YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số 1577/QĐ-UBND tỉnh Vũng Tàu
13
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số 1577/QĐ-UBND tỉnh Vũng Tàu
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÀ RỊA – VŨNG Độc lập Tự do Hạnh phúc TÀU Số: 1577/QĐUBND Bà RịaVũng Tàu, ngày 25 tháng 6 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐCP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Căn cứ Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLTBYTBTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế; Căn cứ Chỉ thị số 27CT/TU ngày 23 tháng 3 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác quản lý, bảo vệ môi trường; Căn cứ Thông báo số 1150TB/TU ngày 02 tháng 4 năm 2018 về Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về kế hoạch xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh năm 2018; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3329/TTrSTNMT ngày 11 tháng 6 năm 2019, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này theo đúng mục tiêu và có hiệu quả; Giao Sở Y tế chủ trì triển khai Kế hoạch này đến các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế.
- Điều 4. .Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH Như điều 4; Các Bộ: Y tế, TN&MT (b/c); TTr Tỉnh ủy; Đoàn ĐBQH tỉnh; TTr HĐND tỉnh; Chủ tịch, Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Báo BRVT, Đài PTTH tỉnh; Lưu: VT. Trần Văn Tuấn KẾ HOẠCH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Ban hành kèm theo Quyết định số 1577/QĐUBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) I. Tổng quan về các cơ sở y tế, chất thải y tế và công tác quản lý, xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh 1. Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Trên địa bàn tỉnh hiện có 979 cơ sở y tế, bao gồm: Bệnh viện, Trung tâm y tế, Phòng khám đa khoa, Trung tâm Giám định y khoa, Phòng khám chuyên Khoa, Phòng chuẩn trị y học cổ truyền, Nhà hộ sinh và cơ sở y tế khác. Trong đó, có 109 cơ sở y tế công lập và 870 cơ sở y tế ngoài công lập. Trong 109 cơ sở y tế công lập có 12 cơ sở lưu trú bệnh nhân (Bệnh viện Bà Rịa, Bệnh viện Lê Lợi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Tâm Thần và 08 Trung tâm y tế của các huyện, thị xã, thành phố); 84 trạm y tế xã, phường và tương đương (không lưu trú bệnh nhân); 06 Phòng khám Đa khoa và 03 cơ sở y tế khác. Trong 870 cơ sở y tế ngoài công lập có 01 Bệnh viện; 02 Nhà hộ sinh; 14 Phòng khám Đa khoa; 389 Phòng khám Chuyên khoa, còn lại các cơ sở y tế khác. 2. Số lượng, loại chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Theo kết quả thống kê tại các Bệnh viện, Trung tâm y tế, Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố thì khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh được thu gom, xử lý tiêu hủy khoảng 400 430 tấn/năm (trung bình khoảng 1.102 kg/ngày), chất thải y tế phát sinh chủ yếu từ các bệnh viện (Bệnh viện Bà Rịa 452 kg/ngày, Bệnh viện Lê Lợi 82 kg/ngày, Bệnh viện Tâm Thần khoảng 05 kg/ngày, các Trung tâm y tế (Long Điền 11 kg/ngày; Châu Đức 45 kg/ngày,
- Phú Mỹ 8 kg/ngày; Đất Đỏ 07 kg/ngày; Xuyên Mộc 71 kg/ngày); các Trung tâm y tế dự phòng; Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Giám định y khoa, Trung tâm Pháp y, các trạm y tế xã, phường, thị trấn; các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh. 3. Hiện trạng công tác quản lý và năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh 3.1. Công tác phân loại, lưu giữ chất thải y tế nguy hại a) Thực trạng Hiện nay, tại các cơ sở y tế có phát sinh chủ yếu các loại chất thải y tế nguy hại như sau: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn; Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn; Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao; Chất thải giải phẫu. Riêng đối với các cơ sở y tế không lưu trú bệnh nhân, như tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn, chất thải y tế nguy hại được phát sinh chủ yếu là trong các đợt tiêm chủng theo chương trình quốc gia, với thành phần là chất thải lây nhiễm sắc nhọn và chất thải lây nhiễm không sắc nhọn. Các cơ sở y tế đã bố trí các thiết bị, thùng chứa chuyên dùng để lưu giữ các chất thải y tế trong các khu vực lưu giữ riêng, cụ thể: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (gồm kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu các vật liệu sắc nhọn khác,..), được phân loại, thu gom và giữ trong hộp cứng chuyên dùng màu vàng bằng nhựa cứng, được bố trí tại các vị trí an toàn trong các khu vực của các cơ sở. Trên thùng có ghi chất thải lây nhiễm sắc nhọn. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (gồm chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể, các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly), được phân loại, thu gom, giữ trong túi nylon màu vàng và được đựng trong các thùng chuyên dùng màu vàng bằng nhựa cứng, được bố trí tại các vị trí an toàn trong các khu vực của các cơ sở y tế. Trên thùng có ghi chất thải lây nhiễm không sắc nhọn. Chất thải giải phẫu (gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm), được phân loại, thu gom, giữ trong túi nylon màu vàng và được đựng trong thùng chuyên dùng màu vàng bằng nhựa cứng, được bố trí tại các vị trí an toàn trong các khu vực của các cơ sở y tế. Trên thùng có ghi chất thải giải phẫu. Chất thải nguy hại không lây nhiễm (gồm hóa chất thải bỏ, bao bì chứa hóa chất thải bỏ hoặc bao chứa có các thành phần nguy hại khác), được phân loại, thu gom, giữ trong túi nylon hoặc trong thùng có lót túi nylon và có màu đen. Hiện nay, lượng chất thải phát sinh này có số lượng tương đối ít và thường được các cơ sở y tế chuyển giao lại cho nhà cung cấp. b) Nhận xét, đánh giá Theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLTBYTBTNMT ngày 31/12/215 của Bộ Y tế Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế thì công tác phân loại chất thải y tế tại các cơ sở y tế hiện nay, cơ bản đáp ứng được theo quy định, các chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường đã được phân loại quản lý ngay tại nơi phát sinh và thời điểm phát sinh; từng loại chất thải y tế nguy hại đã được lưu giữ, phân loại trong bao bì, dụng cụ thiết bị lưu chứa theo quy định. 3.2. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại
- 3.2.1. Thực trạng a) Đối với các bệnh viện và trung tâm y tế Tại Bệnh viện Bà Rịa và Lê Lợi: chất thải y tế được phân loại, thu gom và chứa trong các thùng có nắp đậy, được đặt tại các khoa, phòng của các bệnh viện; sau đó, được chuyển đến khu vực lò đốt trong khuôn viên các bệnh viện này để đốt xử lý hàng ngày. Tại Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Xuyên Mộc), gồm Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức, Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu và Trung tâm Y tế dự phòng: chất thải rắn y tế được phân loại, thu gom và chứa trong các thùng có nắp đậy, được đặt tại các khoa, phòng của các cơ sở y tế này; sau đó, được đưa về tập kết tại khu vực lưu giữ tập trung trong khuôn viên của mình trước khi chuyển giao cho các cơ sở dịch vụ bên ngoài. Các cơ sở dịch vụ bên ngoài, gồm Công ty TNHH Dịch vụ cảnh quan môi trường Kiên Minh, Công ty TNHH thu gom vận chuyển chất thải Trần Tuấn Anh Kiệt, Công ty TNHH Bảo Vân thực hiện vận chuyển chất thải được thu gom từ các cơ sở y tế đem đến bệnh viện Bà Rịa để đốt xử lý tại đây, tần suất thu gom, vận chuyển là 02 03 lần/tuần (do hiện nay các lò đốt chất thải y tế tại các Trung tâm y tế này đã bị hư hỏng, không còn sử dụng được). Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc: chất thải lây nhiễm sắc nhọn được phân loại, thu gom và chứa trong hộp cứng chuyên dùng màu vàng bằng nhựa cứng; sau đó, được đem đi đốt xử lý hàng ngày tại lò đốt trong khuôn viên của Trung tâm. Ngoài ra, Trung tâm còn ký hợp đồng với Công ty TNHH Bảo Vân vận chuyển chất thải y tế từ các trạm y tế trên địa bàn huyện đưa về Trung tâm để đốt xử lý. b) Đối với các trạm y tế Tại các trạm y tế trên địa bàn tỉnh: Chất thải y tế phát sinh chủ yếu là chất thải lây nhiễm sắc nhọn và Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn. Lượng chất thải này được phát sinh tập trung chủ yếu là trong các đợt tiêm chủng theo chương trình quốc gia. Đối với các trạm y tế tại thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa: chất thải y tế được Công ty TNHH thu gom vận chuyển chất thải Trần Tuấn Anh Kiệt, Công ty TNHH Dịch vụ cảnh quan môi trường Kiên Minh vận chuyển, đưa về Bệnh viện Bà Rịa để đốt xử lý, với tần suất 2 lần/tuần. Đối với các trạm y tế các huyện, thị xã (trừ huyện Xuyên Mộc): chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom và chứa trong hộp cứng chuyên dùng màu vàng bằng nhựa cứng; sau đó, được Trung tâm y tế tại địa phương hợp đồng với Công ty TNHH Bảo Vân vận chuyển, đưa về Bệnh viện Bà Rịa để đốt xử lý, với tần suất 01 lần/tháng. Đối với các trạm y tế trên địa bàn huyện Xuyên Mộc: chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom và chứa trong hộp cứng chuyên dùng màu vàng bằng nhựa cứng; sau đó, được Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc ký hợp đồng với Công ty TNHH Bảo Vân vận chuyển, đưa về Trung tâm để đốt xử lý tại lò đốt chất thải y tế của Trung tâm với tần suất 01 lần/tháng. c) Đối với các cơ sở y tế ngoài công lập Theo quy định của ngành Y tế, trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập có yêu cầu đối với các cơ sở là phải xuất trình được hợp
