intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Môi trường phát triển hệ thống

Chia sẻ: Anh Vu Duong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:53

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống là tập hợp các thành phần có liên hệ với nhau. Những thành phần này được dùng cho .một tổ chức (kinh doanh hoặc công việc), nằm trong một biên xác định, và làm việc cùng nhau để đạt một mục đích nào đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Môi trường phát triển hệ thống

  1. Môi trường      phát triển hệ thống 1
  2. Mô i t r ườn g p h á t t ri ển h ệ t h ốn g H ệ t h ốn g  Hệ thống thông tin Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin Vòng đời phát triển hệ thống Phương pháp luận phát triển hệ thống Vai trò và kỹ năng của phân tích viên hệ thống 2
  3. 1. Hệ thống • Hệ thống là tập hợp các thành phần có liên hệ  với nhau. Những thành phần này được dùng cho  một tổ chức (kinh doanh hoặc công việc), nằm  trong một biên xác định, và làm việc cùng nhau để  đạt một mục đích nào đó. • Các thành phần của hệ thống có thể là: ­ Dữ liệu. ­ Qui trình xử lý dữ liệu. ­ Con người, máy móc thực hiện qui trình. 3
  4. • Chín đặc trưng của một hệ thống. ­ Các thành phần của hệ thống. ­ Các mối quan hệ giữa các thành phần. ­ Biên của hệ thống. ­ Mục đích mà hệ thống hướng đến. ­ Môi trường trong đó hệ thống hoạt động. ­ Các giao diện của hệ thống. ­ Nhập liệu của hệ thống. ­ Xuất liệu của hệ thống. ­ Các ràng buộc của hệ thống. 4
  5. Các đặc trưng của hệ thống 5
  6. • Các khái niệm quan trọng về hệ thống: ­ Sự phân rã. ­ Sự phụ thuộc. ­ Sự trọn vẹn. • Sự phân rã là quá trình phân chia hệ thống  thành các thành phần nhỏ hơn (hệ thống con,  đơn vị, mô đun).  • Sự phụ thuộc nhằm nói đến phạm vi trong đó  các hệ thống con phụ thuộc lẫn nhau. • Sự trọn vẹn nhằm nói đến phạm vi trong đó hệ  thống con thực hiện trọn vẹn một chức năng.  6
  7. • Sự phân rã có thể tiến hành nhiều lần, theo  nhiều quan niệm hoặc tiêu chí khác nhau. • Sự phân rã làm cho hệ thống dễ hiểu hơn, dễ  phân tích, thiết kế và bảo trì hơn. • Ví dụ về sự phân rã hệ thống. 7
  8. Mô i t r ườn g p h á t t ri ển h ệ t h ốn g Hệ thống H ệ t h ốn g t h ô n g t in  Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin Vòng đời phát triển hệ thống Phương pháp luận phát triển hệ thống Vai trò và kỹ năng của phân tích viên hệ thống 8
  9. 2. Hệ thống thông tin • Các tổ chức (công ty, bệnh viện, trường học, cơ  quan, …) đều có hệ thống thông tin. Hệ thống  thông tin hỗ trợ các tổ chức hoàn thành các mục  tiêu kinh doanh hoặc hoạt động của mình. • Hệ thống thông tin trong tổ chức có thể là: ­ HTTT truyền thống: Lưu trữ và xử lý thông tin  không dựa vào công nghệ thông tin. ­ HTTT tin học hóa: Lưu trữ và xử lý thông tin  dựa vào công nghệ thông tin. 9
  10. • HTTT trong tổ chức bao gồm cơ sở thông tin  (gồm một hoặc nhiều nguồn thông tin) và các  qui trình truy xuất, cập nhật và xử lý thông tin.  Các qui trình này có thể do người hoặc máy thực  hiện. • Ví dụ trong một công ty kinh doanh có thể có  các hệ thống thông tin: ­ HTTT kế toán. ­ HTTT quản lý nhân sự. ­ HTTT quản lý hàng hóa. ­ HTTT tiền lương. ­ HTTT tích hợp. 10
