Sàng lọc phát hiện bệnh
lượt xem 0
download
Tài liệu "Sàng lọc phát hiện bệnh" nhằm giúp học viên trình bày được khái niệm, ý nghĩa của sàng lọc trong phát hiện sớm bệnh. Trình bày được nguyên tắc lựa chọn test sử dụng để sàng lọc phát hiện sớm bệnh. Mô tả và thực hiện được sàng lọc 6 bệnh thường gặp: tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sàng lọc phát hiện bệnh
- SÀNG LỌC PHÁT HIỆN BỆNH Mục tiêu: 1. Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của sàng lọc trong phát hiện sớm bệnh. 2. Trình bày được nguyên tắc lựa chọn test sử dụng để sàng lọc phát hiện sớm bệnh. 3. Mô tả và thực hiện được sàng lọc 6 bệnh thường gặp: tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư vú, ung thư cổ tử cung. ĐẶT VẤN ĐỀ Sàng lọc bệnh là phương pháp phát hiện bệnh hoặc các tổn thương ở giai đoạn sớm chưa có biểu hiện rõ rệt trên lâm sàng thông qua khám lâm sàng, các xét nghiệm hoặc các phương pháp khác. Sàng lọc bệnh có thể được thực hiện một cách nhanh chóng, đơn giản trên các đối tượng khỏe mạnh hoặc những người có yếu tố nguy cơ. Ở các nước phát triển, sàng lọc bệnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật (CDC). Các CDC thực hiện sàng lọc bệnh và đưa ra các khuyến cáo quốc gia về sàng lọc bệnh. Ngoài các trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật, các phòng khám bác sỹ gia đình cũng đóng vai trò không nhỏ trong sàng lọc bệnh. Ở Việt Nam, trong những năm trước đây, các hoạt động sàng lọc bệnh chưa được quan tâm đúng mức, do vậy, các bệnh mạn tính đặc biệt là bệnh ung thư được phát hiện rất muộn, điều đó dẫn tới hiệu quả điều trị bị hạn chế và chi phí tốn kém cho cả người bệnh và hệ thống y tế. Bộ Y tế đã có Quyết định số 4299/2016/QĐ-BYT phê duyệt “Dự án chủ động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lí bệnh bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2016 – 2020”, với mục tiêu là: 50% số người bị tăng huyết áp được phát hiện; 50% số người bị bệnh đái tháo đường và 55% số người tiền đái tháo đường được phát hiện; 20% số người mắc ung thư khoang miệng, vú, cổ tử cung, buồng trứng, đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm; 80% trung tâm y tế dự phòng tỉnh, 80% trung tâm y tế huyện triển khai các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm bệnh. Bài học sàng lọc bệnh sẽ giúp cán bộ y tuyến cơ sở hiểu được vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của sàng lọc bệnh, đồng thời cung cấp kiến thức để cán bộ y tế cơ sở có khả năng triển khai một số kỹ thuật sàng lọc thông thường đối với một số bệnh thường gặp ở địa phương. 1. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM BỆNH 1.1. Khái niệm sàng lọc bệnh Sàng lọc bệnh là một quá trình mà ở đó có hiện tượng cho lọt qua rất nhiều người và giữ lại một số người. Đối tượng “không cho lọt qua” (đối tượng ta cần thu được) là những người có nguy cơ, có khả năng mắc bệnh hoặc đã mắc bệnh ở giai đoạn sớm. Quá trình này đòi hỏi phải được thực hiện theo các trình tự y học. Sàng lọc bệnh là qui trình tách những đối tượng có nguy cơ, có khả năng mắc bệnh hoặc đã mắc bệnh ở giai đoạn sớm trong cộng đồng để có biện pháp can thiệp thích hợp nhằm ngăn ngừa bệnh tật xảy ra hoặc phát hiện sớm bệnh tật. 103
- Theo Bộ Y tế: Sàng lọc bệnh là việc sử dụng các biện pháp thăm dò đơn giản, dễ áp dụng, có độ chính xác tương đối cao để phát hiện các cá thể trong một cộng đồng nhất định có nguy cơ mắc, hoặc mắc một bệnh nào đó ở giai đoạn sớm. Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Sàng lọc bệnh là quá trình xác định những cá nhân đang có nguy cơ cao về một rối loạn cụ thể để đảm bảo điều tra thêm hoặc can thiệp trực tiếp cho cá nhân đó. Sàng lọc bệnh được cung cấp một cách có hệ thống cho một quần thể dân cư mà họ không tìm kiếm sự chăm sóc y tế do các triệu chứng của bệnh chưa xuất hiện rõ. Sàng lọc bệnh thường do các cơ quan y tế khởi xướng chứ không phải do yêu cầu của người bệnh để được giúp đỡ. Mục đích của sàng lọc là để mang lại lợi ích cho những người được sàng lọc. Sàng lọc bệnh là một cuộc kiểm tra ban đầu. Công cụ sàng lọc bệnh gọi là test sàng lọc. Sàng lọc bệnh là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ dự phòng. 1.2. Vai trò của sàng lọc bệnh Tiến triển tự nhiên của bệnh diễn ra theo 5 giai đoạn sau: 1: Giai đoạn tiếp xúc mối nguy 2: Giai đoạn bắt đầu có rối loạn sinh học (Giai đoạn tiền lâm sàng) 3: Giai đoạn có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 4: Giai đoạn biến chứng 5: Tử vong Sàng lọc 1--------- 2 ---------- 3 ---------- 4 -------- 5 Giai đoạn tiền lâm sàng Sàng lọc bệnh có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, giai đoạn tiền lâm sàng, khi chưa có triệu chứng lâm sàng xuất hiện, thậm chí sớm hơn, ở giai đoạn sau khi tiếp xúc mối nguy (yếu tố nguy cơ). Việc sàng lọc bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung...có thể phát hiện bệnh sớm từ 10-15 năm so với thời điểm triệu chứng lâm sàng xuất hiện. 1.3. Ý nghĩa của sàng lọc bệnh Do sàng lọc bệnh sử dụng các biện pháp thăm dò đơn giản, dễ áp dụng nên tuyến y tế cơ sở hoàn toàn có thể thực hiện được. Sàng lọc bệnh không tốn kém, do vậy có thể được thực hiện trên quần thể lớn người dân, kể cả người dân không có điều kiện kinh tế. Can thiệp phòng bệnh cho những người có yếu tố nguy cơ, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Khi phát hiện bệnh ở giai đọan sớm, can thiệp sẽ có hiệu quả tốt hơn, giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật. 104
- Điều trị bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giảm chi phí điều trị cho người bệnh, tiết kiệm các nguồn lực cho hệ thống y tế. 1.4. Các dạng sàng lọc bệnh - Sàng lọc đại trà: sàng lọc cho một quần thể lớn không tách riêng các đối tượng (khám sức khỏe học sinh trong trường học, người lao động trong doanh nghiệp). - Đa sàng lọc: sử dụng nhiều test khác nhau trên một đối tượng để sàng lọc nhiều bệnh (vừa sàng lọc tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan vi rus…). - Sàng lọc theo mục tiêu: sàng lọc trên nhóm dân số có tiếp xúc đặc biệt (sàng lọc người nghiện chích để tìm ra người nhiễm HIV) - Sàng lọc cơ hội hay sàng lọc phát hiện bệnh: sàng lọc những người có yếu tố nguy cơ, người có biểu hiện lâm sàng kín đáo… 1.5. Tiêu chí lựa chọn các bệnh để sàng lọc - Các bệnh mạn tính thường gặp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cần phát hiện điều trị sớm; - Các bệnh không phổ biến nhưng nếu không điều trị sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng (gây ra cái chết, tàn tật, hay tổn thất nặng nề); - Các vấn đề sức khỏe mang tính cộng đồng, có tỷ lệ mắc cao ở giai đoạn tiền lâm sàng; - Bệnh đã được biết rõ và được hiểu đầy đủ; - Các bệnh phải có một khoảng thời gian tiềm ẩn (tiền lâm sàng) mà ở đó bệnh có thể được phát hiện trước khi các triệu chứng xuất hiện, ví dụ các tổn thương tiền ung thư; - Thời gian tiềm ẩn phải đủ dài thì sàng lọc mới đạt được hiệu quả phòng bệnh; - Bệnh đó đã có đủ thiết bị chẩn đoán và phương pháp chữa hiệu quả. 1.6. Hạn chế của sàng lọc bệnh - Kết quả sàng lọc có thể không chính xác cho thấy dương tính giả đối với những người không có bệnh/tật, hoặc âm tính giả đối với những người có bệnh/tật. - Sàng lọc liên quan đến chi phí và sử dụng các nguồn lực cho một quần thể lớn những người không cần điều trị. - Tác dụng không mong muốn cho người sàng lọc (căng thẳng, lo lắng, khó chịu, tiếp xúc với bức xạ, hóa chất). 2. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN TEST SỬ DỤNG ĐỂ SÀNG LỌC BỆNH Khi sử dụng các test sàng lọc bệnh, phải đáp ứng các nguyên tắc sau: - Đơn giản, dễ thực hiện, có thể áp dụng rộng rãi. - Chi phí thấp, có thể thực hiện được cho một cộng đồng quần thể lớn. - Cho kết quả nhanh. - Đảm bảo tính an toàn, cộng đồng chấp nhận. 105
- - Độ nhậy (tính giá trị) tương đối cao: Test sàng lọc có khả năng phát hiện ra những người dương tính trong tổng số những người mắc bệnh với tỷ lệ tương đối cao. Hay nói cách khác: tỷ lệ bỏ sót bệnh thấp, tức là tỷ lệ âm tính giả thấp. - Độ đặc hiệu (độ tin cậy) tương đối cao: Test sàng lọc có khả năng phát hiện ra những người âm tính trong tổng số những người không mắc bệnh với tỷ lệ tương đối cao. Tỷ lệ phát hiện nhầm bệnh thấp, tức là tỷ lệ dương tính giả thấp. 3. SÀNG LỌC MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP 3.1. Sàng lọc tăng huyết áp 3.1.1. Đối tượng sàng lọc a/ Tất cả những người có nguy cơ tăng huyết áp và nguy cơ tim mạch, bao gồm: - Tuổi >55 đối với nam, >65 đối với nữ - Có hút thuốc lá hoặc thuốc lào - Vận động thể lực 5 gam muối (tương đương 01 thìa cà /phê)/người/ngày - Ăn ít rau, trái cây - Uống nhiều rượu bia - Bố, mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi nam < 55, nữ < 65 tuổi - Hay bị stress và căng thẳng tâm lý - Thừa cân, béo phì - Mắc bệnh đái tháo đường (đã được cơ sở y tế chuẩn đoán) - Rối loạn lipid máu (đã được cơ sở y tế chẩn đoán) b/ Tất cả những người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tăng huyết áp: huyết áp tâm thu từ 130 - 139mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 80 - 89mmHg. 3.1.2. Phương pháp và xử lí kết quả sàng lọc - Thiết kế bảng câu hỏi dành cho người bệnh để điều tra thu thập thông tin. - Đo huyết áp để xác định chỉ số huyết áp. - Nếu huyết áp ≥140/90 mmHg: Cần đo lại ít nhất 2 lần khám, mỗi lần khám gồm 2 lượt đo huyết áp để chẩn đoán. Nếu người bệnh có tăng huyết áp nhưng y tế cơ sở không đủ điều kiện đánh giá tổn thương cơ quan đích thì chuyển người bệnh lên tuyến trên để xác định, sau đó quản lí tại y tế cơ sở. - Nếu huyết áp trong khoảng 130-139/85-89 mmHg: Cần đo huyết áp 24h (holter), nếu tuyến y tế cơ sở không có thiết bị đo huyết áp 24h thì chuyển người bệnh lên tuyến trên để xác định, sau đó quản lí tại y tế cơ sở. - Nếu huyết áp trong khoảng 120-129/80-85 mmHg: Cần sàng lọc định kỳ 1 năm/1lần. - Nếu huyết áp
- 3.1.3. Một số khuyến cáo khác về sàng lọc tăng huyết áp Sàng lọc tăng huyết áp theo khuyến cáo quốc gia của Mỹ: - Người lớn từ 40 tuổi trở lên và những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp nên được sàng lọc 1 năm/1 lần. - Người trưởng thành từ 18 đến 39 tuổi có huyết áp bình thường, không có các yếu tố nguy cơ khác nên được sàng lọc 3 đến 5 năm/1 lần. - Sàng lọc tăng huyết áp theo khuyến cáo của JNC 7: - Sàng lọc 2 năm /1 lần với những người có huyết áp 120/80 mmHg. - Sàng lọc 1 năm/1 lần với những người có huyết áp 120-139/80-89 mmHg. 3.2. Sàng lọc đái tháo đường 3.2.1. Đối tượng sàng lọc a/ Tất cả những người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2, bao gồm: - Tuổi ≥45 - Thừa cân, béo phì - Tăng huyết áp (đã được cơ sở y tế chuẩn đoán) - Bố, mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường typ 2 - Rối loạn mỡ máu (đã được cơ sở y tế chẩn đoán) - Vận động thể lực
