Một số công cụ sử dụng trong đánh giá gia đình
lượt xem 0
download
Tài liệu "Một số công cụ sử dụng trong đánh giá gia đình" nhằm giúp học viên trình bày được khái niệm của một số công cụ đánh giá gia đình trong chăm sóc sức khỏe. Phân tích được việc sử dụng các công cụ đánh giá gia đình phù hợp với tình huống lâm sàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số công cụ sử dụng trong đánh giá gia đình
- MỘT SỐ CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ GIA ĐÌNH Mục tiêu: 1. Trình bày được khái niệm của một số công cụ đánh giá gia đình trong chăm sóc sức khỏe. 2. Phân tích được việc sử dụng các công cụ đánh giá gia đình phù hợp với tình huống lâm sàng. ĐẶT VẤN ĐỀ Gia đình là một phức hợp bao gồm nhiều yếu tố sinh học, tâm lý, văn hóa, kinh tế, địa dư, thời đại, tôn giáo. Nếu bác sĩ biết càng nhiều thông tin về gia đình người bệnh thì càng có nhiều điều kiện trong chẩn đoán và chăm sóc người bệnh. Gia đình không những có ảnh hưởng tích cực mà còn có cả ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của các cá nhân. Các yếu tố nguy cơ gia đình là các mâu thuẫn trong gia đình, chấn thương tâm lý liên quan đến bệnh tật và điều trị, các stress bên ngoài, trẻ em bị cách ly khỏi cha mẹ, thiếu khả năng thích ứng và thiếu kiến thức về bệnh tật của người bệnh. Các thành viên trong gia đình có thể có các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch giống nhau như thói quen hút thuốc lá, béo phì và tăng cholesterol máu. Các yếu tố bảo vệ gia đình bao gồm các khả năng thích ứng với các căng thẳng, stress của cha mẹ, sự chia sẻ tình cảm, cảm xúc giữa các thành viên trong gia đình với nhau, mối liên kết giữa người bệnh - gia đình - người điều trị, thời gian dành cho giải trí sáng tạo của gia đình. 1. CÁC NỘI DUNG CẦN ĐÁNH GIÁ GIA ĐÌNH Sự kết nối của các thành viên trong gia đình (hoặc quá mật thiết hoặc xa cách) đều liên quan đến việc kém kiểm soát bệnh tật như tăng huyết áp hay đái tháo đường. Các vấn đề khúc mắc, lạnh lùng và tránh né mâu thuẫn thường có liên quan tới việc kiểm soát bệnh kém ở các người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và chứng chán ăn tâm thần. Trải qua các ký ức không tốt ở thời thơ ấu như bị lạm dụng về thể chất, tình dục, bị bỏ rơi hay bị bạo hành trong gia đình là các nguy cơ đối với các bệnh thuộc cả về thể chất và tâm lý, gây tử vong sớm và giảm chất lượng cuộc sống. Để có đầy đủ thông tin cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe đối với từng cá nhân đạt hiệu quả như mong muốn, người bác sĩ cần đánh giá các đặc điểm của gia đình người bệnh. Việc đánh giá gia đình giúp người bác sĩ có được bức tranh toàn cảnh bao gồm các đặc điểm về di truyền, tâm lý và thể chất của các thế hệ trong gia đình, xác định được các bệnh lý, vấn đề sức khỏe hay gặp trong từng giai đoạn của sự phát triển giúp đưa ra các chỉ dẫn và chăm sóc hợp lý, kịp thời. Sử dụng các công cụ đánh giá gia đình giúp các bác sĩ gia đình (BSGĐ) có thông tin về sức khỏe và thể chất của các thế hệ trong một gia đình; xác định được các bệnh lý, vấn đề sức khoẻ thường gặp trong từng giai đoạn của sự phát triển; cung cấp các chỉ dẫn và chăm sóc hợp lý và kịp thời. Các nội dung cần đánh giá: − Đánh giá cấu trúc và chức năng của gia đình − Đánh giá các vấn đề xảy ra trong gia đình 33