  11. • HTTT tin học hóa bao gồm một hoặc nhiều cơ  sở dữ liệu chứa cơ sở thông tin, các chương trình  ứng dụng cho phép truy xuất và cập nhật cơ sở  thông tin, và các giao diện người dùng đối với  các nhóm người dùng khác nhau. HTTT tin học hóa = Cơ sở dữ liệu +  Chương trình ứng dụng + Giao diện người dùng • Môn học này chú trọng đến việc làm thế nào  để xây dựng một HTTT tin học hóa cho một tổ  chức. 11
  12. • Phân loại HTTT. ­ HTTT xử lý giao dịch. ­ HTTT quản lý. ­ Hệ trợ giúp quyết định. ­ Hệ chuyên gia. • HTTT xử lý giao dịch (TPS ­ Transaction  Processing Systems) là HT xử lý tự động các dữ  liệu về kinh doanh hoặc công việc ở mức tác  nghiệp hoặc giao dịch. 12
  13. • HTTT quản lý (MIS ­ Management Information  Systems) là hệ thống xử lý dữ liệu tổng hợp từ   các kết quả của HTTT xử lý giao dịch. HT này trợ  giúp các hoạt động quản lý của tổ chức như lập  kế hoạch, tạo các báo cáo tổng hợp, ra các  quyết định quản lý. • Hệ trợ giúp quyết định (DSS ­ Decision Support  Systems) là hệ thống xử lý và phân tích các dữ  liệu tổng hợp, cung cấp môi trường tương tác  mang tính mô phỏng giúp các nhà quản lý đưa ra  những quyết định.   13
  14. • Hệ chuyên gia (ES ­ Expert Systems) là hệ  thống có khả năng biểu diễn các tri thức mô tả  cách thức các chuyên gia tiếp cận giải quyết vấn  đề trong một lĩnh vực chuyên môn hẹp. Hệ thống  hướng đến việc biểu diễn, cấu trúc hóa và thao  tác đối với tri thức hơn là đối với thông tin. • Ngoài ra còn có các HTTT khác: ­ Hệ tự động văn phòng (OAS). ­ Hệ trợ giúp điều hành (ESS). ­ Hệ trợ giúp làm việc nhóm (GS). 14
  15. Các loại hệ thống thông tin 15
  16. Môi trường phát triển hệ thống Hệ thống Hệ thống thông tin Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin  Vòng đời phát triển hệ thống Phương pháp luận phát triển hệ thống Vai trò và kỹ năng của phân tích viên hệ thống 16
  17. 3. Phân tích, thiết kế HT thông tin • Phân tích, thiết kế HTTT là quá trình xây dựng  và bảo trì hệ thống thông tin tin học hóa cho một  tổ chức.  • Quá trình phân tích, thiết kế HTTT: ­ Phức tạp, nhiều thách thức. ­ Có tính tổ chức, có kế hoạch. ­ Được thực hiện bởi một nhóm người. ­ Liên quan đến nhiều người trong tổ chức. • Viết tắt HTTT, hiểu là HTTT tin học hóa. 17
  18. • Việc phân tích, thiết kế HTTT được thực hiện  dựa trên: ­ Sự hiểu biết về mục tiêu, cấu trúc và các qui  trình xử lý công việc của tổ chức. ­ Kiến thức về cách thức khai thác, ứng dụng  công nghệ thông tin. • Việc xây dựng HTTT được thực hiện bởi một  nhóm người và thường làm việc theo kiểu dự án.  • Phân tích viên hệ thống và nhà quản trị dự án  là hai người có vai trò quan trọng trong nhóm  thực hiện dự án xây dựng HTTT. 18
  19. • Về mặt thực hành, việc phân tích và thiết kế  HTTT còn được xem là phát triển HTTT cho một  tổ chức. • Các cách tiếp cận phát triển HTTT: ­ Tiếp cận hướng vào qui trình xử lý: HT có  những qui trình xử lý dữ liệu nào, các qui trình  này làm việc ra sao? ­ Tiếp cận hướng vào dữ liệu: HT có những dữ  liệu gì, quan hệ giữa chúng như thế nào? ­ Tiếp cận hướng vào đối tượng: HT có những  đối tượng gì, chúng liên kết với nhau ra sao? 19
  20. Môi trường phát triển hệ thống Hệ thống Hệ thống thông tin Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin Vòng đời phát triển hệ thống  Phương pháp luận phát triển hệ thống Vai trò và kỹ năng của phân tích viên hệ thống 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2