- - Người không có yếu tố nguy cơ, bắt đầu sàng lọc từ 45 tuổi, nếu đường máu bình thường thì sàng lọc lại 3 năm/1 lần. - Người trên 30 tuổi có 1 yếu tố nguy cơ đái tháo đường thì sàng lọc 1 năm/1lần. - Người có huyết áp >135/80 mmHg: cần sàng lọc ngay không chờ 1 năm. 3.3. Sàng lọc hen phế quản 3.3.1. Đối tượng sàng lọc a/ Tất cả những người có nguy cơ mắc bệnh hen phế quản, bao gồm: - Có tiền sử mắc các bệnh dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng, mày đay, phù mạch...) - Gia đình có người bị hen và/ hoặc các bệnh dị ứng kể trên. - Thừa cân, béo phì. - Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hoặc lông thú, hoặc phấn hoa, hoặc nấm mốc, hoặc một số thuốc, hoặc hóa chất. b/ Tất cả những người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hen phế quản mà chưa được chẩn đoán: - Ho khan hoặc ho khạc đờm trắng, dính. - Nặng ngực, khò khè (thở rít, cò cử), khó thở (thở ngắn, khó thở ra). - Các triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần, nặng về đêm và sáng hoặc khi thay đổi thời tiết, khi gắng sức hoặc khi tiếp xúc khói, bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo, hóa chất, một số loại thuốc. 3.3.2. Phương pháp và xử lí kết quả sàng lọc Phương pháp: Sử dụng bảng câu hỏi tầm soát hen phế quản của IPCRG (chăm (chăm sóc tuyến đầu toàn cầu nhóm bệnh phổi) và của GINA (sáng kiến toàn cầu về bệnh hen). Xử lí kết quả: Nếu có từ 2 câu trả lời CÓ trở lên thì gửi người bệnh lên tuyến trên để chẩn đoán xác định. a/ Bảng câu hỏi tầm soát hen theo IPCRG Câu hỏi Chọn câu trả lời Ông/bà có bao giờ bị khò khè trong lồng ngực bất cứ lúc nào 1 trong 12 tháng vừa qua không ? Có Không Ông/bà có bao giờ bị thức giấc giữa đêm vì cơn khó thở bất 2 cứ lúc nào trong 12 tháng vừa qua không ? Có Không Ông/bà có bao giờ bị thức giấc giữa đêm vì cơn ho bất kỳ lúc 3 nào trong 12 tháng vừa qua không? Có Không Ông/bà có bao giờ bị thức giấc vì cảm giác nặng ngực bất kỳ 4 lúc nào trong 12 tháng vừa qua không? Có Không 108
- 5 Ông/bà có bao giờ bị khó thở sau hoạt động gắng sức không? Có Không Ông/bà có bao giờ bị khó thở cả ngày khi mà ông/bà nghỉ 6 ngơi không? Có Không Nếu ông /bà trả lời “Có” bất kỳ câu hỏi nào trên đây, các triệu chứng của ông/ bà có ít đi hay biến mất trong những 7 ngày nghỉ làm việc hay trong kỳ nghỉ? Có Không b. Bảng câu hỏi tầm soát hen theo GINA Câu hỏi Chọn câu trả lời Ông/bà có những cơn khò khè/ thở rít hay những đợt khò 1 khè/ thở rít tái đi tái lại Có Không 2 Ông/bà có bị ho gây khó chịu lúc đêm khuya Có Không 3 Ông/bà có bị thức giấc vì cơn ho hay khó thở bất cứ khi nào Có Không Ông/bà có bị ho, khò khè hay thở rít sau khi vận động thể 4 lực (chạy, tập thể dục) Có Không Ông/bà có vấn đề hô hấp vào mùa nhất định nào đó trong 5 năm Có Không Ông/bà có bị ho, khò khè hay nặng ngực khi hít phải chất 6 kích thích trong không khí Có Không Ông/bà có những đợt cảm lạnh “ nhập vào phổi” HOẶC phải 7 điều trị hơn mười ngày mới khỏi Có Không Khi có những triệu chứng hô hấp, ông/bà có cải thiện với 8 điều trị hen thích hợp Có Không 3.4. Sàng lọc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) 3.4.1. Đối tượng sàng lọc a/ Tất cả những người có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bao gồm: - Người mắc hen phế quản không được kiểm soát. - Người hút thuốc lá hoặc thuốc lào. - Người thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi hoặc hóa chất, ô nhiễm không khí do dùng bếp than, bếp ga, bếp củi... - Người bị nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn nhiều lần. 109
