Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NÂNG CAO MỘT SỐ ĐẶC TÍNH KHÍ ĐỘNG HỌC CỦA CÁNH<br />
MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI BẰNG CÁCH THAY ĐỔI MẶT<br />
CONG TRUNG BÌNH CỦA CÁNH NHIỀU LỚP<br />
Trần Duy Duyên1*, Nguyễn Đức Cương2, Mai Khánh1, Nguyễn Đức Thành1<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp xác định hình dạng cánh nhiều lớp (cụ<br />
thể là cánh 3 lớp) được tạo ra bằng cách xác định mặt cong trung bình cận tối ưu<br />
của từng cánh thành phần bằng lý thuyết xoáy rời rạc tuyến tính. Sau đó, bằng cách<br />
“thổi” trong ANSYS/CFX, nhóm tác giả sử dụng thuật toán tối ưu hóa theo gradient<br />
để nâng cao chất lượng khí động ở chế độ bay hành trình có hệ số lực nâng lớn và<br />
nâng cao hệ số lực nâng lớn nhất của cánh được tạo ra ở trên. Kết quả cho thấy<br />
chất lượng khí động tăng 18% - 28%, hệ số lực nâng lớn nhất tăng 60% - 80% so<br />
với các loại cánh kinh điển tương đương.<br />
Từ khóa: Máy bay không người lái, Động lực học chất lỏng tính toán, Tối ưu hóa hình dạng cánh nhiều lớp.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong các công trình [1], [2] đã nêu sự cần thiết phải tăng chất lượng khí động (K) ở<br />
chế độ bay hành trình và tăng hệ số lực nâng lớn nhất (C Lmax ) của máy bay không người<br />
lái (UAV). Công trình [1] đã trình bày phương pháp và thuật toán xác định mặt cong trung<br />
bình cận tối ưu của cánh 1 lớp theo lý thuyết xoáy rời rạc tuyến tính. Công trình [2] đã sử<br />
dụng thuật toán tối ưu hóa bằng phương pháp số theo gradient để tối ưu hóa mặt cong<br />
trung bình cận tối ưu của cánh được tạo ra ở trên, kết quả tối ưu hóa cho thấy chất lượng<br />
khí động của cánh được nâng cao rất nhiều so với các loại cánh kinh điển tương đương ở<br />
chế độ bay hành trình thông thường (có hệ số lực nâng C L nhỏ), tuy nhiên, hệ số<br />
(C Lmax ) cải thiện không đáng kể.<br />
Thông thường, máy bay bay hành trình ở chế độ bay có hệ số lực nâng khá nhỏ. Khi<br />
đó, nếu nâng cao được chất lượng khí động của cánh ở chế độ bay này thì hệ số (C Lmax )<br />
không lớn. Để giải quyết hiệu quả mâu thuẫn này, nhóm tác giả đề xuất chế độ bay hành<br />
trình với chế độ hệ số lực nâng lớn tuy ít sử dụng nhưng vẫn có ý nghĩa thực tiễn quan<br />
trọng khi áp dụng cho UAV với mục đích trinh sát, tuần tra, thăm dò địa chất... Vì lúc này<br />
yêu cầu vận tốc bay hành trình tương đối nhỏ, độ cao bay lại có thể khá lớn, hơn nữa để<br />
tăng khả năng chịu gió cần phải tăng tải trong riêng của cánh G . Đặc biệt, bằng cách<br />
<br />
S <br />
ứng dụng cánh nhiều lớp sau khi thay đổi mặt cong trung bình và qua quá trình tối ưu hóa<br />
sẽ nâng cao được đáng kể chất lượng khí động ở chế độ bay hành trình có hệ số lực nâng<br />
lớn và nâng cao rất nhiều hệ số lực nâng (C Lmax ) .<br />
Ta sẽ tiếp tục sử dụng bộ 3 tham số α, φ1, φ2 có ảnh hưởng mạnh nhất đến các hệ số<br />
khí động [3] để tối ưu hóachất lượng khí động và hệ số CLmax sau khi thay đổi mặt cong<br />
trung bình của cánh. Xin nhắc lại bộ 3 tham số này như sau:<br />
+ α : Góc tấn (là góc tấn tiết diện giữa cánh của cánh thứ 1);<br />
+ φ1 : Góc lệch của cánh thứ 2 (là góc giữa dây cung profile giữa cánh của cánh thứ 1 so<br />
với dây cung profile giữa cánh của cánh thứ 2 trong cùng một mặt cắt qua cánh, quy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 123<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
ước φ1 0 khi nhìn từ profile gốc cánh đến profile mút cánh thấy cánh thứ 2 quay tương<br />
đối so với cánh thứ 1 theo chiều kim đồng hồ).<br />
+ φ 2 : Góc lệch của cánh thứ 3 (là góc giữa dây cung profile giữa cánh của cánh thứ 1<br />
so với dây cung profile giữa cánh của cánh thứ 3 trong cùng một mặt cắt qua cánh, quy<br />
ước φ 2 0 khi nhìn từ profile gốc cánh đến profile mút cánh thấy cánh thứ 3 quay tương<br />
đối so với cánh thứ nhất theo chiều kim đồng hồ).<br />
Như vậy, sau khi xây dựng được hình dạng cánh 3 lớp ban đầuta cần giải hai bài toán:<br />
Bài toán 1: Cần tìm bộ 3 tham số α, φ1, φ2 opt sao cho:<br />
C D = f α, φ1 , φ2 min CD ; C L = const (1)<br />
Bài toán 2: Cần tìm bộ 3 tham số α, φ1, φ2 opt sao cho:<br />
C Lmax = f α, φ1, φ2 max CLmax (2)<br />
Thuật toán tìm nghiệm của bài toán (1) được trình bày trong công trình [2]. Thuật toán<br />
tìm nghiệm của bài toán (2) được trình bày trong công trình [3].<br />
2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MẶT CONG TRUNG BÌNH CỦA CÁNH BA LỚP<br />
Để có thể giảm bớt số lần thử nghiệm (“thổi”) trên máy tính, ta cần tìm bộ 3 tham số<br />
ban đầu α, φ1 , φ2 0 gần tối ưu (cận tối ưu), tức là tìm dạng cánh ban đầu có các tham số<br />
nói trên với chất lượng khí động và C Lmax khá lớn. Trong công trình này, tác giả đã sử<br />
dụng phương pháp tìm mặt cong trung bình của cánh 3 lớp ban đầu bằng cách giải bài toán<br />
ngược của lý thuyết xoáy rời rạc tuyến tính, đã được trình bày cho cánh một lớp trong<br />
công trình [1].<br />
Trong trường hợp tổng quát xác định mặt cong trung bình của cánh 3 lớp ban đầu, xét 3<br />
tấm phẳng hình chữ nhật giống nhau có kích thước b x L ( b -dây cung, L -sải cánh) có<br />
các tham số hình học như sau:<br />
a1<br />
a2<br />
α<br />
<br />
1 b1<br />
V<br />
2<br />
b b2<br />
3<br />
bo<br />
<br />
Hình 1.Tham số hình học tại một mặt cắt vuông góc<br />
với sải cánh của mô hình 3 tấm phẳng.<br />
α : Góc tấn của máy bay;<br />
b 0 : Chiều dài dây cung của cánh 3 lớp;<br />
b : Chiều dài dây cung của các cánh thành phần;<br />
a1 , a 2 : Bề rộng khe hở giữa cánh thứ 1 và cánh thứ 2, giữa cánh thứ 2 và cánh thứ 3;<br />
b1 , b 2 : Độ chờm khe hở giữa cánh thứ 1 và cánh thứ 2, giữa cánh thứ 2 và cánh thứ 3;<br />
<br />
<br />
<br />
124 T.D.Duyên, N.Đ.Cương, M.Khánh, N.Đ.Thành, “Nâng cao một số... cánh nhiều lớp.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
V : Vận tốc dòng khí ở xa vô cùng.<br />
Công trình [3] đã khẳng định các tham số “bề rộng” và “độ chờm” khe hở:<br />
a1 , a 2 , b1 , b 2 ảnh hưởng không mạnh (so với bộ tham số α, φ1, φ2 ) đến các hệ số khí<br />
