Hình 10. Màn hình hiển thị lỗi tổ hợp Diesel - máy phát điện<br />
4. Kết luận<br />
Hệ thống điều khiển tự động toàn phần trạm phát điện tàu thủy được xây dựng theo cấu trúc<br />
đã đề xuất, ứng dụng công nghệ khả trình mềm hóa, dễ dàng thay đổi chương trình điều khiển mà<br />
không cần thay đổi phần cứng. Hệ thống đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tính năng tự động điều<br />
khiển cho trạm phát điện tàu thủy. Thuật toán điều khiển hệ thống đã được triển khai và kiểm<br />
nghiệm cho trạm phát điện mô phỏng chủng loại tàu 22500 DWT. Hơn thế nữa, hệ thống được<br />
giám sát trên màn hình cảm ứng, máy tính đã tạo cho người vận hành khai thác theo dõi được các<br />
thông số, cũng như trạng thái hoạt động của hệ thống một cách tổng quan và liên tục.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. GS. TSKH Thân Ngọc Hoàn,TS. Nguyễn Tiến Ban, Trạm phát và lưới điện tàu thuỷ, NXB Khoa<br />
học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008.<br />
[2]. Bùi Thanh Sơn, Trạm phát điện tàu thuỷ, NXB Giao thông vận tải, Hà nội, 2000.<br />
[3]. Mukund R. Patel, Shipboard electrical power systems, CRC Press, 2012.<br />
[4]. Technical documents of Main switchboard of 22.500 DWT, 53.000DWT, 56.000DWT ship.<br />
[5]. БарановА.П., Судовыеавтоматизированныеэлектроэнергетическиесистемы,<br />
Судостроение, Санкт -Петербург, 2005.<br />
Ngày nhận bài: 20/02/2017<br />
Ngày phản biện: 17/06/2017<br />
Ngày duyệt đăng: 20/06/2017<br />
<br />
NÂNG CAO ỔN ĐỊNH ĐỘNG CHO HỆ THỐNG ĐIỆN<br />
ỨNG DỤNG BỘ ỔN ĐỊNH CÔNG SUẤT MỜ<br />
DYNAMIC STABILITY IMPROVEMENT OF ELECTRIC POWER SYSTEM<br />
BASED ON FUZZY LOGIC POWER SYSTEM STABILIZER<br />
NGUYỄN KHẮC KHIÊM1, HOÀNG ĐỨC TUẤN2, ĐINH ANH TUẤN2<br />
1Trường Đại học Hàng hải Việt Nam<br />
2Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Phụ tải điện năng của hệ thống điện có đặc điểm là biến thiên theo thời gian, biến thiên<br />
ngẫu nhiên và phụ thuộc vào chế độ làm việc, vùng hoạt động và các yếu tố khác. Do<br />
vậy, trong quá trình hoạt động của hệ thống điện, thường xuyên xảy ra sự thay đổi tải,<br />
làm cho hệ thống điện liên tục chuyển từ chế độ xác lập này sang chế độ xác lập khác.<br />
Với những sự thay đổi tải lớn, đột ngột, cũng như sự cố xảy ra thì hệ thống điện có thể<br />
dẫn đến mất ổn định. Để nâng cao ổn định cho hệ thống điện, sử dụng bộ ổn định công<br />
suất được thiết kế theo phương pháp truyền thống, tạo nên tín hiệu phụ đưa thêm vào<br />
điều khiển hệ thống kích từ, làm giảm sự dao động tần số thấp của vận tốc góc quay<br />
rotor máy phát điện. Tuy nhiên, bộ ổn định công suất này, được xây dựng theo phương<br />
pháp truyền thống và đối tượng được tuyến tính hóa, vì vậy bộ ổn định công suất chỉ làm<br />
việc tốt trong điều kiện nhất định, quanh điểm làm việc cho phép. Hệ thống điện là hệ<br />
thống có đặc điểm phi tuyến mạnh, tải điện năng thay đổi ngẫu nhiên, vì vậy bộ ổn định<br />
công suất truyền thống sẽ làm việc không hiệu quả, khi chế độ làm việc thay đổi và điểm<br />
làm việc thay đổi trong phạm vi rộng. Để giải quyết vấn đề này, bài báo đề xuất xây dựng<br />
<br />
<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 51-8/2017 33<br />
bộ ổn định công suất ứng dụng logic mờ, nhằm khắc phục nhược điểm của bộ ổn định<br />
công suất truyền thống, cải thiện ổn định động cho hệ thống điện.<br />
Từ khóa: Phụ tải điện, hệ thống điện, bộ ổn định công suất mờ, ổn định động.<br />
Abstract<br />
The electric loads of the electric power system is characterized by time-varying, random<br />
variation, and depending on the mode of operation, area of operation, and other factors.<br />
Therefore, during the operation of the electric power system, the load changes frequently<br />
occur, causing the system to continuously move from the steady-state mode to another.<br />
With sudden and large load changes, as well as malfunctioning, the electric power system<br />
can lead to instability. In order to improve the stability of the electric power system, the<br />
conventional power system stabilizer used to create an auxiliary stability signal that adds to<br />
the control of the excitation system to reduce low frequency oscillations of angular velocity<br />
of rotor generators. However, this power system stabilizer, built on the traditional method<br />
and the object is linearized, so that the power system stabilizer works just finely under<br />
specific operating condition around the permitted working point. The electric power system<br />
is a system with strong nonlinear characteristics, randomly changing load power, so<br />
conventional power system stabilizer will be ineffective when the operating mode changes<br />
and the working point changes in wide range. To solve this problem, the paper proposes<br />
the construction of a fuzzy logic power system stabilizer, to overcome the disadvantages of<br />
conventional power system stabilizer, and to improve the dynamic stability of the electric<br />
power system.<br />
Keywords: Electric loads, electric power system, fuzzy logic powersystemstabilizer, dynamic<br />
stability.<br />
1. Giới thiệu<br />
Hệ thống điện đang tồn tại và phát triển không ngừng về quy mô và chất lượng. Trong quá<br />
trình làm việc của hệ thống, thường xuyên dẫn đến sự thay đổi điểm làm việc của hệ không theo<br />
quy luật, tạo nên những dao động tần số thấp, do đó có thể dẫn đến trạng thái mất đồng bộ của<br />
các tổ máy phát điện, thậm chí suy sụp hệ thống. Vì vậy, đòi hỏi cần phải nâng cao ổn định động<br />
cho hệ thống điện.<br />
Nhằm mục đích nâng cao ổn định động cho hệ thống điện, bộ ổn định công suất được sử<br />
dụng để đưa thêm tín hiệu điều khiển cấp cho hệ thống kích từ của máy phát điện, huy động<br />
nhanh năng lượng điện từ làm giảm dao động tần số thấp cho rotor [1, 2, 3, 5]. Bộ ổn định công<br />
suất này, sử dụng khá phổ biến và được thiết kế theo kỹ thuật điều khiển thông thường. Vì vậy,<br />
các hệ số của bộ điều khiển ổn định công suất được thiết kế, cài đặt cho điều kiện làm việc cụ thể,<br />
do đó, bộ điều khiển ổn định công suất sẽ làm việc kém hiệu quả và thiếu chính xác, khi điều kiện<br />
làm việc thay đổi trong phạm vi rộng.<br />
Để giải quyết vấn đề này, thì cần ứng dụng lý thuyết điều khiển mới để tổng hợp bộ điều<br />
khiển ổn định công suất. Bộ điều khiển ổn định công suất mờ được đề xuất, để giải quyết vấn đề<br />
không rõ về mô hình toán, tính phi tuyến mạnh và dải thay đổi lớn điều kiện làm việc của hệ thống<br />
điện.<br />
Bài báo đề cập đến việc xây dựng bộ ổn định công suất ứng dụng lý thuyết điều khiển mờ,<br />
nhằm nâng cao ổn định động cho hệ thống điện. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong các<br />
phần sau.<br />
2. Mô hình hệ thống điện<br />
Mạch giới hạn<br />
và bảo vệ<br />
<br />
Bộ chuyển đổi điện áp<br />
và bù tải<br />
Bộ điều Hệ thống<br />
Lưới<br />
điện<br />
<br />
<br />
Phụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tín hiệu Máy<br />
tải<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
đặt khiển Kích từ phát điện<br />
<br />
Bộ ổn định công<br />
suất mờ<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ khối hệ thống điện với máy phát điện<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 51-8/2017 34<br />
Mô hình máy phát điện nối với lưới cứng hệ thống điện, bao gồm các phần tử cơ bản như<br />
máy phát điện đồng bộ, hệ thống kích từ, bộ điều khiển, bộ chuyển đổi điện áp và bù tải, bộ ổn<br />
định công suất mờ, mạch giới hạn và bảo vệ, hệ thống thanh cái, lưới điện. Sơ đồ khối của hệ<br />
thống được trình bày như hình 1 [2, 3, 4].<br />
Cấu hình hệ thống điện, được thay thế tương đương theo định lý Thevenin [2, 3], thể hiện<br />
như hình 2.<br />
Et Eb<br />
Máy<br />
phát Lưới hệ thống<br />
điện<br />
Zeq=Re + jXe<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ tương đương của hệ thống điện với máy phát điện<br />
Mô hình toán học của máy phát điện đồng bộ [1, 2, 3] mô tả trên hệ tọa độ d-q như sau:<br />
Phương trình cân bằng điện áp stator ở đơn vị tương đối<br />
ed = py d - y q wr - Ra id (1)<br />
eq = py q - y d wr - Ra iq<br />
(2)<br />
Phương trình cân bằng điện áp rotor ở đơn vị tương đối<br />
e fd = py fd - R fd i fd<br />
(3)<br />
0 = py 1d - R1d i1d<br />
(4)<br />
0 = py 1q - R1q i1q<br />
<br />
Phương trình cân bằng từ thông stator ở đơn vị tương đối<br />
y d = - ( Lad + L1 )id + Lad i fd + Lad i1d (5)<br />
y q = - ( Laq + L1 )iq + Laq i1q + Laq i2q (6)<br />
Phương trình cân bằng từ thông rotor ở đơn vị tương đối<br />
y fd = L fd i fd + L f 1d i1d - Lad id<br />
(7)<br />
y 1q = L11q i1q + Laq i2q - Laq iq<br />
(8)<br />
Phương trình cân bằng mô men<br />
Te = y d iq - y q id<br />
(9)<br />
Phương trình chuyển động<br />
dd<br />
= w - wb (10)<br />
dt<br />
d w wb (11)<br />
= (Tm - Te )<br />
dt 2H<br />
Trong đó: e, i, R, L, ψ, ω là điện áp, dòng điện, điện trở, điện cảm, từ thông, tốc độ góc với<br />
chỉ số phụ d, q đại điện cho trục dọc, ngang, fd cho cuộn dây kích từ; 1 đại diện cho cuộn cản của<br />
máy phát điện; H là hằng số quán tính; δ là góc rotor; Tm, Te là mô men cơ và mô men điện từ.<br />
3. Thiết kế bộ ổn định công suất mờ<br />
Chức năng cơ bản của bộ ổn định công suất là làm giảm dao động rotor ở tần số thấp bằng<br />
cách thêm vào hệ thống kích từ một tín hiệu phụ để huy động nhanh năng lượng điện từ.<br />
Để xây dựng cấu trúc bộ điều khiển ổn định công suất mờ, sẽ sử dụng hai tín hiệu đầu vào<br />
là tín hiệu sai lệch tốc độ góc của rotor(e) và đạo hàm của nó. Đầu ra của bộ điều khiển mờ là tín<br />
hiệu điện áp (U) để cộng thêm vào tín hiệu điều khiển kích từ của máy phát điện được thể hiện<br />
trên hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 51-8/2017 35<br />
Hình 3. Sơ đồ cấu trúc của bộ ổn định công suất mờ<br />
Mờ hóa tín hiệu đầu vào và ra<br />
Dải thay đổi tín hiệu đầu vào sai lệch tốc độ góc của rotor biến đổi từ [-1, 1] và đạo hàm của<br />
nó biến đổi từ [-3, 3]. Dải thay đổi tín hiệu đầu ra điện áp biến đổi từ [-1, 1].<br />
Tập mờ đầu vào, ra được chọn tương ứng là {AL, AV, AN, Z, DN, DV, DL}. Dạng hàm liên<br />
thuộc của tập mờ đầu vào, ra được chọn là hàm tam giác và số lượng là 7, được thể hiện trên<br />
hình 4, 5, 6.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Mờ hóa sai lệch tín hiệu đầu vào (e) Hình 5. Mờ hóa đạo hàm sai lệch tín hiệu đầu vào (de)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Mờ hóa tín hiệu đầu ra (U)<br />
<br />
Xây dựng luật hợp thành cho bộ ổn định công suất mờ<br />
Mỗi tín hiệu đầu vào gồm 7 hàm liên thuộc và 7 hàm liên thuộc cho tín hiệu đầu ra. Hai tín<br />
hiệu đầu vào chọn toán tử phép nhân “AND”, chọn phương pháp giải mờ là phương pháp trọng<br />
tâm, có thể tạo nên 49 luật hợp thành như bảng 1.<br />
Bảng 1. Luật hợp thành của bộ ổn định công suất mờ<br />
<br />
Sai lệch Đạo hàm sai lệch tốc độ góc rotor<br />
tốc độ DN<br />
AL AV AN Z DL DV<br />
góc rotor<br />
AL DL DL DL DL DV Z Z<br />
AV DL DL DL DL DV Z Z<br />
AN DV DV DV DV Z AN AN<br />
Z DV DV DN Z AN AV AV<br />
DN DN DN Z AV AV AV AV<br />
DV Z Z AV AN DL DV DN<br />
DL AN AV AN Z DL DV DN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 51-8/2017 36<br />
Hình 7. Luật hợp thành cho bộ ổn định công Hình 8. Quan hệ vào ra của bộ ổn định công<br />
suất mờ suất mờ<br />
4. Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống<br />
Để mô phỏng hệ thống sử dụng các thông số chính của máy phát điện đồng bộ: S=555MVA;<br />
U=24KV; F=50Hz; Et=1; H=4; Lad=1.66; Laq=1.61; L1q=0.7252; L1d=0.1713 ; Ra=0.003.<br />
Thông số của bộ ổn định công suất truyền thống: Tw=5(s); T1=0.08; T2=0.02; KST=0.001.<br />
Giá trị thông số ban đầu của máy phát điện đồng bộ được tính toán trong M-file và nhập vào<br />
mô hình mô phỏng. Mô hình nghiên cứu hệ thống với bộ ổn định công suất truyền thống và bộ ổn<br />
định công suất mờ được thể hiện trên hình 9.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Mô hình hệ thống điện với bộ ổn định công suất mờ và<br />
bộ ổn định công suất truyền thống<br />
<br />
<br />
Sau khi mô phỏng hệ thống điện sử dụng bộ ổn định công suất truyền thống PSS và bộ ổn<br />
định công suất mờ FPSS, với sự thay đổi giá trị khác nhau của tải hệ thống, ta nhận được các kết<br />
quả như sau:<br />
Khi tải của hệ thống điện bằng 25% tải định mức:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 51-8/2017 37<br />
0.02<br />
<br />
<br />
1<br />
0.015<br />
<br />
2<br />
0.01<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sai lech toc do goc Rotor<br />
0.005<br />
<br />
<br />
0<br />
<br />
<br />
-0.005<br />
<br />
<br />
-0.01<br />
<br />
<br />
-0.015<br />
<br />
<br />
-0.02<br />
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10<br />
t<br />
<br />
<br />
Hình 10. Đặc tính sai lệch tốc độ góc rotor<br />
1: Là đường đặc tính sử dụng bộ ổn định công suất thông thường<br />
2: Là đường đặc tính sử dụng bộ ổn định công suất mờ<br />
Khi tải của hệ thống điện bằng 75% tải định mức:<br />
0.06<br />
<br />
<br />
1<br />
0.04<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
0.02<br />
Sai lech toc do goc Rotor<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-0.02<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-0.04<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-0.06<br />
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10<br />
t<br />
<br />
<br />
Hình 11. Đặc tính sai lệch tốc độ góc rotor<br />
1: Là đường đặc tính sử dụng bộ ổn định công suất thông thường<br />
2: Là đường đặc tính sử dụng bộ ổn định công suất mờ<br />
Dựa trên đặc tính sai lệch tốc độ góc rotor thu được, ta thấy rằng khi có sự tham gia của bộ<br />
ổn định công suất mờ vào hệ thống điện, đã làm cho độ quá điều chỉnh và số lần dao động giảm đi<br />
rất nhiều, so với khi hệ thống chỉ sử dụng bộ ổn định công suất thông thường.<br />
5. Kết luận<br />
Bộ ổn định công suất mờ đã làm giảm biên độ và số lần dao động của sai lệch tốc độ góc<br />
quay rotor, do vậy, sẽ nhanh chóng đưa hệ thống điện về trạng thái ổn định mới, vì vậy sẽ nâng<br />
cao tính ổn định của hệ thống điện. Việc nghiên cứu mô hình hệ thống điện với sự tham gia của bộ<br />
ổn định công suất mờ, có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển nghiên cứu để chế tạo bộ điều khiển<br />
thực áp dụng cho hệ thống điện, nhằm mục đích nâng cao ổn định cho hệ thống.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Lã Văn Út, Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,<br />
2000.<br />
[2]. Prabha Kundur, Power system stability and control, Mc Greew-Hill, 1994.<br />
[3]. Jan Machowski, Janusz Bialek, Dr Jim Bumby, Power System Dynamics: Stability and Control,<br />
Wiley Press, 2008.<br />
[4]. A.Al-Hinai, “Dynamic stability enhancement using genetic algorithm power system stabilizer”,<br />
Power System Technology, 2010 International Conference, oct.2010, pp.1-7.<br />
[5]. A.Roosta, H.Khorsand, M.Nayeripour, “Design and analysis of fuzzy power system stabilizer”,<br />
in Innovative Smart Grid Technologies Conference Europe, 2010 IEEE PES, oct.2010, pp.1-7.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 05/6/2017<br />
Ngày phản biện: 23/6/2017<br />
Ngày duyệt đăng: 19/7/2017<br />
<br />
<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 51-8/2017 38<br />