intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lưu ý khi sinh con dưới nước

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

101
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biện pháp sinh con dưới nước dường như còn lạ lẫm với rất nhiều người. Đây là một cách sinh đẻ hiệu quả giúp bà bầu giảm đau đớn trong cơn vượt cạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lưu ý khi sinh con dưới nước

  1. Những lưu ý khi sinh con dưới nước Biện pháp sinh con dưới nước dường như còn lạ lẫm với rất nhiều người. Đây là một cách sinh đẻ hiệu quả giúp bà bầu giảm đau đớn trong cơn vượt cạn. Những lưu ý khi sinh con dưới nước (google image)
  2. Sinh con dưới nước được cho là một biện pháp rất tốt cho cả mẹ và bé. Và một trong những lợi ích của sinh con dưới nước chính là người mẹ sẽ bớt đau đớn hơn nhiều. Trong nhiều trường hợp khi sinh con dưới nước sẽ làm rút ngắn thời gian đau đẻ, nhằm giảm bớt căng thẳng cho người phụ nữ. Tuy nhiên khi lựa chon biện pháp sinh con dưới nước bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây: Trước khi đẻ 1. Tìm một người đỡ đẻ có kinh nghiệm trong việc đỡ đẻ cho những ca sinh con dưới nước 2. Lập ra một kế hoạch sinh đẻ và chuẩn bị nhiều giải pháp thay thế cho những biến chứng không mong muốn xảy ra 3. Đảm bảo cho bồn tắm đủ độ sâu để có thể làm nổi cánh tay lên. Không sử dụng phản lực dưới nước và các đường ống để tránh vi khuẩn xâm nhập
  3. 4. Mua một chiếc bồn tắm có thể thổi phồng hoặc bạn có thể thuê từ trung tâm dịch vụ sinh nở cũng được. 5. Kiểm tra phòng sinh nở có đủ rộng hay không, để bà đỡ có thể đặt đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình sinh. 6. Lau dọn bồn tắm thật sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng 7. Lắp đặt hai đường ống dẫn nước để tháo nước ra và dẫn nước vào, kết hợp với một máy bơm chìm để có thể tháo nước ra dễ dàng. 8. Đảm bảo rằng bộ chuyển đổi vòi nước vừa vặn với vòi nước mà bạn sẽ sử dụng để làm đầy nước trong bồn 9. Mua một chiếc lưới mắt cá được tiệt trùng để thu gom các chất cặn bã trong nước như cục máu đông hay chất nhầy.
  4. 10. Thử vài lần để xem xét xem mất khoảng bao lâu thì có thể làm đầy nước trong bồn. Bắt đầu sinh 11. Đổ đầy nguồn nước sạch vào trong bồn 12. Nhiệt độ của nước khoảng từ 95 – 101 độ F 13. Uống thật nhiều nước và ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa 14. Chờ cho tới khi các cơn co thắt xuất hiện, cổ tử cung giãn nở khoảng 5cm hay khi cơn đau lên đến đỉnh điểm thì bắt đầu ngồi vào bồn nước. 15. Ngồi vào bồn nước nếu quá trình đau đẻ xảy ra chậm, bằng cách này sẽ kích thích chuyển dạ. Nếu như khi ngồi vào bồn mà quá trình chuyển dạ vẫn xảy ra chậm thì bạn hãy bước ra ngoài, đi đi lại lại rồi lại vào ngội trong bồn nước.
  5. 16. Thay đổi các vị trí sinh Với sự chuẩn bị kĩ lưỡng cùng với những hỗ trợ kịp thời từ chồng và bà đỡ bạn sẽ có thể “mẹ tròn con vuông” Theo Bearein
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2