intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số điều cần biết về chấn thương trong thể thao

Chia sẻ: Tq Nhien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

116
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn có thể gặp những chấn thương nghiêm trọng nếu không tập luyện đúng cách. Cùng "nghía" qua để không mắc phải những chấn thương đáng tiếc nhé! Trong quá trình hoạt động thể thao, chấn thương có thể xảy ra với bất cứ bộ phận nào của cơ thể, tuy nhiên, các chấn thương gặp nhiều nhất thường rơi vào chi trên (vai, cánh tay, cẳng tay, cổ và bàn tay) hoặc chi dưới (khớp háng, đùi, khớp gối, cẳng chân, cổ và bàn chân). Các chấn thương có thể gặp thường là sai khớp, lật cổ tay, lật...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số điều cần biết về chấn thương trong thể thao

  1. Một số điều cần biết về chấn thương trong thể thao Bạn có thể gặp những chấn thương nghiêm trọng nếu không tập luyện đúng cách. Cùng "nghía" qua để không mắc phải những chấn thương đáng tiếc nhé! Trong quá trình hoạt động thể thao, chấn thương có thể xảy ra với bất cứ bộ phận nào của cơ thể, tuy nhiên, các chấn thương gặp nhiều nhất thường rơi vào chi trên (vai, cánh tay, cẳng tay, cổ và bàn tay) hoặc chi dưới (khớp háng, đùi, khớp gối, cẳng chân, cổ và bàn chân). Các chấn thương có thể gặp thường là sai khớp, lật cổ tay, lật cổ chân, bong gân, tổn thương dây chằng trong khớp khuỷu, viêm bao gân vùng cổ tay, viêm gân gấp và duỗi…
  2. VĐV Tennis dễ bị sai khớp vai.
  3. Các môn thể thao thường hay bị chấn thương chính là bơi lội, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, bóng rổ, cầu lông, chạy… Những va chạm mạnh trong bóng đá, dễ làm tổn thương chân. Chấn thương trong thể thao là một việc xảy ra ngoài mong muốn, song mọi người vẫn có thể hạn chế chấn thương ở mức thấp nhất nếu tuân thủ nghiêm một số nguyên tắc sau: - Không được bỏ qua khâu khởi động. Trong thể thao, đây là một công đoạn tối quan trọng có tác dụng hâm nóng các bộ phận của cơ thể, đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang động một cách không quá đột ngột. Cần khởi động kỹ các động tác, đặc biệt là các động tác mềm dẻo của các khớp để tránh các hiện tượng sái khớp, sưng khớp.
  4. - Không thực hiện các động tác mạnh một cách đột ngột, đặc biệt là với các động tác xoay khi lấy khớp gối làm trụ. - Không thực hiện các động tác khó khi thấy đau và có trở ngại của vận động khớp. Khởi động là khâu quan trọng nhất trước khi tập thể thao. Xử lý các chấn thương nhẹ Trước tiên với chấn thương phần mềm, việc xử lí ban đầu đúng cách là rất cần thiết, giúp chỗ tổn thương ổn định và mau lành. Việc sơ cứu gồm 4 bước:
  5. - Nghỉ ngơi: ngay sau khi bị chấn thương, cần ngưng tập luyện hoặc thi đấu. Có thể giữ vùng bị thương bằng nẹp cố định trong 1-3 ngày đầu. - Chườm lạnh: Mục đích để phòng ngừa biến chứng, không gây tụ máu hay chảy máu. Dùng túi đá ướp chườm lạnh ngay tại chỗ 10-15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ, lặp lại nhiều lần trong ngày. Có thể chườm lạnh trong 1-3 ngày đầu sau khi bị thương. Không nên chườm một lần quá lâu hoặc chườm lạnh trực tiếp vì da sẽ bị bỏng. Chườm lạnh - Biện pháp giảm đau hiệu quả. - Băng ép: Mục đích là làm giảm chảy máu, sưng bầm và đau nhức. Dùng băng thun quấn ép dưới vùng tổn thương, những vòng đầu phải quấn chặt, sau đó lỏng dần.
  6. Băng ép làm giảm chảy máu, đau nhức. - Kê cao vùng bị thương: Giúp máu trở về tim tốt hơn; làm giảm sưng, đau và viêm. Đặc biệt có thể kê cao chân 10-15 cm trong 1-3 ngày đầu. Tuy nhiên, không nên kê cao quá so với tim. Khi bị chấn thương phần mềm, bệnh nhân không được chườm nóng hay kéo, nắn trong 2 ngày đầu. Chườm nóng làm máu chảy nhiều hơn; kéo nắn làm tổn thương bị nặng thêm, thậm chí có thể gây đứt cơ hoàn toàn và bầm dập mô xung quanh. Kết quả là tổn thương viêm tăng lên, vết thương lâu lành và sẹo bị xấu. Đối với chấn thương cơ bắp, để tiện việc xử lí, ta cần xác định rõ chấn thương ở cơ, gân hay dây chẳng. Chấn thương cơ bắp có thể chia làm 3 mức độ:
  7. Giãn cơ buộc bạn phải ngừng hoạt động. - Giãn cơ: Là tổn thương cơ dạng nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn. Số lượng bó sợi cơ bị đứt là dưới 25%. Ngay lúc bị chấn thương, người bệnh thấy đau nhói ở vùng gân cơ. Sau ít phút, cảm giác đau giảm và vùng bị tổn thương sẽ sưng nhẹ. Khi này, dây chằng bị tổn thương buộc bệnh nhân phải ngừng hoạt động; nếu tiếp tục vận động, máu sẽ tụ lại nhiều, không có lợi cho việc điều trị sau đó. - Rách cơ: Số cơ bị rách chiếm 25-75% bó sợi. Xuất hiện vết bầm do các sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Bệnh nhân có thể nghe tiếng "bựt" hay "rắc" tại chỗ bị thương, có cảm giác đau dữ dội và phải ngưng hoạt động hoàn toàn. Khớp có thể bị mất độ vững. - Đứt cơ: Số cơ bị rách chiếm trên 75% bó sợi, có khi đứt hoàn toàn làm máu bầm tụ nhiều ngày sau đó, khớp sưng nhiều và trở nên lỏng lẻo. Bệnh nhân có thể bị trật khớp và hoàn toàn không hoạt động được.
  8. Đừng để những chấn thương đáng tiếc xảy đến với mình nhé! Đối với tất cả các trường hợp có một vài lưu ý quan trọng như sau: Khi bị chấn thương, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau, nhưng tuyệt đối không nên xoa các loại dầu nóng. Nhiều người làm vậy vì lầm tưởng loại thuốc mà các vận động viên được xịt khi bị chấn thương là dầu nóng. Thực ra, đó là một loại khí lạnh dễ bốc hơi, có công dụng giống như chườm lạnh.
  9. Không nên dùng tùy tiện các loại dầu nóng. Khi bị chấn thương, bệnh nhân không được chườm nóng hoặc xoa bóp. Việc chườm nóng khiến máu chảy nhiều hơn, còn xoa bóp lại khiến các dây chằng bị xơ chai, mất đi độ đàn hồi. Chúng sẽ trở nên yếu hơn và dễ chấn thương trở lại khi có những cử động hơi mạnh. Thông thường, nếu tổn thương nhẹ, bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi sau khi điều trị được 2-3 ngày. Lúc này, họ có thể tập luyện nhẹ nhàng (khoảng 50% sức), và tăng từ từ để cơ thể dễ thích nghi. Nếu là chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu mà hoạt động vẫn
  10. còn khó khăn, bệnh nhân nên đến khám ở các bệnh việc chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2