- đồng thu gom, vận chuyển chất thải y tế với các cơ sở dịch vụ có chức năng và có phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải y tế theo quy định. Theo đó, chất thải y tế của các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn tỉnh được các công ty dịch vụ bên ngoài thu gom, vận chuyển (thông qua hợp đồng) để đưa đi xử lý, gồm Công ty Dịch vụ cảnh quan môi trường Kiên Minh, Công ty TNHH thu gom vận chuyển chất thải Trần Tuấn Anh Kiệt và Công ty TNHH Bảo Vân. Các công ty này sau khi thu gom chất thải y tế từ các cơ sở y tế sẽ vận chuyển đến Bệnh viện Bà Rịa để đốt xử lý. Thông tin về các cơ sở dịch vụ vận chuyển chất thải y tế hiện nay, gồm: Công ty TNHH Dịch vụ cảnh quan môi trường Kiên Minh: Địa chỉ số 32 đường Lê Thị Riêng, Phường 9, thành phố Vũng Tàu, hoạt động từ năm 2011. Công ty sử dụng phương tiện 01 xe kéo (có thùng kéo) trên xe có bố trí 01 thùng chứa 02 ngăn; dung tích khoảng 0,6 m3 và 01 xe tải nhỏ, có trọng tải 750 kg, có biển số xe 72C014.36, có trang bị thêm 03 thùng chứa bằng nhựa dung tích 200 lít/thùng, có nắp đậy để chứa các chất thải y tế; xe không có biển cảnh báo. Công ty TNHH Bảo Vân: Địa chỉ tại Hương Lộ 2, ấp Nam, xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa, hoạt động từ năm 2009. Công ty sử dụng 01 xe chuyên dùng có thể tích thùng chứa 1,5 m3 và 01 xe máy (xe không có biên cảnh báo), trên xe có bố trí 03 thùng chứa (tổng dung tích 3 thùng chứa khoảng 0,05 m3) để thu gom vận chuyển chất thải y tế. Công ty TNHH thu gom vận chuyển chất thải Trần Tuấn Anh Kiệt: Địa chỉ số 875/7B, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, hoạt động từ năm 2010. Công ty sử dụng 02 xe kéo (xe không có biển cảnh báo), kéo theo thùng bằng sắt có thể tích khoảng 1m3, chứa tối đa khoảng 150 kg (trong thùng không có bố trí các thiết bị để chứa các chất thải; thay vào đó, sử dụng các thùng, túi nylon chuyên dùng lưu giữ chất thải do các cơ sở y tế chuyển giao) để thu gom vận chuyển chất thải y tế. 3.2.2. Nhận xét, đánh giá Việc các cơ sở dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế đem đi đốt xử lý tại các lò đốt chất thải y tế trên địa bàn tỉnh đã góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải y tế được thu gom, xử lý. Tuy nhiên, các phương tiện vận chuyển của các cơ sở dịch vụ tham gia thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại chưa được Bộ Tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định. 3.3. Công trình xử lý chất thải y tế nguy hại a) Thực trạng Các công trình xử lý chất thải y tế nguy hại hiện có trên địa bàn tỉnh gồm 14 lò đốt chất thải y tế, lò xử lý Viba (công nghệ hấp không khói), được đầu tư lắp đặt tại các Bệnh viện (Lê Lợi, Bà Rịa, Tâm Thần); các Trung tâm y tế (Tân Thành, Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Côn Đảo, Vietsovpetro), Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (hiện lò đốt này đã được chuyển về Bệnh viện Phạm Hữu Chí) và tại Trạm y tế xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, cụ thể như sau: TT Tên đơn vị Nhãn hiệu thiết bị Công suất đốt 01 Bệnh viện Bà Rịa 01 Lò đốt Inciner8 245 kg/ngày/08 giờ (đang được vận hành hoạt động; tại thời điểm 01 Lò xử lý rác Viba
- (Ecodas) kiểm tra tháng 8/2018 Lò đang bị lỗi buồng thứ đốt thứ cấp) 240 kg/ngày/08 giờ (đang bị hư hỏng từ tháng 01/2018) 02 Bệnh viện Lê Lợi 01 Lò đốt hiệu 200 kg/ngày/08 giờ (đang hoạt HovalThụy Sĩ động nhưng chưa bảo đảm được hiệu quả xử lý khí thải) 86 kg/ngày/08 giờ (đang được 01 Lò xử lý bằng vận hành hoạt động) công nghệ hấp ướt không khói, hiệu ISS * Đủ công suất xử lý cho nhu cầu AC 575 của Hungrary hiện nay. Bệnh viện Tâm thần 01 Lò đốt hiệu F1S 160 kg/ngày/08 giờ kg/h (Hiện đã 03 tỉnh Chuwastar Nhật Bản bị xuống cấp) 160 kg/ngày/08 giờ (Lò không vận Trung tâm Y tế huyện 01 Lò đốt hiệu F1S 04 hành được, đã bị hư hỏng từ tháng Châu Đức Chuwastar Nhật Bản 08/2015) 160 kg/ngày/08 giờ (Lò không vận Trung tâm Y tế huyện 01 Lò đốt hiệu F1S 05 hành được, đã bị hư hỏng từ tháng Long Điền Chuwastar Nhật Bản 03/2017) Trung tâm Y tế huyện FE15 Chuwastar 06 160 kg/ngày/08 giờ Côn Đảo Nhật Bản 160 kg/ngày/08 giờ (đang hoạt Trung tâm Y tế huyện 01 Lò đốt hiệu F1S động, nhưng chưa bảo đảm được 07 Xuyên Mộc Chuwastar Nhật Bản hiệu quả xử lý khí thải.); đủ công suất xử lý cho nhu cầu hiện nay 160 200 kg/ngày/08 giờ (Lò không 08 Trung tâm Y tế huyện 01 Lò đốt hiệu FE 15 vận hành được, đã bị hư hỏng từ Đất Đỏ Chuwastar Nhật Bản tháng 10/2017) 160 kg/ngày/08 giờ (Lò không vận Trung tâm Y tế thị xã 01 Lò đốt hiệu F2 09 hành được, đã bị hư hỏng từ tháng Phú Mỹ Chuwastar Nhật Bản 03/2017) 160 kg/ngày/08 giờ (Lò đốt đã 10 Trung tâm Chăm sóc Lò LYT 20 (gia công được chuyển về Bệnh viện Phạm sức khoe ̉ sinh sản lắp ráp trong nước) Hữu Chí) Trạm Y tế xã Tóc 1020kg/ngày/08 giờ (chưa bảo 11 Lò đốt nhỏ Tiên, thị xã Phú Mỹ đảm được hiệu quả xử lý khí thai). ̉ 12 Trung tâm Y tế 01 Lò xử lý Viba bằng 40 kg/ngày/08 giờ (đang được vận Vietsovpetro công nghệ hấp ướt hành hoạt động; đủ công suất xử
- không khói lý cho nhu cầu hiện nay) b) Nhận xét, đánh giá Mặc dù, số lượng lò đốt và lò xử lý chất thải y tế đã được đầu tư có tổng công suất đáp ứng được phần lớn nhu cầu xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh hiện nay. Tuy nhiên, hiện chỉ có 02 lò xử lý tại Bệnh viện Lê Lợi và tại Trung tâm Y tế Vietsopevtro (công nghệ hấp ướt không khói) là còn hoạt động được, cơ bản đáp ứng được yêu cầu xử lý theo quy định. Các lò đốt còn lại (sử dụng nhiên liệu đốt là dầu DO, thời gian đốt của các lò đốt trung bình khoảng từ 1,5 3 giờ/lần đốt, thường các lò đốt được vận hành khoảng từ 2 3 lần/ngày), hầu hết đã bị hư hỏng không còn hoạt động được; hiện chỉ còn có các lò đốt tại Bệnh viện Lê Lợi, Bệnh viện Bà Rịa và các Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc và Côn đảo là đang được vận hành hoạt động, nhưng chưa bảo đảm được hiệu quả xử lý khí thải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải y tế QCVN 02:2012/BTNMT. Ngoài ra, tại Trạm Y tế xã Tóc Tiên, mặc dù đã được Trung tâm Y tế thị xã Phú Mỹ đầu tư, trang bị 01 lò đốt chất thải, có công suất thiết kế từ 1020 kg/ngày, lắp đặt năm 2014 để đốt chất thải y tế phát sinh tại Trạm Y tế, nhưng hiện chưa bảo đảm được hiệu quả xử lý khí thải theo quy chuẩn lò đốt. 3.4. Năng lực của các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép xử lý chất thải nguy hại (CTNH) cho các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có hạng mục xử lý chất thải y tế gồm: 01 mã chất thải y tế lây nhiễm; 04 mã chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm và 09 mã chất thải nguy hại khác cụ thể như sau: Nhà máy xử lý chất thải nguy hại (CTNH) Hà Lộc của Công ty TNHH Hà Lộc tại Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, Nhà máy được bắt đầu đưa vào hoạt động từ tháng 6 năm 2010. Công ty được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý CTNH có mã số QLCTNH: 123456.019.VX (cấp lần đầu) ngày 22/01/2018 thay thế Giấy phép hành nghề Quản lý CTNH mã số: 12345678.019.VX ngày 23/01/2015 (thay đổi lần 7). Theo Giấy phép xử lý CTNH được cấp, tổng khối lượng CTNH được phép vận chuyển về Nhà máy xử lý là 10.800.000 kg/năm tại 02 Lò đốt CTNH có tổng công suất 1.500 kg/h. Lò đốt có công đoạn xử lý khí thải theo quy định. Nhà máy xử lý CTNH của Công ty cổ phần Môi trường Sao Việt tại Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, Nhà máy được bắt đầu đưa vào hoạt động từ năm 2009. Công ty được Tổng cục Môi trường cấp Giấy phép hành nghề quản lý CTNH có mã số QLCTNH: 5678.011.VX, cấp lần 3 ngày 30/12/2015, có thời hạn đến ngày 30/12/2018; được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý CTNH có mã số QLCTNH: 3456.011.VX (cấp lần đầu) ngày 26/12/2018 thay thế Giấy phép hành nghề Quản lý CTNH mã số: 567 8.011.VX, cấp lần 3 ngày 30/12/2015. Theo Giấy phép xử lý CTNH được cấp, tổng khối lượng CTNH được phép vận chuyển về Nhà máy xử lý là 6.500.000 kg/năm tại 01 Lò đốt CTNH có công suất 1.000 kg/h. Lò đốt có công đoạn xử lý khí thải theo quy định. Nhà máy xử lý CTNH của Công ty TNHH Môi trường Quý Tiến tại Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, Nhà máy được bắt đầu đưa vào hoạt động từ tháng 5/2018. Công ty được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý CTNH mã số QLCTNH: 5.116.VX (cấp lần đầu) ngày 21/5/2018. Theo Giấy phép xử lý CTNH được cấp, tổng khối lượng CTNH được phép vận chuyển về Nhà máy xử lý là 7.200.000 kg/năm tại 02 Lò đốt
- CTNH có tổng công suất 1.000 kg/giờ. Lò đốt áp dụng công nghệ lò đốt hai cấp (sơ cấp và thứ cấp), có công đoạn xử lý khí thải theo quy định. Nhà máy xử lý CTNH của Công ty TNHH Thương mại Huy Thịnh tại Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, Nhà máy được bắt đầu đưa vào hoạt động từ tháng 07/2018. Công ty được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý CTNH mã số QLCTNH: 5.117.VX (cấp lần đầu) ngày 20/7/2018. Theo Giấy phép xử lý CTNH được cấp, tổng khối lượng CTNH được phép vận chuyển về Nhà máy xử lý là 7.200.000 kg/năm tại 01 Lò đốt CTNH có công suất 1.000 kg/giờ. Lò đốt có công đoạn xử lý khí thải theo quy định. 3.5. Việc triển khai đầu tư xây dựng khu xử lý tập trung rác thải y tế bằng công nghệ đốt áp suất âm không khói của Công ty CP Sara Việt Nam và Công ty CP Sara Vũng Tàu Dự án đầu tư Khu xử lý chất thải tập trung rác thải y tế bằng công nghệ đốt áp suất âm không khói của Công ty CP Sara Việt Nam và Công ty CP Sara Vũng Tàu đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương triển khai thực hiện tại Quyết định số 342/QĐUBND ngày 19/02/2019, cụ thể: a) Thông tin chung Tên dự án đầu tư: Khu xử lý tập trung rác thải y tế bằng công nghệ đốt áp suất âm không khói trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Địa điểm thực hiện dự án: Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Lô C1). Diện tích sử dụng đất: 01 ha. Mục tiêu và quy mô đầu tư dự án: đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải y tế tập trung để thu gom và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh, dự án được chia thành 02 giai đoạn gồm: + Giai đoạn 1 (0,5 ha): công suất xử lý chất thải rắn y tế 05 tấn/ngày. + Giai đoạn 2 (0,5 ha): công suất xử lý chất thải rắn y tế 10 tấn/ngày. Công nghệ áp dụng: sử dụng lò đốt áp suất âm không khói của Nhật Bản. Tổng vốn đầu tư khoảng: 123.434.000.000 đồng Thời hạn hoạt động của dự án: 50 năm. b) Tiến độ thực hiện dự án Giai đoạn 1: + Thực hiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng, môi trường: 05 tháng kể từ ngày UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. + Lắp đặt thiết bị và vận hành chạy thử: từ tháng thứ 06 đến tháng thứ 09 kể từ ngày UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
- + Hoạt động chính thức: trong vòng 09 tháng kể từ ngày UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Giai đoạn 2: khởi công xây dựng vào Quý III/2022, lắp đặt thiết bị và vận hành chạy thử: Quý IV/2022; đi vào hoạt động chính thức: Quý IV/2022. II. Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh 1. Mục tiêu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải y tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Bảo đảm 100% chất thải y tế nguy hại phát sinh được thu gom, vận chuyển và xử lý đạt quy chuẩn môi trường. 2. Phương pháp tiếp cận cho việc quản lý, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh trước mắt và lâu dài Theo Quyết định số 1880/QĐUBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 thì các lò đốt chất thải y tế được đầu tư, bố trí tại các bệnh viện, các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố để xử lý chất thải y tế tại chỗ và cho các cơ sở y tế trên địa bàn huyện, thành phố. Đến năm 2020, sẽ đầu tư cơ sở xử lý tập trung chất thải y tế tại Khu xử lý chất thải Tóc Tiên (nếu cần). Thực hiện Chỉ thị số 27CT/TU ngày 23/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác quản lý, bảo vệ môi trường; Thông báo số 1150TB/TU ngày 02/4/2018 về Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về kế hoạch xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh năm 2018, công tác quản lý đối với chất thải y tế được xác định là loại bỏ dần việc xử lý phân tán hiện nay, tiến tới xử lý chất thải y tế theo mô hình tập trung. Thực tế hiện nay, hầu hết các lò đốt chất thải y tế nguy hại tại các trung tâm y tế đều đã bị hư hỏng, không còn sử dụng được (trừ lò đốt tại các Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc và Côn Đảo). Các lò đốt đang còn được vận hành hoạt động tại Bệnh viện Bà Rịa, Lê Lợi và tại Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc và Côn Đảo đều đã bị xuống cấp (do đã được đầu tư và đưa vào vận hành sử dụng nhiều năm) và hiện đang bị quá tải công suất xử lý, nên khí thải ra chưa bảo đảm đáp ứng được quy chuẩn môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh. Mặt khác, nguy cơ khối lượng chất thải y tế có thể tồn đọng nhiều trong thời gian sắp tới là khó tránh khỏi. Vì vậy, trong thời gian chờ đợi, chuẩn bị đủ điều kiện để triển khai áp dụng xử lý chất thải y tế theo mô hình tập trung như đã được đề ra trong chủ trương. Trước mắt, cần có giải pháp tình thế có tính khả thi và thực tiễn, cho phép thực hiện nhằm cải thiện, thay đổi tình hình, vượt qua những khó khăn trong điều kiện hiện nay. Giải pháp được đề xuất là giao cho cơ sở xử lý CTNH có đủ năng lực đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (trong đó có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại) để thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại về xử lý tại Nhà máy xử lý chất thải nguy hại trong
- Khu xử lý tập trung Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ. Giải pháp này được áp dụng và được xem xét lại khi dự án đầu tư Khu xử lý chất thải y tế tập trung bằng công nghệ đốt áp suất âm không khói của Công ty cổ phần Sara Việt Nam được đầu tư hoàn thành, cho phép đưa nhà máy đi vào hoạt động. 3. Nội dung Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh được áp dụng trong thời điểm hiện nay là triển khai thực hiện giải pháp tình thế. Trước mắt, tạm thời giao cho cơ sở xử lý CTNH đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử lý CTNH (trong đó có hạng mục xử lý chất thải y tế nguy hại), tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh theo nội dung Kế hoạch này. Riêng địa bàn huyện Côn Đảo không áp dụng Kế hoạch này, chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đây được thu gom, xử lý theo hình thức như đang được triển khai thực hiện hiện nay. Căn cứ giấy phép xử lý CTNH đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho 04 cơ sở xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh cho thấy, Công ty TNHH môi trường Quý Tiến mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý CTNH mã số QLCTNH: 5.116.VX (cấp lần đầu) ngày 21/5/2018 (Nhà máy bắt đầu được đưa vào hoạt động từ tháng 5/2018); theo đó, có đủ chức năng xử lý tất cả các mã chất thải y tế nguy hại (14 mã chất thải y tế được cấp phép xử lý); Lò đốt áp dụng công nghệ lò đốt hai cấp (sơ cấp và thứ cấp), có công đoạn xử lý khí thải theo quy định và Công ty TNHH môi trường Quý Tiến là đơn vị tích cực tham gia xây dựng phương án xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, để triển khai Kế hoạch trong giai đoạn hiện nay, trước mắt tạm giao cho Công ty TNHH Môi trường Quý Tiến tham gia thực hiện Kế hoạch này (văn bản số 2525/UBNDVP ngày 22/3/2019). 3.1. Kế hoạch thực hiện thu gom về các khu vực lưu giữ, trung chuyển a) Mạng lưới các địa điểm tập kết cho khu vực lưu giữ, trung chuyển chất thải y tế Nhằm tạo thuận lợi trong triển khai Kế hoạch, việc thu gom chất thải y tế nguy hại đem về xử lý tại Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của cơ sở xử lý CTNH (được tạm giao) trong Khu xử lý tập trung Tóc Tiên và trên cơ sở kết quả khảo sát, làm việc với các đơn vị liên quan, mạng lưới các địa điểm tập kết chất thải y tế được bố trí theo khu vực lưu giữ, trung chuyển như sau: Khu vực lưu giữ, trung chuyển số 1: đặt tại Bệnh viện Bà Rịa, số 686 Võ Văn Kiệt, Phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa. Khu vực này được xác định phục vụ cho việc thu gom chất thải y tế phát sinh trong phạm vi không gian, gồm Bệnh viện, Trung tâm Y tế, phòng khám tư nhân...trên địa bàn thành phố Bà Rịa và khu vực lân cận của huyện Long Điền, Đất Đỏ. Khu vực lưu giữ, trung chuyển số 2: đặt tại Trung tâm Y tế thành phố Vũng Tàu, số 278, đường Lê Lợi, Phường 7, Thành phố Vũng Tàu. Khu vực này được xác định phục vụ cho việc thu gom chất thải y tế phát sinh trong phạm vi không gian, gồm Bệnh viện, Trung tâm Y tế, phòng khám tư nhân... trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Khu vực lưu giữ, trung chuyển số 3: đặt tại TTYT huyện Châu Đức, số 14 đường Lê Hồng Phong, thị trấn Ngãi Giao, Huyện Châu Đức. Khu vực này được xác định phục vụ cho việc thu
- gom chất thải y tế phát sinh trong phạm vi không gian, gồm Bệnh viện, trung tâm y tế và các TTYT, phòng khám tư nhân... trên địa bàn huyện Châu Đức và khu vực lân cận. Khu vực lưu giữ, trung chuyển số 4: đặt tại TTYT huyện Xuyên Mộc, thị trấn Phước Bửu, Thị trấn Phước Bửu, Huyện Xuyên Mộc. Khu vực này được xác định phục vụ cho việc thu gom chất thải y tế phát sinh trong phạm vi không gian, gồm Bệnh viện và các TTYT, phòng khám tư nhân... trên địa bàn huyện Xuyên Mộc và các khu vực lân cận. Riêng chất thải y tế phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Phú Mỹ sẽ được thu gom và vận chuyển đến Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của cơ sở xử lý trong Khu xử lý tập trung Tóc Tiên, xã Tóc Tiên để xử lý. b) Yêu cầu về khu vực lưu giữ, trung chuyển chất thải y tế Khu vực lưu giữ, trung chuyển chất thải y tế phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Có mái che cho khu vực lưu giữ, trung chuyển chất thải; nền bảo đảm không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn. Có phân chia các ô hoặc có dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại chất thải hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất; từng ô, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trong khu vực lưu giữ phải có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải y tế nguy hại được lưu giữ. Trong quá trình triển khai, cơ sở dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải được yêu cầu đầu tư bổ sung thùng chứa, công cụ và lắp đặt các biển cảnh báo, phòng ngừa phù hợp tại các địa điểm tập kết cho khu vực lưu giữ, trung chuyển và chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý chất thải y tế tại khu vực lưu giữ, trung chuyển bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Việc phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu chất thải y tế nguy hại được thực hiện theo quy định tại mục I chương II Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLTBYTBTNMT Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ, trung chuyển tối thiểu 01 ngày/lần; Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm không sắt nhọn về khu vực lưu giữ, trung chuyển tối thiểu 03 ngày/lần, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn về khu vực lưu giữ, trung chuyển tối thiểu là 01 tháng/lần. 3.2. Yêu cầu đối với các phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại Các phương tiện tham gia vận chuyển chất thải y tế nguy hại có thể được sử dụng là loại xe có thùng kín, xe bảo ôn chuyên dụng hoặc là các loại phương tiện vận chuyển khác đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoặc chấp thuận bằng văn bản để vận chuyển. Trước khi đưa các phương tiện tham gia vận chuyển chất thải y tế nguy hại vào hoạt động trên địa bàn tỉnh, cơ sở dịch vụ thu gom, vận chuyển phải báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế về các phương tiện tham gia vận chuyển và văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với các phương tiện này.
- 3.3. Kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại Tần suất vận chuyển chất thải y tế lây nhiễm từ khu vực lưu giữ, trung chuyển về nhà máy xử lý CTNH tối thiểu 01 lần/ngày. Các chất thải y tế nguy hại khi được đưa về nhà máy xử lý CTNH phải được ưu tiên xử lý ngay trong ngày. Quy trình xử lý theo đúng giấy phép: Chất thải được nạp vào buồng đốt sơ cấp của lò, được gia nhiệt và duy trì nhiệt độ nhiệt phân của chất thải trong buồng đốt sơ cấp từ 650 ÷ 900°C. Khí thải ở buồng đốt sơ cấp qua buồng đốt thứ cấp, được đốt cháy hoàn toàn ở nhiệt độ 1.050 ÷ 1.300°C, bảo đảm tiêu hủy hoàn toàn các chất độc hại, lây nhiễm. Khí thải được xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường. Trường hợp chưa thể xử lý ngay trong ngày được, chất thải phải được lưu giữ trong kho lạnh của Công ty ở nhiệt độ dưới 20°C và lưu giữ tối đa không quá 02 ngày. III. Tổ chức triển khai Kế hoạch 1. Sở Tài nguyên và Môi trường a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này theo đúng mục tiêu và có hiệu quả. b) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, lực lượng cảnh sát môi trường và các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra đơn vị xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh. c) Phối hợp với Sở Y tế tổ chức đào tạo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. d) Tổng hợp, báo cáo kết quả quản lý chất thải nguy hại (bao gồm cả chất thải y tế) theo quy định tại Khoản 4, Điều 11 Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Sở Y tế a) Chủ trì, triển khai Kế hoạch này đến các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế. b) Rà soát, yêu cầu các cơ sở y tế phải phối hợp, chuyển giao chất thải y tế nguy hại cho cơ sở dịch vụ có chức năng, có phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép theo quy định. c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, lực lượng cảnh sát môi trường kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước đối với chất thải y tế. d) Chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế của cơ sở, cân đối, bố trí bảo đảm kinh phí và nhân lực để thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định. đ) Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện việc bố trí khu vực lưu giữ, trung chuyển chất thải y tế theo quy định của pháp luật và quy định của Kế hoạch này; đồng thời, làm việc cụ thể với cơ sở dịch
- vụ vận chuyển, xử lý chất thải về việc bố trí, bàn giao quản lý và phối hợp quản lý khu vực lưu giữ, trung chuyển chất thải y tế; tạo điều kiện để cơ sở dịch vụ đầu tư trang thiết bị bổ sung các điều kiện lưu giữ theo quy định của pháp luật và quy định của Kế hoạch này. e) Tổ chức đào tạo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. g) Định kỳ hàng năm, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trong toàn ngành gửi về UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp. Thời điểm gửi báo cáo đồng thời với báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 16 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLTBYTBTNMT. 3. Sở Tài chính a) Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng chi phí xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế, trong đó có lộ trình cụ thể đối với các đơn vị tự chủ về tài chính, đơn vị chưa tự chủ tài chính, bảo đảm theo quy định. b) Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành giá tạm tính về xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh theo quy định; về lâu dài, nghiên cứu đơn giá xử lý của các tỉnh, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành đơn giá xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với Công ty Cổ phần Sara Việt Nam và Công ty Cổ phần Sara Vũng Tàu để hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Khu xử lý chất thải tập trung rác thải y tế bằng công nghệ đốt áp suất âm không khói theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định chủ trương đầu tư số 342/QĐUBND ngày 19/02/2019. 