- − Đánh giá các nguồn lực của gia đình Các công cụ đánh giá gia đình thường sử dụng: Cây phả hệ; bản đồ gia đình; chỉ số APGAR; đánh giá SCREEM; chuỗi sự kiện gia đình; vòng đời gia đình. 2. CÂY PHẢ HỆ Cây phả hệ là một công cụ lâm sàng linh hoạt giúp các BSGĐ có thể kết hợp các thông tin của gia đình người bệnh phục vụ trong quá trình khám bệnh để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Cây phả hệ là công cụ duy nhất giúp thu thập tiền sử y tế - xã hội của gia đình người bệnh một cách dễ dàng, giúp cho các BSGĐ mở rộng sự am hiểu các vấn đề hiện tại của người bệnh và gia đình người bệnh. Xây dựng cây phả hệ gia đình là một trong những bước thực hành quan trọng của BSGĐ. Bác sĩ cần hỏi người bệnh những câu hỏi rất cụ thể để thu được các thông tin cần thiết. Một cây phả hệ có thông tin ít nhất của ba thế hệ. Cây phả hệ đầy đủ bao gồm: − Tên và tuổi của các thành viên trong gia đình − Ngày tháng năm sinh, kết hôn, ly thân, ly hôn, qua đời và những sự kiện khác trong cuộc sống − Chú thích đầy đủ ngày tháng đi làm, nơi sinh sống, đau ốm và các thay đổi trong cuộc sống. Một số lưu ý khi xây dựng cây phả hệ: + Tên của mỗi người được đặt ở dưới hoặc trong biểu tượng của họ. + Bệnh sử của mỗi người cũng được ghi chú đầy đủ và cẩn thận. + Nam được đặt bên trái, nữ được đặt bên phải. + Quan hệ hôn nhân được biểu tượng bằng một đường nối đơn giữa hai người. + Con cái được xếp từ lớn đến nhỏ và từ trái sang phải. + Người quan trọng nhất trong cây phả hệ là người bệnh thường được phân biệt với các đối tượng khác bằng cách đánh dấu bởi biểu tượng có hai hình tròn, hai hình vuông lồng vào nhau hoặc có hình mũi tên chỉ vào biểu tượng. + Ngày sinh/tuổi của mỗi người được đặt ở trên hoặc dưới các biểu tượng. + Các cặp sống với nhau mà chưa phải là vợ chồng biểu tượng bằng đường gạch nối. 34
- Hình 1. Cây phả hệ gia đình anh A. 52 tuổi bị tăng huyết áp, có hút thuốc lá + Năm kết hôn được đặt trên đường nối. + Dấu gạch chéo từ phải sang trái trên đường nối biểu thị tình trạng ly thân. + Hai gạch chéo từ phải sang trái biểu thị tình trạng ly dị. Hai gạch chéo như dấu nhân (X) hoặc gạch một nét chéo (/) trên biểu tượng hình vuông (nam) hoặc hình tròn (nữ) biểu thị sự chết. + Biểu tượng biểu thị tình trạng đa hôn nhân của người phụ nữ khi người chồng thứ hai là hình vuông thứ hai sẽ được đặt bên đối diện với người chồng thứ nhất qua người vợ và biểu tượng hình vuông thứ hai sẽ nhỏ hơn hình vuông thứ nhất. + Cây phả hệ ghi lại lịch sử của gia đình qua các thế hệ, cung cấp cho các nhà phả hệ học một bức tranh tổng quát và phức tạp về các mối quan hệ trong gia đình như tình trạng hôn nhân, các xung khắc… trong gia đình. Cây phả hệ giúp bác sĩ biết về các đặc tính di truyền cũng như các yếu tố tâm lý trong các mối quan hệ gia đình. Thông tin về bệnh tật và các tình trạng khác xảy ra trong gia đình có thể giúp cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên nhanh chóng và chính xác hơn. Trong lĩnh vực tâm lý, các nhà tâm lý học sử dụng cây phả hệ gia đình để thu thập những thông tin khách quan từ người bệnh và gia đình của họ, có thể giúp các nhà tâm lý nhận ra và đánh giá các xung đột có thể có trong gia đình. Trong xã hội học, cây phả hệ gia đình giúp các nhân viên xã hội học đánh giá được mức độ gắn kết của các thành viên trong gia đình cũng như các cá nhân trong một tổ chức để từ đó nhận biết được các phương pháp chăm sóc nào đó có thích hợp với các đối tượng đó hay không. 3. BẢN ĐỒ GIA ĐÌNH 35
