Ôn tập môn Phân tích hoạt động tài chính kinh doanh
lượt xem 63
download
Tóm tắt : Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đối với chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. o Nhận biết dạng : Lập đẳng thức kinh tế:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ôn tập môn Phân tích hoạt động tài chính kinh doanh
- ÔN TẬP MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KINH DOANH Kỳ phân tích là kỳ thực hiện. Kỳ gốc là kỳ trước hoặc kế hoạch. Phương pháp thay thế liên hoàn ( quan hệ tích hoặc thương) o Tóm tắt : Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đối với chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. o Nhận biết dạng : Lập đẳng thức kinh tế: Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Đẳng thức kinh tế được lập: Q = a x b x c x d. o Ví dụ bài tập tham khảo : bài 3 , bài 6 chương 1, bài 7 chương 3 Phương pháp số chênh lệch ( quan hệ tích hoặc thương) o Tóm tắt : là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn.Khác phương pháp thay thế liên hoàn ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. o Nhận biết dạng : Có thể khái quát phương pháp này như sau: - Mức độ ảnh hưởng nhân tố a : (a1 – a0) x b 0 x c0 x d0 = ΔQa - Mức độ ảnh hưởng nhân tố b : a1 x (b1 – b0) x c0 x d0 = ΔQb - Mức độ ảnh hưởng nhân tố c : a1 x b1 x (c1 – c0) x d0 = ΔQc - Mức độ ảnh hưởng nhân tố d : a1 x b1 x c1 x (d 1 – d0) = ΔQd Trang 1
- Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng : ΔQa + ΔQb + ΔQc + ΔQd = ΔQ o Ví dụ bài tập tham khảo : bài 7 chương 3 Phương pháp liên hệ cân đối ( quan hệ tổng hoặc hiệu) Tóm tắt : Phương pháp cân đối được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi chúng có quan hệ tổng với chỉ tiêu phân tích. Nhận biết dạng : Lập đẳng thức kinh tế và xác định đối tượng phân tích. Chỉ tiêu cần phân tích A chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố b và c. Đẳng thức kinh tế : A=b+c - Đối tượng pt: chỉ tiêu A giữa kỳ phân tích (1) và kỳ gốc(0) ΔA = A1 - A0 + Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: Δb= b 1 - b 0 Δc = c 1 - c0 + Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố: Δb + Δc = ΔA = A1 - A0 Ví dụ bài tập tham khảo : bài 5, 8 chương 1 Lưu ý chung cho 3 pp :khi nhận xét cần có lời nhận xét chi tiết và cụ thể, càng cụ thể, số liệu càng chi tiết càng tốt. Chương 2 Dạng 1: phân tích tình hình sử dụng lao động (bài mẫu : bài 5 chương 3 thầy đã cho kiểm tra và sửa bài trên bảng) Dạng 2 : phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu (bài mẫu : bài 9 chương 3 thầy đã cho kiểm tra) sẽ giải ở phần sau. Trang 2
- Dạng 3 : phân tích tình hình sử dụng TSCĐ (bài mẫu : bài 10 chương 3 thầy đã cho kiểm tra) sẽ giải ở phần sau. Chương 3 Dạng 1: phân tích hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được (xem ví dụ trong slide bài giảng của thầy) Dạng 2: phân tích chi phí trên 1000đ sản phẩm hàng hóa (xem ví dụ trong slide bài giảng của thầy) Dạng 3 : phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản mục giá thành (minh hoạ bằng bài giải ở phía dưới) GIẢI BÀI KIỂM TRA SỐ 2 Câu 1 : (chương 3 dạng 3 : phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản mục giá thành) Có 1 tài liệu về lượng giá các khoản mục giá thành để sản xuất sản phẩm X trong kỳ như sau: (đvt : 1000 đồng) Khoản mục Định mức Thực hiện chi phí Lượng Giá Chi phí Lượng Giá Chi phí Chi phí 2m 15 1,8m 17 NVLTT Chi phí NCTT 5h 7 5,5h 8 Chi phí SXC 5h 8 5,5h 9 Cộng Yêu cầu: phân tích và đánh giá các nhân tố lượng và giá của các khoản mục giá thành ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất thực hiện so với định mức. Biết rằng trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 15.000 sp. GIẢI Khoản mục Định mức Thực hiện Trang 3