5. Sở Xây dựng Thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng các công trình y tế phải đáp ứng yêu cầu về xử lý chất thải y tế. Rà soát quy hoạch xử lý chất thải rắn; trong đó theo hướng sau 2020 ưu tiên đầu tư áp dụng xử lý chất thải rắn y tế theo mô hình tập trung. 6. Sở Khoa học và Công nghệ Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan thẩm định, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh. 7. Công an tỉnh Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát môi trường tổ chức trinh sát công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải của các cơ sở y tế và cơ sở dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định hoặc điều tra khởi tố nếu có dấu hiệu tội phạm về môi trường. 8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- a) Chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn quản lý. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cấp huyện phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc quản lý, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn. b) Đưa chỉ tiêu quản lý và xử lý chất thải y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương. Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải y tế trên địa bàn. 9. Chủ cơ sở y tế a) Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định về quản lý chất thải y tế tại Thông tư số 58/2015/TTBYTBTNMT. b) Lập và ghi đầy đủ thông tin vào sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 58/2015/TTBYT BTNMT. Đối với cơ sở y tế thuê cơ sở dịch vụ có giấy phép xử lý chất thải nguy hại để xử lý chất thải, định kỳ hàng tháng xuất 01 bộ chứng từ chất thải nguy hại cho lượng chất thải y tế nguy hại đã chuyển giao trong tháng theo quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 36/2015/TTBTNMT. c) Phân công lãnh đạo, khoa, phòng, người phụ trách chịu trách nhiệm về công tác quản lý chất thải y tế của cơ sở. d) Bố trí đủ kinh phí, nhân lực hoặc ký hợp đồng để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế. đ) Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho tất cả lãnh đạo, người phụ trách, nhân viên trong ngành và các đối tượng liên quan. e) Có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế của cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 (A) ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TTBYTBTNMT và gửi về Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện, thị xã, thành phố nơi cơ sở đang hoạt động trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo (theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLTBYTBTNMT. g) Đối với các cơ sở y tế có bố trí khu vực lưu giữ, trung chuyển chất thải y tế có trách nhiệm: Hỗ trợ bố trí khu vực để cơ sở dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải đầu tư trang thiết bị bổ sung các điều kiện lưu giữ chất thải y tế nguy hại bảo đảm theo quy định không gây ô nhiễm môi trường. Tạo điều kiện để cơ sở dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải vận hành, quản lý sử dụng các khu vực lưu giữ, trung chuyển chất thải y tế được thuận lợi. Giám sát việc quản lý, vận hành khu vực lưu giữ, trung chuyển của cơ sở dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. 10. Cơ sở dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải
- a) Tham gia thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo nội dung Kế hoạch bảo đảm theo đúng quy định pháp luật. b) Tiếp nhận, đầu tư trang thiết bị bổ sung các điều kiện lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại các khu vực lưu giữ, trung chuyển chất thải bảo đảm an toàn về môi trường theo quy định. Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành các khu vực lưu giữ, trung chuyển bảo đảm trong quá trình vận hành không gây ô nhiễm môi trường và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở y tế nơi đặt các khu vực lưu giữ, trung chuyển. c) Bảo đảm duy trì các yêu cầu kỹ thuật về phương tiện vận chuyển và thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định. d) Chất thải y tế nguy hại đưa về nhà máy phải được ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày được, chất thải phải được lưu giữ trong kho lạnh ở nhiệt độ dưới 20°C và lưu giữ tối đa không quá 02 ngày. đ) Định kỳ 06 tháng báo cáo công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại về Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế để giám sát, kiểm tra; đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn