intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG NGUYÊN TÁC TRỒNG RAU AN TOÀN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

162
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình trồng RAT đang có chiều hướng phát triển rộng rãi trên phạm vi cả nước, đến nay đã có hàng ngàn ha với những vùng RAT lớn như: TP HCM, Hà nội, vĩnh long….điều này cho thấy RAT là yêu cầu cấp bách của cả người sản xuất, người tiêu dùng, nhà quản lý và toàn xã hội. Tuy nhiên để đạt được chất lượng RAT, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, cũng như có được thương hiệu RAT trên thị trường…. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG NGUYÊN TÁC TRỒNG RAU AN TOÀN

  1. NHỮNG NGUYÊN TÁC TRỒNG RAU AN TOÀN Chương trình trồng RAT đang có chiều hướng phát triển rộng rãi trên phạm vi cả nước, đến nay đã có hàng ngàn ha với những vùng RAT lớn như: TP HCM, Hà nội, vĩnh long….điều này cho thấy RAT là yêu cầu cấp bách của cả người sản xuất, người tiêu dùng, nhà quản lý và toàn xã hội. Tuy nhiên để đạt được chất lượng RAT, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, cũng như có được thương hiệu RAT trên thị trường…. Thì người sản xuất RAT cần phải nắm vững những nguyên tắc sau: - Chọn đất: đất trồng có thành phần cơ giới phù hợp, đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, PH đất từ 5,5 – 6,8, giữ được ẩm độ, giữ nước và thoát nước tốt, đất không bị nhiễm kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh, chân đất cao, cách ly với khu vực chất thải khu công nghiệp, bệnh viện và hệ thống nước thải sinh hoạt.
  2. Đối với đất trồng rau, kỹ thuật canh tác rất quan trọng đặc biệt là khâu làm đất, đất phải được làm kỹ, cày phơi ải, xử lý đất trước khi gieo trồng, lên luống cao, có hệ thống thoát nước tốt. - Nước tưới: dùng nguồn nước sạch như: nước sông, nước giếng , nguồn nước thải đã qua xử lý…. để tưới cho rau. Tuyệt đối không được dùng các nguồn nước đã bị ô nhiễm, nước thải khu công nghiệp, bệnh viện…để tưới cho rau. - Phân bón: Dùng phân chuồng đã được ủ hoai mục, đối với NPK cần phải bón cân đối và hợp lý theo chỉ dẫn, không được bón phân chuồng tươi. - Giống: Dùng giống sạch bệnh, giống kháng bệnh, phải biết rõ nguồn gốc xuất xứ của giống, nếu là giống ngoại nhập thì phải qua Kiểm dịch thực vật, trước khi gieo hạt cần phải xử lý hóa chất hoặc nhiệt độ để phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu. Đối với cây con trước khi đem trồng cần phải chọn những cây con khỏe mạnh, sạch sâu bệnh và phải được xử lý. * Biện pháp phòng trừ tổng hợp: - Thường xuyên giám sát đồng ruộng, kịp thời phát hiện sâu bệnh để phòng trừ.
  3. - Kỹ thuật canh tác: + Xen canh: Nên trồng các loại rau khác họ để hạn chế sâu bệnh hại phát triển như: trồng 2 -3 luống rau họ hoa thập tự với luống cà chua có thể hạn chế được 30 – 50% mật độ sâu tơ trên ruộng. + Luân canh: Trên cây rau có rất nhiều loài sâu bệnh gây hại vì vậy chúng ta không nên trồng thuần một loại rau trong một thời gian dài mà nên trồng luân canh các loại cây trồng khác họ nhau để giảm nguồn bệnh tồn trữ hàng năm như: Trồng một vụ rau một vụ lúa nước có thể hạn chế được những nấm bệnh tồn dư trong đất… + Giống: Sử dụng các loại giống kháng, sạch bệnh là biện pháp quan trọng đối với các loại sâu bệnh khó phòng trị, hiểu được đặc điểm từng loại giống, từng khu vực chúng ta sẽ đưa ra được một biện pháp hiệu quả nhất chẳng hạn như: Giống cải ngọt số 4 – ĐV- 101 thích hợp trong mùa mưa ít bị bệnh thối nhũn, sương mai, thán thư… + Bẫy cây trồng: Tìm hiểu đặc điểm của một số loài sâu hại chủ yếu trên cây rau và tiến hành trồng xen một số loại cây trên diện tích nhỏ để hấp dẫn, thu hút những loài sâu hại tới đây và phòng trừ ngay, chẳng hạn như: Trồng cây cải dại để hấp dẫn sâu tơ.
  4. - Biện pháp thủ công: + Bắt sâu non, ổ trứng, ngắt bỏ những lá bị bệnh trong ruộng, tạo ruộng thông thoáng. + Sử dụng bẩy dính để bắt trưởng thành của sâu tơ, bọ nhảy, rệp… - Biện pháp sinh học: + Bảo vệ thiên địch như ong ký sinh, bọ ngựa, dòi ăn rệp… để duy trì sự cân bằng. + Nhân nuôi và thả những loại thiên địch ký sinh có ý nghĩa điều hòa số lượng sâu hại nguy hiểm như ong ký sinh Dialegma semiclausum trên sâu tơ… - Sử dụng bẩy Pheromone giới tính để thu hút côn trùng trưởng thành vào bẩy rồi tiêu diệt hoặc để lan tỏa trên đồng ruộng làm con cái bị nhiễm loạn Pheromone cũng như sự giao phối của chúng. - Sử dụng thuốc sinh học, thuốc thảo mộc phòng trừ sâu bệnh hại nhất là giai đoạn đầu vụ và giai đoạn gần thu hoạch nhằm ít ảnh hưởng đến thiên địch và dư lượng chất độc trên sản phẩm.
  5. Một số thuốc sinh học như BT, V- BT, Vertimec, Song mã,Abamix, Ridomil gold, … phòng trừ sâu tơ, sâu xanh, rệp, bệnh s ương mai… thuốc thảo mộc như Azadirachtin, rotenone dùng để xua đuổi, phòng trừ và gây ngán cho nhiều loại sâu hại khác. - Biện pháp hóa học: Đối với thuốc hóa học phải thưc hiện theo nguyên tắc 4 đúng + Đúng lúc, đúng liều lượng, đúng thuốc, đúng cách + Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi sâu bệnh hại đạt đến ngưỡng phòng trừ + Sử dụng luân chuyển các loại thuốc có cơ chế tác động khác nhau như trừ sâu tơ sử dụng lần lượt các thuốc sau: Spinosad/ Abamectin/ Fipronil. Trừ bọ nhảy: Fipronil / Thiamethoxam/ Profenofos..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2