TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VỚI KHÁNG SINH CỦA CÁC TRỰC<br />
KHUẨN GRAM ÂM PHÂN LẬP TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC<br />
BỆNH VIỆN BẠCH MAI<br />
Phạm Hồng Nhung¹,², Đào Xuân Cơ², Bùi Thị Hảo³<br />
¹Trường Đại học Y Hà Nội, ²Bệnh viện Bạch Mai, ³Học viện Y học Cổ truyền<br />
Nhiễm trùng do các trực khuẩn Gram âm đa kháng tại Khoa Điều trị tích cực là vấn đề đáng quan ngại.<br />
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh của A. baumannii, P. aeuginosa,<br />
K. pneumoniae và E. coli phân lập tại Khoa Hồi sức tích cực từ năm 2011 đến năm 2015 bằng kỹ thuật kháng<br />
sinh đồ khoanh giấy khuếch tán và E-test. Các vi khuẩn trong nghiên cứu đã kháng ở mức độ cao với nhiều<br />
loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhưng còn nhạy cảm hoàn toàn với colistin. Kết quả nghiên<br />
cứu là cơ sở để dược sĩ lâm sàng và bác sĩ điều trị xây dựng được phác đồ điều trị kinh nghiệm phù hợp.<br />
Từ khoá: trực khuẩn Gram âm, kháng thuốc, hồi sức tích cực<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong hai thập kỷ qua, vấn đề đáng quan<br />
ngại là sự gia tăng không đáng kể các kết<br />
quả nghiên cứu và phát triển thêm các thuốc<br />
kháng sinh mới bên cạnh sự gia tăng chóng<br />
mặt các chủng vi khuẩn kháng lại nhiều các<br />
thuốc kháng sinh hiện có, đặc biệt là các<br />
chủng vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc<br />
như Acinetobacter baumannii, Pseudomonas<br />
aeruginosa và Klebsiella pneumoniae [1]. Vai<br />
trò gây bệnh các vi khuẩn Gram âm ngày càng<br />
có chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu,<br />
đặc biệt phổ biến nhất là ở các đơn vị hồi sức<br />
tích cực của các bệnh viện [2].<br />
Với sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn đa<br />
kháng thuốc, hoặc thậm chí toàn kháng thuốc,<br />
đồng thời ngày càng khan hiếm các dòng<br />
kháng sinh mới nên có thể nói, bệnh lý nhiễm<br />
Địa chỉ liên hệ: Phạm Hồng Nhung, Trường Đại học<br />
Y Hà Nội<br />
Email: hongnhung@hmu.edu.vn<br />
Ngày nhận: 24/7/2017<br />
Ngày được chấp nhận: 29/9/2017<br />
<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
khuẩn ngày càng trở nên khó điều trị hơn [3].<br />
Hiện nay, lựa chọn cuối cùng cho điều trị các<br />
chủng vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc là<br />
colistin, thuốc được xem như là liệu pháp “cứu<br />
hộ” [4; 5]. Colistin là kháng sinh cũ nhưng<br />
không được sử dụng trong thời gian dài do độc<br />
tính của thuốc. Tuy nhiên, do sự xuất hiện của<br />
các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc, kháng lại<br />
mọi loại kháng sinh hiện có mà colistin được<br />
tái sử dụng vào những năm gần đây [6; 7]. Ở<br />
Việt Nam, chỉ mới trong vòng một vài năm nay,<br />
colistin được phê duyệt và chính thức được<br />
đưa vào danh mục kháng sinh sử dụng trong<br />
bệnh viện. Colistin là một kháng sinh mà hoạt<br />
tính tác dụng lại phụ thuộc rất lớn vào nồng<br />
độ tức là phụ thuộc rất lớn vào liều điều trị và<br />
liều điều trị cũng liên quan đến độc tính của<br />
thuốc cũng như sự hình thành các đột biến<br />
kháng thuốc ở các chủng vi khuẩn [8; 9]. Trong<br />
công thức tính liều điều trị, giá trị MIC cho từng<br />