động của cánh 3 lớp. Do đó để thuận lợi cho quá trình tính toán và tối ưu hóa, trong phạm<br />
vi bài báo này ta sẽ không khảo sát các tham số này và chúng sẽ được cố định với các giá<br />
trị được trình bày trong mục [3] dưới đây.<br />
Phương pháp xác định mặt cong trung bình tương tự như cánh 1 lớp. Tuy nhiên, có một<br />
số điểm khác biệt cần lưu ý như sau:<br />
- Cần phải xác định một quy luật phân bố tải khí động trên 3 mặt phẳng cơ sở là 3 tấm<br />
phẳng (hình 1), phân bố tải này tối ưu theo lý thuyết mặt nâng tuyến tính: Trên mỗi cánh<br />
thành phần, tải khí động phân bố trên bề mặt cánh được tạo ra theo nguyên tắc “tiến nhập<br />
êm” (tải khí động tại mép trước của cánh bằng không) và phân bố tải dọc theo sải cánh là<br />
hình elip. Khi đó sẽ thu được 3 mặt cong trung bình của ba cánh thành phần tạo ra phân bố<br />
tải khí động mong muốn. Hình dạng mặt cong này phụ thuộc vào hệ số lực nâng ta<br />
chọn: C*L (vì hệ số C*L quyết định tải khí động phân bố trên mỗi cánh thành phần theo<br />
nguyên tắc đã nói ở trên) và tính toán tại một góc tấn α* cho trước.<br />
- Sau khi xác định được 3 mặt cong trung bình , ta “bồi” thêm bề dày cho từng mặt<br />
cong trung bình theo dạng profile NACA, khi đó thu được hình dạng cánh 3 lớp ban đầu<br />
<br />
tại điểm tính toán C*L , α* . Tuy nhiên, chất lượng khí động tại điểm tính toán này không<br />
tối ưu khi “thổi” bằng ANSYS/CFX và hệ số C Lmax tại điểm tính toán này không tối ưu<br />
khi tăng góc tấn đến gần góc tấn tới hạn th .<br />
<br />
Giả sử tải khí động (không thứ nguyên) P phân bố trên các cánh thành phần là như<br />
nhau.Theo nguyên tắc phân bố tải khí động đã nói ở trên, tác giả đề xuất một quy luật phân<br />
bố tải khí động (không thứ nguyên) trên cánh 1, cánh 2 và cánh 3 như sau:<br />
2<br />
<br />
z <br />
Cánh 1: ΔP =A 1- x x-b 2 (3)<br />
1 L<br />
<br />
2 <br />
2<br />
<br />
z 2<br />
Cánh 2: ΔP =A 1 - x - b - b1 x - b - b1 - b (4)<br />
2 L<br />
<br />
2 <br />
2<br />
<br />
z 2<br />
Cánh 3: ΔP =A 1 - x - 2b - b1 - b 2 x - 2b - b1 - b 2 - b (5)<br />
3 L<br />
<br />
2 <br />
Trong đó:<br />
16C*LS (6)<br />
A=<br />
πLb4<br />
S=b 0 L : Diện tích đặc trưng của cánh<br />
<br />
C*L : Hệ số lực nâng xác định mặt trung bình của cánh tối ưu theo lý thuyết xoáy rời<br />
rạc tuyến tính;<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 125<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
x : Trục tọa độ theo hướng dây cung;<br />
z : Trục tọa độ theo hướng sải cánh;<br />
3. CÁC KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ NHẬN XÉT<br />
3.1. Kết quả tính toán xác định mặt cong trung bình của cánh 3 lớp<br />
Để minh họa cho kết quả tính toán cánh 3D và đảm bảo các kích thước hình học của<br />
cánh không quá lớn để có thể thử nghiệm trong ống thổi khí động, mặt khác các tham số<br />
“bề rộng” và “độ chờm” khe hở ảnh hưởng không mạnh đến các hệ số khí động cánh nhiều<br />
lớp. Tác giả đã lựa chọn các kích thước hình học để tính toán mặt cong trung bình cánh 3<br />
