiếp cận gần hơn với một khía cạnh của văn học Trung Quốc đ ương đại. Từ đó đánh giá khách quan và khoa học hơn về dòng văn học 8X Trung Quốc đang gây nhều tranh cãi trong giới phê bình, học thuật ở Việt Nam cũng như trong khu vực. Đồng thời đánh giá được sự ảnh hưởng của dòng văn học này ở Việt Nam. Đề tài đi vào tìm hiểu cụ thể sáng tác của một số nhà văn 8X tiêu biểu của Trung Quốc có sách dịch ở Việt Nam để thấy được những đặc điểm lớn của dòng văn học này. Từ đó đem so sánh một cách khách quan giữa văn học 8X Việt Nam và văn học 8X Trung Quốc. Qua sự so sánh một cách khách quan này có thể giúp chúng ta nhìn nhận và đánh giá lại nền văn học trẻ, đặc biệt là văn học 8X- Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học và kinh nghiệm quý báu cho văn học trẻ nước nhà. 4. Phương pháp nghiên cứu: Do đây là một vấn đề văn học còn mới mẻ và ch ưa nh ận đ ược nhi ều s ự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của các chuyên gia học giả ở Việt Nam nên để thực hiện đề tài này chúng tôi đã phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau trong nghiên cứu khoa học nói chung cũng như trong nghiên cứu văn học nói riêng. Cụ thể bao gồm những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
  8. a. Các phương pháp chung: Phương pháp lịch sử - xã hội: phương pháp này được chúng tôi vận dụng để khảo sát bối cảnh lịch sử xã hội và bối cảnh văn học của sự xuất hiện và hình thành dòng văn học 8X, diễn tiến sự vận động và phát triển của dòng văn học này một cách đầy đủ nhất. Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng nhằm giúp có cái nhìn tổng quan và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi áp dụng phương pháp này nhằm khảo sát và tổng hợp các nguồn tư liệu, tài liệu liên quan đến đối tượng đ ược nghiên cứu trong công trình. b. Các phương pháp chuyên ngành: Phương pháp phân tích - phân tích thi học: Đây là phương pháp chuyên ngành hỗ trợ nhiều nhất trong quá trình thực hiện công trình. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích và rút ra những đặc điểm quan trọng nhất về nội dung và nghệ thuật của dòng văn học 8X Trung Quốc. Đồng thời cũng đánh giá được khách quan những đặc điểm hạn chế của dòng văn học này. Phương pháp đối chiếu, so sánh văn học: Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất trong chương 3 của công trình nhằm đối chiếu và so sánh mối tương quan giữa văn học 8X Trung Quốc và văn học 8X Việt Nam
  9. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC 1.1 Khái niệm văn học 8X – Trung Quốc: 1.1.1 Khái niệm thuật ngữ 8x: Thuật ngữ 8X là một thuật ngữ quen thuộc được biết đến khá phổ biến trong những năm gần đây ở Việt Nam và các nước châu Á. Nó là một thuật ngữ dung đ ể chỉ những người trẻ sinh ra trong thập niêm 80 của thế kỉ 20 (từ năm 1980 đ ến 1989). Thuật ngữ này được dùng phổ biến đến mức đã đi vào đời sống thường ngày và đ ược dùng như một từ ngữ thông dụng. Ban đầu nó là sản phẩm của báo chí, rồi dần dần được chấp nhận trong xã hội như một khái niệm phổ biến. Ngoài khái niệm 8X ra còn có khái niệm 7X gần đây là 9X, người ta cũng theo thói quen sử dụng đó mà gọi những người sinh ra trong những thập niên trước đó là 6X, 5X…tuy nhiên không phổ biến bằng. Ở phương Tây hầu như người ta không dùng đến khái niệm này. Mà chỉ riêng các nước châu Á và Việt Nam mới sử dụng nó phổ biến như vậy. Trong văn học người ta cũng quen dùng các khái niệm nhà văn 7X, 8X để chỉ lứa tuổi sáng tác của các nhà văn đó. Điều này lý giải bởi xã hội phương Tây không có thói quen đánh giá xếp loại dựa trên độ tuổi như ở châu Á. Các nhà văn phương Tây cũng hầu như không được đánh giá và xếp loại dựa vào độ tuổi sáng tác của họ mà chủ yếu nhìn nhận dựa vào giá tr ị tác phẩm của họ. Còn ngược lại ở châu Á mà cụ thể như ở Trung Quốc hay Việt Nam thì có thói quen đánh giá dựa theo độ tuổi như vậy nên mới sản sinh ra các khái ni ệm nh ư 7X, 8X. Điều này có thể được chứng minh bởi việc đánh giá các tác phẩm văn học của các nhà văn còn rất trẻ cũng sinh ra trong những năm 70, 80 ở phương Tây. Ví d ụ đi ển hình cho sự thành công của nhà văn trẻ ở phương Tây là Christopher Paolini. Nhà văn trẻ sinh năm 1983 ở Mỹ này nổi tiếng từ năm 19 tuổi với tiểu thuy ết giả tưởng Eragon, đây là một cuốn sách được bán chạy trên thế giới suốt nhiều tuần liền. Ngoài ra còn rất nhiều các nhà văn phương Tây khác cũng thành danh khi còn rất trẻ. Tuy nhiên vẫn chưa có khái niệm về văn học 8X hay 7X…ở phương Tây. Điều đó cho thấy khái niệm 8X là một khái niệm riêng chỉ có châu Á mới dùng phổ biến, điều này là khác biệt so với phương Tây. 1.1.2 Văn học 8X Trung Quốc: Trong những năm gần đây, độc giả Việt Nam được nghe nhắc nhiều đến cụm từ "văn học 8X Trung Quốc". Đây là một khái niệm để chỉ dòng văn học mới được hình thành và phát triển mạnh trong những năm gần đây ở Trung Quốc. Dòng văn học này được giới trẻ Trung Quốc ủng hộ và đón nhận nồng nhiệt. Nó cũng nhận được sự quan tâm lớn của giới phê bình văn học Trung Quốc.