- Bản đồ gia đình cũng là một sơ đồ về cấu trúc của một gia đình. Bản đồ gia đình không chỉ thể hiện các mối quan hệ trong gia đình mà còn phản ánh cả các mối tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Bản đồ gia đình được sử dụng trong các trường hợp: − Trong các bệnh rối loạn tâm thần kinh − Các người bệnh khó, ít hợp tác − Trường hợp người bệnh lạm dụng thuốc và rượu − Nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc bệnh đồng thời. − Người bệnh có bệnh mạn tính, bệnh khó chữa (ung thư…). Hình 2. Một số ký hiệu trong bản đồ gia đình 4. CHỈ SỐ APGAR APGAR là hệ thống thang điểm đánh giá mức độ hài lòng của người trưởng thành về sự hỗ trợ của gia đình. A: Adaptation: là khả năng của gia đình trong sử dụng và chia sẻ các nguồn lực sẵn có. P: Partnership: là chia sẻ các quyết định. Lượng giá độ hài lòng trong việc giải quyết các vấn đề qua giao tiếp với nhau G: Growth: đánh giá mức độ hài lòng về sự chấp nhận và ủng hộ của gia đình trong việc tự do thay đổi. A: Affection: đánh giá độ hài lòng về sự thân mật, chia sẻ cảm xúc giữa các thành viên trong gia đình R: Resolve: đánh giá độ hài lòng về sự tận tụy của các thành viên khác trong gia đình. Chỉ số APGAR đề cập đến: − Sự hài lòng của người bệnh với trách nhiệm của bản thân và gia đình. − Quan điểm cá nhân của người bệnh về gia đình − Mức độ chia sẻ giữa các thành viên gia đình. 4.1. Đo lường chỉ số APGAR Bao gồm các câu khẳng định về một khía cạnh của các nội dung đánh giá. Mỗi câu được lượng giá ở 3 mức độ: luôn luôn, thỉnh thoảng và hiếm khi, ứng với thang điểm tương ứng là 2, 1 và 0. Bảng đánh giá chỉ số APGAR phải được hỏi và lượng giá bằng điểm ít nhất 2 thành viên trong mỗi gia đình. 36
- Bảng 1. Đánh giá chỉ số APGAR Độ hài lòng Luôn Thỉnh Hiếm luôn (2) thoảng khi (0) (1) A Hài lòng vì có gia đình giúp đỡ khi gặp rắc rối. P Hài lòng với gia đình về việc đã động viện và chia sẻ các vướng mắc trong cuộc sống G Hài lòng vì gia đình đã chấp nhận và ủng hộ những mong ước để bản thân có các hoạt động và phương hướng mới trong cuộc sống A Hài lòng khi gia đình thể hiện tình cảm và đồng cảm với cảm xúc với bản thân như tức giận, lo buồn và yêu thương R Hài lòng vì gia đình đã dành thời gian chăm sóc và chia sẻ với bản thân Đánh giá chỉ số APGAR dựa trên tổng điểm như sau: − 8 -10 điểm: Gia đình có mối liên kết cao − 4 - 7 điểm: Gia đình có mâu thuẫn mức trung bình − 0 - 3 điểm: Gia đình có mâu thuẫn nặng nề 4.2. Áp dụng APGAR trong các tình huống − Khi gia đình trực tiếp chăm sóc người bệnh − Khi người bệnh có các triệu chứng biểu thị về rối loạn tâm thần kinh như thường xuyên − Đau đầu, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, mệt mỏi. − Các người bệnh khó, ít hợp tác − Người bệnh có các khó khăn về giới và hôn nhân − Nhiều thành viên của gia đình cùng mắc bệnh. − Người bệnh lạm dụng rượu và thuốc − Có bằng chứng của việc lạm dụng thể chất và tình dục đối với vợ hoặc con cái. 5. ĐÁNH GIÁ SCREEM Đánh giá các mạng lưới hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh, mức độ chăm sóc y tế dành cho người bệnh, mối quan hệ giữa hành vi sức khỏe, thực hành và sử dụng các dịch vụ y tế. Bảng 2. Đánh giá chỉ số SCREEM SCREEM Điểm mạnh Điểm yếu Social (Xã hội) Quan hệ với hàng xóm, với xã hội tốt 37
- Culture (Văn hóa) Ngại tham gia các hoạt động thể dục thể thao, ngoại khoá Religiuos (Tôn giáo) Không xung đột Economic (Kinh tế) Thu nhập ổn định Education (Giáo dục) Giáo dục tốt Medical (Y tế) Thiếu phương tiện y khoa SCREEM cho thấy khái niệm gia đình tham gia vào chăm sóc sức khỏe hay cùng giải quyết khủng hoảng, được sử dụng khi: − Người bệnh có bệnh mạn tính, người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo − Người bệnh trong giai đoạn cuối của bệnh, người bệnh khó hợp tác − Khi người chăm sóc mệt mỏi. 6. CHUỖI SỰ KIỆN GIA ĐÌNH Là công cụ theo dõi, đánh giá về lịch sử gia đình theo thời gian. Đề cập đến các sự kiện quan trọng có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Năm Tuổi Sự kiện Bị đau đầu nặng 2007 17 Mẹ chết 2008 18 Tốt nghiệp THPT 2009 19 Vào đại học, vẫn sống ở nhà 2010 20 Mâu thuẫn với bố 2011 21 Gặp khó khăn trong quá trình học tập 2012 22 Tốt nghiệp đại học 2013 23 Tiếp tục làm nghiên cứu, đi ra khỏi nhà 2014 24 Hạnh phúc, vui thú với việc học tập 2015 25 Xây dựng gia đình 2016 26 Bắt đầu đi làm, gặp khó khăn trong công việc 2017 27 Thay đổi việc làm 2018 28 Gặp trục trặc trong hôn nhân 38 Hình 3. Chuỗi sự kiện của nam thanh niên 28 tuổi bị đau nửa đầu
- Chuỗi sự kiện gia đình được sử dụng khi: − Bệnh mạn tính biết từ trước. − Gặp phải khó khăn trong chăm sóc − Người bệnh từ chối điều trị − Có hành vi không thích hợp trong chăm sóc phụ nữ có thai và cho con bú − Lạm dụng rượu và thuốc − Lạm dụng thể chất và tình dục. 7. VÒNG ĐỜI GIA ĐÌNH Xác định vòng đời gia đình cung cấp các thông tin để đánh giá nhanh những trở ngại đối với người bệnh và gia đình. Vòng đời gia đình xác định những giai đoạn của sự phát triển gia đình, phản chiếu những chức năng sinh học và nhận thức nhất định. Hình 4. Các giai đoạn của vòng đời gia đình Bảng 3. Đánh giá đặc trưng của tiến trình gia đình Một số đặc trưng của gia đình Ví dụ một số câu hỏi của bác sĩ Sự liên kết: các thành viên trong - Các thành viên trong gia đình có sự liên quan với gia đình giảm đi ranh giới cá nhau như thế nào? nhân, hạn chế quyền tự chủ, mức - Các thành viên trong gia đình có cảm nhận được độ cao trong tương tác bằng tình tình cảm của nhau không? cảm. - Các thành viên gia đình có hiếm khi làm việc độc lập không? 39
- Sự tách rời: các thành viên - Các thành viên gia đình có đáp lại tình cảm với trong gia đình xa cách về tình thành viên khác? cảm, không chia sẻ với nhau. - Các thành viên gia đình có dè dặt hay cô lập với những người khác không? Sự chỉ trích: Các thành viên gia - Chuyện gì xảy ra khi bạn và gia đình bất đồng đình cảm thấy ý kiến và sự đóng hoặc bị căng thẳng? góp của mình không có giá trị - Điều này làm cho tình huống tốt lên hay xấu đi? - Nếu tồi tệ hơn, những hành vi nào có thể giải quyết tình huống này? Theo thời gian, những mục tiêu phát triển đối với từng cá nhân thay đổi, nhiệm vụ cho cả gia đình cũng thay đổi. Ví dụ, khi hai cá nhân trở thành vợ chồng, trách nhiệm gia đình được xem trọng hơn vào việc xây dựng sự thân thiết. Sau đó, nếu có con, khi những đứa con đến tuổi thanh thiếu niên, nhiệm vụ của gia đình sẽ tập trung nhiều hơn vào việc bảo đảm sự tự lập và tự chủ. Vì những thử