lớp như sau:<br />
- Dây cung b0 =0.337[m] ;<br />
- Sải cánh L=1[m] (độ dãn dài λ=3 );<br />
a1 = a 2 2%b0 ;<br />
- Chọn bề rộng khe hở, minh họa một trường hợp:<br />
<br />
- Chọn độ chờm khe hở, minh họa một trường hợp:<br />
b1 =b 2 =0;<br />
<br />
- Tính toán tại góc tấn α* 0 , vận tốc V=30[m/s] , độ cao H=0[m] ;<br />
- Qua khảo sát bằng phần mềm Ansys/CFX: Để nâng cao chất lượng khí động ở chế độ<br />
bay hành trình có hệ số lực nâng lớn và nâng cao hệ số CLmax so với các loại cánh kinh<br />
điển tương đương, khi đó hệ số lực nâng xác định mặt trung bình của cánh tối ưu theo lý<br />
C*<br />
thuyết xoáy rời rạc tuyến tính: L cũng phải khá lớn. Ở đây, ta minh họa 1 trường hợp<br />
tương ứng với L<br />
C* =0.8 . Tải khí động phân bố trên các cánh thành phần được thể hiện trên<br />
hình 2. Khi đó ta được mặt trung bình của cánh 3 lớp (hình 3):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Tải khí động phân bố trên một nửa Hình 3. Mặt trung bình một nửa cánh<br />
cánh qua mặt phẳng đối xứng qua mặt phẳng đối xứng<br />
<br />
của cánh 3 lớp C*L = 0.8 . của cánh 3 lớp C *L = 0.8 .<br />
Sau khi xây dựng được mặt cong trung bình, ta “bồi” thêm bề dày tương đối C=15%b<br />
cho mặt trung bình của các cánh thành phần theo dạng của profile NACA-0015 .Kết quả<br />
được thể hiện trên hình 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
126 T.D.Duyên, N.Đ.Cương, M.Khánh, N.Đ.Thành, “Nâng cao một số... cánh nhiều lớp.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Hình dạng một nửa cánh qua mặt Hình 5. Tiết diện cánh 3 lớp tại mặt<br />
phẳng đối xứng của cánh 3 lớp C*L = 0.8 . <br />
phẳng đối xứng C*L = 0.8 . <br />
3.2. Kết quả mô phỏng<br />
<br />
+ Kết quả định lượng: L<br />
C =0.886, CD =0.1, K=8.88<br />
+ Kết quả định tính (hình 6, 7)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Trường áp suất cánh 3 Hình 7. Trường vận tốc cánh 3 lớp<br />
lớp C*L = 0.8 tại mặt cắt z = 0.1[m] . C*L = 0.8 tại mặt cắt z = 0.1[m] .<br />
* Nhận xét:<br />
Kết quả mô phỏng: CL =0.886 , sai số so với phương pháp xoáy rời rạc CL =0.8 có<br />
thể chấp nhận được. Hơn nữa, trên hình 6 là trường áp suất tại mặt cắt z = 0.1[m] một<br />
phần nào đó phản ánh tương đối chính xác tải khí động cho trước (hình 2)<br />
Trong quá trình tính toán mặt cong trung bình, nhóm tác giả đã tính toán tại góc tấn<br />
<br />
α* 0 , tức khi đó véc tơ vận tốc V ox . Tuy nhiên, kết quả mặt cong trung bình tính<br />
toán được ngoài đặc điểm là vừa có xoắn khí động và xoắn hình học (hình 4) còn có một<br />
đặc điểm rất quan trọng sau đây:<br />
Gọi α 0 ,β 01 ,β 02 lần lượt là góc giữa dây cung profile của cánh thứ 1, cánh thứ 2, cánh thứ 3<br />
tại mặt phẳng đối xứng z = 0[m] và trục ox ( quy ước α 0 , β 01 , β 02 0 khi nhìn từ profile<br />
gốc cánh đến profil mút cánh thấy dây cung profile của cánh thứ 1, cánh thứ 2, cánh thứ 3<br />
tại mặt phẳng đối xứng quay tương đối so với trục ox theo chiều kim đồng hồ). Khi đó:<br />
α0 =-2.20 , β01 =5.230 , β 02 13.80 .(hình 5).<br />
Như vậy, khi nhóm tác giả tiếp tục sử dụng bộ tham số α, φ1, φ2 để tối ưu hóa thì bằng<br />
phương pháp xoáy rời rạc đã cho ta bộ tham số ban đầu α, φ1 , φ2 0 như sau:<br />
α 0 =-2.20 , φ10 =β01 -α 0 =7.430 , φ 20 =β 02 -α 0 =160 .<br />
Đây là bộ tham số định hướng ban đầu cho quá trình tối ưu hóa, đồng thời với kết quả<br />
tính toán này cũng cho thấy bộ tham số trên có ảnh hưởng rất mạnh đến các hệ số khí động<br />
của cánh nhiều lớp.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 127<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
3.3. Kết quả tối ưu hóa chất lượng khí động<br />
Để đại diện kết quả tối ưu hóa chât lượng khí động ởchế độ bay hành trình có hệ số lực<br />
nâng lớn, ta tối ưu hóa ở chế độ bay hành trình có CL =1.5 . Như vậy ta phải tìm bộ tham số<br />
α, φ1, φ2 opt thỏa mãn hệ (1). Phương pháp giải hệ (1) đã được trình bày trong công trình<br />
[2]. Kết quả như sau:<br />
α =3.80<br />
opt<br />
K max =6.15 tại điểm 0 (7)<br />
φ1opt =6.26<br />
<br />
φ<br />
2opt<br />
=22.610<br />
<br />
* Nhận xét:<br />
Theo công trình [2]: Ở chế độ bay hành trình có CL =1.5 thì chất lượng khí động của<br />
cánh có dạng profile NACA 0015: K=4.8 , chất lượng khí động của cánh có dạng profile<br />
NACA 2415: K=5.2 .<br />
Như vậy, chất lượng khí động của cánh 3 lớp sau khi thay đổi mặt cong trung bình và<br />
qua quá trình tối ưu hóa tăng 28.1% so với cánh có dạng profile NACA 0015, tăng 18.27%<br />
so với cánh có dạng profile NACA 2415.<br />
3.4. Kết quả tối ưu hóa hệ số CLmax<br />
<br />
Bằng cách giải hệ [2] đã được trình bày trong công trình [3]. Kết quả thu được như sau:<br />
α =3.50<br />
opt<br />
<br />
max CLmax =2.9 tại điểm: φ1opt =350 (8)<br />
<br />
φ<br />
2opt<br />
=700<br />
* Nhận xét:<br />
So sánh với cánh có dạng profile NACA 0015 CLmax 1.61 , cánh có dạng profile<br />
NACA 2415 CLmax 1.81 [2] và cánh phẳng 3 lớp CLmax 2.45 [3] tương đương thì qua<br />
quá trình tối ưu hóa, hệ số lực nâng lớn nhất của cánh 3 lớp với C*L = 0.8 là C Lmax 2.9 :<br />
tăng 80% (so với cánh có dạng profile NACA 0015), tăng 60% (so với cánh có dạng<br />
profile NACA 2415) và tăng 18% so với cánh phẳng 3 lớp tương đương.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Nhóm tác giả đã xây dựng được công thức xác định tải khí động phân bố trên cánh 3<br />
lớp (theo nguyên tắc “tiến nhập êm” và tải khí động phân bố theo sải cánh là elip), khi đó<br />
tính toán được mặt cong trung bình của cánh bằng cách thay đổi hệ số lực nâng tính<br />
toán C*L (hệ số C*L quyết định mặt cong trung bình của cánh).Đồng thời đã xây dựngđược<br />
phần mềm xác định hình dạng ban đầu của cánh 3 lớp trên cơ sở giải bài toán ngược của lý<br />
thuyết xoáy rời rạc tuyến tính<br />
Kết quả tính toán bằng phương pháp xoáy rời rạc tuyến tính cho thấy bộ tham số góc tấn<br />
và góc lệch các cánh thành phần α, φ1, φ2 ảnh hưởng rất mạnh đến các hệ số khí động và<br />
kết quả này đã định hướng cho bài toán tối ưu hóa bằng cách thay đổi bộ tham số nói trên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
128 T.D.Duyên, N.Đ.Cương, M.Khánh, N.Đ.Thành, “Nâng cao một số... cánh nhiều lớp.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bằng thuật toán tối ưu hóa theo gradient và tính toán bằng phần mềm Ansys/CFX xác<br />
định được bộ tham số α, φ1, φ2 opt . Cánh 3 lớp với bộ tham số này có chất lượng khí<br />
động được cải thiện 18%-28% ở chế độ bay hành trình với hệ số CL lớn CL 1.5 , nâng<br />
cao được 60%-80% hệ số CLmax so với các loại cánh “kinh điển” tương đương Như vậy,<br />
có thể tạo ra UAV vừa có thể bay chậm và bay lâu ở độ cao khá lớn, vừa đảm bảo cho<br />
UAV có đặc tính cất hạ cánh được cải thiện rất nhiều.<br />
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình về ý tưởng khoa học của<br />
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Đức Cương, Mai Khánh, Trần Duy Duyên, “Nâng cao đặc tính khí động học<br />
của máy bay không người lái ở chế độ bay có hệ số lực nâng lớn”, Tuyển tập công<br />
trình Hội nghị Khoa học Cơ học Thủy khí Toàn quốc năm 2014, NXB Khoa học tự<br />
nhiên và Công nghệ, 2014.<br />
[2]. Nguyễn Đức Cương, Mai Khánh, Nguyễn Đức Thành, Trần Duy Duyên, “Nâng cao<br />
chất lượng khí động của cánh máy bay không người lái bằng cách thay đổi mặt cong<br />
trung bình của cánh”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật, 8/2015.<br />
[3]. Nguyễn Đức Cương, Mai Khánh, Nguyễn Đức Thành, Trần Duy Duyên, “Nâng cao<br />
hệ số lực nâng lớn nhất của máy bay không người lái bằng cách ứng dụng cánh nhiều<br />
lớp phẳng”,Tạp chí Nghiên cứu KH-CNQS, 8/2015.<br />
[4]. Lã Hải Dũng, Trần Duy Duyên, Vũ Minh Tâm, Trần Quốc Cường, Trần Phú Hoành,<br />
“Nghiên cứu đặc tính khí động học của cánh máy bay khi sử dụng cánh tà có khe<br />
hở”,Tuyển tập công trình Hội nghị Khoa học Cơ học Thủy khí Toàn quốc năm 2014,<br />
NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 2014.<br />
ABSTRACT<br />
IMPROVING OF AERODYNAMIC CHARACTERISTICS OF OF THE UAV WING<br />
BY VARIATION OF THE MEAN SURFACE OF MULTILAYER WING<br />
This paper presents methods for determining the shape of multilayer wing<br />
(namely three-layer wing), while the mean surface of the wing is determined by<br />
linear vortex lattice theory. Meanwhile, the authors use gradient method of<br />
optimization to improve the lift – to – drag ratio in the cruise flight mode with large<br />
lift coefficient and improving the maximal lift coefficient of wing created above.<br />
Calculation results and optimimal multilayer wing shapes may be applied on UAVs.<br />
Keywords: UAV, CFD, Multilayer wing shape optimization.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 9 tháng 07 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 18 tháng 08 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 9 năm 2015<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Khoa học và Công nghệ QS<br />
2<br />
Hội Hàng không – Vũ trụ Việt nam<br />
*<br />
Email: duyduyen85@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 129<br />