intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rạn san hô Việt Nam – Nâng cao chất lượng cuộc sống ven bờ

Chia sẻ: Pham Linh Dan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

114
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam có sự đa dạng đặc biệt về san hô, nhất là ở khu vực ven bờ biển miền Trung. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 1,1% diện tích rạn san hô vùng Đông Nam Á nhưng Việt Nam lại có tới 90% các loài san hô (hơn 350 loài) của vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, và ít nhất cũng có 390 loài cá rạn. Đồng thời, Việt Nam cũng còn là một “điểm nóng” về đa dạng sinh học – với 25% các rạn san hô có nguy cơ cao, gấp 8 lần mức trung bình của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rạn san hô Việt Nam – Nâng cao chất lượng cuộc sống ven bờ

  1. Vấn đề Tiêu điểm Số 3 • Tháng 7, 2006 Rạn san hô Việt Nam – Nâng cao chất lượng cuộc sống ven bờ Các vấn đề Việt Nam có sự đa dạng đặc biệt về san hô, nhất là ở khu vực ven bờ biển miền Trung. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 1,1% diện tích rạn san hô vùng Đông Nam Á nhưng Việt Nam lại có tới 90% các loài san hô (hơn 350 loài) của vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, và ít nhất cũng có 390 loài cá rạn. Đồng thời, Việt Nam cũng còn là một “điểm nóng” về đa dạng sinh học – với 25% các rạn san hô có nguy cơ cao, gấp 8 lần mức trung bình của khu vực Đông Nam Á. Mối nguy hại cho các rạn san hô của Việt Nam xuất phát từ những yếu tố tương tự như ở nhiều quốc gia khác: đánh bắt quá mức, đánh bắt hủy diệt (dùng thuốc nổ, hoá chất), lắng đọng trầm tích và ô nhiễm, khai thác san hô, bão tố, sinh trường tràn lan các loài hải miên, phát triển quá mức tảo biển, sự xâm lấn bộc phát của sao biển gai, và việc sử dụng nguồn lợi thiếu kiểm soát, kể cả việc phát triển du lịch đại trà. Phần lớn những tác động này đều do con người tạo ra, hoặc được thúc đẩy bởi các hoạt động của con người. Chúng làm suy giảm những lợi ích mà các rạn san hô đem lại cho Việt Nam – cung cấp thực phẩm, việc làm, bảo vệ bờ biển khỏi xói mòn và những thiệt hại do các trận bão lớn. Các rạn san hô cũng tạo tiềm năng đáng kể trong khai thác các sản phẩm mới từ thiên nhiên, quan trọng đối với y tế và công nghiệp. Một thách thức đặc biệt đối với công tác quản lý rạn san hô là nhiều lợi ích của chúng không mang những giá trị thị trường trực tiếp, và phương pháp định giá các giá trị phi thị trường thành tiền vẫn còn đang được xây dựng. Hơn nữa, cũng không dễ dàng để diễn giải những giá trị này và đôi khi còn có những kết luận khác nhau. Hạn chế này làm cho việc xây dựng chính sách, quy hoạch và quản lý hỗ trợ tài chính cho các rạn san hô càng khó khăn hơn. Mặc dù vậy, rõ ràng các giá trị đó là đáng kể. Việc thử nghiệm định giá rạn san hô cụm đảo Hòn Mun ở tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam cho thấy các dịch vụ giải trí liên quan đến rạn san hô tạo ra nguồn thu tài chính lớn hơn so với sự tăng trưởng các ngành khác của địa phương như phát triển cảng biển. Khi các cơ hội tăng lên (năm 2006 du lịch biển ở Việt Nam đã tăng lên hơn 20 phần trăm so với năm 2005), và nếu được quản lý khôn khéo, thì các giá trị còn tăng nữa. Những mối đe dọa xuyên biên giới đối với các rạn san hô của Việt Nam Những mối đe dọa xuyên biên giới xuất hiện ở các quy mô khác nhau và khó quản lý hơn nhiều so với các tác động địa phương. Các đe dọa đó bao gồm những hoạt động ở các tỉnh của Việt Nam, với khoảng cách đến vùng rạn khác nhau, cơ chế hành pháp thiếu đồng bộ, và hiệu quả quản lý môi trường khác nhau. Một số mối đe dọa bắt nguồn từ đất liền: phá rừng, tiêu thoát trầm tích từ các con sông, ô nhiễm từ nông nghiệp và công nghiệp do các hóa chất bao gồm các sản phẩm hyđrô-cácbon và dầu khí, cũng như chất thải rắn do các dòng đại dương vận chuyển. Sự hủy hoại sinh cảnh các vùng đất ngập nước ven biển là những khu vực sinh sản của một số loài cá rạn cũng đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng. Các tác động thị trường, đầu tư và phát triển xuất phát từ bên ngoài vùng ven biển có thể là nguyên nhân tạo ra những áp lực lớn lên nguồn tài nguyên rạn san hô. Ở cấp độ khu vực, ô nhiễm và rác biển trong vùng Biển Đông (Biển Nam Hoa), và hoạt động đánh bắt trái phép, bừa bãi và lén lút cả ở trong và ngoài vùng biển của Việt Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)
  2. Vấn đề Tiêu điểm Số 3 • Tháng 7, 2006 Nam đều đe dọa tới các rạn san hô. Ở cấp độ toàn cầu, sự biến đổi khí hậu đã làm gia tăng sự axit hóa đại dương, sự mất canxi của các vùng rạn, tăng nhiệt độ không khí và đại dương, dâng cao mực nước biển và làm biển đổi thời tiết và các quy luật bão. Các vùng rạn của Việt Nam đã có hiện tượng tẩy trắng san hô nghiêm trọng. Sự phát triển tràn lan của các sinh vật xâm lấn và gây bệnh cũng làm tăng các mối đe dọa. Những mối đe dọa đang gia tăng này không thể chỉ giải quyết một cách cục bộ mà cần sự phối hợp, có chiến lược và sự ủng hộ ở các cấp từ địa phương tới toàn cầu. Quản lý và bảo tồn Từ nhiều năm nay, các phương thức bảo tồn và quản lý rạn san hô đều tập trung giải quyết những áp lực trực tiếp và có tính địa phương đối với các vùng rạn ví dụ như khai thác thủy sản và phát triển vùng bờ cục bộ, ô nhiễm từ đất liền và du lịch địa phương. Những phương thức này được xây dựng theo cách quản lý dựa vào cộng đồng và mang tính địa phương. Ở một số quốc gia những cách thức này có truyền thống lâu đời và được lồng ghép chặt chẽ với văn hóa địa phương. Các nỗ lực toàn cầu cũng đã dẫn đến thành lập các khu bảo vệ với các chức năng và tên gọi khác nhau, ví dụ: Khu bảo tồn biển, Khu bảo vệ biển, Vùng cấm đánh bắt, Công viên biển, cả đơn lẻ và theo mạng lưới. Những khu này được xây dựng để bảo vệ nguồn tài nguyên rạn san hô không bị đánh bắt quá mức, giúp phục hồi sinh cảnh và các quần thể rạn san hô, duy trì sự đa dạng gen, nâng cao nhận thức công chúng về công tác quản lý và bảo tồn, và đồng thời tạo thêm thu nhập cho cộng đồng ven biển thông qua du lịch. Những thách thức chính trong quá trình này bao gồm việc quyết định kích thước và hình dạng các khu bảo vệ, địa điểm của chúng, diện tích rạn được bảo vệ, và hiểu biết về sự liên kết của các quần thể rạn – các “nguồn” và “bể” của chúng – nhất là khi có những rạn phân bố ngang qua ranh giới các quốc gia. Còn có thể kể đến các phương pháp quản lý bổ sung như việc xây dựng sinh cảnh nhân tạo (“rạn nhân tạo”), nuôi cấy san hô và thả thêm các loài động và thực vật rạn. Việc sử dụng các cách tiếp cận này cần được đánh giá cẩn thận và những rủi ro của chúng phải được kiểm soát. Gần đây, hoạt động quản lý đã mở rộng theo hướng dựa trên lưu vực và được đặc tả theo một số hình tượng như từ Đỉnh núi cao tới Rạn san hô, từ Lưu vực sông tới Rạn san hô, từ Đỉnh đồi tới Đại dương (H20), từ Nước trắng tới Nước xanh, và kể cả lồng ghép hình thức khu bảo tồn biển và quản lý rạn trong khung quản lý tổng hợp vùng bờ (ICZM). Kết quả cho thấy sự phục hồi năng suất rạn san hô đòi hỏi kết hợp các can thiệp ở nhiều quy mô khác nhau để có sự thành công. Các vấn đề xã hội của các cộng đồng phụ thuộc rạn san hô nổi lên rõ ràng trong tất cả những vấn đề phát triển này. Những mối quan tâm về công bằng xã hội, đặc biệt là ở những nhóm thiệt thòi – ngư dân đánh bắt nhỏ và gia đình họ, phụ nữ và người nghèo, và cải thiện sinh kế hiện tại cũng như trong tương lai, cần những thay đổi trong định hướng phát triển của chính phủ và các tổ chức tài trợ cũng như trong cách sinh hoạt của cộng đồng. Các sinh kế thay thế và bổ sung bền vững về mặt kinh tế và môi trường cần được phát triển. Những thay đổi này thường diễn ra trong điều kiện năng lực và các cơ hội của cộng đồng còn hạn chế. Vì vậy đòi hỏi có sự can thiệp lâu dài và giám sát chặt chẽ. Hướng hoạt động Việc phục hồi các rạn san hô ở Việt Nam có giá trị to lớn đối với sinh kế của cộng đồng ven biển và toàn quốc, đặc biệt là tăng năng suất nghề cá, giảm xói mòn vùng bờ và làm lợi cho ngành giải trí và du lịch. Điều này chỉ xảy ra khi những lợi ích của việc thay đổi được định lượng cụ thể và rõ ràng, được công bố tới khắp các bên liên quan – từ địa phương tới quốc gia và quốc tế. Vì mức độ tổn hại nghiêm trọng của các rạn san hô ở Việt Nam, vì sự phân bố rộng khắp của chúng dọc theo bờ biển và nhiều đảo, vì số lượng lớn các cộng đồng ven biển phụ thuộc vào các vùng rạn và vì chi phí can thiệp cao, cần có những chương trình phối hợp nhịp nhàng. Các chương trình đó nên bao gồm, nhưng không nhất thiết chỉ là, các khu bảo tồn biển và quản lý tổng hợp vùng bờ. 2 Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)
  3. Vấn đề Tiêu điểm Số 3 • Tháng 7, 2006 Thông tin về các hoạt động cần được phổ biến thông qua tích cực trao đổi kinh nghiệm, học hỏi từ sự phát triển của các quốc gia vùng nhiệt đới khác và tham gia các nỗ lực trong khu vực và quốc tế để giải quyết các mối đe dọa nảy sinh từ bên ngoài. Trên thế giới có một kho kinh nghiệm quý báu của các nước (những phương thức hiệu quả nhất, những thành công và thất bại), và rất nhiều trong số này có giá trị đối với Việt Nam. Để phục hồi rạn san hô và phát triển những lợi ích của chúng, cần có sự định giá toàn diện các rạn san hô và sử dụng cách tiếp cận hệ sinh thái. Các chi phí kinh tế và xã hội của các phương thức hiện tại đang áp dụng và các lợi ích cụ thể của việc phục hồi rạn san hô cần được minh chứng và liên kết với các cơ chế tài chính. Những mối quan hệ và liên kết của các quần thể rạn và các hệ thống rạn cần được chứng minh và giải thích rõ ràng, công khai. Tương tự như vậy đối với những tác động của các sự kiện và các hoạt động ảnh hưởng đến năng suất rạn san hô. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật và phương pháp đang được sử dụng, cho nên việc lựa chọn công cụ phù hợp là rất quan trọng. Trong nhiều hoàn cảnh, một hành động quản lý đơn lẻ là không đủ. Do đó, khi lựa chọn, nhất thiết phải quan tâm đến các hoạt động bảo vệ rạn san hô khỏi những tổn hại trực tiếp và tức thời, ví dụ đánh bắt hủy diệt và quá mức, ô nhiễm. Cũng cần có những can thiệp chiến lược với sự tham gia của các phương tiện truyền thông và giáo dục quần chúng, xây dựng các kết nối giữa cộng đồng, khối tư nhân và chính phủ. Các khung pháp lý và thể chế cần được xây dựng và tăng cường. Các cơ chế đồng quản lý ở những cấp rộng hơn so với cấp cộng đồng địa phương cần được xây dựng và áp dụng, đồng thời quyền của những cộng đồng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rạn san hô cần được thể chế hóa và duy trì. Những lợi ích thu được sẽ rất lớn. Các tài liệu tham khảo Ablan, M.C.A., 2006, “Di truyền học và nghiên cứu mối liên kết nghề cá ở các nước đang phát triển Châu Á”, Nghiên cứu nghề cá, 78, trang 158-168. “Kế hoạch hành động về quản lý hệ sinh thái rạn san hô Việt Nam đến năm 2015”, Cuộc họp lần thứ sáu của nhóm công tác vùng về tiểu phần Rạn san hô của Dự án UNEP/GEF: “Ngăn ngừa xu thế suy thoái môi trường tại biển Đông và Vịnh Thái Lan”, Masinloc, Philippines, 22-25 tháng 8, 2005, UNEP/GEF/SCS/RWG-CR.6/7, trang 25. Buddemeier, RW, Kleypas, JA, và Aronson, RB, 2004, Những nguy cơ tiềm ẩn của thay đổi khí hậu góp phần tạo sức ép lên các hệ sinh thái rạn san hô, Trung tâm thay đổi khí hậu toàn cầu, Hoa Kỳ, trang 56. Burke, L, Selig, E, và Spalding, M, 2002, Các rạn san hô bị đe dọa trong vùng Đông Nam Á, Viện tài nguyên thế giới (WRI), Hoa Kỳ, trang 72. Phạm Khánh Nam & Trần Võ Hùng Sơn, 2005, “Giá trị giải trí của vùng san hô quanh cụm đảo Hòn Mun ở Việt Nam: Nghiên cứu chi phí đi lại và định giá ngẫu nhiên” trong Ahmed, M, Chiew, KC & Cesar, H (biên tập) Định giá kinh tế và các ưu tiên chính sách cho quản lý bền vững các rạn san hô, bản sửa lại 2005, bản số 2, Kỷ yếu Hội thảo Trung tâm Cá Thế giới, trang 84-107. Thông tin liên hệ Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) Phòng 1605, Tầng 16, Khu B, Tòa nhà M3-M4 91A Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam ĐT: +84 4 275 2106 Fax: +84 4 275 2107 Email: mcd@mcdvietnam.org Web: www.mcdvietnam.org 3 Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2