- b/ Tất cả những người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà chưa được - Ho, khạc đờm mạn tính (thường ho khạc đờm vào sáng sớm, đờm nhầy, trắng). - Khó thở tăng dần. 3.4.2. Phương pháp và xử lí kết quả sàng lọc Phương pháp: Sử dụng bảng câu hỏi tầm soát BPTNMT của GOLD 2018 (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease = Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) và của IPCRG (International Primary Care Respiratory Group = chăm sóc tuyến đầu toàn cầu nhóm bệnh phổi). Xử lí kết quả: nếu có từ 3 câu trả lời CÓ trở lên (theo GOLD) hoặc 3 câu trả lời đều ≠ 0 (theo IPCRG) thì gửi người bệnh lên tuyến trên để chẩn đoán xác định. a/ Bảng câu hỏi tầm soát COPD theo GOLD 2018 Câu hỏi Chọn câu trả lời 1 Ông/bà có ho vài lần trong ngày ở hầu hết các ngày. Có Không 2 Ông/bà có khạc đờm ở hầu hết các ngày. Có Không 3 Ông/bà có dễ bị khó thở hơn những người cùng tuổi. Có Không 4 Ông/bà có trên 40 tuổi. Có Không 5 Ông/bà vẫn còn hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá. Có Không Nếu có từ 3 câu trả lời CÓ trở lên, chuyển người bệnh lên tuyến trên để chẩn đoán xác định. b/ Bảng câu hỏi tầm soát COPD theo IPCRG Câu hỏi Chọn câu trả lời Điểm 1 Ông/bà hiện bao nhiêu tuổi 40-49 tuổi 0 50-59 tuổi 4 60-69 tuổi 8 ≥ 70 tuổi 10 2 Số điếu thuốc lá ông/bà hiện đang hút hoặc đã từng 0-14 gói-năm 0 hút (nếu đã cai thuốc lá) mỗi ngày? Ông bà đã hút thuốc trong bao nhiêu năm? 15-24 gói-năm 2 Tổng số ông bà đã hút thuốc bao nhiêu gói - năm? 25-49 gói-năm 3 (Số gói/ngày = số điếu thuốc hút mỗi ngày: 20 Số gói-năm = số gói/ngày x số năm hút thuốc) ≥ 50 gói-năm 7 110
- 3 Ông/bà cân nặng bao nhiêu (kg) ? BMI < 25,4 5 Ông/bà cao bao nhiêu (mét)? BMI = 25,4-29,7 1 Cách tính: BMI = cân nặng(kg)/(chiều cao)2 (m2) BMI >29,7 0 4 Thời tiết có ảnh hưởng đến triệu chứng ho của ông/bà Có 3 không? Không 0 Tôi không bị ho 0 5 Có bao giờ ông/bà bị ho khạc đàm từ ngực khi không Có 3 bị cảm lạnh? Không 0 6 Ông/bà có thường bị ho khạc đàm từ ngực vào buổi Có 0 sáng khi vừa thức dậy không? Không 3 7 Ông/bà có thường bị thở khò khè không? Chưa bao giờ 0 Thỉnh thoảng/tăng 4 dần 8 Ông/bà đang đã hoặc từng bị dị ứng không? Có 0 Không 3 Tổng điểm Nếu có từ 3 câu câu trả lời đều ≠ 0 trở lên, chuyển người bệnh lên tuyến trên để chẩn đoán xác định. 3.5. SÀNG LỌC UNG THƯ VÚ Ung thư vú là tình trạng tăng trưởng bất thường của các tế bào lót ống dẫn sữa ở vú (gọi là ung thư tuyến vú) hoặc tế bào biểu mô tiểu thùy/thùy vú (gọi là ung thư biểu mô tiểu thùy). Theo thống kê toàn cầu về ung thư năm 2008, ung thư vú đứng thứ hai (chiếm 10,9%) sau ung thư phổi (chiếm 12,7%) về tần số mắc. Theo thống kê năm 2010 của Việt Nam, ung thư vú đứng thứ năm về tần số mắc (chiếm 6,1%), sau ung thư gan, phổi, dạ dầy, đại trực tràng và đứng hàng đầu về tần số mắc ung thư ở phụ nữ. Ung thư vú có thời gian tiềm ẩn khá dài gần như không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng kín đáo, ít người bệnh nhận thấy sự bất thường. Chẩn đoán ung thư vú và can thiệp sớm sẽ mang lại hiệu quả điều trị rất tốt, các nghiên cứu trên thế giới cho 111
- thấy tỷ lệ sống sau 5 năm đối với ung thư vú là trên 90%, trong khi đó các ung thư gan, phổi, tụy... chỉ có dưới 20%. 3.5.1 Các yếu tố nguy cơ ung thư vú - Tuổi càng cao nguy cơ mắc càng cao - Một số gen ung thư vú (BRCA1 và BRCA2). - Sử dụng lâu dài của liệu pháp thay thế hormone. - Tiền sử cá nhân ung thư vú, bệnh vú - Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú - Điều trị bằng xạ trị vú / ngực. - Tuyến vú dày đặc - Uống rượu. - Công việc làm đêm. - Một số phụ nữ phát triển ung thư vú không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. 3.5.2 Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư vú - Sờ thấy khối u mới ở vú hoặc ở nách. - Dầy lên hoặc sưng 1 phần của vú. - Thâm nhiễm da tạo hình ảnh "sần da cam" - Da đỏ hoặc dễ bong ở núm vú hoặc vú. - Kéo tụt mất núm vú hoặc đau ở vùng núm vú. - Chảy dịch, hoặc máu ở núm vú. - Thay đổi kích thước hoặc hình dạng của vú. - Đau ở bất kỳ khu vực của vú. - Một số người không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. 3.5.3. Các giai đoạn của ung thư vú Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư chỉ phát triển tại chỗ và sau khi được cắt bỏ thì các tế bào này sẽ không còn lan rộng được nữa. Điều trị: phẫu thuật cắt bỏ khối u + xạ trị hoặc theo dõi thêm. Giai đoạn I: Khối u có kích thước 5cm. Điều trị: hóa chất trị liệu trước, sau đó mới phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú và xạ trị. Giai đoạn IV: Khối u lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể như cổ, phổi, gan, xương, hoặc não. Điều trị: hóa chất trị liệu là chính. 3.5.4. Đối tượng và phương pháp sàng lọc 112
- (Khuyến cáo của trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ) 3.5.4.1. Tự khám vú Tất cả phụ nữ trên 30 tuổi tự kiểm tra vú 1 tháng/1lần để tự phát hiện cục, u, hoặc những thay đổi khác. Phương pháp tự khám vú: theo hướng dẫn tự khám vú của bệnh viện Phụ Sản Trung ương, gồm 4 bước: Bước 1: Kiểm tra ngoại hình vú: nhìn vú 2 bên để đánh giá sự cân đối, nhìn da, nhìn núm vú. Bước 2: Kiểm tra vú tư thế đứng: Sờ tuyến vú phát hiện khối u, sờ đầu vú phát hiện dịch núm vú, tụt núm vú. Bước 3: Kiểm tra vú tư thế nằm, đầu không gối, bàn tay: giống tư thế đứng Bước 4: Kiểm tra hạch Chú ý: Dùng 3 ngón tay của 1 bàn tay ấn, xoay tròn, miết trượt. Bàn tay kia để phía sau gáy. 3.5.4.2. Khám vú lâm sàng Tất cả phụ nữ trên 40 tuổi cần khám vú lâm sàng định kỳ 1 năm/1 lần. Phụ nữ từ 30-40 tuổi thì 2 năm/1lần Bác sĩ hay y tá kiểm tra vú người bệnh bằng bàn tay để phát hiện cục, u, hoặc những thay đổi khác. 3.5.4.3. Chụp Xquang tuyến vú Xquang tuyến vú là cách tốt nhất để tìm ung thư vú giai đoạn sớm, có khi sớm đến 3 năm trước khi phát hiện trên lâm sàng. + Người từ 50-74 tuổi: chụp định kỳ mỗi 2 năm /1 lần. 113
- + Người từ 40 - 49 tuổi: chụp khi trong gia đình có người ung thư vú. 3.6. SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, thường gặp từ độ tuổi 30 trở đi, đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong. Năm 2010, tại Việt Nam có 5.664 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung là 13,6/100.000 phụ nữ. Nhiễm một hoặc nhiều typ Human Papillomavirus (HPV) nguy cơ cao đã được khẳng định là nguyên nhân tiên phát của UTCTC. HPV là tác nhân truyền qua đường tình dục. Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời của người phụ nữ là khoảng 80%, với tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25% trong quần thể. Sau lần nhiễm HPV đầu tiên, khoảng 5-10% các trường hợp có thể hình thành các biến đổi ở cổ tử cung do HPV nhưng đại đa số các trường hợp sẽ tự khỏi. Nếu người phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao và phối hợp với các yếu tố nguy cơ khác, tổn thương ban đầu có thể tồn tại và tiến triển trong khoảng 10 - 20 năm qua các giai đoạn tân sản nội biểu mô để hình thành ung thư cổ tử cung xâm lấn. Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm nhưng có thể làm giảm tử vong và gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do khoảng thời gian hình thành và tồn tại tổn thương tiền ung thư cổ tử cung tương đối dài; yếu tố nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đã được xác định; mặt khác cổ tử cung là bộ phận có thể tiếp cận trực tiếp để quan sát, thăm khám, lấy bệnh phẩm và thực hiện các can thiệp điều trị, vậy nên, đại đa số các trường hợp UTCTC có thể được phòng ngừa bằng cách sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị các thương tổn tiền ung thư. 3.6.1. Tiến triển của ung thư cổ tử cung Các yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung: Nhiễm HPV là yếu tố nguy cơ chính được xác định là nguyên nhân gây bệnh, ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ kết hợp sau: hút thuốc, nhiễm HIV, sử dụng thuốc tránh thai kéo dài (>5 năm), đẻ nhiều, quan hệ tình dục với nhiều người, viêm nhiễm cổ tử cung Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung: Có thể không có bất kỳ triệu chứng/dấu hiệu nào. Khi ung thư tiến triển có thể thấy: - Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, sau khi kinh, giữa các kỳ kinh. - Chảy dịch, máu âm đạo có thể nhiều và mùi hôi. - Đau xương chậu tự nhiên hoặc đau khi giao hợp. Khi bệnh đã tiến triển, khám lâm sàng bằng mỏ vịt, có thể thấy tổn thương, đó là các mụn sùi hay loét ở cổ tử cung hoặc đôi khi cả sùi và loét. Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung: - Giai đọan nhiễm HPV: gây ra những biến đổi ở mức độ tế bào, thâm nhập vào bên trong tế bào cổ tử cung, phát triển và làm biến đổi gen của tế bào. Các tế bào bị đột biến gen sẽ phát triển thành các tế bào ác tính. 114
- - Giai đoạn tiền lâm sàng = tiền ung thư: Từ nhiễm HPV đến tiền ung thư kéodài từ 10 đến 15 năm, tiến triển qua 3 giai đọan: + Loạn sản nhẹ, các tế bào bất thường giới hạn ở 1/3 ngoài lớp tế bào biểu mô cổ tử cung (CIN I = cervical intraepithelial neoplasia). + Loạn sản mức độ vừa, các tế bào bất thường đã chiếm một nửa lớp tế bào biểu mô cổ tử cung (CIN II). + Loạn sản nặng ở toàn bộ lớp tế bào biểu mô, nhưng chưa xuyên qua lớp tế bào đáy để xâm nhập vào các tổ chức dưới biểu mô. Ở giai đoạn này, nếu không điều trị các tế bào loạn sản nặng sẽ xuyên qua lớp tế bào đáy của cổ tử cung và lan sang các cơ quan, tổ chức khác của cổ tử cung (CIN III). - Giai đoạn ung thư: khối u sẽ lan rộng nhanh chóng trong thời gian ngắn. 3.6.2 Đối tượng sàng lọc ung thư cổ tử cung Theo khuyến cáo của các nước trên thế giới: nên sàng lọc sớm từ tuổi 25,30 cho đến 70 tuổi, định kỳ 3 năm/1 lần. Bộ Y tế Việt Nam đưa ra mục tiêu là: - Tỷ lệ phụ nữ 30-54 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung đạt 60% vào năm 2025; 3.6.3 Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung ở tuyến y tế cơ sở Sàng lọc dựa vào test VIA (quan sát cổ tử cung với acid acetic) hoặc có thể lấy bệnh phẩm tế bào học (PAP smear) và gửi đến labo để xét nghiệm. Phương pháp VIA: Dùng dung dịch acid acetic loãng (3-5%) bôi vào cổ tử cung, quan sát bằng mắt thường sau 1 phút, dung dịch acid acetic sẽ làm đông kết protein tế bào tiền ung thư tạo phản ứng trắng trên bề mặt cổ tử cung, và có thể quan sát bằng mắt thường. Đây là phương pháp dễ thực hiện, không cần máy móc, ít vật tư tiêu hao, cho kết quả nhanh. Khuyến khích các trạm y tế sử dụng phương pháp sàng lọc này theo sơ đồ dưới đây: 115
- VIA (2 lần) Dương tính Âm tính Nghi ngờ ung thư Chuyển tuyến Áp lạnh Sàng lọc lại Chuyển tuyến nếu không đủ hoặc LEEP sau 2 năm soi CTC điểu kiện (từ tuyến huyện để chẩn đoán trở lên) và điều trị Tái khám sau 6 tháng đến 1 năm Phương pháp PAP smear : Chỉ các bệnh viện mới triển khai được kỹ thuật này hoàn chỉnh, các trạm y tế có thể lấy bệnh phẩm (phết tế bào cổ tử cung) rồi gửi lên tuyến trên xét nghiệm, sau đó quản lí người bệnh tại trạm y tế theo sơ đồ dưới đây: XN tế bào cổ tử cung (cổ điển hoặc nhúng dịch) Bình thường ASC-US (bất ≥ASC-H (bất thường TB CTC thường TB CTC mức độ nhẹ) mức độ nặng) Xét nghiệm tế bào sau 1 năm Soi CTC để chẩn TÀISàng lọc lại LIỆU THAM KHẢO nghiệm HPV Xét sau 2 năm đoán và điều trị 1. Quyết định 3756/2018/QĐ-BYT, phê duyệt “Hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lí một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở” 116
- 2. Quyết định số 5240/2016/QĐ-BYT phê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025" 3. Hội hen miễn dịch dị ứng lâm sàng, Bảng câu hỏi tầm soát Hen – COPD, http://www.hoihendumdlstphcm.org.vn/3. Piper MA, Evans CV, Burda BU, 4.Screening for high blood pressure in adults: a systematic evidence review for the U.S. Preventive Services Task Force. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25632496 5. World Health Organization and International Diabetes Federation: Screening for Type 2 Diabetes Report. https://apps.who.int/iris/handle/10665/68614 (06/01/2020). 117
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ
45 p | 138 | 17
-
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 9)
5 p | 175 | 16
-
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 6)
5 p | 97 | 13
-
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 4)
5 p | 113 | 12
-
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 1)
5 p | 161 | 11
-
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 3)
5 p | 112 | 11
-
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 7)
5 p | 129 | 10
-
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 2)
5 p | 122 | 10
-
Bài giảng Sàng lọc, phát hiện và cách ly sớm người bệnh nhiễm MERS - CoV - PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng
39 p | 97 | 9
-
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 5)
5 p | 112 | 8
-
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 8)
5 p | 114 | 8
-
Bài giảng Sàng lọc phát hiện bệnh sớm trong y học gia đình - PGS.TS. Trần Khánh Toàn
46 p | 58 | 4
-
Đánh giá kết quả bước đầu sàng lọc phát hiện ung thư phổi ở bệnh nhân có nguy cơ cao bằng chụp cắt lớp vi tính liều thấp tại Bệnh viện E
4 p | 5 | 3
-
Sàng lọc, phát hiện sớm và chẩn đoán ung thư gan
6 p | 3 | 2
-
Một số kinh nghiệm triển khai sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh huyết sắc tố cho học sinh thành phố Hà Nội, 2016-2020
8 p | 27 | 2
-
Kinh nghiệm sàng lọc cộng đồng theo ca bệnh chỉ điểm bệnh tăng cholesterol máu gia đình tại Việt Nam
8 p | 62 | 2
-
Kết quả khám sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm PAP tại xã Pờ Ly Ngài, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang năm 2024
7 p | 2 | 2
-
Nghiên cứu kết quả sàng lọc phát hiện sớm ung thư phổi ở 241 đối tượng không triệu chứng có yếu tố nguy cơ bằng chụp cắt lớp vi tính liều thấp
5 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn