Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÍN HIỆU KẾT HỢP GIỮA MÃ PHA VỚI NHẢY<br />
BƯỚC TẦN SỐ TUYẾN TÍNH TRONG RA ĐA DẢI RỘNG<br />
Trịnh Xuân Trung1*, Trịnh Đăng Khánh2<br />
Tóm tắt: Sử dụng các dạng tín hiệu kết hợp giữa mã pha và mã tần số nhằm<br />
nâng cao chất lượng của các hệ thống ra đa tín hiệu dải rộng là hướng nghiên cứu<br />
đang được quan tâm. Dạng tín hiệu ra đa mã pha-nhảy bước tần số (PCSF-Phase<br />
Coded Stepped Frequency) được cải tiến từ dạng tín hiệu nhảy bước tần số thông<br />
thường (SF-Stepped Frequency). Bằng cách kết hợp giữa mã pha trong xung và<br />
điều chế tần số từ xung đến xung, dạng tín hiệu PCSF có thể đạt được bước tần lớn<br />
hơn dạng sóng SF. Với các hệ thống có cùng băng thông hiệu dụng, kỹ thuật PCSF<br />
tạo ra băng thông truyền lớn hơn, thời gian phát chuỗi xung ngắn hơn và độ nhạy<br />
Doppler giảm. Với bước tần không đổi, dạng tín hiệu PCSF cho phép mở rộng độ<br />
rộng xung, do đó công suất trung bình của tín hiệu phát tăng lên.<br />
Từ khóa: Nhảy bước tần số, Mã pha-nhảy bước tần số, Độ phân giải cao.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các kỹ thuật nâng cao khả năng phân giải rất quan trọng trong kỹ thuật ra đa.<br />
Tham số chính làm hạn chế khả năng phân giải cự ly của rađa là băng thông hiệu<br />
dụng của tín hiệu phát. Có nhiều cách mở rộng phổ của xung phát như: thu hẹp độ<br />
rộng xung, điều chế tần số hay pha của sóng mang trong xung. Việc giảm độ rộng<br />
xung làm giảm khả năng phân biệt theo tốc độ hướng tâm và công suất trung bình<br />
của tín hiệu, người ta thường sử dụng cách thứ hai là điều chế tần số hoặc pha của<br />
sóng mang. Có nhiều loại tín hiệu dải rộng khác nhau: tín hiệu điều chế tần số, tín<br />
hiệu mã pha, tín hiệu mã tần số, các tín hiệu kết hợp mã pha với mã tần số.[1]<br />
Nhảy bước tần số (SF:stepped-frequency) là một trong những tín hiệu băng<br />
rộng. Công thức biểu diễn như sau: [4]<br />
N 1<br />
t iTr / 2<br />
xSF (t ) rect ( ) exp[ j 2 ( f 0 if )t ] (1)<br />
i 0 <br />
ở đây: N là số bước nhảy, là độ rộng xung, f là kích thước của bước nhảy, Tr là<br />
chu kỳ lặp lại của xung và f0 là tần số sóng mang ban đầu.<br />
Hình 1 miêu tả một chuỗi xung tín hiệu nhảy bước tần số theo thời gian trên<br />
toàn bộ băng thông hiệu dụng B= N.f, TP là chu kỳ lặp lại của chuỗi xung. [4]<br />
f Một chuỗi N xung SF<br />
<br />
<br />
f 4 … N<br />
3<br />
1 2<br />
f0 t<br />
Tr TP<br />
Hình 1. Dạng tín hiệu nhảy bước tần số (SF).<br />
<br />
<br />
90 T. X. Trung, T. Đ. Khánh, “Nghiên cứu tín hiệu… ra đa dải rộng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Độ phân giải cự ly của ra đa SF tỷ lệ nghịch với độ rộng phổ của tín hiệu Nf<br />
[1]. Để nâng cao độ phân giải cự li, ta có thể tăng số bước nhảy tần số N. Không<br />
thể tăng N quá lớn vì sẽ làm tăng số liệu xử lý. Với một độ phân giải cho trước,<br />
người ta thường chọn việc tăng bước tần f, tuy nhiên bước tần cũng không thể<br />
quá lớn vì phải thoả mãn điều kiện f. ≤ 1 [6]. Nếu f quá lớn dẫn đến độ rộng<br />
xung sẽ rất nhỏ. Do đó, công suất trung bình của tín hiệu phát giảm, làm giảm cự<br />
ly phát hiện cực đại của rađa.<br />
Dạng tín hiệu PCSF (Phase Coded Stepped Frequency) được tạo ra bằng cách kết<br />
hợp giữa mã pha trong xung với nhảy bước tần số từ xung đến xung. Độ rộng xung<br />
PCSF là tổ hợp của các xung con nên thời gian tương đương của độ rộng xung<br />
không bị thay đổi, nghĩa là công suất trung bình của tín hiệu phát không bị giảm.<br />
2. PHƯƠNG TRÌNH MÔ TẢ VÀ HÀM BẤT ĐỊNH CỦA TÍN HIỆU PCSF<br />
Trước tiên, ta nghiên cứu phương trình toán học mô tả tín hiệu PCSF. Trên cơ<br />
sở phương trình toán học sẽ tính hàm bất định của tín hiệu. Mô phỏng hàm bất<br />
định trên công cụ MATLAB để có hình dạng của vật thể bất định. Từ vật thể bất<br />
định, đánh giá đáp ứng thời gian của bộ lọc phối hợp đối với tín hiệu phản xạ, giúp<br />
cho việc nghiên cứu xử lý phân giải cao HRR (High Range Resolution) được hoàn<br />
thiện hơn.<br />
2.1. Dạng tín hiệu PCSF<br />
Như đã giới thiệu ở trên, để có bước tần f lớn, cần giảm độ rộng xung . Dạng<br />
tín hiệu PCSF sẽ giảm độ rộng xung về c. Ở đây, c là độ rộng của xung con đã<br />
được mã pha thoả mãn điều kiện cf ≤ 1. Do đó, sử dụng điều chế pha trong xung<br />
cho phép ta tăng bước nhảy tần số f mà công suất trung bình của tín hiệu không<br />
bị giảm.<br />
Một chuỗi xung PCSF được miêu tả như trên hình 2. Trong đó gồm N xung độ<br />
rộng nhảy bước tần số tuyến tính từ xung đến xung với bước tần f. Các xung độ<br />
rộng được mã pha bởi K xung con có độ rộng c (=K.c).<br />
<br />
f Một chuỗi N xung PCSF<br />
N<br />
Tp<br />
c<br />
3<br />
f 2<br />
1<br />
t<br />
f0<br />
Tr Xung được mã pha trong xung bởi K xung con c<br />
<br />
<br />
Hình 2. Dạng tín hiệu PCSF kết hợp mã pha độ dài K với nhảy bước tần số N xung.<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 91<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
Khi dùng mã pha Barker có độ dài mã K =13 với:<br />
ck = {1, 1, 1, 1, 1, -1, -1, 1 , 1, -1, 1, -1, 1}<br />
Khi mã pha là mã P4 với độ dài K :<br />
ck = (k-1)(k-1-K)/K với 1 ≤ k ≤ K<br />
Một xung mã pha được định nghĩa như sau: [6]<br />
1 K 1 1 t k c<br />
<br />
u PC (t ) K k 0<br />
ck<br />
c<br />
rect (<br />
c<br />
) 0 t <br />
(2)<br />
0 t [0, ]<br />
<br />
ở đây K c và ck là chuỗi nhị phân mã pha được cho ở trên.<br />
Như vậy, một chuỗi xung mã pha nhị phân gồm N xung khi chưa có nhảy bước<br />
tần số được mô tả như sau:<br />
1 N 1 1 N 1 K 1 1 t nTr k c<br />
u N (t ) u (t nTr ) ck rect ( ) (3)<br />
N n 0 NK n 0 k 0 c c<br />
<br />
Kết hợp (1) và (3) lại ta có tín hiệu PCFS được định nghĩa như sau:<br />
1 N 1 K 1 1 t nTr k c<br />
u (t ) ck rect ( ) exp[ j 2 ( f 0 nf )t ] (4)<br />
NK n 0 k 0 c c<br />
Có thể viết lại (4) như sau:<br />
N 1 K 1<br />
1<br />
u (t ) c v(t k k c nTr ) exp[ j 2 ( f 0 nf )t ] (5)<br />
NK n 0 k 0<br />
<br />
<br />
1 / c 0 t c<br />
với v(t ) <br />
0 t 0, c <br />
<br />
2.2. Hàm bất định của tín hiệu PCSF<br />
Hàm bất định của tín hiệu PCSF có mối liên hệ với hàm bất định của tín hiệu<br />
mã pha nhị phân. Chúng ta biết rằng hàm bất định của một tín hiệu u(t) bất kỳ<br />
được định nghĩa:<br />
<br />
( , ) u (t )u * (t ) exp( j 2 t )dt (6)<br />
<br />
<br />
Việc tính hàm bất định của tín hiệu PCSF được thực hiện như sau:<br />
2.2.1. Tính hàm bất định của một xung mã pha<br />
Một xung mã pha bởi K xung con có độ rộng c được định nghĩa:<br />
1 K 1<br />
u PC (t ) ck (t k c )<br />
K k 0<br />
(7)<br />
<br />
Đối với các tín hiệu mã pha, người ta thường tính hàm tự tương quan. Việc tính<br />
hàm bất của tín hiệu mã pha hết sức phức tạp.<br />
Đặt m / c là hàm lấy phần nguyên. Thay (7) vào (6) và thực hiện tính tích<br />
<br />
<br />
92 T. X. Trung, T. Đ. Khánh, “Nghiên cứu tín hiệu… ra đa dải rộng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
phân ta nhận được hàm bất định của một xung mã pha:<br />
PC , exp[ j ( c ( m ))].<br />
sin ( c | m c |) | m c | 1 K 1 m (8)<br />
1 . ck ck m exp( j 2k c )<br />
( c | m c |) c K k 0<br />
<br />
với –(K-1) ≤ m ≤ (K-1)<br />
2.2.2. Tính hàm bất định của chuỗi N xung mã pha<br />
Chuỗi N xung mã pha được viết dưới dạng:<br />
N 1<br />
1<br />
u NPC (t ) <br />
N<br />
u<br />
n0<br />
PC (t nTr ) (9)<br />
<br />
trong đó: Tr là chu kỳ lặp của xung, N là số xung.<br />
Hàm bất định của chuỗi N xung mã pha có quan hệ với hàm bất định của một<br />
xung mã pha theo công thức: [4]<br />
1 N 1 sin[ ( N | p | Tr )]<br />
NPC ( , ) PC ( pTr , )e j ( N 1| p|T ) r<br />
(10)<br />
N p ( N 1) sin(Tr )<br />
2.2.3. Tính hàm bất định của tín hiệu PCSF<br />
Chuỗi N xung mã pha nhảy bước tần số từ xung đến xung được viết:<br />
1 N 1 j 2 ( f 0 nf )( t nTr ) 1 N 1<br />
u (t ) PC<br />
N n 0<br />
u (t nTr ).e un (t nTr )<br />
N n0<br />
(11)<br />
<br />
Với u n (t ) u PC (t )e j 2 ( f 0 nf ) t<br />
Khi đó hàm bất định của chuỗi xung PCSF sẽ là:<br />
N 1<br />
1 j 2nTr<br />
( , ) u * (t ).u (t ).e j 2t dt e . n ( nTr , ) (12)<br />
<br />
N n0<br />
N 1<br />
1 j 2 ( f 0 nf )Tr<br />
Với n ( , ) u * (t ).un (t ).e j 2t dt <br />
n e . PC ( , )<br />
<br />
N n0<br />
<br />
Công thức (12) mô tả hàm bất định của tín hiệu PCFS, trong đó: PC ( , ) là<br />
hàm bất định của một xung mã pha nhận được từ (8), với p | / Tr | là hàm lấy<br />
phần nguyên của / Tr .<br />
<br />
3. TÍNH TOÁN VÀ VẼ HÀM BẤT ĐỊNH TRÊN MATLAB<br />
Để mô phỏng hàm bất định của tín hiệu bất kỳ, chúng ta biểu diễn tín hiệu u(t)<br />
thành các thành phần biên độ, pha và tần số như sau:<br />
u (t ) U (t ).e j 2 [ f ( t ) (t )] (13)<br />
<br />
Khi rời rạc hóa chúng ta có thể coi u(t) là tổng của các thành phần rời rạc cả về<br />
pha, biên độ và tần số. Khi đó, việc tính tích chập u*(n).u(n-k) dưới dạng số học<br />
được thực hiện một cách dễ dàng bằng các hàm matlab.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 93<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
Kết quả tính toán và vẽ hàm bất định đối với các dạng tín hiệu:<br />
- Tín hiệu SF thông thường.<br />
- Tín hiệu mã pha thông thường (Baker 13, P4).<br />
- Tín hiệu PCSF:nhảy bước tần số kết hợp Baker 13 và P4 với K =13.<br />
Các tham số tính toán đối với tín hiệu PCSF:<br />
- Độ rộng xung con mã pha: c 1 s<br />
- Chu kỳ lặp của xung Tr = 4.<br />
- Số xung N = 8.<br />
- Chọn c.f = 1.<br />
Tín hiệu PCSF sử dụng mã pha Barker 13 để điều chế trong xung (K=13).<br />
Kết quả tính toán tạo dạng tín hiệu và tính hàm bất định của tín hiệu PCSF cho<br />
trên các hình 3 và hình 5.<br />
Các tham số tính toán với tín hiệu SF:<br />
- Độ rộng xung: 1 s<br />
- Chu kỳ lặp của xung Tr = 4.<br />
- Số xung N = 8.<br />
Kết quả mô phỏng tạo dạng sóng và tính hàm bất định của dạng tín hiệu SF cho<br />
trên các hình 6 và hình 7.<br />
.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Tín hiệu PCSF với Baker 13.<br />
|(,)|<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Một xung mã pha Baker 13 Hình 5. Hàm bất định dạng sóng<br />
cho qua bộ lọc Gausian. PCSF với Baker 13.<br />
<br />
94 T. X. Trung, T. Đ. Khánh, “Nghiên cứu tín hiệu… ra đa dải rộng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
|(,)|<br />
Hình 6. Dạng tín hiệu SF. Hình 7. Hàm bất định của tín hiệu SF.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) b)<br />
<br />
Hình 8. Lược đồ hàm bất định của tín hiệu PCSF (a) và SF (b).<br />
<br />
4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
So sánh hàm bất định của tín hiệu PCSF trên hình 5 với tín hiệu SF trên hình 7,<br />
ta có một số nhận xét sau:<br />
- Trung tâm của đỉnh hàm bất định bị nén lại theo trục thời gian và trải ra trên<br />
trục tần số. Đây là đặc điểm chung của dạng sóng nhảy bước tần số.<br />
- Độ rộng của các búp chính trên trục tần số của cả hai hàm bất định bằng nhau,<br />
do đó độ phân giải Doppler của hai dạng tín hiệu là như nhau.<br />
- Trên hình 7, mức búp bên xấp xỉ không ở vị trí / =0,5. Trên hình 5, mức búp<br />
bên xấp xỉ không ở vị trí /c =0,5. Tuy nhiên, c = /13 nên với cùng một độ phân<br />
giải khoảng cách, tín hiệu PCSF cho phép chúng ta mở độ rộng xung phát ra 13<br />
lần, do đó công suất trung bình sẽ tăng lên 13 lần.<br />
- Tín hiệu PCSF có mức búp bên của hàm tự tương quan doppler thấp hơn tín<br />
hiệu SF. Đây là tham số quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lọc mục tiêu di động.<br />
Chúng ta biết rằng các điểm 0 doppler xuất hiện tại đỉnh của các búp chính với<br />
khoảng cách tần số bằng 1/N.. Đối với dạng sóng PCSF, các búp bên xuất hiện tại<br />
các tần số bằng 1/ có mức đỉnh thấp hơn so với dạng sóng SF. Điều đó có nghĩa<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 95<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
là, đối với các mục tiêu chuyển động, tần số doppler khác không, tín hiệu PCSF<br />
cho tín hiệu đầu ra ở bộ lọc phối hợp có biên độ cao hơn tín hiệu SF.<br />
<br />
5. XỬ LÝ HRR TÍN HIỆU PCSF<br />
Tín hiệu ở đầu ra máy thu được đưa qua hai giai đoạn xử lý nén xung. Giai đoạn<br />
đầu tiên sử dụng một bộ lọc phối hợp để cho độ phân giải cự ly thô. Giai đoạn thứ<br />
hai là quá trình thực hiện tính IFFT (biến đổi Fourier ngược) để nhận được độ phân<br />
giải cự ly tinh.<br />
Chuỗi xung PCFS phản xạ trở về từ mục tiêu, theo (5) nếu bỏ qua thành phần<br />
biên độ, chúng ta có thể viết:<br />
1 N 1 M 1 K 1<br />
u (t ) v(t k c nTr mT p ) exp[ j 2 ( f 0 nf )t ] (14)<br />
NK n 0 m 0 k 0<br />
Pha của tín hiệu thu được sẽ là:<br />
2 ( f 0 nf )2( R0 v r t ) (15)<br />
trong đó vr là tốc độ hướng tâm của mục tiêu.<br />
Pha của tín hiệu thu được từ mục tiêu của xung con thứ k trong xung thứ n và<br />
chuỗi xung m sẽ là:<br />
2 <br />
2 ( f0 nf ) [R0 vr (k c nTr mTp )] (16)<br />
c <br />
trong đó: T p là chu kỳ lặp lại của chuỗi xung PCSF.<br />
Đặt 0 2 R0 / c , f d 2( f 0 nf )v r / c , f n f 0 nf và thời gian lấy mẫu<br />
t s c , (16) có thể viết:<br />
2 f n 0 kf d c nf d Tr mf d T p (17)<br />
Chúng ta biết rằng, tín hiệu phản xạ từ mục tiêu chịu ảnh hưởng bởi hiệu ứng<br />
Doppler của các mục tiêu chuyển động. Mã pha là tín hiệu nhạy cảm với sự dịch<br />
chuyển Doppler. Sự dịch tần Doppler làm cho các búp bên của vật thể bất định cao<br />
hơn và làm cho búp chính thấp đi. Số hạng kf d c trong (17) xác định tần số<br />
Doppler đối với giai đoạn đầu tiên của quá trình nén xung, được thực hiện trong độ<br />
rộng . Số hạng nf d Tr xác định độ dịch tần đối với giai đoạn thứ hai của quá trình<br />
nén xung, được thực hiện trong chùm xung có chu kỳ. Thay f d 2( f 0 nf )v r / c<br />
vào nf d Tr chúng ta nhận được một số hạng tuyến tính và một số hạng bình phương<br />
như sau:<br />
vr 2v 2v<br />
2f 0 r .nTr 2f r n 2Tr<br />
n 2 .2nTr ( f 0 nf ) (18)<br />
c c c<br />
Trong đó, số hạng tuyến tính không thay đổi theo hình dạng của mục tiêu. Số<br />
hạng bình phương tạo ra sự suy giảm và méo trong xử lý HRR.<br />
<br />
<br />
96 T. X. Trung, T. Đ. Khánh, “Nghiên cứu tín hiệu… ra đa dải rộng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
6. KẾT LUẬN<br />
Tín hiệu PCSF là một dạng cấu trúc tín hiệu mới được ứng dụng trong rađa<br />
phân giải cao để giải quyết mâu thuẫn giữa mục tiêu đạt được độ phân giải cao với<br />
việc hạn chế công suất trung bình của tín hiệu phát.<br />
Bài báo bước đầu đưa ra hàm toán học miêu tả dạng sóng và hàm bất định<br />
PCSF. Từ đó, tiến hành tính toán mô phỏng MATLAB để làm sáng tỏ một số ưu<br />
điểm của tín hiệu này. Đồng thời, phân tích một số vấn đề trong xử lý tín hiệu làm<br />
sáng tỏ đặc tính Doppler của tín hiệu PCSF.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Donald R. Wehner, “High-Resolution radar”, (2nd) [M].Artech Houst, 1995.<br />
[2]. Daniel B.Koch, “Processing consideration for hybrid utilizing coniplenientaw<br />
phase coding and liner frequency stepping”, [J] IEEE intemational radar<br />
conference, 1990.<br />
[3]. DR.R.S.Robertson, M.Autry, C.Brenneise, A.KaBaiid, “Instrurnentation<br />
radar with one foot range resolution”, [J] IEEE. 1991.<br />
[4]. Nadav Levanon and Eli Mozeson, “Radar signals”, A John Wiley & Son,<br />
Inc, 2004.<br />
[5]. Bassem R. Mahafza, Ph.D, “Radar Systems Analysis and Design Using<br />
MATLAB”, Chapman & Hall/CRC, 2000.<br />
ABSTRACT<br />
THE STUDY ON THE COMBINATION OF PHASE CODE WITH STEPPED<br />
FREQUENCY SIGNALS IN WIDEBAND RADAR<br />
The waveforms that combined of phase code and frequency code were interested<br />
in researching in order to improve the wideband radar systems. A phase coded<br />
stepped frequency (PCSF) radar waveform is an improvement of linearity stepped<br />
frequency (SF) radar waveform. By combining the intra-pulse phase and inter-pulse<br />
frequency modulations, the PCSF enables larger frequency step sizes than SF. With<br />
the same system effective processing bandwidth, PCSF technique made bandwidth<br />
traversed faster, time of sent pulse cluster shorter, data rate higher and Doppler<br />
sensitivity lower. If frequency step size is not changed, PCSF waveform enables to<br />
extend the pulse width, so the average power of transmit signal does increase.<br />
Keywords: Stepped Frequency, Phase Coded Stepped Frequency, High Range Resolution.<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 06 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 26 tháng 07 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 08 năm 2016<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Điện tử – Viện Khoa học Công nghệ Quân sự;<br />
2<br />
Khoa Vô tuyến – Học viện Kỹ thuật Quân sự.<br />
*<br />
E-mail: hoangtrungvdt@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 97<br />