Quản lí và chăm sóc sức khỏe cho trẻ vị thành niên
lượt xem 0
download
Tài liệu "Quản lí và chăm sóc sức khỏe cho trẻ vị thành niên" nhằm giúp học viên trình bày được một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ vị thành niên. Vận dụng được các nguyên lí Y học gia đình trong quản lí và chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lí và chăm sóc sức khỏe cho trẻ vị thành niên
- QUẢN LÍ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Mục tiêu: 1. Trình bày được một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ vị thành niên. 2. Vận dụng được các nguyên lí Y học gia đình trong quản lí và chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giai đoạn vị thành niên (VTN) được tính từ 10-19 tuổi. Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi trẻ con sang tuổi trưởng thành. Đây là thời kỳ thay đổi đồng loạt và nhanh chóng cả về thể lực và tâm lý. Những thay đổi này mang tính rất phức tạp, đột biến và đa chiều. Điều quan trọng nhất của lứa tuổi vị thanh niên là quá trình dậy thì. Do mong muốn được trở thành người lớn và được đối xử như người lớn, muốn thoát khỏi sự rằng buộc của cha mẹ và gia đình, trẻ vị thành niên muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động, muốn thử sức mình và khám phá những cái mới để khẳng định mình là người lớn. Các em thích giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa và dễ dàng tâm sự nhiều chuyện với bạn bè của mình. Ở lứa tuổi này, trẻ có khuynh hướng sống trong hai thế giới: thế giới nội tâm và thế giới bên ngoài. Ở tuổi này, nhóm bạn bè có ý nghĩa đáng kể, đặc biệt là bạn khác giới. 1. VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Lứa tuổi vị thành niên được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm tâm sinh lí khác nhau: + Giai đoạn đầu VTN: 10 -13 tuổi + Giai đoạn giữa VTN: 14-16 tuổi + Giai đoạn cuối VTN: 17-19 tuổi Các vấn đề sức khỏe của tuổi vị thành niên bao gồm một số bệnh có liên quan đến sự thay đổi về thể chất, tâm lý và lối sống ở lứa tuổi này. Do đặc thù của lứa tuổi, có một số bệnh có tỷ lệ mắc cao và là nguyên nhân tử vong thường gặp trong nhóm trẻ vị thành niên. 1.1. Nguyên nhân gây tử vong ở trẻ vị thành niên Theo kết quả của điều tra nguyên nhân tử vong năm 2012 của Dự án VINE – Bộ Y tế cho thấy tai nạn thương tích là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ vị thành niên, chiếm 64,4% và trẻ trai cao hơn trẻ gái (68,4% so với 54,9%). Bảng 1. Phân bố nguyên nhân tử vong ở trẻ vị thành niên TT Chương ICD10 Nam Nữ Tổng Tỷ lệ (%) % % 1 I- Nhiễm trùng, ký sinh trùng 6,0 4,9 5,7 2 II – Bướu tân sinh 10,1 12,2 10,7 48
- 3 VI- Bệnh hệ thần kinh 3,0 13,5 6 4 IX- Bệnh hệ tuần hoàn 1,5 2,4 1,8 5 X- Bệnh hệ hô hấp 2,0 1,2 1,8 6 XI- Bệnh hệ tiêu hóa 1,5 2,4 1,8 7 XIV- Sinh dục–tiết niệu 1,5 1,2 1,4 8 XVIII-Các triệu chứng LS 2,5 1,2 2,1 9 XX- Nguyên nhân ngoại sinh 68,4 54,9 64,4 10 Các chương khác 3,5 6,1 4,3 Nguồn: Nguyễn Phương Hoa và cs. Nguyên nhân tử vong tại 16 tỉnh, Việt Nam – Dự án VINE - BYT, 2012 Trong số các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích, tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở cả hai giới (trên 40% ở trẻ trai và trên 25% ở trẻ gái). 