chủng vi khuẩn phân lập được trên từng bệnh<br />
nhân, nếu có được, sẽ có thể tính toán được<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
liều điều trị hiệu quả và an toàn cho từng bệnh<br />
nhân [10].<br />
Việc xác định mức độ nhạy cảm với kháng<br />
sinh của các chủng vi khuẩn Gram âm, đặc biệt<br />
là giá trị MIC colistin theo thời gian là hết sức<br />
cần thiết để có thể xây dựng được hướng dẫn<br />
điều trị theo kinh nghiệm, nhằm nâng cao tính<br />
hiệu quả và an toàn cho điều trị nhiễm trùng do<br />
các trực khuẩn Gram âm. Do vậy, đề tài được<br />
tiến hành với hai mục tiêu:<br />
1. Xác định mức độ nhạy cảm với kháng<br />
sinh của các chủng vi khuẩn Gram âm thường<br />
phân lập được tại Khoa Điều trị tích cực, Bệnh<br />
viện Bạch Mai từ năm 2011 - 2015.<br />
2. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của<br />
các chủng P. aeruginosa và A. baumannii phân<br />
lập được tại Khoa Điều trị tích cực Bệnh viện<br />
Bạch Mai từ năm 2012 - 2015.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
Tất cả các chủng trực khuẩn Gram âm<br />
thường gặp phân lập được ở các loại bệnh<br />
phẩm ở Khoa Điều trị tích cực bệnh viện Bạch<br />
<br />
Mai từ năm 2011 - 2015.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: Các chủng cùng phân<br />
lập ở một bệnh nhân nhưng ở các loại bệnh<br />
phẩm khác nhau chỉ được tính một lần.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Các chủng vi khuẩn phân lập từ các loại<br />
bệnh phẩm lâm sàng, được định danh bằng<br />
hệ thống tự động Vitek2 compact (Biomerieux)<br />
làm thử nghiệm kháng sinh đồ khoanh giấy<br />
khuếch tán. Giá trị MIC với colistin được xác<br />
định bằng phương pháp E-test. Kết quả kháng<br />
sinh đồ được phiên giải theo hướng dẫn của<br />
CLSI M100 S25 [14]. Đây là các qui trình được<br />
tiến hành theo qui trình xét nghiệm thường qui<br />
của Khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai [11].<br />
3. Đạo đức nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được tiến hành trên các chủng<br />
vi khuẩn, không can thiệp đến bệnh nhân.<br />
Kết quả nghiên cứu mang lại dữ liệu về thực<br />
trạng và xu hướng đề kháng kháng sinh của<br />
các chủng vi khuẩn gây bệnh theo thời gian, là<br />
cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị theo kinh<br />
nghiệm cho phù hợp với từng giai đoạn.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Tình hình nhiễm trùng<br />
Bảng 1. Phân bố các chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất theo năm<br />
2011<br />
(n,%)<br />
<br />
2012<br />
(n,%)<br />
<br />
2013<br />
(n,%)<br />
<br />
2014<br />
(n,%)<br />
<br />
2015<br />
(n,%)<br />
<br />
A. baumannii<br />
<br />
269 (37,1)<br />
<br />
266 (39,8)<br />
<br />
259 (37,6)<br />
<br />
291 (43,8)<br />
<br />
251 (38,0)<br />
<br />
P. aeruginosa<br />
<br />
114 (15,7)<br />
<br />
66 (9,9)<br />
<br />
105 (15,2)<br />
<br />
93 (14,0)<br />
<br />
107 (16,2)<br />
<br />
K. pneumoniae<br />
<br />
92 (12,7)<br />
<br />
65 (9,7)<br />
<br />
69 (10,0)<br />
<br />
73 (11,0)<br />
<br />
100 (15,2)<br />
<br />
E. coli<br />
<br />
43 (5,9)<br />
<br />
54 (8,1)<br />
<br />
47 (6,8)<br />
<br />
35 (5,3)<br />
<br />
41 (6,2)<br />
<br />
S. aureus<br />
<br />
44 (6,1)<br />
<br />
39 (5,8)<br />
<br />
36 (5,2)<br />
<br />
42 (6,3)<br />
<br />
23 (3,5)<br />
<br />
Khác<br />
<br />
163 (22,5)<br />
<br />
179 (26,7)<br />
<br />
130 (25,2)<br />
<br />
130 (19,6)<br />
<br />
138 (20,9)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
725 (100,0)<br />
<br />
669 (100,0)<br />
<br />
689 (100,0)<br />
<br />
664 (100,0)<br />
<br />
660 (100,0)<br />
<br />
Năm<br />
<br />
2<br />
<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Trong cả 5 năm, A. baumannii, P. aeruginosa, K. pneumoniae và E. coli vẫn là 4 trong 5 căn<br />
nguyên hàng đầu phân lập được tại Khoa Điều trị tích cực.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Phân bố chủng gây bệnh (%) theo bệnh phẩm theo năm<br />
Các chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được chủ yếu ở các bệnh phẩm dịch tiết đường hô hấp,<br />
chiếm trên dưới 50% tổng số các chủng phân lập được ở cả 5 năm nghiên cứu.<br />
<br />
Biểu đồ 2. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh (%) của các chủng A. baumannii<br />
Nhiều kháng sinh chỉ còn nhạy cảm dưới 10% đối với Acinobacter baumannii, kể cả các kháng<br />
sinh carbapenem hay aminoglycoside. Một số kháng sinh nhóm tetracycline như minocycline và<br />
doxycyclin còn nhạy cảm với khoảng trên 30% số chủng phân lập được. Chưa xuất hiện chủng<br />
kháng colistin.<br />
<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Biểu đồ 3. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh (%) của các chủng P. aeruginosa<br />
Các chủng P. aeruginosa trong nhiều năm, còn nhạy cảm khá tốt với piperacillin-tazobactam (><br />
70%). Cũng chưa thấy xuất hiện chủng P. aeruginosa đề kháng với colistin.<br />
<br />
Biểu đồ 4. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh (%) của các chủng K. pneumoniae<br />
Có sự giảm mức độ nhạy cảm của nhóm carbapenem trong những năm gần đây ở các chủng<br />
K. pneumoniae. Năm 2015, mức độ nhạy cảm với carbapenem chỉ còn khoảng 40%. Amikacin là<br />
nhóm kháng sinh còn nhạy cảm tốt nhất (> 70%).<br />
<br />
4<br />
<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Biểu đồ 5. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh (%) của các chủng E. coli<br />
Các chủng E. coli còn nhạy cảm tốt với tất cả các kháng sinh nhóm carbapenem (> 80%), với<br />
amikacin (> 80%). Các kháng sinh quinolone, cephalosporin đã bị đề kháng cao, trong đó khoảng<br />
50% chủng sinh ESBL.<br />
<br />
Biểu đồ 6. MIC90 colistin (µg/ml) của các chủng A. baumannii (Aba) và P. aeruginosa (Pae)<br />
Những chủng A. baumannii và P. aeruginosa đa kháng thuốc được chỉ định xác định MIC colistin<br />
để tính liều điều trị. MIC90 colistin của các chủng A. baumannii còn rất thấp trong nhiều năm, dao<br />
động trong khoảng từ 0,19 – 0,5 µg/ml. Trái lại, MIC90 colistin của các chủng P. aeruginosa luôn ở<br />
mức cao hơn nhiều, dao động trong khoảng 1 – 2 µg/ml.<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Trong năm năm gần đây, cơ cấu tác nhân gây bệnh hàng đầu tại Khoa Điều trị tích cực không<br />
có biến động. A. baumannii, P. aeruginosa, K. pneumoniae và E. coli vẫn là 4 căn nguyên hàng<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
5<br />
<br />