QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DỰ ÁN CHO<br />
CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ TÀI TRỢ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quản lý tài chính của các dự án là vấn đề rất quan trọng và được quan tâm cả từ phía các nhà <br />
tài trợ cũng như Ban Quản lý dự án. Theo đó, đánh giá công tác quản lý tài chính dự án cần <br />
được thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung <br />
đánh giá công tác quản lý tài chính trên các khía cạnh về (i) cơ cấu tổ chức và nhân sự; (ii) <br />
lập kế hoạch; (iii) luồng tiền và giải ngân; (iv) phần mềm kế toán; (v) hệ thống kế toán và <br />
kiểm soát nội bộ; và (vi) lập báo cáo tài chính.<br />
<br />
Với trường hợp nghiên cứu điển hình là các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ tại Việt <br />
Nam thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, môi trường; năng lượng, giao thông, <br />
nông nghiệp... Thực hiện các dự án này có tác động rất tích cực đến mọi mặt của đời sống <br />
xã hội. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng trong công tác quản lý tài chính còn <br />
tồn tại nhiều sai phạm trọng yếu cần khắc phục và hoàn thiện.<br />
Cơ cấu tổ chức và nhân sự<br />
<br />
Cơ cấu tổ chức và nhân sự được đánh giá dưới khía cạnh Ban quản lý dự án trung ương <br />
(CPMU) và Ban quản lý dự án các tỉnh (PPMUs) có tổ chức đầy đủ các phòng ban để triển <br />
khai thực hiện dự án và nhân sự có đủ năng lực trình độ đáp ứng công việc được giao hay <br />
không. Đặc biệt, nhân sự và sắp xếp phân công công việc của Phòng Tài chính kế toán được <br />
lưu tâm. Trong quá trình kiểm tra giám sát quản lý tài chính của các dự án do Ngân hàng Thế <br />
giới tài trợ, liên quan đến cán bộ quản lý tài chính, xuất hiện một số tồn tại sau:<br />
<br />
Cán bộ quản lý tài chính của một số dự án còn thiếu chuyên môn như được đào tạo <br />
nghiệp vụ chưa tương xứng; còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính và <br />
kế toán; và còn thiếu kinh nghiệm về quy trình quản lý tài chính và giải ngân của Ngân <br />
hàng Thế giới.<br />
<br />
Cán bộ quản lý tài chính không làm việc chuyên trách cho dự án, vừa làm tại cơ quan <br />
nhà nước, vừa kiêm nhiệm quản lý tài chính của dự án. Do vậy, họ có quá nhiều việc <br />
phải làm cho công việc của Chính phủ và các dự án khác. Vì vậy, mà chất lượng công <br />
tác quản lý tài chính và kế toán tại Ban quản lý dự án trung ương và Ban quản lý dự án <br />
các tỉnh thực sự không cao.<br />
<br />
Một số dự án thậm chí tạm thời còn chưa tổ chức bộ phận kế toán dẫn đến công tác <br />
quản lý tài chính kế toán bị coi nhẹ và không ai quản lý. Điều này đặc biệt là vấn đề <br />
trầm trọng cần phải khắc phục ngay.<br />
<br />
Một số kế toán trưởng của Ban quản lý dự án trung ương và Ban quản lý dự án các <br />
tỉnh kiêm nhiệm một số dự án khác nhau nên không có nhiều thời gian quản lý và điều <br />
hành công việc dẫn đến triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn.<br />
<br />
Mặc dù, quy trình quản lý tài chính của Ngân hàng Thế giới yêu cầu dự án cần có đầy đủ cán <br />
bộ quản lý tài chính với trình độ và chuyên môn đạt yêu cầu; yêu cầu về nhân sự quản lý tài <br />
chính là một điều kiện hiệu lực của dự án và được hoàn thiện trong quá trình chuẩn bị dự án <br />
và bất kỳ sự thay đổi hay bổ nhiệm về nhân sự quản lý tài chính chưa cần được phê duyệt <br />
bởi Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, cũng do chưa nhiều kinh nghiệm trong triển khai thực <br />
hiện dự án nên các sai phạm vẫn tồn tại các Ban quản lý dự án cả ở cấp trung ương và cấp <br />
địa phương.<br />
<br />
Lập kế hoạch triển khai dự án<br />
<br />
Nhiều dự án được triển khai cả từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới và nguồn vốn <br />
đối ứng từ phía Chính phủ Việt Nam. Căn cứ vào hoạt động toàn dự án, Ban quản lý dự án <br />
Trung ương lập kế hoạch hàng năm trình Ngân hàng Thế giới phê duyệt và cơ quan Bộ phê <br />
duyệt. Sau đó Ban quản lý dự án các tỉnh trình ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. Trên thực tế, <br />
kế hoạch triển khai tại Ban quản lý dự án tỉnh và Ban quản lý dự án trung ương được phê <br />
duyệt rất chậm, thậm chí có những dự án mà đến tháng 8 năm 2015 mới được phê duyệt kế <br />
hoạch hoạt động và tài chính năm tài chính 2015. Chính vì vậy, cơ quan Kho bạc Nhà nước <br />
cũng như cơ quan ban ngành của tỉnh không có cơ sở phê duyệt chi tiêu của Ban quản lý dự <br />
án trung ương và các tỉnh, bao gồm cả vốn đối ứng.<br />
<br />
Cũng theo quy định trong Hiệp định tín dụng, nhiều dự án và các hoạt động dự án được thanh <br />
toán cả bằng vốn tài trợ và vốn đối ứng nhưng trong từng lần thanh toán thì tỷ lệ này vẫn <br />
chưa được tuân thủ.<br />
<br />
Luồng tiền và giải ngân<br />
<br />
Theo quy định, Ngân hàng thế giới sẽ ứng trước tiền vào tài khoản chỉ định của Ban quản lý <br />
dự án trung ương và Ban quản lý dự án trung ương ứng trước tiền vào tài khoản của Ban <br />
quản lý dự án các tỉnh theo đơn xin rút vốn và bồi hoàn tiền. Thực tế, các đơn vị thực hiện <br />
dự án tỉnh phải vay mượn tiền từ ngân sách Chính phủ hoặc các dự án khác để thực hiện dự <br />
án của Ngân hàng Thế giới. Có nhiều lý do được đưa ra như mức trần của tài khoản chỉ định <br />
và tài khoản cấp tỉnh quá thấp; tiền được rút khỏi tài khoản chỉ định để thanh toán cho các <br />
khoản chi phí nhưng để tồn đọng lâu và nhiều mà không xin bồi hoàn do chưa được Kho bạc <br />
kiểm soát chi hoặc do chưa đủ hồ sơ chứng từ liên quan; đơn xin rút vốn bồi hoàn không <br />
được lập và đệ trình thường xuyên. Có nhiều hiện tượng mà chi phí phát sinh và xin bồi hoàn <br />
không đúng theo hạng mục được quy định trong Hiệp định tài trợ. Thanh quyết toán cho các <br />
nhà thầu thường chậm do kế toán chưa thu thập đủ chứng từ liên quan; Kho bạc kiểm soát <br />
chi thường kéo dài... dẫn đến tiến độ giải ngân của dự án rất chậm so với kế hoạch, dẫn <br />
đến có nhiều khả năng dự án sẽ phải xin gia hạn một vài năm.<br />
<br />
Phần mềm kế toán<br />
<br />
Các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ sử dụng các phần mềm kế toán khác nhau miễn là <br />
chúng đáp ứng được công tác tài chính kế toán. Các phần mềm cũng rất đa dạng như Misa, <br />
Bravo, Imas... Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra giám sát quản lý tài chính, một số yếu điểm <br />
còn tồn tại liên quan đến phần mềm kế toán.<br />
<br />
Một số Ban quản lý dự án (cả trung ương và cấp tỉnh) chậm trễ trong việc mua sắm <br />
phần mềm kế toán, nâng cấp phần mềm kế toán và đào tạo hướng dẫn sử dụng phần <br />
mềm.<br />
<br />
Xuất hiện các lỗi kỹ thuật trong việc kết xuất dữ liệu, trong các bảng tính dẫn đến <br />
lập BCTC không chính xác.<br />
<br />
Có những Ban quản lý dự án sử dụng nhiều phần mềm kế toán dẫn đến khối lượng <br />
công việc kế toán tăng lên, số sách trùng lắp.<br />
<br />
Nhiều phần mềm kế toán chưa thực sự đáp ứng được công tác quản trị nội bộ như <br />
quản lý tài sản, quản lý hợp đồng nhà thầu...<br />
<br />
Hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ<br />
<br />
Các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ phần lớn áp dụng Chế độ kế toán đơn vị hành chính <br />
sự nghiệp được ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐBTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài <br />
chính và các thông tư, quyết định sửa đổi, bổ sung có liên quan. Cũng trong quá trình hoạt <br />
động dự án, các Ban quản lý tự tiến hành kiểm tra, kiểm soát phục vụ cho mục đích quản trị <br />
nội bộ của dự án. Theo đó, các Ban quản lý dự án thiết kế và ban hành các chính sách và thủ <br />
tục kiểm soát nhằm ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa các sai phạm có thể tồn tại trong việc <br />
quản lý điều hành hoạt động của dự án và công tác quản lý tài chính.<br />
<br />
Mặc dù vậy, một số hạn chế tại các Ban quản lý dự án như:<br />
<br />
Sổ tay quản lý tài chính của dự án chưa được thiết kế hoặc đã thiết kế ban hành <br />
nhưng không cập nhập thường xuyên hoặc sổ tay quản lý tài chính không được tuân <br />
thủ đầy đủ.<br />
<br />
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép không kịp thời, vi phạm tính đúng kỳ <br />
kế toán và đôi khi không chính xác. Sổ sách kế toán không lập riêng cho dự án và chưa <br />
tách biệt với các dự án khác và nguồn vốn khác.<br />
<br />
Trang thiết bị và vật tư được trang bị mua sắm bằng nguồn vốn dự án nhưng chưa <br />
được sử dụng đúng mục đích.<br />
<br />
Số dư tiền mặt tại quỹ quá cao và không tiến hành kiểm kê định kỳ và không đối <br />
chiếu thường xuyên, dẫn đến quá lạm dụng chi tiêu dùng tiền mặt hơn là thanh toán <br />
không dùng tiền mặt qua ngân hàng.<br />
<br />
Đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng không được thực hiện thường xuyên dẫn đến <br />
trong nhiều thời điểm trong năm có sự chênh lệch. Chưa tiến hành đối chiếu công nợ <br />
phải thu (ứng trước tiền cho nhà thầu) và phải trả tiền cho nhà thầu và các nhà cung <br />
cấp.<br />
<br />
Nhiều khoản tạm ứng kéo dài chưa hoàn thanh toán tạm ứng. Xuất hiện vi phạm <br />
nguyên tắc kế toán về tạm ứng (tạm ứng lần sau nhưng lần trước vẫn chưa hoàn tạm <br />
ứng).<br />
<br />
Chưa lập đầy đủ các sổ kế toán chi tiết như sổ chi tiết về tài sản cố định, hàng tồn <br />
kho, chi phí dự án...<br />
Chưa tiến hành kiểm kê các tài sản vật chất tại thời điểm cuối năm như tiền mặt, tài <br />
sản cố định và hàng tồn kho. Quản lý hợp đồng chưa chặt chẽ như quản lý bảo lãnh <br />
hết hạn, hợp đồng hết hạn, thanh toán chưa theo các điều khoản trong quy định của <br />
Hợp đồng kinh tế.<br />
<br />
Nhiều chứng từ kế toán được kiểm soát không chặt chẽ, thiếu chứng từ gốc, thiếu sự <br />
phê duyệt, thiếu tính trung thực và hợp lý.<br />
<br />
Lập BCTC<br />
<br />
Công tác lập BCTC rất quan trọng đối với Ban quản lý dự án và định kỳ phải nộp cho Ngân <br />
hàng Thế giới để kiểm tra và soát xét. Tuy nhiên, BCTC giữa kỳ (quý, nửa năm) không được <br />
nộp cho Ngân hàng Thế giới đúng hạn theo quy định trong Hiệp định tài trợ. Nhiều BCTC có <br />
nộp cho Ngân hàng Thế giới, cho dù đúng hạn hoặc không đúng hạn, nhưng không đầy đủ <br />
thông tin hoặc thiếu một số báo cáo bắt buộc.<br />
<br />
Sổ sách kế toán không ghi chép các giao dịch kinh tế thường xuyên dẫn đến tính đầy đủ của <br />
thông tin trên BCTC bị vi phạm. Các chính sách kế toán đôi khi không chỉ rõ hoặc nếu chỉ rõ <br />
thì được áp dụng chưa nhất quán. Một số báo cáo yêu cầu lập theo Chuẩn mực lập báo cáo <br />
tài chính quốc tế (IFRS) nhưng các báo cáo này được lập chưa đúng theo chuẩn mực và thông <br />
lệ quốc tế. Số liệu trên BCTC chưa được điều chỉnh theo số liệu kiểm toán và xuất hiện <br />
chưa phù hợp giữa số dư cuối năm trước (kỳ trước) với số dư đầu năm nay (kỳ này). Có sự <br />
nhầm lẫn khi lập BCTC dựa trên cơ sở tiền mặt với cơ sở dồn tích hoặc thực hiện dựa trên <br />
cơ sở tiền mặt có sửa đổi (cash basis modification).<br />
<br />
Công tác quản lý tài chính của các dự án được tài trợ bởi các Tổ chức quốc tế được xem là <br />
rất quan trọng trong triển khai hoạt động của dự án. Mặc dù, số tiền tài trợ hàng năm không <br />
hề nhỏ từ phía các nhà tài trợ. Tuy nhiên, qua nghiên cứu này mà tập trung vào các dự án do <br />
Ngân hàng Thế giới tài trợ (bao gồm cả vay tín dụng và viện trợ không hoàn lại) thì thấy <br />
rằng công tác quản lý tài chính của các dự án chưa thực sự được các nhà quản lý chú trọng <br />
đúng mức. Vì nhiều lý do khác nhau, cả chủ quản và khách quan, mà các sai phạm đều tồn <br />
tại ở bất cứ phần việc nào trong quản lý tài chính như cơ cấu tổ chức và nhân sự; luồng <br />
tiền; giải ngân; hệ thống kế toán... kể cả công tác kiểm tra, kiểm toán. Những sai phạm này <br />
đã và đang xảy ra sẽ làm phiền lòng cho các nhà tài trợ khi mà Việt Nam đang rất cần sự chia <br />
sẻ và hỗ trợ tín dụng và tài chính từ phía họ.<br />
<br />
Kết quả của nghiên cứu này cũng không chỉ phản ánh thực trạng về công tác quản lý tài <br />
chính tại Ban Quản lý Dự án trung ương và Ban Quản lý Dự án các tỉnh tại các Dự án do <br />
Ngân hàng Thế giới tài trợ mà nó còn xuất hiện ở đâu đó đối với các dự án được tài trợ bởi <br />
các nhà tài trợ khác như Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ...<br />
<br />
Các yếu điểm này vẫn còn xuất hiện tại các dự án đang triển khai và các dự án mới, đặc biệt <br />
là tại các dự án mới. Do các dự án mới được thành lập mới nên những người làm việc trong <br />
Ban Quản lý dự án mới chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai dự án mới. Và khi họ đã có <br />
kinh nghiệm rồi thì dự án cũng đã kết thúc hoặc chuẩn bị kết thúc. Tuy nhiên, dự án mới <br />
được triển khai như vậy lại có tính lan tỏa đến những người thực hiện dự án do sau khi thực <br />
hiện và kết thúc dự án, họ có kinh nghiệm để làm việc tốt cho các đơn vị quản lý ngân sách <br />
công. Nhưng mặt trái của nó là thực tế những sai phạm về quản lý tài chính này vẫn tồn tại, <br />
không ít thì nhiều./.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
1. VAS, NXB Tài chính. Hà Nội.<br />
<br />
2. Đỗ Văn Thân và Josette P. (1994). Quản lý tài chính doanh nghiệp. NXB Thống kê. Hà <br />
<br />
Nội.<br />
<br />
3. Eugene, F.B & Michael, C.E (2014) . Financial Management Theory and Practice. Southe <br />
<br />
Western. USA.<br />
<br />
4. Eugene, F.B and Joel, F.H (2012). Fundamentals of Financial Management. Southe <br />
<br />
Western. USA.<br />
<br />
5. WB (2013). Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu 2013.<br />
6. Trần Đình Tỵ (2002). Quản lý Nhà nước về tài chính tiền tệ. NXB Lao động. Hà Nội.<br />
<br />
7. Trần Mạnh Dũng, Đào Mạnh Huy & Nguyễn Thị Thanh Diệp (2011). Kinh nghiệm lần <br />
<br />
đầu tiên áp IFRS. Tạp chí kinh tế và phát triển, số 165 (II).<br />
<br />
8. Trần Mạnh Dũng (2012). Giới thiệu về IPSAS. Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm <br />
<br />
toán; tháng 1/2012.<br />
<br />
Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán – Bài của TS Nguyễn Mạnh Dũng – Đại học Kinh tế <br />
Quốc dân và TS Nguyễn Vĩnh Thanh – Học viện Chính trị Khu vực I.<br />