thách của gia đình thay đổi theo các giai đoạn phát triển của gia đình, việc tìm hiểu các giai đoạn của vòng đời gia đình sẽ giúp các bác sĩ xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp và hiệu quả hơn. Kết luận: Tùy từng tình huống người bệnh cụ thể mà người bác sĩ sử dụng công cụ nào để đánh giá tác động của gia đình, nhiều khi sẽ cần áp dụng cùng một lúc nhiều công cụ đánh giá để có một bức tranh đầy đủ về tác động của gia đình đối với sức khỏe của từng cá nhân trong gia đình đó. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn Y học gia đình. Trường Đại học Y Hà Nội (2018). Thực hành Y học gia đình trong chăm sóc ban đầu. Nhà xuất bản Y học. 2. Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội (2015). Giáo trình Y học gia đình đại cương. Nhà xuất bản Y học. 3. McDaniel S, Campbell T, Hepworth J, et al (2005). Family-Oriented Primary Care. Second edition. New York: Springer. 4. McGoldrick M, Gerson R (1985). Genograms in Family Assessment. New York: WW Norton. 5. Doherty WJ, Baird MA (1986). Developmental levels in family – centered medical care. Fam Med; 18,153-156. 40
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số công cụ chính của RRA/PRA
17 p | 330 | 84
-
So sánh 2 bộ công cụ khảo sát sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế
8 p | 88 | 9
-
Bài giảng Một số công cụ đánh giá gia đình - PGS.TS. Trần Khánh Toàn
56 p | 104 | 8
-
Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại 58 nhà thuốc tại thành phố Huế
6 p | 67 | 7
-
Tổng quan một số nghiên cứu xây dựng các thuật toán học sâu áp dụng trong phân tích ảnh y tế
9 p | 65 | 7
-
Phát triển kĩ năng sử dụng bàn tay của bé
8 p | 88 | 7
-
Thực trạng và các yếu tố liên quan tới sự tự tin sử dụng bao cao su ở học sinh Trung học Phổ thông huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội năm 2013
6 p | 91 | 4
-
Chất lượng cuộc sống của ngư dân huyện đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng và một số yếu tố liên quan
8 p | 7 | 3
-
Đánh giá công bằng y tế và công cụ đáp ứng tại thành thị Cần Thơ và Bình Dương, 2009-2010
5 p | 61 | 3
-
Sử dụng rượu bia và nguy cơ sức khỏe ở người cao tuổi tại một số phường xã, địa bàn thành phố Nam Định năm 2023
5 p | 12 | 3
-
Mô tả một số yếu tố quản lý ảnh hưởng đến hoạt động khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội và Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an năm 2019
5 p | 11 | 3
-
Sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương và một số yếu tố ảnh hưởng năm 2023
9 p | 5 | 2
-
Khối lượng công việc của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại một số khoa lâm sàng, bệnh viện Bình Định năm 2021
7 p | 27 | 2
-
Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2020
9 p | 15 | 2
-
Những rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người di cư mùa vụ độ tuổi 18 - 50 tại phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội năm 2012
6 p | 76 | 2
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của sinh viên ngành dược học trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2023
7 p | 10 | 2
-
Phân tích khả năng hiến thận ở một số cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 40 | 1
-
Tình trạng dinh dưỡng và một số các yếu tố liên quan ở bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn