intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguy cơ do huyết khối tĩnh mạch sâu

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

106
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) ít gặp ở lứa tuổi dưới 40 nhưng gặp nhiều ở những người trên 45 tuổi. Bệnh có thể xảy ra ở các tĩnh mạch sâu khắp cơ thể, nhưng thường thấy ở bắp chân và bắp đùi, do máu đông đóng thành khối gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần mạch máu. Khoảng 10% trường hợp HKTMS có thể gây nghẽn mạch phổi và tử vong. Những nguy cơ dẫn đến HKTMS là gì? Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ dẫn đến HKTMS gia tăng trong các trường hợp sau:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguy cơ do huyết khối tĩnh mạch sâu

  1. Nguy cơ do huyết khối tĩnh mạch sâu
  2. Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) ít gặp ở lứa tuổi dưới 40 nhưng gặp nhiều ở những người trên 45 tuổi. Bệnh có thể xảy ra ở các tĩnh mạch sâu khắp cơ thể, nhưng thường thấy ở bắp chân và bắp đùi, do máu đông đóng thành khối gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần mạch máu. Khoảng 10% trường hợp HKTMS có thể gây nghẽn mạch phổi và tử vong. Những nguy cơ dẫn đến HKTMS là gì? Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ dẫn đến HKTMS gia tăng trong các trường hợp sau: - Ít vận động: Mọi lý do như bệnh tật, chấn thương, thói quen nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt, hành trình lâu dài trên máy bay, tàu hỏa và xe hơi... mà cơ thể không hoặc ít vận động, đều có thể tăng nguy cơ HKTMS. Bởi vì khi cơ thể không vận động, máu trong tĩnh mạch sẽ chảy chậm và làm tăng nguy cơ đông máu. - Tĩnh mạch bị tổn thương: Bệnh viêm mạch (vasculitis), hóa trị liệu, đụng dập do chấn thương gây tổn thương ở tĩnh mạch làm tăng nguy cơ b ị HKTMS. Ngược lại chính HKTMS lại có thể làm tổn thương thành tĩnh mạch và làm tăng nguy cơ bị thêm một HKTMS khác trong mạch máu.
  3. - Do dùng thuốc điều trị là hormon sinh dục nữ: Các thuốc có chứa estrogen khi dùng để điều trị một số bệnh như ung thư, chữa chứng tiền mãn kinh có tác dụng phụ làm cho máu dễ đông hơn, do đó gia tăng nguy cơ bị HKTMS. - Do di truyền và mắc một số bệnh: Bệnh nhân bị ung thư, suy tim, mang thai, béo phì, trên 40 tuổi, di truyền từ cha mẹ sang con... là các yếu tố làm cho máu dễ đông, do đó tăng nguy cơ bị HKTMS. Biểu hiện của HKTMS HKTMS thường gặp ở cẳng chân hoặc đùi gồm các dấu hiệu: sưng, đau, đỏ đoạn chi, nhất là bụng chân. Bệnh thường xảy ra ở một chân, song cũng có thể bị cả hai chân, cảm giác đau tăng khi co gập chân. Trường hợp nặng có thể thấy lở loét ở bắp chân và gặp nhiều nếu HKTMS tại tĩnh mạch đùi, ở người béo phì hoặc có nhiều HKTMS ở cùng một chân. Tuy nhiên cũng có trường hợp không có một triệu chứng gì ở chân đang bị HKTMS, bệnh chỉ được phát hiện khi đã gây biến chứng tắc nghẽn mạch phổi do hậu quả của HKTMS ở chân. Khi bị tắc nghẽn mạch phổi xuất hiện các triệu chứng: khó thở, đau ngực và ngất. Đây là một biến chứng nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Lý do gây ra tắc nghẽn mạch phổi là do HKTMS tạo nên một khối máu đông dài, mềm, một đầu dính vào thành
  4. mạch, một đầu tự do di động theo dòng máu chảy. Khối máu đông có thể bị tách rời và "trôi" theo dòng máu đến các nơi khác trong cơ thể và gây nghẽn mạch tiếp theo. Trường hợp khối máu đông vào tĩnh mạch chủ, vào tim rồi lên phổi gây nên chứng nghẽn mạch phổi (pulmonary embolism). Khi nghẽn mạch phổi nặng sẽ gây xẹp phổi và suy tim, bệnh nhân có thể tử vong đột ngột. HKTMS có những triệu chứng được phát hiện nhờ các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm có thể giúp phát hiện khối máu đông trong tĩnh mạch chân, với kỹ thuật Doppler siêu âm có thể giúp biết tốc độ di chuyển của máu trong tĩnh mạch; Chụp Xquang tĩnh mạch sau khi tiêm chất cản quang sẽ cho thấy chất này có di chuyển bình thường trong tĩnh mạch hay bị chặn lại do có HKTMS; Làm test D-dimer, là một xét nghiệm máu đặc biệt để phát hiện những mảnh máu đông bị vỡ trong máu, kết quả càng nhiều mảnh máu đông thì càng nhiều khả năng có HKTMS. Các phương pháp điều trị Mục đích điều trị HKTMS là nhằm hạn chế khối máu đông lớn lên, ngăn chặn chúng tan vỡ ra di chuyển về phổi để tránh tai biến nghẽn mạch phổi, tránh biến chứng và tái phát HKTMS. Có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp sau đây:
  5. - Thuốc chống đông máu: dùng các thuốc chống đông máu như heparin và warfarin dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc để điều trị và chống tái phát. - Sử dụng loại tất đặc biệt (compression stockings) nhằm tránh tổn thương phần mềm, phòng ngừa và giảm sưng, đau, lở loét ở chân. Phải dùng loại tất này với thời gian hàng năm hoặc nhiều tháng, sau khi bị HKTMS, hằng ngày phải đeo tất từ lúc sáng sớm thức dậy cho đến khi đi ngủ buổi tối. - Kê cao chân khi nằm ngủ: Khi ngủ dùng gối kê bàn chân và cẳng chân hơi cao hơn bắp chân, cẳng chân cao hơn đùi để giảm áp lực lên tĩnh mạch chân. Biện pháp phòng bệnh Để phòng bệnh cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp: tăng cường vận động, sau một ca phẫu thuật kéo dài, hay phụ nữ sau khi sinh đẻ, cần tránh bất động hoặc nằm lâu ngày; những người ít vận động, cần tăng cường vận động. Người có rối loạn về đông máu cần được dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ. Nếu phải đi trên tàu, xe, máy bay trong thời gian dài nên lưu ý tạo tư thế ngồi thoải mái, cứ khoảng nửa giờ cần co duỗi chân, thỉnh thoảng nên đi lại cho khí huyết lưu thông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2