45 40 Nam 35 Nữ 30 Tỷ lệ (%) 25 20 15 10 5 0 TNGT Đuối nước Đánh nhau Tự tử Điện giật Nguồn: Nguyễn Phương Hoa và cs. Nguyên nhân tử vong tại 16 tỉnh, Việt Nam – Dự án VINE - BYT, 2012 Hình 1. Loại tai nạn thương tích gây tử vong ở trẻ vị thành niên 1.2. Một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở tuổi vị thành niên 1.2.1. Tai nạn thương tích: Đứng đầu cả về số mắc và số tử vong. Nguyên nhân này không những làm ảnh hưởng đến cá nhân trẻ vị thành niên mà còn gây ảnh hưởng lớn tới gia đình và toàn xã hội vì chi phí điều trị cho các trường hợp bị tai nạn thương tích khá tốn kém, ảnh hưởng cuộc sống, học tập, lao động của từng cá nhân và cả gia đình. Đây cũng chính là một nguyên nhân góp phần làm tăng tỷ lệ đói nghèo trong cộng đồng. 1.2.2. Rối loạn tâm thần *Trầm cảm: Các triệu chứng trầm cảm có thể gặp ở tuổi vị thành niên do ở lứa tuổi này tâm lý có sự thay đổi lớn, đặc biệt hay gặp sau tuổi dậy thì. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, lao động và phát triển nhân cách sau này. Biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở trẻ vị thành niên tùy thuộc vào lứa tuổi. Thường gặp các biểu hiện như: dễ bị kích động, lo âu, hay cáu, lập dị, lạm dụng rượu và các chất gây nghiện khác, bi quan, giảm tập trung chú ý, có ý tưởng hoặc hành vi tự hủy hoại cơ thể hoặc tự sát,.. 49
- *Tự tử: hiện nay tự tử là một trong những nguyên nhân cần lưu tâm ở tuổi vị thành niên. Cần lưu ý ngăn ngừa xẩy ra tử tự đặc biệt ở những trẻ đã từng có ý định tự sát, trẻ bị rối loạn tâm thần, trẻ có các biến cố khác như bị lạm dụng tình dục, bị bạo lực gia đình,… 1.2.3. Lạm dụng rượu và các chất gây nghiện khác Cùng với sự thay đổi về thể chất và tâm lý ở giai đoạn này, trẻ vị thành niên thường có các hành động được họ coi là biểu hiện của người lớn như: hút thuốc lá; uống rượu; sử dụng ma túy và một số chất gây nghiện khác. Lạm dụng các chất gây nghiện là nguyên nhân chính gây sút kém trong học tập, trầm cảm, tai nạn thương tích, tình dục trước hôn nhân và tình dục không an toàn làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và HIV/AIDS. Theo kết quả của một điều tra trên hơn 50000 người dân được tiến hành tại cơ sở thực địa FilaBavi (Ba Vì, Hà Nội) năm 2010 cho thấy đối tượng trẻ nhất trong số những người hút thuốc lá là 15 tuổi. Tỷ lệ hút thuốc ở trẻ trai (tuổi từ 15-19) là 5,9%. Tỷ lệ này ở trẻ gái là 0,1%. Kết quả của một số điều tra khác đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ vị thành niên hút thuốc lá và lạm dụng các chất gây nghiện khác ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn. 1.2.4. Bạo lực: Bạo lực là một phần đời sống hàng ngày của nhiều trẻ vị thành niên ngày nay. Do ảnh hưởng của thông tin trên phim ảnh, trò chơi (game), internet đồng thời với việc giáo dục lối sống, đạo đức cả ở gia đình và trường học cũng chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ và mức độ bạo lực ở lứa tuổi này ngày càng gia tăng, đồng thời mức độ bạo lực cũng nghiêm trọng hơn, thậm chí gây án mạng. Thực tế có nhiều vụ bạo lực học đường và ở ngoài xã hội do tuổi vị thành niên gây ra. Lạm dụng tình dục, thể chất và tâm lý ngày càng phổ biến hơn ở tuổi vị thành niên. Hậu quả của các lạm dụng này dẫn đến việc học kém, trầm cảm, lo lắng và các triệu chứng mạn tính như đau đầu, đau bụng, đau tức ngực và mất ngủ và làm tăng tình trạng bạo lực. 1.2.5. Các bệnh lây qua đường tình dục (STDs): Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ vị thành niên từ 15 - 19 tuổi có quan hệ tình dục trước hôn nhân có xu hướng gia tăng. Do chưa có những hiểu biết và các biện pháp phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên có nguy cơ làm gia tăng các bệnh lây qua đường tình dục. Khoảng 2,5 triệu trẻ vị thành niên mắc các bệnh STDs mỗi năm. Thường gặp các bệnh như: lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV,... Những năm gần đây số người nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa rõ rệt. Lứa tuổi từ 13 - 19 tuổi tỷ lệ nhiễm HIV là 5% trong tổng số người nhiễm năm 1997, tăng lên 7,9% năm 1999 và 11% vào năm 2000. Có thể nói HIV/AIDS là đại dịch đối với cả thế giới, là nguy cơ đe dọa sức khỏe và tính mạng trẻ vị thành niên, đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, giáo dục cho trẻ vị thành niên về các bệnh STDs và HIV/AIDS cần được nhà trường và các thầy thuốc chú trọng trong thời kỳ này. 1.2.6. Có thai ngoài ý muốn: hiện tỷ lệ có quan hệ tình dục ở trẻ vị thành niên ngày càng gia tăng. Khoảng một nửa trẻ vị thành niên không dùng biện pháp tránh thai trong lần giao hợp khác giới đầu tiên. Do vậy, tỷ lệ có thai và nạo phá thai cũng ngày càng tăng. 50
- Bên cạnh đó số lượng trẻ được sinh ra từ các bà mẹ vị thành niên cũng tăng dần. Thông thường, các người cha không dành tình cảm và giúp đỡ tài chính cho đứa bé. Những bà mẹ nhí này rời trường trở thành những bà mẹ đơn thân và sống dựa vào sự trợ giúp của gia đình, xã hội. Mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên làm gia tăng tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. 1.2.7. Bệnh học đường - Bệnh cận thị: Bên cạnh một tỷ lệ nhỏ các em bị cận thị do di truyền, phần lớn các em tuổi vị thành niên bị cận thị mắc phải do điều kiện học tập ở trường học hay ở nhà, không đảm bảo vệ sinh như: (1) Thiếu ánh sáng và chiếu sáng không hợp lý làm cho các em mệt mỏi thị lực; (2) Kích thước của bàn, ghế không phù hợp với lứa tuổi; (3) Ngồi học sai tư thế, nhìn gần; (4) Sách, vở chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh; (5) Xem ti vi, đọc truyện quá nhiều; (6) Sử dụng máy vi tính, chơi trò chơi điện tử quá mức… Tỷ lệ và mức độ cận thị có xu hướng tăng lên theo các cấp học. Tại khu vực thành thị có số học sinh bị cận thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Cận thị sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả học tập và tác động không nhỏ đến tương lai của các em. - Bệnh cong vẹo cột sống: Nguyên nhân của cong vẹo cột sống là do: (1) Kích thước của bàn ghế không phù hợp; (2) Lao động nặng quá sớm; (3) Đeo cặp sách quá nặng không đều hai bên; (3) Tư thế không đúng trong quá trình học tập, sinh hoạt và lao động…. Bên cạnh đó có một tỷ lệ nhỏ cong vẹo cột sống là do bệnh tật hoặc tai nạn. - Bệnh răng miệng: Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, tỷ lệ trẻ vị thành niên có bệnh răng miệng vẫn còn ở mức cao. Khoảng hơn 50% bị sâu răng và trên 90% bị các bệnh lý quanh răng. Các bệnh răng miệng nếu không được điều trị kịp thời ngoài việc ảnh hưởng đến khía cạnh thẩm mỹ còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm tủy răng, nhiễm trùng máu, viêm màng tim, viêm cầu thận,… 1.2.8. Rối loạn dinh dưỡng và tăng trưởng Ở giai đoạn vị thành niên, thể chất được tăng trưởng rất nhanh, nhất là những năm dậy thì tốc độ tăng trưởng là mạnh nhất. Trong giai đoạn này có thể xuất hiện những rối loạn về dinh dưỡng và tăng trưởng. - Béo phì: Hiện nay, tình hình thừa cân và béo phì đang tăng với một tốc độ đáng báo động tại Việt Nam, nhất là ở khu vực thành thị. Trong cuộc điều tra gần đây nhất của Trung tâm Dinh dưỡng cộng đồng thì tỷ trẻ thừa cân tại TP. Hồ Chí Minh năm 2007 là 20,5% và béo phì là 16,3%. Nguyên nhân của tình trạng tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì là do chế độ ăn uống bất hợp lí và sự giảm hoạt động thể lực. Béo phì sẽ làm cho con người mệt mỏi, hiệu quả lao động và học tập giảm sút và là yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường,... 51
- - Rối loạn ăn uống: Các rối loạn như chán ăn do yếu tố tâm lý và chứng ăn quá mức thường xuất hiện trong tuổi vị thành niên. Chán ăn do yếu tố tâm lý là một rối loạn phức hợp, trong đó người bệnh tin rằng mình béo mặc dù họ bị sút cân rõ rệt vì tự nguyện hạn chế thức ăn và nhịn đói. Bên cạnh đó, chứng ăn quá mức do thường xuyên tiệc tùng say sưa. - Chậm tăng trưởng: Chậm tăng trưởng thường kèm theo chậm phát triển dậy thì. Thường gặp do một số nguyên nhân như suy dinh dưỡng bào thai và thời kỳ trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng không bảo đảm, các rối loạn liên quan đến hormon của tuyến yên. Chậm dậy thì ở trẻ trai nếu trẻ 14 tuổi mà thể tích tinh hoàn dưới 4ml, trẻ chưa phát triển các đặc tính sinh dục. Ở trẻ gái là chưa phát triển tuyến vú và đặc tính sinh dục từ 13 tuổi trở lên. Chậm dậy thì có thể do một số nguyên nhân gây nên như: các bệnh nội tiết, di truyền, chuyển hóa (bệnh lí tuyến giáp, Turner, Prader Willi,…), các bất thường của tuyến yên và một số bệnh mạn tính khác. Cũng có thể do trẻ có tổn thương tiên phát ở bộ phận sinh dục. - Tăng trưởng quá mức: tăng chiều cao quá mức so với lứa tuổi (tăng trên 3SD). Thường liên quan đến rối loạn của tuyến yên (tăng hormon GH) - Bệnh thiếu máu dinh dưỡng: Thiếu máu dinh dưỡng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thiếu máu dinh dưỡng ở tuổi vị thành niên thường do nhiễm giun sán, thiếu sắt, thiếu vitamin B12. Tác hại của thiếu máu dinh dưỡng là làm giảm khả năng lao động, khả năng học tập và phát triển trí tuệ. Trẻ đi học thường kém hoạt bát, buồn ngủ không tập trung dẫn đến kém tiếp thu bài học. - Rối loạn do thiếu iod: Thiếu iod sẽ dẫn đến thiếu hormone giáp và gây ra rối loạn khác nhau: bướu cổ, thiểu năng trí tuệ, đần độn, có thể chậm phát triển, mệt mỏi, giảm khả năng lao động, học tập, khuyết tật bẩm sinh, sẩy thai và thai chết lưu. Hiện nay, ở nước ta tại những vùng thực hiện tốt chương trình bổ sung Iod phòng chống bướu cổ thì tỷ lệ mắc bệnh này đã giảm đi đáng kể. 2. THĂM KHÁM Trẻ vị thành niên là những thách thức đặc biệt cho các nhân viên y tế nói chung và các BSGĐ nói riêng. Những người bệnh này thường ít sử dụng các dịch vụ y tế do các em chưa tự nhận thấy có nhu cầu. Vì vậy khi có người bệnh ở lứa tuổi này các bác sĩ cần dành nhiều thời gian hơn cho mỗi lần thăm khám để phát hiện được các vấn đề sức khỏe mà đối tượng có thể gặp phải và cần lồng ghép giới thiệu các dịch vụ y tế vào trong trường học. Lưu ý tuổi vị thành niên thường không thích hoặc không thể tự tìm kiếm thầy thuốc, vì đến gặp thầy thuốc đòi hỏi sự làm quen ban đầu, đi lại, tiền và thời gian nghỉ học. Với các trẻ vị thành niên nhút nhát và hay rụt rè, những điều này là một rào chắn đáng kể cho việc đi khám chữa bệnh. 2.1. Giao tiếp với trẻ vị thành niên Tạo mối quan hệ với các người bệnh vị thành niên thường là một thách thức. Cần dành thời gian để “chia sẻ” các lĩnh vực tương đối không riêng tư như tình hình ở trường học hay các sở thích riêng để tạo sự thân mật và tin tưởng cần thiết. Dành cho người bệnh vị thành niên đủ thời gian để giải thích những gì họ muốn trong lần khám này. Trong cuộc “trao đổi” thông tin nên lưu ý sử dụng các câu hỏi mở và kỹ thuật tóm tắt lại thông tin. 52