  10. Đây là dòng văn học hình thành bởi sáng tác của các tác giả thuộc thế hệ sinh ra trong thập niên 80 (8X). Khái niệm 8X được sử dụng ở đây như một thuật ngữ trong văn học. Những tác phẩm của họ xoay quanh cuộc sống giới trẻ, đ ề tài gây sốc, văn phong cách tân, một số sáng tác khác mang tính giả tưởng cao, nội dung tác phẩm không hàm chứa nhiều giá trị nghệ thuật nhưng thường dễ đọc, dễ hiểu và mang tính chất gây ấn tượng mạnh đánh vào thị hiếu người đọc đồng thời phù hợp với đời s ống hi ện đ ại của giới trẻ. Qua tác phẩm của mình họ muốn thể hiện những nét cá tính mạnh mẽ mà chỉ có thế hệ họ mới có. Đây là thế mạnh của văn học 8X nói riêng cũng nh ư văn h ọc trẻ Trung Quốc nói chung. Chính vì sáng tác của những nhà văn thuộc thế hệ 8X gần gũi và phản ánh trực tiếp đời sống, tư tưởng của giới trẻ Trung Quốc nên dòng văn học này nhanh chóng lan rộng trong giới độc giả. Nhất là độc giả trẻ, họ tìm được sự đồng cảm và hình ảnh của chính bản thân mình trong những tác phẩm này. Một điều nữa khiến dòng văn học này phát triển mạnh trong những năm gần đây là thế hệ 8X ở Trung Quốc khá đông đảo và ngày càng trưởng thành. Hoàn cảnh xã hội Trung Quốc đương đại kích thích các nhà văn trẻ sáng tác. Và tác phẩm của họ nhanh chóng được đón nhận không chỉ ở trong nước mà còn được phổ biến ở các nước trong khu vực, đặc biệt được là dịch và xuất bản khá nhiều ở phương Tây. Các nhà văn tr ẻ thuộc dòng văn học này trở nên nổi tiếng, thậm chí có người còn đ ược xếp vào hàng minh tinh, ngôi sao ở Trung Quốc. Điều đó khiến họ nỗ lực sáng tác và thúc đ ẩy dòng văn học này phát triển mạnh hơn. Có thể kể ra rất nhiều cái tên tiêu biểu cho dòng văn học này mà vị trí của họ đã được khẳng định trong văn đàn Trung Quốc hiện nay như: Quách Kính Minh, Lý S ỏa Sỏa, Trương Duyệt Nhiên, Xuân Thụ, Hàn Hàn, Trịnh Tiểu Quỳnh, Tôn Duệ, Tưởng Phong, Tưởng Phương Chu, Hồ Kiên, Châu Gia Ninh, Bộ Phi Yên, Quỷ Quỷ, Tiểu Phạn, Lý Hải Dương, Hồ Kiên, Tôn Giai Vĩ... Ở Việt Nam, qua sự giới thiệu của các nhà xuất bản và các dịch giả, độc giả Việt Nam đã khá quen thuộc với các nhà văn trẻ thuộc dòng văn học này như Quách Kính Minh (với các tác phẩm Vương Quốc Ảo, Vô Cực...), Trương Duyệt Nhiên ( Thủy tiên đã cưỡi chép vàng đi, Mèo đen không ngủ, Anh đào xa tít tắp. ..), Xuân Thụ (Búp bê Bắc Kinh...). Đặc biệt là sự xuất hiện có thể nói đã gây ra làn sóng chấn động nho nhỏ trong giới văn học Việt Nam trong một thời gian của nhà văn mạng Tào Đình (bút hiệu khác là Bảo Thê) với tác phẩm "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" do nhà văn, dịch giả Trang Hạ dịch. Sau đó là hàng loạt tác phẩm của nữ nhà văn này đ ược dịch và xuất b ản t ại Vi ệt Nam cũng thu hút sự quan tâm của khá nhiều độc giả. Như vậy, ở Trung Quốc hay ở Việt Nam thì dòng văn học 8X Trung Quốc cũng nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng độc giả mà nhiều nhất phải nói đ ến là độc giả trẻ. Đây có thể xem là một dòng văn học dành cho giới trẻ Trung Quốc thể hiện bản lĩnh của mình. 1.2 Quá trình hình thành dòng văn học 8X Trung Quốc: 1.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện: 1.2.1.1 Bối cảnh văn học:
  11. Sau khi "Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc" kết thúc (1976), để khôi phục nền văn nghệ nước nhà bị tàn phá và xuống dốc nghiêm trọng do những hệ l ụy mà nó gây ra, các nhà làm công tác văn nghệ đã họp đại hội lần thứ 4 vào năm 1979. Đại hội ngoài việc nhìn nhận đánh giá lại nền văn nghệ Trung Quốc từ khi giành được độc lập đ ến thời điểm hiện tại thì đại hội còn đưa ra những nhiệm vụ mới nhằm phát triển nền văn nghệ trong thời kỳ mới. Văn học cũng được chú trọng thúc đẩy với sự khuyến khích về nhiều mặt. Các nhà văn được tự do sáng tác với bất kì đề tài hay chủ đề nào mà họ muốn. Sự nới lỏng về tư tưởng sáng tác khiến "Văn học thời kỳ mới của Trung Quốc, đề tài và chủ đề, hình thức và phong cách nghệ thuật muôn màu muôn vẻ."1 Điều này khiến văn học Trung Quốc ngày càng phát triển, trải qua mấy thập niên sau khi nền văn học của đất nước được vực dậy, văn học Trung Quốc đã xuất hiện khá nhiều trường phái và trào lưu văn học mới. Đặc biệt là sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa và hội nhập. Văn hóa phương Tây được dịp du nhập vào và ảnh hưởng đến những thế hệ mới sinh sau chiến tranh của Trung Quốc. Chính vì vậy nền văn học Trung Quốc thời kỳ này là sự tồn tại hòa hợp giữa văn học truy ền thống c ủa th ế h ệ trước và văn học cách tân của thế hệ mới. Các trường phái và trào lưu văn học xuất hiện nhiều một phần là do s ự ảnh hưởng của lịch sử. Loại hình văn học phát triển mạnh và tiêu biểu cho văn học Trung Quốc là tiểu thuyết. Sự phát triển của thể loại này phản ánh sự phát triển của nền văn học Trung Quốc. Theo Lê Huy Tiêu, có thể kể ra một số trường phái chính của tiểu thuyết Trung Quốc đương đại như: • Tiểu thuyết văn học vết thương • Tiểu thuyết văn học phản tư • Tiểu thuyết văn học cải cách • Tiểu thuyết văn học tầm căn • Tiểu thuyết tiên phong chủ nghĩa • Tiểu thuyết tân tả thực • Tiểu thuyết thế hệ vãng sinh đại (thế hệ sinh sau) Sự xuất hiện của tiểu thuyết thế hệ mới sinh sau chiến tranh được xem là một "bông hoa lạ" trong nền văn học đương đại Trung Quốc. Nó xuất hiện vào năm 1994- 1995 ở Trung Quốc và phát triển mạnh cho đến hiện nay. Những nhà văn thuộc trào lưu này đều sinh vào thập kỷ 60-70, ban đầu có một số ít sinh vào thập kỷ 80, sau này thì số này phát triển mạnh lên. Trào lưu văn học này được giới phê bình Trung Quốc gọi là "tân sinh đại" (trào lưu của thế hệ mới sinh) hay cũng có người gọi là "vãng sinh đ ại" (sinh sau) vì so với các trường phái và trào lưu văn học khác thì nó ra đời muộn nhất và cũng do các thế hệ sinh ra sau này xây dựng nên. Về tư tưởng và chủ đ ề sáng tác, th ế hệ này dường như tách rời hẳn so với các thế hệ trước đó. Với những nhà văn sinh sớm Trích Lê Huy Tiêu (2006), Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ đổi mới, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, 1 Hà Nội.
