intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh viên rèn luyện kỹ năng thuyết trình

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

216
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giao tiếp như mạch máu thông suốt và gắn kết mọi quan hệ phát sinh trong xã hội loài người. Giao tiếp gắn với mỗi người từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi và có ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ trong công việc và trong cuộc sống nói chung. Giao tiếp tốt là một trong những điều kiện tiên quyết mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên cho các vị trí quản lý doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh viên rèn luyện kỹ năng thuyết trình

  1. Sinh viên rèn luyện kỹ năng thuyết trình Giao tiếp như mạch máu thông suốt và gắn kết mọi quan hệ phát sinh trong xã hội loài người. Giao tiếp gắn với mỗi người từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi và có ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ trong công việc và trong cuộc sống nói chung. Giao tiếp tốt là một trong những điều kiện tiên quyết mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên cho các vị trí quản lý doanh nghiệp. Phát triển kỹ năng giao tiếp là cần thiết không chỉ đối với sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường mà còn giúp cho họ tự tin hơn khi bước vào công việc. Học kỹ năng thuyết trình có nhiều lợi ích như: Học được cách nói trước đám đông, học các kỹ năng áp dụng trong hội thoại, phát triển kỹ năng giao tiếp khi tham gia tuyển dụng, có cơ hội thực hành, tích lũy kinh nghiệm và có thêm sự tự tin. Thuyết trình được coi là một trong những hoạt động khó nhất trong cuộc sống. Một khi bạn đã làm quen với thuyết trình, chắc hẳn bạn sẽ tự tin hơn khi đối diện với nhiều lĩnh vực khác, thậm chí sẽ cho bạn khả năng đối mặt với thử thách tốt hơn. Để thuyết trình thành công, bạn phải là người làm chủ mọi tình huống và cần phải chú ý một số vấn đề sau: Đến sớm để chủ động về thời gian, kiểm tra địa điểm, không gian, vị trí đứng khi thuyết trình, chỗ ngồi của thính giả (người nghe) cùng với những thiết bị hỗ trợ nếu có. Đồng thời có thể làm quen với người nghe. Chào một vài người khi họ đến. Nói chuyện với một nhóm bạn chắc chắn sẽ dễ hơn với những người xa lạ. Nhận biết đòi hỏi của thính giả và đáp ứng chính xác những nhu cầu ấy trong nội dung buổi nói chuyện. Nắm vững thông tin bạn sẽ trình bày. Sắp xếp những gì bạn phải nói trong một trình tự hợp lý. Hãy làm bài thuyết trình lôi cuốn để đáng với thời gian và sự chú ý của thính giả. Tập bài thuyết trình ở nhà hoặc bất cứ nơi đâu bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái, trước gương, gia đình mình, bạn bè hay đồng nghiệp. Sử dụng một máy ghi âm và lắng nghe chính mình. Ngoài ra có thể quay phim phần trình bày và phân tích kỹ lưỡng để thấy được điểm mạnh điểm
  2. yếu của bản thân. Cố gắng phát huy ưu điểm trong suốt thời gian trình bày. Khi nói chuyện trước đám đông, bạn như một diễn viên đang diễn trên sân khấu. Bạn được nhìn nhận như thế nào là rất quan trọng. Hãy ăn mặc phù hợp với nội dung, không gian và đối tượng thuyết trình. Trông phải thoải mái, nhiệt tình, hãnh diện, tự tin nhưng không tự kiêu. Giữ bình tĩnh, cố tỏ vẻ thoải mái dù bạn có căng thẳng đến mấy. Nói chậm, phát âm rõ, biểu lộ cảm xúc hợp lí với những điều bạn trình bày. Thiết lập mối liên hệ với thính giả. Cố gắng nói đủ lớn để người ngồi xa nhất cũng có thể nghe thấy. Thường xuyên thay đổi âm điệu của bạn và kịch tính hoá nếu cần thiết. Nếu dùng mic, hãy điều chỉnh mic và giọng nói cho phù hợp. Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng. Thính giả thích bạn đứng, đi lại hay di chuyển với cử chỉ và nét mặt biểu cảm hơn là ngồi ì một chỗ, cúi đầu dán mắt cặm cụi đọc một bài diễn văn đã được chuẩn bị từ trước. Nói một cách thuyết phục như thể chính bạn thực sự tin vào những gì bạn đang nói. Nội dung bạn đưa ra cũng nên có những phần giống như trong một tài liệu nghiên cứu, cụ thể là trình tự logic từ mở bài (đưa ra luận điểm) đến thân bài (luận điểm chặt chẽ, thông tin chính xác và mới nhất) tới kết luận (nêu lại luận điểm, tóm tắt và kết luận hợp lý). Không nên nhìn giấy quá lâu, nhưng thỉnh thoàng liếc qua thì chấp nhận được. Nói dõng dạc, rõ ràng và tự tin. Không được lí nhí. Nếu bạn mắc lỗi, sửa, và tiếp tục. Không cần phải viện cớ này nọ hay xin lỗi rườm rà. Dùng mắt tiếp xúc với khán thính giả một cách thân mật. Sử dụng phương pháp 3 giây, ví dụ: nhìn thẳng vào mắt một vị thính giả trong vòng 3 giây. Trao đổi bằng mắt trực tiếp với một số người trong đám đông, và thình thoảng liếc qua toàn bộ khán giả khi đang nói. Việc nhìn vào ai đó khiến họ cảm thấy họ đang thực sự tham gia vào nội dung, vấn đề mà bạn đang trình bày. Nhớ rằng giao tiếp là chìa khoá của một buổi nói chuyện thành công. Nói chuyện với khán giả, lắng nghe câu hỏi, đáp lại phản ứng của họ, điều chỉnh và thích nghi. Nếu những gì bạn chuẩn bị hoàn toàn không thể làm cho người nghe
  3. hiểu, hãy tùy cơ ứng biến thay đổi kế hoạch nếu bạn đã lường trước được điều này. Nếu bạn thiếu thời gian, nên biết phần nào có thể bỏ qua. Nếu bạn thừa thời gian, nên biết thông tin nào cần bổ sung để bài thuyết trình hiệu quả hơn. Hãy luôn chuẩn bị và xử lý linh hoạt cho những tình huống đột xuất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2