- Với vai trò là người thầy thuốc gia đình, nhiều trường hợp trẻ vị thành niên đã được chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho phép bác sĩ gia đình biết được nhiều thông tin về gia đình người bệnh, tiền sử bệnh tật và dễ dàng thiết lập mối quan hệ hơn. Bác sĩ gia đình cần duy trì mối liên hệ chặt chẽ với bố mẹ trẻ vị thành niên, mặc dù phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và giữ bí mật một số thông tin của trẻ (nếu trẻ chưa đồng ý chia sẻ với người khác) vì trẻ vị thành niên là người bệnh, chứ không phải cha mẹ trẻ. 2.2. Thăm khám Bên cạnh việc đánh giá sự tăng trưởng về thể chất, sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh người thầy thuốc cần lưu tâm đến lĩnh vực tâm lý xã hội của trẻ vị thành niên. Hãy tăng thêm thời gian thăm khám, nếu cần thiết, để phát hiện các vấn đề tâm lý xã hội, tình dục hay sử dụng rượu/ma túy. Điều quan trọng nhất trong việc khám thực thể ở tuổi vị thành niên là phần lớn trẻ dễ bị bối rối, xấu hổ, nhất là khi khám vú, bụng và bộ phận sinh dục. Nếu thầy thuốc là nam giới, khi khám cho trẻ nữ cần có thêm y tá/đồng nghiệp là nữ giới. Hãy xử sự với các người bệnh vị thành niên như những người lớn và khuyến khích họ nhận trách nhiệm như người lớn. 3. CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ VỊ THÀNH NIÊN KHỎE MẠNH Chăm sóc trẻ vị thành niên khỏe mạnh là một trong những lĩnh vực đầy thách thức nhưng rất quan trọng đối với các bác sĩ gia đình. Điều này góp phần vào việc đảm bảo và cải thiện sức khỏe cũng như thể chất của các thế hệ tương lai. Việc định kỳ kiểm tra sức khỏe giúp đánh giá sự phát triển thể chất, vận động, tâm thần và hành vi của đối tượng vị thành niên. Qua đó, sẽ cung cấp các bằng chứng giúp thực hiện tốt công tác dự phòng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh có khả năng mắc. Đây là công việc mà các bác sĩ gia đình có thể đảm nhận và đóng vai trò chính. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khỏe mạnh được chia làm bốn lĩnh vực: + Xác định yếu tố nguy cơ + Tiêm chủng tạo miễn dịch + Khám sàng lọc + Tư vấn chăm sóc sức khỏe 3.1. Xác định yếu tố nguy cơ Xác định yếu tố nguy cơ ở trẻ vị thành niên khỏe mạnh bao gồm việc thu thập tiền sử (cá nhân và gia đình), khám thực thể và kết quả của các xét nghiệm cận lâm sàng có lưu ý đến một số vấn đề sức khỏe nguy cơ cao ở lứa tuổi này với mục đích phân loại trẻ vị thành niên vào nhóm có nguy cơ cao hay không? Các thông tin này sẽ giúp cho bác sĩ gia đình xây dựng chương trình quản lí sức khỏe phù hợp đối với cá thể từng trẻ. Thông tin có được từ phỏng vấn, khám sàng lọc và các xét nghiệm cận lâm sàng giúp định hướng cho quá trình chăm sóc thường quy. Ví dụ: một trẻ gái vị thành niên đã có hoạt động tình dục cần được khám sàng lọc về các bệnh lây qua đường tình dục và tư vấn về việc có thai ngoài ý muốn. Xây dựng hồ sơ theo dõi trẻ bao gồm tất cả thông tin về tiền sử gia đình, môi trường sống, tiền sử sản khoa, dị ứng, thuốc đã sử dụng và các thông tin về những vấn đề như chấn thương, dinh dưỡng, tăng trưởng và phát triển, các vấn đề về hành vi, kết quả khám sàng lọc thực thể. 53
- Phát hiện các yếu tố nguy cơ qua việc khai thác tiền sử gia đình, các yếu tố môi trường có liên quan, ví dụ như điều kiện sống chật chội, đói nghèo, những mâu thuẫn trong gia đình, nơi ở, lối sống của cha mẹ (hút thuốc, uống rượu,..),…. Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ vị thành niên khỏe mạnh giúp nhân viên y tế có cơ hội cập nhật các yếu tố nguy cơ qua việc đánh giá: có gì đổi khác so với lần trước? Ở trường trẻ học như thế nào? Ở nhà có biểu hiện khác lạ gì không? 3.2. Tiêm chủng tạo miễn dịch Việc tiêm chủng tạo miễn dịch cho trẻ đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của nhiều bệnh truyền nhiễm. Các vacxin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã được tiêm từ khi trẻ còn nhỏ. Cần kiểm tra sổ theo dõi tiêm chủng để tiêm bổ sung những bệnh mà trẻ chưa tiêm ở giai đoạn trước và tiêm nhắc lại 1 số bệnh nếu có yêu cầu. Ở giai đoạn tuổi vị thành niên lưu ý cho trẻ gái tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV), cúm, Rubella và một số bệnh khác phụ thuộc vào mô hình bệnh tật tại cộng đồng đó. 3.3. Chẩn đoán sàng lọc Sàng lọc là quá trình phát hiện bệnh khi bệnh chưa biểu hiện gì. Vì người bệnh không có triệu chứng, sự tìm kiếm được tiến hành bằng việc khám thực thể hoặc các xét nghiệm cận lâm sàng. Vai trò của tiền sử gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sàng lọc, nhằm xác định các yếu tố nguy cơ (ví dụ tiền sử gia đình với các bệnh của máu và cơ quan tạo máu, các rối loạn tâm thần,…). Như vậy, các biện pháp sàng lọc có thể được sử dụng chọn lọc hơn. 3.3.1. Khám sàng lọc Khám sàng lọc nhanh thường được tiến hành ở mỗi lần thăm khám định kỳ cho trẻ khỏe mạnh. Cần chú ý đến lứa tuổi của trẻ vị thành niên khi thăm khám để lưu ý phát hiện những dấu hiệu thường gặp ở mỗi giai đoạn. Một số điểm cần lưu ý: + Tăng trưởng và dinh dưỡng: phát hiện xem có các bất thường về tăng trưởng (chậm tăng trưởng, chậm dậy thì, tăng trưởng nhanh, béo phì,…) + Hệ tuần hoàn: Tăng huyết áp ở trẻ em chiếm 1,4 – 11% tùy thuộc lứa tuổi, chủng tộc và tỷ lệ béo phì trong quần thể. Lưu ý khi đo huyết áp cho trẻ em phải dùng băng tay đúng cỡ để tránh sai số. Giá trị huyết áp bình thường thay đổi theo lứa tuổi của trẻ. Tăng huyết áp phải được khẳng định ít nhất qua ba lần đo riêng biệt trước khi bắt đầu điều trị. + Vẹo cột sống: Tỷ lệ vẹo cột sống thay đổi từ 2 – 10% là do những tiêu chuẩn xác định độ cong cột sống chưa được thống nhất. Sàng lọc vẹo cột sống ở trẻ gái nên tiến hành ở lứa tuổi từ 10-14 tuổi và ở trẻ trai từ 12-16 tuổi. + Thị giác: Sàng lọc thị giác nhằm tìm một số bệnh thường gặp như tật khúc xạ, lác và giảm thị lực. Đo thị lực phải được lặp lại định kỳ 6 tháng, đặc biệt là nhóm trẻ đã mắc tật khúc xạ. + Vệ sinh răng miệng và phòng chống sâu răng: Cán bộ y tế có vai trò quan trọng trong phòng bệnh nha khoa bằng cách khám răng định kì và hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng. 54
