intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGÂN HÀNG ĐAU ĐẤU VÌ CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

79
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con số lợi nhuận ngân hàng luôn được dư luận để mắt vì tính nhạy cảm của nó. Tuy nhiên, khác với con số khủng những năm trước, năm nay nhiều ngân hàng đang đau đầu lo khó hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận…Tăng trưởng tín dụng thấp Thông tin về hoạt động trong tuần từ 16/7 - 20/7/2012 của NHNN cho biết, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng đối với các giao dịch bằng VND giảm đối với các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng và 12 tháng, các mức giảm lần lượt là 0,11%, 0,71%...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGÂN HÀNG ĐAU ĐẤU VÌ CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN

  1. NGÂN HÀNG ĐAU ĐẤU VÌ CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN Con số lợi nhuận ngân hàng luôn được dư luận để mắt vì tính nhạy cảm của nó. Tuy nhiên, khác với con số khủng những năm trước, năm nay nhiều ngân hàng đang đau đầu lo khó hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận… Tăng trưởng tín dụng thấp Thông tin về hoạt động trong tuần từ 16/7 - 20/7/2012 của NHNN cho biết, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng đối với các giao dịch bằng VND giảm đối với các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng và 12 tháng, các mức giảm lần lượt là 0,11%, 0,71% và 0,49%... Về lý thuyết, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thấp sẽ hỗ trợ chi phí đầu vào, giúp các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Nhưng theo tìm hiểu của ĐTCK, tỷ lệ cho vay trên huy động tại nhiều TCTD là rất thấp, chỉ khoảng 60%. “Chi phí vốn rẻ, vốn nhiều nhưng đầu ra không có, trong khi 70 - 80% lợi nhuận của hầu hết ngân hàng ở Việt Nam vẫn đến từ tín dụng. Tăng trưởng tín dụng thấp chắc chắn sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí là lỗ”, chủ tịch HĐQT một NHTM nhận định. NHNN cũng vừa có công văn chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao, trong trường hợp dự kiến vượt chỉ tiêu thì báo cáo NHNN xem xét. Tuy nhiên, theo một chuyên gia kinh tế, việc
  2. các TCTD vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là rất khó. Theo vị chuyên gia này, có số liệu cho biết, tính đến tháng 7, tăng trưởng tín dụng của Hà Nội khoảng 2%, TP. HCM khoảng 0,5%; nhưng cũng có số liệu cho thấy, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn đang “giẫm chân tại chỗ” với con số 0,7% trong 7 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, với việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN, nhiều TCTD đã giảm lãi suất các khoản cho vay cũ về mức tối đa là 15%/năm; lãi suất khoản vay mới cho sản xuất - kinh doanh từ 11 - 15%/năm và lĩnh vực ưu tiên từ 10 - 13%/năm, cũng phần nào làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. “Sáu tháng đầu năm, Agribank đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đồng nghĩa với việc giảm doanh thu lãi tiền vay hơn 3.000 tỷ đồng. Nếu như đợt này áp dụng trần lãi suất cho vay tối đa 15%/năm, dự kiến Ngân hàng giảm doanh thu lãi tiền vay khoảng 4.500 tỷ đồng”, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Nguyễn Ngọc Bảo cho biết. “Nhìn lại vài quý gần đây, chưa bao giờ lãi suất huy động VND dưới 14 - 15%/năm, nên đương nhiên khoản vay trên 15%/năm là có lý do. Nếu đồng loạt hạ lãi suất những khoản vay cũ tối đa 15%/năm, chắc chắn sẽ làm giảm lợi nhuận mỗi tháng vài chục tỷ đồng, tùy vào danh mục của từng ngân hàng”, ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc VIB nhận định.
  3. Phí dịch vụ tăng cao Nhóm Nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng Standard Chartered (SCB) vừa công bố báo cáo cập nhật và dự báo về tổng quan thị trường Việt Nam nhận định, do lạm phát có xu hướng giảm nhanh, NHNN có cơ sở cắt giảm thêm lãi suất. Tuy nhiên, SCB cũng lưu ý, quyết định cắt giảm lãi suất có được đưa ra hay không còn phụ thuộc vào phản ứng thị trường ngoại hối tương lai. Lãnh đạo một NHTM nhận định, CPI giảm hai tháng liên tiếp, nhiều khả năng lãi suất sẽ cắt giảm trong những tháng cuối năm, khiến lợi nhuận của ngân hàng chắc chắn giảm, do giảm thu nhập từ lãi cho vay. Lãi suất cho vay liên tục giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận, nên ngân hàng đang phải tiết giảm chi phí, tăng các khoản thu để bù đắp. Theo tìm hiểu của ĐTCK, hiện khách hàng vay tiêu dùng cá nhân 200 triệu đồng tại NHTM X, lãi suất thể hiện trên hợp đồng là 16%/năm, nhưng khách hàng phải trả phí quản lý tài khoản vay, phí quản lý tài sản bảo đảm, phí giải ngân…, tính ra khoản vay của khách hàng lên đến 20%/năm. Hay tại NHTM Y, khách hàng vay tiêu dùng cá nhân 1,5 tỷ đồng, ngân hàng yêu cầu khách hàng trả phí thẩm định, phí giải ngân, phí cam kết, phí lập hồ sơ, phí pháp lý… Tính tổng thể, lãi suất là 18,5%/năm so với lãi suất ban đầu là 15,5%/năm. “Trong một chừng mực nào đó, việc thu phí là được phép và cần thiết khi lãi suất cho vay buộc phải hạ xuống thấp, mà rủi ro của khoản vay cao. Tuy
  4. nhiên, việc phát sinh nhiều loại phí dịch vụ sẽ làm nhụt chí người đi vay và cuối cùng ngân hàng cũng không có lợi gì”, ông Trung nói.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2