- chi phí Lượng Giá Chi phí= Lượng Giá Chi phí = Lượng x Lượng x giá giá Chi phí 2 15 30 1.8 17 30.6 NVLTT Chi phí NCTT 5 7 35 5.5 8 44 Chi phí SXC 5 8 40 5.5 9 49.5 Cộng - - 105 124.1 Khoản mục Tổng chi phí SX Biến động Thực hiện/ Định mức giá thành Định mức = Thực hiện = Lương Giá Tổng Chi phí 1sp Chi phí 1sp (Định Mức) x (Thực hiện) x (*) (**) 15000sp 15000sp Chi phí NVLTT 450.000 459.000 -45.000 54.000 9.000 Chi phí NCTT 525.000 660.000 52.500 82.500 135.000 Chi phí SXC 600.000 742.500 60.000 82.500 142.500 Cộng 1.575.000 1.861.500 67.500 219.000 286.500 ảnh hưởng về lượng = ( lượng p/tích – lượng gốc) x giá gốc x số lượng SP p/tích (*) ảnh hưởng về giá = (giá p/tích – giá gốc) x lượng p/tích x số lượng SP kỳ p/tích (**) Nhận xét : Nhìn chung chi phí sản xuất trong giá thành của 15.000 sp X thực hiện so với định mức tăng thêm 286.5 tr. Nguyên nhân là do cả 3 chi phí : NVL TT. NCTT, SXC đều tăng . Xét về lượng và giá ảnh hưởng đến các khoản mục giá thành ; Trang 4
- Về nhân tố lượng : đã làm chi phí tăng 67.5 triệu. nguyên nhân là do lượng của NVL TT giảm trong 1 đv sp 0.2m (1.8 - 2) nhưng lượng của NCTT và SXC trong 1 đv sp đều tăng 0.5h (5 – 5.5). do vậy DN cần phải quan tâm đến chi phí NCTT và SXC để khắc phục việc tăng của các chi phí này. Về nhân tố giá : do giá của 1 đv lượng của 3 khoản mục giá thành đều tăng so với định mức nên đã làm chi phí tăng thêm 219 triệu. DN cần xem xét giá phải trả cho các yếu tố, nếu giá đã tăng mà định mức chưa điều chỉnh kịp thời thì đây là nguyên nhân khách quan, nếu cho rằng công tác định mức chưa khoa học và hợp lý thì đây là nhân tố chủ quan ở khâu định mức hoặc do công tác quản lý sản xuất còn nhiều tồn tại, làm cho các mức giá tăng lên. Đây là vấn đề mà DN cần tìm nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. Tóm lại: trong thực tế sản xuất các chi phí đều tăng lên so với định mức, điều này sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lên làm giảm tính cạnh tranh của sp trên thị trường. Do vậy DN cần nhanh chóng khắc phục việc tăng của các chi phí này, đặc biệt là nâng cao quá trình sử dụng người lao động để tránh gây tốn kém và lãng phí cho DN. Câu 2 : bài 10 chương 3 (chương 2 dạng 3 : phân tích tình hình sử dụng TSCĐ) Lập đẳng thức kinh tế: Giá trị sản lượng sx = số lượng máy sử dụng bquân/ năm x số ngày lviệc bquân x số giờ lviệc bquân/ ngày x sản lượng bquân mỗi giờ máy Q=axbxcxd Chỉ tiêu phân tích Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1 = 118 x 280 x 18.5 x 19 = 11.613.560 Kỳ gốc : Q 0 = a0 x b0 x c0 x d0 = 120 x 260 x 18 x 20 = 11.232.000 Đối tượng phân tích : ΔQ = Q1 – Q0 =11.613.560 - 11.232.000 = 381.560 Trang 5
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng (theo pp thay thế liên hoàn hoặc pp chênh lệch đều được) Theo pp chênh lệch : Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (số lượng máy sử dụng bquân/ năm) ΔQa = (a1 – a0) x b0 x c0 x d0 = (118 - 120) x 260 x 18 x 20 = -187.200 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (số ngày lviệc bquân) ΔQb = a1 x (b1 - b0) x c0 x d0 = 118 x (280 - 260) x 18 x 20 = 849.600 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (số giờ lviệc bquân/ ngày) ΔQc = a1 x b1 x (c1 - c0 ) x d0 = 118 x 280 x (18.5 - 18) x 20 = 330.400 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố d (sản lượng bquân mỗi giờ máy) ΔQd = a1 x b1 x c1 x (d1 - d0 ) = 118 x 280 x 18.5 x (19 - 20) = -611.240 Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng : ΔQa + ΔQb + ΔQc + ΔQd = (-187.200) + 849.600 + 330.400 + (-611.240) = 381.560 = ΔQ Kết luận : khối lượng sản xuất trong thực tế đã tăng so với định mức là 381.560 là do : Nhân tố số lượng máy sử dụng bquân/ năm giảm 2cái (118-120) làm KL SX giảm 187.200. Nhân tố số ngày lviệc bquân tăng 20 ngày(280-260) làm KL SP tăng 849.600 Nhân tố số giờ lviệc bquân/ ngày tăng 0.5giờ (18.5-18) làm KL SP tăng 330.400 Nhân tố sản lượng bquân mỗi giờ máy giảm 1Kg (19-20) làm KL SP giảm 611.240 Tóm lại : trong thực tế KL SP của DN tăng là do tăng số ngày làm việc và tăng số giờ làm việc trong ngày. DN cần chú ý đến sản lượng bquân mỗi giờ máy để có thể cải thiện, nâng cao thêm sản lượng, nếu máy móc đã sử dụng lâu, năng suất giảm thì cần phải cân nhắc xem xét việc việc nhập bổ sung thêm máy móc để đảm bảo được việc nâng cao KL SP SX. Trang 6
- GIẢI BÀI KIỂM TRA SỐ 1 Câu 1 : bài 5 chương 3 thầy đã sửa (chương 2 dạng 1: phân tích tình hình sử dụng lao động) Câu 2 : bài 9 chương 3(chương 2 dạng 2 : phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu) Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện 1. Số lượng nguyên liệu tồn đầu Mét 10.000 5.800 kỳ 2. Số lượng nguyên liệu nhập Mét 30.200 33.816 trong kỳ 3. Số lượng nguyên liệu tồn Mét 10.200 7.116 cuối kỳ 4. Tiêu hao nguyên liệu bình Mét/sp 30 32,5 quân / sp Lập đẳng thức kinh tế: VLTDKy + VLNTKy - VLTCKy Số lượng SP SX = MTHao abc Q= M Chỉ tiêu phân tích : a1 + b1 - c1 5800 33816 7116 Kỳ phân tích : Q 1 = = = 1000 M1 32.5 a0 + b 0 - c0 10000 30200 - 10200 Kỳ gốc : Q0 = = = 1000 M0 30 Đối tượng phân tích: ΔQ = Q1 – Q0 =1000 – 1000 = 0 Xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố (theo pp thay thế liên hoàn) Mức ảnh hưởng của nhân tố nguyên liệu tồn đầu kỳ: a1 + b 0 - c0 5800 30200 10200 QVLĐKy= - Q0 = - 1000 = -140 M0 30 Trang 7
- Mức ảnh hưởng của nhân tố nguyên liệu nhập trong kỳ: a1 + b 1 - c0 a1 + b 0 - c0 5800 33816 10200 5800 30200 10200 QVLNTKy= - = - M0 M0 30 30 = 121 Mức ảnh hưởng của nhân tố nguyên liệu tồn cuối kỳ: a1 + b 1 - c1 a1 + b 1 - c0 5800 33816 7116 5800 33816 10200 QVLCKy= - = - = M0 M0 30 30 103 Mức ảnh hưởng của nhân tố mức tiêu hao nguyên liệu bình quân /sp: a1 + b1 - c1 a1 + b1 - c1 5800 33816 7116 5800 33816 7116 QMTH= - = - =- M1 M0 32.5 30 84 Tổng hợp các nhân tố : QVLĐKy + QVLNTKy + Q VLCKy + QMTH = (-140) + 121 + 103 +(-84) = 0 = ΔQ Nhận xét: so với kế hoạch đã đề ra thì DN đã thực hiện đúng số sản phẩm cần giao cho khách hàng, là do các nhân tố : Do vật liệu tồn đầu kỳ giảm 4200m (10.000 – 5.800) mà mức tiêu hao nguyên liệu bình quân cho 1 sp tăng 2.5m (32.5 - 30) nên làm cho số sp do vật liệu kỳ trước còn lại SX ra giảm 140SP Do vật liệu nhập trong kỳ tăng 3616m (33.816 – 30.200) nên làm số sp làm ra tăng 121SP. Nếu mức tiêu hao không tăng mà được giữ nguyên như kế hoạch thì sẽ còn làm tăng số sp làm ra. Do vật liệu tồn cuối kỳ giảm 3084m ( 10.200 – 7116) nên làm tăng 103SP và làm ảnh hưởng đến kế hoạch kỳ sau: kế hoạch dự kiến vật liệu dự trữ SX là 340Sp (10200 : 30), thực tế dự trữ SX là 219Sp (7116 : 32.5), như vậy cùng với mức tiêu hao tăng lên từ 30 lên 32.5m/sp và nguyên liệu tồn kho cuối kỳ giảm nên đã làm cho kế hoạch sản xuất của kỳ sau bị ảnh hưởng khá nhiều. Do mức tiêu hao tăng 2.5m/sp (32.5 - 30) nên làm số sp sản xuất ra giảm 84SP. Điều này làm cho DN muốn sản xuất đủ số lượng sp thì phải tốn Trang 8
- thêm chi phí nhập nguyên liệu làm gia tăng chi phí và làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN. Trang 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập môn Phân tích hoạt động kinh doanh
6 p | 9000 | 2241
-
Câu hỏi ôn tập môn Quản trị sản xuất
10 p | 1685 | 569
-
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
7 p | 1604 | 483
-
Tài liệu ôn tập môn học Quản trị học
39 p | 626 | 288
-
Câu hỏi và trả lời Phân tích hoạt động kinh doanh
7 p | 936 | 203
-
Đề thi môn quản trị học
8 p | 849 | 201
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
7 p | 1155 | 156
-
Đề thi hết môn: Phân tích hoạt động kinh doanh
4 p | 1575 | 151
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG MÔN NGHIÊN CỨU MARKETING
8 p | 419 | 136
-
Ôn tập môn phân tích hoạt động kinh doanh
20 p | 249 | 64
-
Câu hỏi ôn tập chương 1 môn Phân tích hoạt động kinh doanh
16 p | 392 | 55
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Phân tích hoạt động kinh doanh năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 33 | 5
-
Kiểm soát giao dịch trong quản lý mối quan hệ của nhà bán lẻ với nhà cung cấp
13 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn