intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Năng lượng sinh học

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:45

287
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mọi tế bào, cơ thể sống đều cần năng lượng cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển. Các thành phần trong thức ăn có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể là Glucid, Lipid và Protein. Năng lượng sinh học hay sự phosphoryl oxy hóa hay sự hô hấp tế bào là sự đốt cháy các chất hữu cơ tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Năng lượng sinh học

  1. Năng lượng sinh học Mục tiêu: 1. Phân tích khái quát các bước thoái hóa glucid, lipid và protein để tạo ATP. 2. Trình bày được sơ đồ chuỗi vận chuyển điện tử và cơ chế tạo ATP ở ty thể. 3. Trình bày được chu trình acid citric: các phản ứng, năng lượng sinh ra, đặc điểm và ý nghĩa.
  2. 1. Khái quát sự thoái hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể • Mọi tế bào, cơ thể sống đều cần năng lượng cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển. • Các thành phần trong thức ăn có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể là Glucid, Lipid và Protein. • Năng lượng sinh học hay sự phosphoryl oxy hóa hay sự hô hấp tế bào là sự đốt cháy các chất hữu cơ tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
  3. 1. Khái quát sự thoái hóa glucid, lipid và protein gtrong cơ thể • Sự đốt cháy các chất hữu cơ Ngoài cơ thể Trong cơ thể -nhanh, mạnh, cần -Nhiệt độ không cao, môi ngọn lửa trường 2/3 là nước, xảy ra từ từ từng bước -Oxy không khí tiếp xúc trực tiếp với cơ -Oxy không tiếp xúc trực chất tiếp với cơ chất -Năng lượng giải -Năng lượng giải phóng phóng cùng 1 lúc dưới dần, dưới dạng hóa năng dạng nhiệt là chính, cần cho các hoạt động sống.
  4. Bước 1 Bước 2 Tóm tắt các con đường dị hóa Bước 3
  5. 2. Bản chất của sự hô hấp tế bào • Quá trình tế bào sử dụng oxy đốt cháy các chất hữu cơ sinh năng lượng, giải phóng CO2 và H2O gọi là hô hấp tế bào 2.1.Quá trình tạo CO2 và H2O: - CO2 tạo thành do phản ứng khử carboxyl, enzym xúc tác là decarboxylase. Năng lượng giải phóng không nhiều: RCOOH → RH + CO2 - H2O được tạo thành nhờ một dây chuyền các phản ứng tách và vận chuyển H và e từ cơ chất đến O2 qua một loạt chất trung gian. Giải phóng nhiều năng lượng.
  6. 2.2.Chuỗi hô hấp tế bào (Chuỗi vận chuyển điện tử) • Điện tử được chuyển qua một loạt các chất vận chuyển cuối cùng đến O2.
  7. Các protein của chuỗi vận chuyển điện tử ty thể
  8. Phức hợp I, NADH Dehydrogenase (NADH-CoQ Reductase) • Xúc tác sự vận chuyển điện tử và H+ từ NADH và proton từ trong ty thể đến ubiquinone (CoQ). • Kèm theo với quá trình này là sự vận chuyển 4 H+ từ trong lòng ty thể đến khoảng giữa hai màng. NADH + 5H+M + Q → NAD+ + QH2 + 4H+(khoảng giữa 2 màng)
  9. Cơ chế vận chuyển điện tử và H của NAD+
  10. Các trung tâm sắt lưu huỳnh
  11. Phức hợp I Khoảng giữa 2 màng Lòng ty thể
  12. Phức hợp II, Succinat Dehydrogenase (Succinat- CoQ Reductase) • Là enzym gắn màng duy nhất của chu trình acid citric. • Oxy hóa succinat thành fumarat. FAD bị khử thành FADH2, rồi nhanh chóng chuyển e đến trung tâm Fe-S và cuối cùng tới ubiquinon (CoQ).
  13. Phức hợp Succinat Dehydrogenase. Sự di chuyển điện tử tới ubiquinon, QH2.
  14. Cơ chế vận chuyển e của FAD hay FMN
  15. Ubiquinon(coenzym Q) -Là benzoquinon có chuỗi bên isoprenoid dài, tan trong lipid. -Kích thước nhỏ cho phép nó chuyển động trong màng. -Khả năng gắn e- và H+ cho phép nó đảm nhận 2 chức năng nhận và chuyển e- và H+.
  16. Khoảng giữa 2 màng Lòng ty thể Sự vận chuyển điện tử đến coenzym Q
  17. Phức hợp III, Ubiquinon-cytochrom c oxidoreductase • Gồm 3 thành phần Cyt b, trung tâm Fe-S và cyt c1 • Vận chuyển e từ QH2 đến cytochrome c, cùng với đó là vận chuyển 4 H+ từ trong lòng ty thể ra khoảng giữa hai màng. • Sự vận chuyển e và H+ qua phức hợp rất phức tạp, nhưng kết quả là: QH2 + 2 cyt c1(oxy hóa) + 2H+ → Q + 2 cyt c1(khử) + 4H+(khoảng giữa 2 màng)
  18. Phức hợp III còn gọi là phức hợp cytochrom bc1
  19. Cytochrom c • Protein tan trong nước của khoảng giữa 2 màng. • Nhận e từ cytochrom c1 của phức hợp III, chuyển qua nhân hem, sau đó e được chuyển cho phức hợp IV.
  20. Phức hợp IV, Cytochrom oxidase • Nhận e từ cytochrom c và khử O2 thành H2O. • Điện tử được chuyển cho một trong hai ion Cu+ trong phức hợp (cyt a), sau đó chuyển cho 2 nhân hem, rồi chuyển cho ion Cu+ khác (cyt a3) và cuối cùng đến O2. • Kết quả là: 2 cyt c(khử) + 4H+M + 1/2O2 → 2cyt c(oxy hóa) + 2H+(giữa 2 màng) +H2O
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2