  12. hơn vào thập kỉ 60 thì trong tư tưởng và sáng tác của họ còn vương chút ảnh hưởng của thời kì đất nước trong giai đoạn "Đại cách mạng văn hóa" nhưng những thế hệ sinh vào thập kỷ 70-80 sau này thì đã thoát ly hẳn với giai đoạn lịch sử đó. Tiêu biểu cho thế hệ đầu tiên của dòng văn học này có các nhà văn nổi tiếng và có vị trí nhất đ ịnh trong văn đàn Trung Quốc như Khâu Hoa Đông, Hàn Đông, Tốt Phi Vũ, Trương Mân, Lưu Kế Minh, Lý Bằng, Tập Đấu... Sau thế hệ này thế hệ 7X-8X lại xuất hiện một cách nổi bật hơn với những tư tưởng sáng tác mới. Vị trí của các nhà văn nữ được khẳng định hơn trước. Đặc biệt là sự xuất hiện của văn học "ling lei"(另另另另( với những tư tưởng sáng tác mới. Sự ra đời và phát triển mạnh của trào lưu văn học thế hệ mới này ở Trung Quốc tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của các dòng văn học khác xuất phát từ những nhà văn của thế hệ mới sinh này. Văn học 8X Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh văn học đó. 1.2.1.2 Bối cảnh xã hội: Khi những nhà văn trẻ sinh vào thập kỷ 80 đã đủ bản lĩnh và khả năng khẳng định mình thì họ dần trở nên độc lập trong tư duy và sáng tác so với các thế hệ tr ước. Thế hệ nhà văn 8X sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội Trung Quốc đang có những biến động mạnh mẽ, một xã hội hiện đại tiện nghi đang dần thay thế xã hội thuần chất Á Đông. Nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường đã chi phối toàn bộ xã hội Trung Quốc. Những quan niệm đạo đức truyền thống không còn chỗ đứng trong xã hội ấy. Con người dần sa vào thực dụng, thương mại hóa, coi trọng vật chất hơn tinh thần. Những nét văn hoá cổ truyền tỏ ra không còn phù hợp với nhịp sống hiện đ ại c ủa gi ới trẻ nữa. Vai trò của cá nhân trong xã hội Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng. Con người coi trọng cái tôi cá nhân của mình hơn. Tất cả điều đó ảnh hưởng đến tư duy và lối sống của đại bộ phận giới trẻ Trung Quốc. Một bộ phận giới trẻ ý thức rõ nét điều đó và nảy sinh tư tưởng đối kháng, họ muốn sống, muốn suy nghĩ và hành động khác với thế hệ trước. Họ muốn thực hiện tất cả mọi ham muốn và khát khao để được thỏa mãn cái tôi cá nhân. Nhu cầu chứng tỏ bản lĩnh của bản thân cũng là một nhu cầu tất yếu của giới trẻ Trung Quốc trong bối cảnh xã hội như hiện nay. Trong đó các nhà văn thuộc thế hệ 8X là những người đưa ra những tuyên ngôn tiêu biểu nhất cho thế hệ của mình. Có lẽ vì vậy mà một số người đánh giá thế hệ 8X Trung Quốc theo hướng tiêu cực. Họ cho rằng thế hệ này có lối tư duy và ứng xử bốc đồng, điều này cũng thể hiện một phần trong sáng tác của một số nhà văn 8X. Tuy vậy, hầu hết họ đ ều tự ý th ức được bản thân, họ hành động và ứng xử như vậy chỉ vì họ muốn chứng tỏ và khẳng định bản lĩnh của thế hệ mình trong một xã hội mới. Mặc dù có phần phản ứng tiêu cực nhưng chính trong sự phản ứng đó họ trở nên trưởng thành hơn và có đầy đủ ý thức hơn. Tất cả điều đó đều được thể hiện một cách chân thực và trực diện thông qua các tác phẩm của các nhà văn trẻ thuộc thế hệ này. Bên cạnh sự phản ứng lại với xã hội thì lẽ tất yếu họ cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của xã hội ấy. Sau khi thực hiện cải cách mở cửa hội nhập quốc tế, Trung Quốc cũng đón nhận những yếu tố văn hóa lạ lẫm từ phương Tây tràn vào. Sự tiếp nhận này đặc biệt rõ nét ở giới trẻ, cá nhân tính cũng là một nét đặc điểm mà giới trẻ Trung Quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây phương.
  13. Hai luồng văn hóa truyền thống và hiện đại cùng tồn tại trong một môi trường xã hội khiến giới trẻ Trung Quốc có những xung đột tư tưởng mà họ chọn cách giải quyết bằng cách bộc lộ bản lĩnh cá nhân và bản lĩnh thế hệ hết mình. Dòng văn học 8X ra đời trong bối cảnh xã hội như vậy. Một nền văn học mới mẻ, cởi mỡ và không ràng buộc; một xã hội với đầy những biến đ ộng và chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây phương. Điều đó khiến cho làn sóng văn học 8X ngay khi mới hình thành đã phát triển mạnh trên khắp cả nước với sự xuất hiện hàng loạt tác giả và tác phẩm thuộc dòng văn học này trong một giai đoạn ngắn. 1.2.2 Sự vận động của dòng văn học 8X Trung Quốc: 1.2.2.1 Giai đoạn manh nha: Như đã nói ở trên, dòng văn học 8X Trung Quốc được hình thành từ những cây bút thuộc trào lưu văn học của thế hệ mới sinh. Trào lưu văn học của thế hệ mới sinh này chỉ mới được hình thành từ những năm 1994 -1995 và phát triển không ngừng cho đến nay với nhiều đặc điểm riêng biệt so với thế hệ trước. Ngay trong giai đoạn mới hình thành thì trào lưu văn học của thế hệ mới sinh đã có nhiều cây bút thuộc thế hệ 8X, tuy nhiên số lượng các tác giả này không lớn và chưa gây được sự chú ý trên văn đàn. Số lượng tác giả cũng như tác phẩm của họ trên văn đàn Trung Quốc không đáng kể so với các nhà văn thuộc thế hệ trước đó, tức những thế hệ 6X-7X thuộc cùng trào lưu văn học tân sinh đại này. Điều này là tất yếu vì thế hệ 8X lúc ấy chưa đ ủ tr ưởng thành để có những tác phẩm đáng chú ý như hiện nay. 1.2.2.2 Giai đoạn văn chương 8X nở rộ trên văn đàn Trung Quốc: Nhưng bước sang thế kỷ XXI, đặc biệt là những năm đầu của thế kỷ sự xuất hiện của các tác giả thuộc thế hệ 8X có thể nói là một cuộc bùng phát với hàng nghìn tác giả trên khắp cả nước. Dòng văn học 8X phát triển mạnh từ những năm 2003-2004 đến nay ở Trung Quốc và ảnh hưởng lớn đến khu vực cũng như đã được biết đến trên thế giới. Theo tài liệu của Hội Nhà văn Trung Quốc năm 2004, Trung Quốc có khoảng 1.000 nhà văn 8X đã xuất bản tác phẩm, số lượng này hiện nay đã tăng lên đáng kể và chất lượng cũng ngày càng được nâng cao hơn. Điều này đã tạo thành làn sóng cực mạnh gây tác động không nhỏ đến làng văn Trung Quốc và cả khu vực. Ban đầu các nhà xuất bản ở Trung Quốc ra sức tung hô những nhà văn trẻ này và khuyến khích họ ra nhiều sách vì những đầu sách của các tác giả này mang lại lợi nhuận đáng kể cho họ. Trong xã hội Trung Quốc đặc biệt là trong giới văn chương thì có nhiều đánh giá khác nhau. Thậm chí có những đánh giá trái chiều trong giai đoạn này. Sự xuất hiện quá nhiều tác giả và tác phẩm 8X trên văn đàn không khỏi gây nên những hiệu ứng tiêu cực như sự ăn theo của những cây bút khác. Nhằm thỏa mãn và đáp ứng như cầu của số đông độc giả, thời điểm này văn học 8X Trung Quốc còn khá hỗn loạn và chưa được định hình một cách rõ nét trong nền văn học Trung Quốc đương đại. Làn sóng văn học này được hình thành mạnh mẽ trong thời điểm này như vậy là do những điều kiện thuận lợi của Trung Quốc trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Đây là thời điểm nền kinh tế Trung Quốc có những bức phá ngoạn mục, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật...là điều kiện thuận lợi cho những cây bút 8X thỏa sức sáng tạo và trình làng những tác phẩm của mình.
  14. Thế hệ 8X sinh ra và lớn lên đúng thời điểm kinh tế Trung Quốc phát triển thuận lợi cho sự trưởng thành về thể chất và tinh thần của họ. Chính vì vậy mà số l ượng người viết ban đầu khá lớn. Nhưng cũng do những thuận lợi đó nên tính chất cạnh tranh trong văn học dù không chủ ý nhưng tất yếu sẽ nảy sinh. Ngoài sự cạnh tranh trong nội hàm sáng tác của những người viết thuộc thế hệ này thì tác phẩm của họ cũng phải chịu sự sàng lọc của giới độc giả trong nước. Điều này giả thích vì sao số lượng tác giả 8X trụ lại trong văn đàn không nhiều so với thời kỳ bùng nổ của làn sóng văn chương 8x này và theo đó số lượng được dịch và xuất bản ở nước ngoài cũng không tương quan so với số lượng sách xuất bản trong nước. 1.2.2.3 Giai đoạn định hình: Theo thống kê của báo giới Trung Quốc thì cho đến thời điểm hiện nay (2008- 2009), số lượng tác giả 8X Trung Quốc có đầu sách xuất bản là nhiều hơn 1000 người. Tuy nhiên các tác giả có được thành công nhất định và trụ lại không nhiều. Khoảng 100 tác giả trẻ có tác phẩm thành công và được độc giả Trung Quốc ghi nhận. Nhưng trong con số đó thì cũng chỉ có trên dưới chục tác giả trụ vững và khẳng đ ịnh vị trí c ủa mình trên văn đàn văn học Trung Quốc đương đại. Các tác giả trẻ này đã khẳng định được vị trí của mình trong lòng độc giả Trung Quốc. Như vậy sau thời kì đỉnh điểm Văn học 8X dần được định hình và trở thành một dòng văn học mới mang tính độc lập với một lớp nhà văn tr ẻ cùng t ư t ưởng sáng tác mới của riêng mình. Dòng văn học 8X đã góp đóng vai trò quan trọng và góp ph ần làm phong phú thêm cho nền văn học Trung Quốc đương đại. Sáng tác cả họ cũng dần trưởng hành hơn và mang nhiều yếu tố nghệ thuật hơn trước. Mặc dù mục đích sáng tác của lớp nhà văn này không phải thuần túy phục vụ văn chương mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức mới và nhu cầu giải trí của giới trẻ hiện đại. Các tác phẩm của những tác giả trẻ Trung Quốc được dịch và giới thiệu ra nhiều nước trên thế giới trong đó có Vịêt Nam đã gây ra những làn sóng phản hồi tích cực cũng như tiêu cực. Ở phương Tây, độc giả đón nhận tác phẩm của dòng văn học 8X Trung Quốc trong trào lưu chung của văn học trẻ Trung Quốc trên thế giới. Những người trẻ phương Tây có nhu cầu muốn tìm hiểu cuộc sống và văn hóa của những người cùng trang lứa ở Trung Quốc, một đại diện của giới trẻ châu Á. Họ tình cờ bắt gặp ở đây những lối tư duy, những lối sống và hành động gần giống với họ và từ đó họ có đ ược sự đồng cảm với giới trẻ ở Trung Quốc nói riêng và giới trẻ châu Á nói chung. Đặc biệt khi trào lưu "linglei" xuất hiện và ảnh hưởng đến văn học ở Trung Quốc cũng như trong khu vực rất mạnh mẽ thì nó cũng được phương Tây chú ý đ ến. Sáng tác c ủa l ớp nhà văn 8X cũng nằm trong cái dòng cảm hứng chung ấy nên cũng đồng thời nhận được sự đón nhận và tán dương ở phương Tây. Cùng với tác phẩm của các nhà văn đàn anh đàn chị như Vuệ Tuệ, An Ni Bảo Bối, Cửu Đan...các nhà văn trẻ 8X cũng đ ược d ịch sách ở phương Tây và gây nên sự chú ý trong độc giả ở đây. Tiêu biểu là nữ tác giả trẻ Xuân Thụ với Búp bê Bắc Kinh tạo nên những phản hồi tích cực từ độc giả phương Tây dù trong nước tác phẩm của cô còn gây nhiều dư luận trái chiều.
  15. Ở Việt Nam độc giả biết nhiều hơn đến các tác giả trẻ đã có sách dịch trong những năm gần đây như Quách Kính Minh, Trương Duyệt Nhiên, Xuân Thụ, nhà văn mạng Tào Đình... Báo giới Việt Nam cũng có sự đánh giá tích cực về các tác giả này. Ở Trung Quốc các nhà văn 8X này là những nhà văn trẻ sớm có được thành công trong sự nghiệp và trụ lại từ làn sóng bùng nổ của dòng văn chương 8X trước đó. Có thể liệt kê nhiều cái tên tiêu biểu thuộc dòng văn học 8X hiện nay đã trụ vững và đang có sức ảnh hưởng với độc giả Trung Quốc và được giới văn học Trung Quốc ghi nhận như Quách Kính Minh, Lý Sỏa Sỏa, Trịnh Tiểu Quỳnh, Xuân Thụ, Hàn Hàn, Trương Duyệt Nhiên,... Công lao của các tác giả trẻ này cũng được ghi nhận bằng các giải thưởng văn học được trao bởi Hội nhà văn Trung Quốc: • Hàn Hàn – giải nhân vật gây sức hút nhất. • Quách Kính Minh – giải thành tích xuất sắc nhất. • Lý Sỏa Sỏa – giải phong cách sáng tạo. • Trịnh Tiểu Quỳnh – giải nhà văn trẻ của văn chương mạng. • Xuân Thụ – giải sách bán chạy trong năm 2007. Ngoài những nhà văn 8X tiêu biểu nhận được các giải thưởng nói trên thì còn có 10 nhà văn trẻ khác gồm Trương Duyệt Nhiên, Tôn Duệ, Tưởng Phong, Tưởng Phương Chu, Hồ Kiên, Châu Gia Ninh, Bộ Phi Yên, Quỷ Quỷ, Tiểu Phạn, Lý Hải Dương đã nhận được danh hiệu nhà văn giỏi của thế hệ 8X Trung Quốc trong năm 2007. Đó là những giải thưởng đánh dấu sự ghi nhận và ủng hộ của giới văn học Trung Quốc đối với thế hệ viết văn 8X và dòng văn học đang thịnh hành do họ xây dựng và phát triển. Ngoài việc nhận được những giải thưởng, trong năm 2007 một số nhà văn 8X tiêu biểu còn được kết nạp vào hội nhà văn. Các nhà văn 8X được kết nạp vào hội nhà văn đều nhận được sự đánh giá tích cực của giới văn học và phê bình Trung Quốc. Ngoài Quách Kính Minh được nhà văn lão thành Vương Mông và nhà phê bình văn học Trần Hiểu Minh trực tiếp giới thiệu thì còn một số nhà văn 8X khác cũng được kết nạp vào hội như Trương Duyệt Nhiên, Tưởng Phong, Lý Sỏa Sỏa và 6 tác giả tr ẻ khác, trong đó trẻ nhất là Vương Hồng Hồng, hội viên tỉnh Quảng Đông, sinh năm 1989, khi được kết nạp tác giả trẻ này vẫn đang là học sinh. Hiện nay dòng văn học này đang tiếp tục phát triển, nó không chỉ được biết đến ở Trung Quốc nữa mà còn được biết nhiều đến trên thế giới. Có thể nói thế hệ viết văn 8X Trung Quốc dù còn nhiều nhược điểm nhưng họ cũng gây dựng được sự thành công đáng kể mà tiêu biểu là thông qua ngôn ngữ văn chương họ đã phản ánh được một phần diện mạo của thế hệ mình.
  16. CHƯƠNG 2: CÁC TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC ĐÃ ĐƯỢC GIỚI THIỆU Ở VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu các tác giả với các tác phẩm tiêu biểu được dịch và xuất bản ở Việt Nam 2.1.1 Các nhà văn 8X Trung Quốc và tác phẩm tiêu biểu: Do nhiều nguyên nhân khách quan nên dòng văn học 8X Trung Quốc với rất nhiều các tác giả nổi bật nhưng hiện nay ở Việt Nam chỉ mới dịch và giới thiệu một số tác giả trong số mấy chục nhà văn trẻ ấy. Theo tình hình chung của việc tiếp nhận văn học trẻ Trung Quốc ở Việt Nam, văn học 8X Trung Quốc cũng được độc giả Việt Nam đón nhận như một hiện tượng mới lạ của văn học Trung Quốc. Theo phong trào dịch thuật các tác phẩm văn học của các nhà văn thuộc dòng văn học "linglei" Trung Quốc thì các tác phẩm văn học của các nhà văn 8X cũng được chọn dịch từ năm 2005 đến nay. Tuy nhiên để nắm được bối cảnh chung của văn học 8X Trung Quốc cũng như đặc điểm chung của các nhà văn thuộc dòng văn học này hiện nay, chúng tôi xin gi ới thiệu một số các tác giả tiêu biểu và đi sâu vào giới thiệu các tác giả 8X có tác phẩm dịch và xuất bản ở Việt Nam, các tác giả đã trở nên quen thuộc với độc giả Việt Nam trong mấy năm trở lại đây: • Hàn Hàn, sinh năm 1982. Nhà văn chuyên viết các tiểu thuyết võ hiệp đ ậm nét "linglei". Xuất hiện trên văn đàn lần đầu vào năm 2000 với tiểu thuyết đầu tay “Tam trùng môn”. Tác phẩm làm cho Hàn Hàn trở nên nổi tiếng là tiểu thuyết "Năm năm", tác phẩm được dịch sang tiếng Pháp, Hán Quốc và Nhật. Các tác phẩm nổi tiếng khác của nhà văn này là: Linh Hạ Nhất Độ, Loạn Trường An, Ngày vinh quang... Ngoài khả năng văn chương ra Hàn Hàn còn có niềm đam mê với đua xe tốc độ và âm nhạc. • Quách Kính Minh, sinh năm 1983. Chuyên viết tiểu thuyết võ hiệp và bắt đầu sự nghiệp viết lách vào năm 1997. Tác phẩm đầu tay là Vương quốc ảo. Ngoài ra còn nhiều tác phẩm khá nổi tiếng khác như Vô cực, Hoa rơi trong giấc mộng... • Xuân Thụ, sinh năm 1983. Tác phẩm đầu tay cũng là tác phẩm khiến cô nổi tiếng là "Búp bê Bắc Kinh". Xuân Thụ đang học trung học thì bỏ dở giữa chừng để viết tiểu thuyết. Ngoài Búp bê Bắc Kinh, Xuân Thụ còn viết các tác phẩm: Cuộc hoan lạc lúc nửa đêm, Sao Mai. • Trương Duyệt Nhiên, sinh năm 1982, từng học đại học tại Singapore. Tác phẩm đầu tay của cô là "Hoa hướng dương lạc lối năm 1890" được nhà văn Mạc Ngôn viết lời tựa. Ngoài ra cô còn có các tác phẩm nổi tiếng khác như: Thủy tiên đã cưỡi chép vàng đi, Mười yêu, Mèo đen không ngủ, Anh đào xa tít tắp... • Lý Sỏa Sỏa, sinh năm 1981, tốt nghiệp khoa Trung văn Đại học Tây Bắc. Tác phẩm đầu tay là Hồng X. Quan niệm văn chương của Lý Sỏa Sỏa có
  17. khác so với các tác giả cùng lứa. Chí hướng của Lý Sỏa Sỏa là theo đuổi dòng văn học thuần nhất và tập trung toàn bộ tâm trí cho văn học. • Tôn Duệ, sinh năm 1981, tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh. Tác phẩm đ ầu tay làm cho Tôn Duệ trở nên nổi tiếng là "Thảo dạng hoa niên" (Thời ngây ngô) viết về cuộc sống của sinh viên trong nhà trường đại học. Ngoài ra Tôn Duệ còn có tác phẩm Sống không minh bạch thu được thành công lớn. • Ngoài các tác giả 8X được độc giả Trung Quốc khá chú ý như trên còn có tác giả trẻ Tào Đình, bút danh Bảo Thê (sinh năm 1985), tuy ở Trung Quốc không nổi bật nhưng là một tác giả văn học mạng khá quen thuộc ở Việt Nam với tác phẩm lần đầu được giới thiệu đã gây nên chấn động nho nhỏ với độc giả Việt Nam là "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" (Trang Hạ dịch). Ngoài ra tác phẩm của Tào Đình còn được dịch khá nhiều ở Việt Nam trong thời gian gần đây như: Hồng hạnh thổn thức, Anh trai em gái, Thiên thần sa ngã... Ngoài những nhà văn tiêu biểu trên còn khá nhiều các nhà văn trẻ khác đã góp phần làm phong phú diện mạo văn học Trung Quốc đặc biệt là tạo dựng nên một dòng văn học mới với những thành công không nhỏ trong văn đàn Trung Quốc hiện nay. Trong số những nhà văn tiêu biểu trên thì ở Việt nam hiện tại đã dịch và giới thiệu tác phẩm của các nhà văn Quách Kính Minh, Trương Duyệt Nhiên, Xuân Thụ và nhà văn mạng Tào Đình. Ở đây xin giới thiệu các tác giả trẻ đó cùng với tác phẩm của họ. 2.1.1.1 Nhà văn 8X Quách Kính Minh: Quách Kính Minh có thể xem là nhà văn 8X thành công nhất hiện nay. Hơn thế nữa nhà văn này còn vượt lên trên các thế hệ nhà văn trước về thu nhập do vi ết văn mang lại và số lượng đầu sách được bán ra. Sinh năm 1983 tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, tuy còn rất trẻ nhưng tài sản cá nhân đã lên hàng chục triệu nhân dân tệ, là "hiện tượng văn học mới” ở Trung Quốc, 3 năm liền có tên trong danh sách 100 nhân vật nổi tiếng của “Forbes Trung Quốc”. Quách Kính Minh cũng là thần tượng của hàng triệu bạn trẻ Trung Quốc mặc dù không phải là ngôi sao điện ảnh hay ca sĩ nổi tiếng. Có thể nói Quách Kính Minh là một đại biểu tiêu biểu cho thế hệ của mình. Có năng khiếu và tiềm năng văn học từ bé, Quách Kính Minh sinh ra trong một gia đình trí thức tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tác giả trẻ này có điều kiện tiếp xúc với sách vở sớm không chỉ ở trong nhà trường mà còn từ môi trường giáo dục của gia đình. Ngay khi còn học phổ thông Quách Kính Minh đã có cơ hội đọc nhiều loại sách, đặc biệt là các loại sách truyện võ hiệp của Kim Dung, Lương Vũ Sinh, Cổ Long...Chính điều đó đã ảnh hưởng đến sáng tác của Quách Kính Minh sau này khi chọn tiểu thuy ết võ hi ệp làm thể loại sáng tác chính và đây cũng là sở trường của nhà văn trẻ này. Năng khiếu văn học của nhà văn bộc lộ khá sớm. Sự nghiệp của Quách Kính Minh được đánh dấu vào năm 1997 khi tạp chí “ Nhân sinh thập lục thất” đăng bài thơ “Cô đơn” viết về nỗi lòng nàng Chức Nữ của anh. Xuyên suốt bài thơ là nỗi buồn, sự cô đơn, trống trải của nàng Chức Nữ trong sự chờ đợi người mình yêu. Năm 2000, Quách Kính Minh bắt đầu tham dự cuộc thi “Khái niệm văn học mới” lần thứ 3 với tác phẩm “Kịch bản”. Tháng 1 năm 2001, cũng ở cuộc thi "Văn học khái niệm mới", Quách
  18. Kính Minh đã dành được giải nhất với tác phẩm "Nếu ngày mai không có mặt trời”. Đây là cuộc thi do những tác giả, giáo sư có tên tuổi đến từ các trường đại học lớn của Trung Quốc tổ chức và nó cũng được công nhận như “giải thưởng văn học Mao Thuẫn” (giải thưởng mang tên một tác giả lớn của Trung Quốc) dành cho lứa tuổi học sinh phổ thông. Đây là giải thưởng văn học đầu tiên mà Quách Kính Minh đạt được. Năm 2002, Quách Kính Minh lại một lần nữa giành giải nhất trong cuộc thi "Văn học khái niệm mới" lần thứ 4 và là tác giả duy nhất hai lần dành giải nhất trong cuộc thi văn học này. Đó là những thành tích ban đầu chứng tỏ năng khiếu văn chương thực thụ của tác giả này. Cái tên Quách Kính Minh bắt đầu được độc giả biết tới ở Trung Quốc khi tiểu thuyết đầu tay “Vương quốc ảo” của anh ra đời. Đây cũng là tác phẩm đánh dấu một “Hiện tượng văn học Trung Quốc” khi số lượng sách bán ra lên tới 84 vạn bản, là số lượng tiêu thụ khá lớn so với thị trường sách văn học Trung Quốc đương đại. Tác phẩm do nhà xuất bản văn nghệ Xuân Phong xuất bản đã gây nên một chấn động lớn trong văn đàn Trung Quốc. Ngày 27/03/2003, trường đại học Thượng Hải, nơi Quách Kính Minh đang theo học, mở một cuộc hội thảo nghiên cứu về tác phẩm “Vương quốc ảo” với sự tham gia của rất nhiều nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc và các học giả của thành phố Thượng Hải. Tác phẩm đầu tay của một sinh viên được mở hội thảo để nghiên cứu là chuyện hi hữu, xảy ra lần đầu tiên tại Trung Quốc. Tiếp theo thành công rực rỡ của “Vương quốc ảo”, tháng 9 năm 2003, Quách Kính Minh tiếp tục cho ra đời tác phẩm “ Hoa rơi trong giấc mộng”. Ngay lập tức, tác phẩm này được độc giả đón nhận một cách nồng nhiệt, số lượng phát hành của cuốn tiểu thuyết thứ hai này là 2 triệu bản, vượt xa “Vương quốc ảo”. Không dừng lại ở đó, năm 2004, một loạt tác phẩm khác ra đời như “ Đảo”, “Bóng tay trái, tuổi tay phải”, “1995-2005, hạ chí chưa tới”… đã làm khuynh đảo các kệ sách tại Trung Quốc. Theo thống kê không chính thức thì hơn một nửa số học sinh sinh viên Trung Quốc đã mua hoặc đọc tác phẩm của Quách Kính Minh. Năm 2005, Quách Kính Minh lại làm độc giả Trung Quốc phải ngạc nhiên với sự ra đời của tác phẩm “Mê tàng”, tác phẩm là sự kết hợp tuyệt vời giữa văn học và âm nhạc trong đó Quách Kính Minh vừa là tác giả vừa là ca sĩ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc xuất hiện một tác giả gắn văn học với âm nhạc. Ngoài tiểu thuyết, Quách Kính Minh còn cho ra đời các tập truyện tranh như: “ Thiên hạ”, “ Thời khắc hạnh phúc”, “Bình minh chúc ngủ ngon”… Những thành công nhanh chóng này đã giúp Quách Kính Minh trở thành một trong những người giàu có nhất tại Trung Quốc. Năm 2003, sau thành công vang dội của “Vương quốc ảo”, nhà văn trẻ này trở thành nguời giàu thứ 97 tại Trung Quốc. Năm 2004, tác phẩm “Vương quốc ảo” và “Hoa rơi trong giấc mộng” lần lượt đứng đầu và thứ hai trong danh sách những sách bán chạy nhất Trung Quốc, số tiền thu từ việc bán các tác phẩm này giúp Quách Kính Minh giàu thứ 94 ở Trung Quốc. Trong 3 năm liền, cái tên Quách Kính Minh nằm trong danh sách 100 nhân vật nổi tiếng của “Forbes Trung Quốc”. Năm 2007, nhà văn Quách Kính Minh đã dẫn đầu danh sách “Những nhà văn triệu phú của Trung Quốc” với khoản thu nhập 11 triệu nhân dân
  19. tệ/năm (hơn 23 tỷ đồng Việt Nam). Là nhà văn thành công nhất về mặt thương mại ở Trung Quốc. Quách Kính Minh còn được kết nạp vào hội nhà văn Trung Quốc và nhận đ ược giải thưởng dành cho các tác giả 8X là giải thưởng "Thành tích xuất sắc nhất". Quách Kính Minh dù còn rất trẻ và hoạt động trong lĩnh vực văn chương nhưng tác giả trẻ này vẫn được đông đảo giới trẻ Trung Quốc biết đ ến và thần t ượng nh ư những ngôi sao trong lĩnh vực giải trí khác, đây cũng là một điều khá đặc biệt trong giới văn học Trung Quốc vì văn học trước nay vốn là một ngành nghệ thuật tương đối thầm lặng. Giới phê bình và dư luận ở Trung Quốc cho rằng người thành công nhất ở Trung Quốc hiện nay trong lĩnh vực văn chương không phải là tác giả từng đoạt giải Nô-ben năm 2000 Cao Hành Kiện với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Linh Sơn, cũng không phải các cây đa, cây đề trong làng văn học như Vương Mông, Mạc Ngôn, Dư Hoa hay Khương Nhung với cuốn sách ăn khách vào loại bậc nhất Trung Quốc, Tô-tem sói, tuy họ là những người đã từng thống trị nhiều năm trên văn đàn Trung Quốc, nhưng Quách Kính Minh mới là một hiện tượng của văn chương 8X Trung Quốc đương đại. 2 Tác phẩm của Quách Kính Minh mang đậm chất "linglei", mặc dù sáng tác theo thể loại truyện võ hiệp. Chính vì vậy mà tác phẩm của tác giả này được xếp vào thể loại truyện võ hiệp hiện đại, có người xếp một số tác phẩm của tác giả này vào loại tiểu thuyết võ hiệp "linglei". Với những đặc điểm khác biệt so với truyện võ hiệp truyền thống của các tác gia lớn thuộc thể loại truyện này trước đó. Hai tác phẩm của Quách Kính Minh được dịch và giới thiệu ở Việt Nam là "Vương Quốc ảo" và "Vô cực". Tiểu thuyết "Vương quốc ảo": Vương quốc ảo là tiểu thuyết đầu tiên của Quách Kính Minh được dịch ở Việt Nam năm 2005 do dịch giả Nguyễn Viết Chi chuyển ngữ và Sơn Lê hiệu đính, tác phẩm được in ở nhà xuất bản Phụ nữ. Khi mới ra mắt ở Việt Nam cuốn tiểu thuy ết vốn rất ăn khách ở Trung Quốc này cũng được độc giả Việt Nam chú ý. Báo chí viết nhiều về Vương quốc ảo và Quách Kính Minh, tác giả của cuốn tiểu thuyết như một hiện tượng văn học mới tại Trung Quốc. Vương quốc ảo có thể xem là một cuốn tiểu thuyết võ hiệp hư cấu với rất nhiều tình tiết ly kì đầy chất thần thoại. Câu chuyện kể về vương quốc Ảo Tuyết với chàng hoàng tử trẻ Ca Sách, sau này trở thành nhà vua của Vương Quốc Ảo Tuyết. Vương quốc Ảo Tuyết nằm rất xa trần thế, người ở đó sống lâu nghìn tuổi, máu của họ có màu trắng như sữa. Một bức tường bọc quanh hoàng cung bằng bông tuyết và thứ chất liệu trừu tượng, không nhìn bằng mắt thường được, đó là... nỗi buồn. Toàn bộ tiểu thuyết xoay quanh chuyện tình của Ca Sách với hai người con gái đẹp mà chàng yêu thương là Lê Lạc và Lam Thường cùng mối quan hệ của chàng với em trai Anh Không Thích. Người đầu tiên mà Ca Sách yêu là nữ pháp sư Lê Lạc. Họ gặp nhau lúc Ca Sách rơi xuống trần thế trong cuộc truy lùng của bộ tộc Lửa. Chính Lê Lạc đã đưa chàng quay về thành Nhẫn Tuyết và họ yêu nhau. Ca Sách muốn Lê Lạc làm vương phi của mình. Nhưng truyền thống của bộ tộc Tuyết ngăn cách họ, Lê Lạc Đỗ Ngọc Yên, Những vấn đề của dòng văn chương 8X Trung Quốc, http://suckhoedoisong.vn 2
  20. không phải là người mang dòng máu chính thống, điều đó đã dẫn đến bi kịch là sự mất tích của nàng sau trận tuyết lớn, bị vùi dưới đáy biển băng sâu nhất mà chính Ca Sách cũng không rõ nguyên nhân. Người con gái thứ hai là công chúa Lam Thường ở thủy cung. Người dưới đó chưa đến 130 tuổi thì vẫn phải mang hình dáng nhân ngư, nửa người nửa cá. Nên qua 131 tuổi, Lam Thường mới biến dạng thành người hoàn toàn, có sắc đẹp mê hồn được đưa về thành Nhấn Tuyết làm vương phi. Vừa gặp, Ca Sách sững sờ vì khuôn mặt của Lam Thường giống y hệt nàng Lê Lạc ngày nào. Chàng yêu và chuẩn bị lễ cưới với Lam Thường. Nhưng một tháng sau, Lam Thường bỗng chết đột ngột và bí ẩn dưới gốc cây anh đào. Do sức mạnh của tình yêu chuyển hóa và sự đấu tranh của Ca Sách, hai nàng đều được tái sinh và làm vợ chàng. Nhưng họ không bao giờ có được niềm cui và hạnh phúc trọn vẹn vì luôn luôn bị quyền lực của những ám ảnh vô hình chi phối. Hai nàng đ ều mang những hóa thân mà kiếp trước họ mong muốn trở thành. Thế nên, Ca Sách ăn nằm với Lê Lạc mà cứ ngỡ là công chúa Lam Thường. Ăn nằm với Lam Thường lại gọi tên Lê Lạc. Ngộ nhận tai hại này khiến tình yêu giữa họ như những đóa hoa rất đẹp nhưng phải lần lượt lìa cành, chết đi lần nữa... Cuối cùng hai nàng đều hy sinh vì bảo vệ Ca Sách và thành Nhẫn Tuyết. Bên cạnh tình yêu của Ca Sách và hai người con gái đ ẹp là tình yêu cao thượng và đầy hy sinh của Hoàng đệ Anh Không Thích dành cho anh trai mình. Chàng yêu anh trai mình và hy sinh cả tính mạng vì Ca Sách. Dường như mối quan hệ đó mới là bi kịch lớn nhất bao trùm toàn bộ câu chuyện vì điều ước cuối cùng của chàng Ca Sách là gặp lại người em trai thân thiết thì chính điều đó dẫn chàng đ ến một bi kịch cuối cùng là cái chết. Cái chết ấy lại do chính em trai chàng gây ra. Đan xen chuyện tình yêu của Ca Sách và hai người con gái đẹp là chính bi kịch của chàng hoàng tử Ca Sách, chàng luôn muốn thoát khỏi nhà tù vô hình giam hãm chàng và bộ tộc Tuyết, tất cả nỗ lực của chàng đều vô vọng. Nhưng cuối cùng chàng mới nhận ra tất cả những gì diễn ra trong cuộc đời chàng, kể cả vương quốc Ảo Tuyết huy hoàng cũng chỉ là trò chơi của Uyên Tế, đấng sáng tạo và cũng là kẻ thích trêu đùa mà thôi. Tất cả bi kịch của Vương Quốc Ảo Tuyết đều đến từ Uyên Tế, một đ ấng sáng tạo và cũng là kẻ thích bày trò chơi. Triết lý trong chuyện về tình yêu là sự xuất hiện của một nhân vật sinh ra từ sự kết hợp giữa cỏ hoa và mây nước. Nhân vật này kêu gọi muốn tự do hãy thoát khỏi ràng buộc của tình yêu. Nhưng tình yêu như những sợi dây vô hình, lúc nào cũng siết chặt trái tim người, khiến nàng Lê Lạc từ cõi chết lại về với những vết thương. Lam Thường thì nguyện nếu được sống lại sẽ vẫn tiếp tục cầm đèn chờ Ca Sách trong đêm tuyết. Tiểu thuyết Vô cực: Tiểu thuyết thứ hai của Quách Kính Minh được dịch là " Vô cực". Đây là cuốn tiểu thuyết võ hiệp được Quách Kính Minh chuyển thể lại từ kịch bản bộ phim nổi tiếng "Vô Cực" của đạo diễn Trần Khải Ca. Cuốn tiểu thuyết được dịch giả Thành Ân dịch vào năm 2006 và nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành Cuốn tiểu thuy ết kể v ề hành trình chống lại Vô Cực của ba nhân vật chính. Vô Cực được miêu tả là một không gian kỳ ảo giúp con người thấy trước những suy biến của vận mệnh, từ đó nảy sinh khao khát sửa đổi nó và nhận lấy cái chết như một hậu họa tất yếu. Một đại tướng quân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2