- 3.3.2. Sàng lọc cận lâm sàng Sàng lọc cận lâm sàng không nhất thiết phải tiến hành ở mỗi lần khám định kỳ đối với trẻ vị thành niên. Dựa vào tiền sử, môi trường sống, kết quả khám sàng lọc thực thể và tuổi của từng cá thể trẻ mà bác sĩ gia đình lựa chọn xét nghiệm cận lâm sàng cần làm để phát hiện các bất thường, tình trạng thiếu máu, các rối loạn của nước tiểu, rối loạn chuyển hóa,… 3.4. Tư vấn sức khỏe cho trẻ vị thành niên Tuổi vị thành niên là khoảng thời gian có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe vì trẻ sẽ “thử” với nhiều điều mới và có các hành vi của “người lớn”. Cần tư vấn cho trẻ ở lứa tuổi này các kiến thức: + An toàn tình dục (bao gồm cả việc tránh thụ thai, phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục); + An toàn khi tham gia giao thông (làm chủ tốc độ, thắt dây an toàn, đội mũ bảo hiểm,…); + Tác hại của việc lạm dụng rượu và các chất gây nghiện,… + Các kỹ năng sống cho trẻ như việc: đối mặt với các khó khăn, thất bại gặp phải, xác định mục tiêu sự nghiệp, lòng tự trọng, hình tượng bản thân,... Rối loạn tâm thần ở lứa tuổi này thường gặp phải là trầm cảm, vì thế cần lưu ý phát hiện sớm. Khi gặp gỡ trẻ vị thành niên, các cán bộ y tế cần tận dụng mọi cơ hội để trao đổi, thảo luận, chia sẻ và can ngăn một cách kiên quyết những hành vi có hại cho sức khỏe (hút thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy,…). Cần cố gắng để chiếm được lòng tin của trẻ. Chú ý nhiều khi phải khám và tư vấn cho trẻ vị thành niên một cách riêng tư, không cần có mặt của cha mẹ trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ giảm e ngại khi đưa ra các câu hỏi hoặc chia sẻ những vấn đề mà không thể nói ra khi có mặt của người nhà. Mục tiêu tư vấn: + Làm giảm bớt căng thẳng về tâm lý hoặc cảm xúc do hậu quả của những tình trạng lo lắng, rối loạn, sợ hãi, buồn rầu, thất vọng, chán nản. Khi được tư vấn, đối tượng sẽ có được tâm trạng tốt hơn để đương đầu với những thử thách, khó khăn. + Có thể giúp tìm ra những khó khăn, thử thách mà đối tượng tư vấn đang phải đương đầu. Ví dụ: nhu cầu là gì? Vấn đề là ở chỗ nào? Vấn đề nào thực sự cần giải quyết? + Giúp cho đối tượng tư vấn lựa chọn những hành động, hiểu được hậu quả của hành động và giúp họ đi đến quyết định đúng đắn. Trong quá trình CSSK vị thành niên, việc cung cấp thông tin là một nhu cầu cần thiết vì thông tin sẽ giúp đối tượng: + Nâng cao hiểu biết về sức khỏe vị thành niên. + Có nhận thức đúng đắn về tăng cường bảo vệ sức khỏe. + Có kiến thức và nhận thức đúng sẽ giúp cho vị thành niên điều chỉnh thái độ, hành vi của mình để có trách nhiệm hơn đối với các hoạt động có liên quan đến sức khỏe Khi tư vấn sức khỏe vị thành niên cần lưu ý: 55
- + Đủ thời gian: Cần có đủ thời gian để làm tốt các nội dung của vấn đề tư vấn về kiến thức và kỹ năng, giải thích các dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm (nếu có), tạo sự tin tưởng, có quyết định thay đổi hành vi,… Có thể phải cần nhiều buổi tư vấn cho một đối tượng. + Sự chấp nhận: Người tư vấn phải làm thế nào để đối tượng tư vấn cảm thấy được chấp nhận, không bị chê trách, kết án về lối sống, về thói quen không lành mạnh, về quan hệ tình dục, về đạo đức,… + Dễ tiếp cận: Đối tượng tư vấn có thể gặp người tư vấn được dễ dàng vào lúc họ cần, kể cả địa điểm tư vấn. + Thông tin cung cấp phải chính xác và nhất quán. + Tin cậy và bí mật: Sức khỏe của trẻ vị thành niên có nhiều vấn đề tế nhị, nhạy cảm, vì vậy việc giữ bí mật và tạo sự tin cậy là những yếu tố vô cùng quan trọng trong quan hệ giữa người thầy thuốc/tư vấn viên và đối tượng được tư vấn. Bảng 2. Một số yếu tố của việc giao tiếp giữa thầy thuốc và người bệnh Yếu tố Nhiệm vụ Thiết lập quan hệ - Khuyến khích tạo quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh - Tôn trọng sự tham gia chủ động của người bệnh vào việc ra quyết định Thảo luận cởi mở - Cho phép người bệnh biểu lộ ý kiến của mình công khai - Tập hợp đầy đủ những sự lo ngại của người bệnh - Thiết lập và duy trì quan hệ cá nhân Thu thập thông tin - Sử dụng thích hợp các câu hỏi mở và đóng - Kết cấu, làm rõ và tóm tắt thông tin - Chủ động lắng nghe bằng cách sử dụng các ngôn ngữ phi lời nói (như ánh mắt, tư thế ngồi, biểu cảm khuôn mặt) và ngôn ngữ (các từ ngữ mang tính khuyến khích) Hiểu biết quan điểm - Khai thác một số thông tin chung (như gia đình, văn hóa, giới, của người bệnh về tuổi, hoàn cảnh kinh tế xã hội, yếu tố tâm linh) bệnh - Khai thác niềm tin, sự lo ngại và mong đợi về sức khỏe và bệnh tật - Ghi nhận và đáp ứng suy nghĩ, cảm xúc và giá trị Chia xẻ thông tin - Sử dụng ngôn từ để người bệnh có thể hiểu được - Xác định lại sự hiểu biết này - Khuyến khích các câu hỏi Đạt được thỏa thuận - Khuyến khích người bệnh tham gia vào quyết định CSSK ở mức về vấn đề và kế người bệnh mong muốn hoạch - Xác định lại sự mong muốn và khả năng của người bệnh trong việc theo dõi kế hoạch thực hiện - Xác định và ghi nhận các nguồn lực và hỗ trợ 56
- Kết thúc - Hỏi xem người bệnh có các vấn đề và lo ngại khác không - Tóm tắt và khẳng định sự đồng thuận với kế hoạch hành động CSSK - Theo dõi các cuộc thảo luận (lần khám bệnh sau, kế hoạch cho những kết quả không mong muốn) Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội (2018). Thực hành Y học gia đình trong chăm sóc ban đầu. Nhà xuất bản Y học. 2. Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội (2015). Giáo trình Y học gia đình đại cương. Nhà xuất bản Y học. 3. Bennet DL (1998). Essential of Adolescent Health Care; Practical Paediatrics; Harcourt Brace Company. 4. Robert DN (2000). Adolescent Health, Nelson Dediatric textbook. 5. Paul D.Chan, Christopher R.Winkle (2008). Current Clinical Strategies Family Medicine Current Clinical Strategies. 57
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ SUY HÔ HẤP CẤP
5 p | 268 | 65
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Ung thư gan
3 p | 277 | 33
-
Đề tài: Thực trạng chăm sóc trẻ sơ sinh ở xã Thủy Vân, thủy Dương và Thủy Phương Thừa Thiên Huế
35 p | 168 | 27
-
Những cách làm giúp bạn thoải mái hơn trong khi mang thai
4 p | 134 | 18
-
Sức khỏe người cao tuổi
5 p | 127 | 17
-
Giáo trình Dân số - Chăm sóc sức khỏe sinh sản: Phần 1
82 p | 143 | 17
-
Viêm da tiếp xúc côn trùng và thuốc trị
5 p | 122 | 15
-
Quản lí cân nặng khi mang thai
3 p | 103 | 9
-
Thủ phạm gây chàm thể tạng trẻ em
5 p | 63 | 7
-
5 lợi ích nổi bật khi cho trẻ ăn sáng
4 p | 86 | 6
-
CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC NHỔ RĂNG
1 p | 88 | 5
-
Canh dưỡng sinh và sức khỏe
65 p | 56 | 5
-
Coi chừng “sai một li đi một dặm” Có khá nhiều người quan tâm đến lời
5 p | 70 | 4
-
Cân đối năng lượng và một số bệnh liên quan
5 p | 51 | 4
-
Cô giáo tự ý cho thuốc ho vào sữa của trẻ!
2 p | 71 | 3
-
Tỉ lệ đọc thông tin dinh dưỡng trên nhãn mác thực phẩm đóng gói, đóng hộp và các yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 2018
7 p | 11 | 2
-
Cơ cấu bệnh và một số yếu tố liên quan tại khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ năm 2017-2021
5 p | 6 | 1
-
Nghiên cứu giá trị dự báo sinh non của góc cổ tử cung đo trên siêu âm quý 2 ở thai phụ đơn thai có tiền sử sinh non tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn