YOMEDIA
ADSENSE
Mở cõi Quỳnh Lưu, nơi địa đầu xứ Nghệ, là huyện đồng bằng ven biển
89
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong thang niên đại các thời kỳ địa chất, vào khoảng 3,5 triệu năm trước đã hình thành dãy Trường Sơn. Đầu Kỷ đệ tứ, cách nay 2 triệu năm, nước biển đã tràn vào đến chân dãy núi Trường Sơn. Rồi biển thoái, miền đất bằng duyên hải theo đó nổi lên, nhiều vùng nước mặn bị tách ra khỏi biển cả và dần dần nổi lên các bãi bồi.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mở cõi Quỳnh Lưu, nơi địa đầu xứ Nghệ, là huyện đồng bằng ven biển
- Mở cõi Quỳnh Lưu, nơi địa đầu xứ Nghệ, là huyện đồng bằng ven biển. Trong thang niên đại các thời kỳ địa chất, vào khoảng 3,5 triệu năm trước đã hình thành dãy Trường Sơn. Đầu Kỷ đệ tứ, cách nay 2 triệu năm, nước biển đã tràn vào đến chân dãy núi Trường Sơn. Rồi biển thoái, miền đất bằng duyên hải theo đó nổi lên, nhiều vùng nước mặn bị tách ra khỏi biển cả và dần dần nổi lên các bãi bồi. Quỳnh Lưu, nơi địa đầu xứ Nghệ, là huyện đồng bằng ven biển. Trong thang niên đại các thời kỳ địa chất, vào khoảng 3,5 triệu năm trước đã hình thành dãy Trường Sơn. Đầu Kỷ đệ tứ, cách nay 2 triệu năm, nước biển đã tràn vào đến chân dãy núi Trường Sơn. Rồi biển thoái, miền đất bằng duyên hải theo đó nổi lên, nhiều vùng nước mặn bị tách ra khỏi biển cả và dần dần nổi lên các bãi bồi. Miền Bắc xứ Nghệ hình thành một vịnh đầm phá mênh mông gọi là vịnh Diễn Châu, thông về phía Bắc với vịnh Thanh Hóa bởi eo Hoàng Mai và phía Nam bởi eo Đò Cấm. Tuổi thơ của tôi ngày ngày trông thấy những lèn đá xanh mơ trên nền trời Quỳnh Lưu. Còn xa hơn, cao hơn, phía Trường Sơn, dõi mắt trông lên non xanh núi thẳm và rừng đại ngàn đổ bóng một màu đỏ ối lúc hoàng hôn thì mơ màng ao ước, nhưng còn quá xa xôi ngút ngát. Biển Đông lại gần gũi hơn, làng Quỳnh chỉ cách biển có 5 cây số đường chim bay. Vậy mà, cả thời thơ dại và niên thiếu tôi không được xuống biển tắm và vùng vẫy lần nào. Chỉ đến được bờ sông Mơ là ranh giới phía Đông làng, từ đó nhìn thấy những cồn doi và rừng đước, sú vẹt và thôn xóm vùng bãi ngang mà sau đó mới là biển khơi. Do chiến tranh, tàu chiến Pháp rập rình ngoài khơi, ông và cha tôi đi vắng xa, ở nhà bà và mẹ tôi lo sợ, không cho chúng tôi xuống biển,...
- Biển với tôi là dỏng tai nghe tiếng sóng dữ dội vọng về khi trời có bão lớn; và tiếng trống ngũ liên thúc dục trai tráng và dân quân trong làng đi giữ đê phía cống đập Hói Nồi, ngăn với sông Mơ, còn gọi là sông Mai Giang. Mãi về sau này, khi đã vào tuổi trưởng thành, đọc hương biên của các tác giả người Việt và người Pháp, các tác giả đồng hương, tôi mới dần dần hình dung về những năm tháng và chặng đường gian khó trong việc khai cơ lập nghiệp của các bậc tiền nhân, những người đi mở cõi. Cho đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên, vùng Diễn Châu - Quỳnh Lưu hãy còn đầm phá. Cách đây trên 600 năm, Quỳnh Đôi ngày nay còn là vùng nước mặn, nổi lên những gò đống giữa một dải đất nước triều lên xuống, những con nước của các khe hói mà cá cua chưa từng thấy bóng người... Cuối đời Trần, Hồ Kha là người thông văn giỏi võ, một quan chức có uy tín lớn trong vùng. Họ Hồ từ hương Bàu Đột (Quỳnh Lâm - Quỳnh Lưu ngày nay) đi vào Quỳnh Trạch (Yên Thành) rồi lại đi tìm đất mới ở Đường Khê (Đông Hiếu - Nghĩa Đàn ngày nay). Một vùng đất đỏ bazan màu mỡ cũng là đất lành để khai hoang lập ấp. Vậy nhưng, xứ sở sơn địa này, đất đai không đủ rộng lớn để mở mang lâu dài, núi rừng che khuất tầm mắt. Thế là một lần nữa ông lại đi tìm đất mới theo dấu vết của đất liền đang lấn dần ra biển cả. Năm Giáp Dần (1314), đời Trần Minh Tông, Hồ Kha từ trại Tiên Sinh xuống sách Hoàn Hậu xem xét địa thế, thấy Thổ Đôi là vùng đất chưa khai phá. Mới có những gò đống nổi lên, với các loại cỏ nhọn hoắt và những cây dứa dại, bao quanh là những cây sú, cây mắm không biết bao năm tháng tuổi. Nhưng nơi đây phong cảnh hữu tình, có thể mở mang bờ cõi. Phía Tây có núi Trụ Hải hình cái tàn, liền kề là một dãy bảy ngọn đồi cây cỏ tốt tươi hình bảy ngôi sao gọi là Thất Tinh Sơn1. Phía Đông Bắc có núi Bát Nhã, lại có núi Quy Lĩnh giáp biển hình cái bảng, đối diện với núi Quy Lĩnh là núi Hiền Hoa gọi là Bảng Canh. Phía Đông Nam có núi đá hình ngọn bút gọi là Hòn
- Bút, phía Nam có núi Yên Mã hình yên ngựa,... Xem phong thủy, Hồ Kha đinh ninh rằng nơi đây sẽ là một vùng “địa linh nhân kiệt”... Hồ Kha giao cho con cả Hồ Hồng tiếp tục khai phá trang Thổ Đôi, giao cho con thứ Hồ Cao về lại đất Quỳnh Trạch, ông trở lại Đường Khê. Hồ Kha mất ở trại Tiên Sinh, mộ chí tại làng Xuân Yết, ngày nay là xã Nghĩa Mỹ huyện Nghĩa Đàn. Năm 1378, năm thứ hai Xương Phù, Trần Phế Đế, Hồ Hồng - Chánh đội trưởng, một võ quan chỉ huy hai nghìn quân, mới cùng ông Ma Lãnh công Nguyễn Thạc và ông Hoàng Khánh, Hành khiển quản thổ Diễn Châu lộ lập ra Thổ Đôi trang. Như vậy là bắt đầu được khai phá từ 1314, nhưng đến năm 1378 Thổ Đôi mới trở thành trang ấp. Hồ Hồng là cụ tổ họ Hồ ở Quỳnh Đôi. Hoàng Khánh và Nguyễn Thạc vốn trước ở thôn Hiền Lương giáp biển, nhưng là vùng đất cao được bồi tụ trước Thổ Đôi, có cư dân sớm hơn. Nguyễn Thạc hiệu “An tâm cư di”, thủy tổ quê ngoài Bắc. Cuối đời nhà Trần, chính thế rối ren, ông tìm nơi ẩn dật, dời vào vùng biển Quỳnh Lưu làm nghề đánh cá. Năm Mậu Ngọ (1378), Nguyễn Thạc dọn về Thổ Đôi trang, ông là cụ tổ họ Nguyễn ở làng Quỳnh. Gò đất mọc đầy cỏ dại và những cây dứa dại nhọn sắc, ông gọi là xứ Ma Lãnh2. Nơi cao thì trồng khoai rồi trồng lúa, nơi đầm lạch thì nuôi tôm cá. Con cháu gọi ông là Ma Lãnh công, khi qua đời mộ ông được chôn cất ở Ma Lãnh. Về sau đánh bắt cá ở đầm lạch thì đem biếu hai họ Hồ, Hoàng rồi mới phân chia cho con cháu trong họ. Hoàng Khánh là cụ tổ họ Hoàng ở làng Quỳnh, làm quan dưới triều vua Trần Nghệ Tông, Duệ Tông và Trần Phế Đế trong những năm 60 và 80 thế kỷ XIV. Ông là Hành khiển quan, cai quản Diễn Châu lộ. Khi mất ông có tên thụy là Cương Chính công. Các tộc phả ghi: “Họ Hồ khai cơ; họ Nguyễn triệu cơ”. 1378 là năm mà triều đình xác nhận địa danh Thổ Đôi trang thuộc sách Hoàn Hậu. Hồ Hồng sau
- khi cùng các ông Ma Lãnh công và Hành khi ển Cương Chính công khai khẩn đất Thổ Đôi thành điền trang, đã vào trấn giữ phía Nam. Ông lấy bà vợ cả ở An Cựu sinh ra dòng họ Hồ vùng Thuận Hóa, con cháu đông đúc có nhiều người hiển đạt. Hồ Hồng hi sinh trong chiến trận. Thi hài ông không chôn cất ở quê nhà nên còn gọi là ông Chiêu Hồn. Việc tiếp tục khai phá Thổ Đôi phải nhường lại cho các ông là Hồ Khánh, Nguyễn Thạc, kế đó là Hồ Hân con Hồ Hồng góp sức xây dựng quê hương mới. Thổ Đôi trang ra đời được 20 năm thì đất nước rơi vào vòng xâm lược của quân nhà Minh. Hồ Hân đã liên kết với một số hào kiệt xứ Nghệ ra Lam Sơn tìm gặp Lê Lợi. Ông ở trong Bộ Tham mưu của quân khởi nghĩa, chiến thắng giặc Minh, Hồ Hân được phong là Đông Tri kiêu thắng quân, Quản lĩnh hầu. Sau chiến thắng bình Ngô (1428), ông rời chính sự, xin lui về cày ruộng, đắp đê đập, xây dựng nại muối và lập ra làng Thượng Yên. Năm 1440, Hồ Hân đã mời ông Dương Văn Khai từ Hoa Duệ huyện Kỳ Hoa, có tiếng học giỏi về dạy con cháu ông. Nhờ ông bảo học chữ Nho, bắt đầu từ “Tam tự kinh” mà sau Hồ Ước Lễ - con Hồ Hân - được chọn vào học Quốc Tử Giám rồi đậu thái học sinh (tiến sỹ), là người khai hoa buổi đầu ở làng Quỳnh. Năm 1460, ông Phan Hoàng Nhiễu từ thôn Hào Kiệt (Yên Thành) ra làng Phú Mỹ (Quỳnh Lưu), lấy con gái Hồ Hân, cho con cháu về ở Thổ Đôi. Phan Hoàng Nhiễu đã xuất tiền gạo giúp quân khởi nghĩa Lam Sơn khi họ hành quân qua Quỳnh Lưu, sau chiến thắng bình Ngô được vua Lê ban thưởng chức Đại tư nông. Ông là cụ tổ họ Phan ở làng Quỳnh. Đầu thời Lê và thời Lê Trung hưng các ông tổ họ Phạm (Phan Phạm), Trần, Lê, Trương, Mạc (Hoàng Hồ), Trịnh, Cù, Cao, Ngô đến tiếp và các ông tổ các họ Bùi, Đinh, Văn, Vũ, Phạm,... đến tiếp vào đầu triều Nguyễn (đầu năm 1800). Những người đến Thổ Đôi đầu tiên phần lớn là người bản địa Châu Diễn, sau đó là người các huyện phía Nam Nghệ Tĩnh và các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Bắc Ninh, Nam Định,... đã nhập cư. Những họ đến sau cùng con cháu, hậu duệ đều góp
- công sức, mồ hôi, nước mắt và khi cần họ sẵn sàng hiến cả tính mạng của mình vào việc xây dựng Thổ Đôi ngày càng đông đúc, phồn thịnh. Năm Mậu Tý, Minh Đức thứ 2 đời nhà Mạc - 1528, Bao Vinh hầu Hồ Nhân Hy đổi tên Thổ Đôi thành Quỳnh Đôi tức là Gò Quỳnh (Gò Ngọc Quỳnh). Ông còn cho xây dựng đền làng, chùa Quỳnh Thiên và nhà Thánh. Hồ Nhân Hy đậu Giám sinh và Cử nhân võ triều Lê, làm Đô chỉ huy sứ, tước Bao Vinh hầu. Sau khi nhà Mạc soán ngôi nhà Lê, ông làm quan ít lâu rồi về cày ruộng, xây dựng thôn trang. Lúc này, Quỳnh Đôi không còn là một giáp nhỏ mà đã trở thành một nơi có dân cư./. Chú thích: (1). Đây là nơi các nhà khảo cổ xác định di chỉ văn hóa Quỳnh Văn, người Việt cổ sinh sống ở đây khoảng 8.000 - 10.000 năm trước (2) Tức Đồng Tương ngày nay
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn