SKKN: Hiệu trưởng với phong trào “ tự học tin học ” ở trường THCS Ngư Thuỷ Bắc
lượt xem 11
download
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THCS là một nhu cầu không thể thiếu, là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học, học tập ở tất cả các môn học. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Hiệu trưởng với phong trào “ tự học tin học ” ở trường THCS Ngư Thuỷ Bắc”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Hiệu trưởng với phong trào “ tự học tin học ” ở trường THCS Ngư Thuỷ Bắc
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HIỆU TRƯỞNG VỚI PHONG TRÀO “TỰ HỌC TIN HỌC” Ở TRƯỜNG THCS NGƯ THUỶ BẮC
- I. Đặt vấn đề: ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THCS là một nhu cầu không thể thiếu, là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học, học tập ở tất cả các môn học. Hiện nay nhà trường đã được trang cấp tương đối đầy đủ thiết bị dạy học cho tất cả các khối lớp, nhưng để sử dụng có hiệu quả tất cả các thiết bị đó thì không hề đơn giản chút nào. Không nói đến phương pháp quản lý của hiệu trưởng, không nói đến ý thức tự giác sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên, không nói đến cơ sở vật chất của các phòng chức năng, mà tôi chỉ muốn nói đến một điều : “ Nếu giáo viên không biết tin học thì không thể sử dụng tốt các thiết bị dạy học , không thể đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ” Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên mới, công nghệ thông tin là một phương tiện rất quan trọng của sự phát triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục của đất nước chúng ta. Nhưng một thực tế là :giáo viên chúng ta vẫn còn nhiều đồng chí chưa biết sử dụng máy tính, chưa thể sử dụng các phần mềm dạy học vào công tác dạy học trên lớp, và điều đó còn chưa khắc phục thì công cuộc đổi mới phương pháp dạy học còn gặp nhiều khó khăn bất cập. Nhưng làm thế nào ? bắt đầu từ đâu ? để trong điều kiện thực tế của nhà trường trong thời gian ngắn nhất mọi giáo viên đều biết sử dụng máy vi tính (tương đương chứng chỉ A tin học) biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (chủ yếu biết sử dụng phần mềm soạn giảng điện tử Violet ) Từ những câu hỏi và mục tiêu đặt ra như vậy, tôi suy nghỉ chỉ có một cách đó là “ Phát động phong trào tự học tin học trong nhà trường”. Nhưng để phong trào này thực sự có hiệu quả thì người Hiệu trưởng phải làm những gì ? bắt đầu từ đâu ? bởi vì vai trò của người Hiệu trưởng vô cùng to lớn, quyết định đến thành công của phong trào . Xuất phát từ thực tế của trường THCS Ngư Thuỷ Bắc, từ năm học 2005- 2006 với vai trò của người Hiệu trưởng tôi đã phát động phong trào : “ Tự học tin học” và đã được tất cả giáo viên nhiệt tình hưỡng ứng, tích cực tham gia, nhưng cũng có vô vàn khó khăn trở ngại, song hôm nay đã thu được kết quả tốt đẹp. Vì vậy tôi viết những công việc đã làm, những việc đã làm được, những kết quả thu được, và những khó khăn cần chia sẻ để mong cùng với các đồng nghiệp rút ra kinh nghiệm xây dựng, chỉ đạo phong trào tự học nói chung
- và phong trào tự học tinh học nói riêng trong các nhà trường của chúng ta ngày càng tốt hơn. II. Thực trạng ở trường chúng tôi: Trong năm học 2005-2006 trường THCS Ngư Thuỷ Bắc có 20 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhưng chỉ có 01 giáo viên ( Nguyễn Mạnh Hiền) thành thạo về sử dụng vi tính, một số giáo viên khác tuy đã có chứng chỉ tin học nhưng sử dụng còn ở mức chập chững (đ/c kế toán cũng rất khó khăn trong công tác nghiệp vụ do yếu về trình độ tin học) Do trình độ tin học còn hạn chế của đội ngũ cho nên có một số thiết bị dạy học được trang bị (máy chiếu qua đầu… ) chưa được khai thác, sử dụng có hiệu quả. Công việc ra đề kiểm tra trắc nghiệm do vậy cũng còn khó khăn: nhiều môn, nhiều đề kiểm tra dồn về 1 giáo viên (Nguyễn Mạnh Hiền ) thực hiện. Về cơ sở vật chất thì rất khó khăn: nhà trường chỉ có 1 máy vi tính, giáo viên thì chưa có đồng chí nào có máy vi tính riêng ở gia đình. Có thể nói bức tranh về trình độ tin học, máy vi tính của trường THCS Ngư Thuỷ Bắc những ngày đầu của năm học 2005-2006 thật mờ nhạt. Song tiềm ẩn bên trong là một sức sống mãnh liệt, những thế mạnh chưa được phát huy … là điều trăn trở của người hiệu trưởng. Đội ngũ chúng ta có những điểm mạnh nào ? phải bắt đầu từ đâu để khơi dậy thế mạnh đó ? thuận lợi của chúng ta ở đâu ? những khó khăn của chúng ta là gì ? đâu là khó khăn trở ngại lớn nhất phải vượt qua ?những câu hỏi đó luôn hiện hữu trước mắt tôi, và cũng nhờ vậy mà tôi đã có câu trả lời thoả đáng, và từ đó ( tháng 11 năm 2005- nhân dịp kỷ niện ngày nhà giáo Việt Nam ) phong trào : “Tự học tin học ”của trường THCS Ngư Thuỷ Bắc được khởi động, bắt đầu từ câu nói định hướng: Đã là giáo viên thì phải biết sử dụng máy tính. III. Những việc đã làm. A. Người Hiệu trưởng phải biết phân tích những khó khăn để tìm cách vượt qua, những thuận lợi để phát huy thế mạnh một cách cụ thể, sát đúng với tình hình của đội ngũ. 1. Phân tích khó khăn và hướng giải quyết : Khó khăn : - Nhà trường chưa có phòng máy vi tính nên việc tự học sẻ thực hiện như thế nào ? điều này có thể giải quyết như sau : học lý thuyết kỹ lưỡng rồi thay nhau học thực hành trên máy của nhà trường (trường chỉ có 1 máy)
- - Tâm lý ngại khó, công việc chuyên môn nhiều nên thiếu thời gian cho tự học, thiếu người thành thạo vi tính để hướng dẫn. Nếu để giáo viên tự đi học tinh học ở trung tâm dạy nghề thì chỉ đến khi có mở lớp và chỉ học được trong dịp hè, hoặc học lớp ban đêm. Muốn xoá bỏ tâm lý ngại khó thì phải xây dựng được phong trào, tạo ra được sức mạnh dư luận : giáo viên phải biết sử dụng thành thạo vi tính vào công tác giảng dạy của mình . Tạo cho giáo viên một nhu cầu học tin học. Phải xây dựng được điển hình, phải tạo điều kiện cho giáo viên tự học. Trong khó khăn này vai trò người Hiệu trưởng vô cùng to lớn, trước hết (và cơ bản nhất) là người Hiệu trưởng phải là tấm gương tự học ( Hiệu trưởng thuôc người lớn tuổi mà chịu khó học và học được thì các giáo viên trẻ không thể không học, và chắc chắn học tốt …) - Khi giáo viên đã có ý thức và quyết tâm học thì người hiệu trưởng phải tạo điều kiện . Những điều kiện phải tạo cho đội ngũ là gí ? đó là tìm những thuận lợi để bù đắp , xoá bỏ khó khăn. - Nhiều đ/c giáo viên chưa biết gì về sử dụng máy tính, tôi xác định đây không phải là khó khăn lớn, và để biến khó khăn lớn thành khó khăn nhỏ tôi đã khơi dậy ở các giáo viên trẻ một nhu cầu phải học tin học. Khi giáo viên đã có nhu cầu học tập tôi vạch ra kế hoạch học tập một cách cụ thể , dễ thực hiện, đó là dùng tài liệu ở sách giáo khoa lớp 6, người hướng dẫn là người bạn đã biết trước mình chút ít, do vậy người hướng dẫn cũng đã tự học một cách rất tốt và hiệu quả. 2-Phân tích thuận lợi và tận dụng thuận lợi : Thuận lợi: - Trường THCS Ngư Thuỷ Bắc có đội ngũ trẻ, nhiều đ/c ở nội trú do vậy đây là một thuận lợi để giúp nhau tự học tin học. Để phát huy thuận lợi này người Hiệu trưởng phải tác động đến tất cả các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường tham gia, đặc biệt là chi đoàn giáo viên. Chi đoàn giáo viên được chi bộ chỉ đạo xây dựng kế hoạch hành động: Trong một năm học tất cả giáo viên phải biết sử dụng máy tính ở mức độ khác nhau. Mức độ 1: là biết sử dụng máy tính vào soạn thảo văn bản (mức độ này dành cho các giáo viên chưa biết gì về tin học) Mức độ 2: biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, chủ yếu biết sử dụng phần mềm soạn giảng điện tử Violet ( mức độ này dành cho các giáo viên đã biết sử dụng máy tính – 2 đ/c) . Chương trình hành động của chi đoàn giáo viên đã được triển khai có quy củ, có tùng bước đi cụ thể. - Đội ngũ giáo viên trẻ, nhạy bén với cái mới, ham học hỏi … song cũng có thể là lười học hỏi, thích chơi bời … Phân tích và nắm bắt được ý thích,
- nguyện vọng, năng lực … của từng cá nhân, tôi đã tạo nên phong trào : Tự học máy vi tính . Để phong trào tự học có sức sống thì người hiệu trưởng phải biết nuôi dưỡng, chăm sóc cho phong trào. Để nuôi dưỡng phong trào tôi đã kết hợp nhiều biện pháp như sau : 1. Trên cơ sở các giáo viên tự giác đăng ký “ Tự học tin học”, người hiệu trưởng phải thúc đẩy để mọi giáo viên có ý thức : “ Thi đua nhau học tập”, trở thành nhu cầu của người giáo viên . 2. Đưa phong trào tự học vào nội quy của nhà trường, của các tổ chức như : Công đoàn, Chi đoàn giáo viên, Chi bộ . 3. Xây dựng gương tốt, nhân rộng điển hình : lấy chi bộ làm nòng cốt cho phong trào tự học, vì chi bộ là các giáo viên lớn tuổi hơn so với các giáo viên khác, bởi vậy khi các giáo viên lớn tuổi tự học thì có tác dụng lôi kéo cho tất cả giáo viên khác . 4.Tạo điều kiện cho giáo viên tự học : a) Tạo điều kiện CSVC : tuy nhà trường năm 2005 mới chỉ có 01 máy vi tính nhưng tôi đã mạnh dạn cho giáo viên thay nhau học ở máy vào thời gian từ 17giờ đến 22 giờ hàng ngày, và học suốt cả ngày đối với các ngày chủ nhật, ngày nghỉ. b) Tạo tâm lý, tinh thần thi đua học tập B. Hoạch định thời gian và mục tiêu cần đạt trong từng giai đoạn: Để phong trào tự học tin học có kết quả như mong muốn thì người Hiệu trưởng phải có định hướng đúng, có mục tiêu sát đúng cụ thể nhằm giúp cho giáo viên tự tin và có ý thức vươn lên để đạt được mục tiêu. Chính vì vậy từ ngày phát động (20/11/2005) phong trào tự học tin học trong toàn thể đội ngũ, tôi đã định ra một kế hoạch cụ thể chi tiết cho mỗi cá nhân trong từng khoảng thời gian nhất định. Giai đoạn 1: Từ tháng 11 năm 2005 đến tháng 5 năm 2006 trong thời gian 6 tháng phấn đấu 100% giáo viên làm quen, biết sử dụng vi tính trong việc đánh văn bản. Giai đoạn 2 : Từ tháng 5 năm 2006 đến tháng 8 năm 2006 ( hè 2006) biết sử dụng vi tính tương đương chứng chỉ A (Những giáo viên chưa đạt được chỉ tiêu tự học thì đi học tập trung trong hè tại TTKT-DN ) Giai đoạn 3 :
- Từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 1 năm 2007 biết sử dụng thành thạo vi tính vào công tác giảng dạy ở mức độ đơn giản như : soạn giáo án , ra đề kiểm tra, cộng điểm... Giai đoạn 4 : Từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008 ( Thời gian 15 tháng) đạt được chỉ tiêu đề ra “mọi giáo viên đều biết sử dụng máy vi tính” (tương đương chứng chỉ A tin học) biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (chủ yếu biết sử dụng phần mềm soạn giảng điện tử Violet ) C. Những công việc đã làm 1. Tạo ra nhu cầu học tin học 2. Tạo ra được phong trào tự học 3. Xây dựng gương tự học tin học 4. Xây dựng phong trào lớn mạnh 5. Tạo điều kiện cho công việc tự học tin học 6. Kiểm tra đánh giá, đưa vào tiêu chí thi đua của tất cả các tổ chức đoàn thể trong nhà trường IV. Kết quả đạt được: Từ tháng 11 năm 2005 đến nay (tháng 11 năm 2007) sau 2 năm giúp nhau tự học tin học đội ngũ giáo viên của trường THCS Ngư Thuỷ Bắc từ chỗ chưa biết sử dụng vi tính đến có 100% giáo viên biết sử dụng thành thạo máy vi tính vào công tác giảng dạy của mình. Có 50% giáo viên biết sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy. V. Bài học rút ra. 1.Người Hiệu trưởng phải hiểu rỏ đội ngũ của mình, có đủ uy tín với đội ngũ để tạo ra nhu cầu muốn học tin học cho tất cả giáo viên. 2.Người Hiệu trưởng phải là tấm gương tự học (Nói đi với làm) 3. Biết tập trung mọi điều kiện để tăng trưởng cơ sở vật chất, mà chú trọng ưu tiên cho mua sắm máy tính … 4. Phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho đội ngũ trong từng thời gian nhất định đạt được yêu cầu đề ra. 5. Đưa vào quy chế của nhà trường về chỉ tiêu, mục tiêu cần đạt của từng cá nhân.
- VI. Kiến nghị, đề xuất. Với cấp trên: Hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường có quy mô nhỏ Ngư Thuỷ Bắc, ngày 20 tháng 5 năm 2008 Người viết Nguyễn Viết Lách
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp thu hút bạn đọc đến với phong trào đọc sách trong thư viện trường học
12 p | 2364 | 323
-
SKKN: Một số Biện pháp giúp nâng cao hiệu quả phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất" trong đội viên tại liên đội THCS Lê Đình Chinh
22 p | 197 | 23
-
SKKN: Hiệu trưởng với vấn đề quản lý và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường THPT Nguyễn Trãi
27 p | 132 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả của Hiệu trưởng
28 p | 174 | 18
-
SKKN: Thực trạng và một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
13 p | 175 | 17
-
SKKN: Một số giải pháp thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”
11 p | 151 | 13
-
SKKN: Kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
22 p | 63 | 6
-
SKKN: Hiệu trưởng phối hợp với Ban chấp hành (BCH) Công đoàn trong công tác tổ chức Hội nghị Công chức, viên chức(CCVC) tại trường tiểu học Krông Ana
24 p | 119 | 6
-
SKKN: Giải pháp về phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
17 p | 44 | 3
-
SKKN: Hiệu trưởng với một vài giải pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Tổng phụ trách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi trong trường tiểu học Dray Sap
18 p | 57 | 3
-
SKKN: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt
36 p | 69 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo phong trào Giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong trường tiểu học
16 p | 65 | 2
-
SKKN: Khai thác tài liệu tiểu sử Nguyễn Ái Quốc trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930, lớp 12 THPT- Ban cơ bản
30 p | 76 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn