
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng1
Tóm tắt: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết đối với ngành Du lịch nước
ta nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của ngành Du lịch trong xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Với việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín
chỉ, cùng với cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính của nhà trường, chương trình đào tạo và công
tác tổ chức đào tạo của các trường đại học cũng được chú trọng đổi mới, hoàn thiện. Bài viết tập trung đề
cập đến thực trạng hoạt động đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học của các trường đại học nước ta, từ
đó có những gợi ý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ khóa: đào tạo nhân lực, nhân lực du lịch trình độ đại học, chương trình đào tạo.
Abstract: Training high quality tourism human resources is an urgent requirement for our tourism industry
to create quality products and services, improve the competitiveness of the tourism industry in the trend of
economic integration. international. With the transition from yearly training to credit-based training, together
with the autonomy and financial autonomy mechanism of the school, the training program and the training
organization of the schools University is also focused on innovation and improvement. The article focuses on
referring to the current status of training tourism human resources at the university level of our universities,
thereby giving suggestions to improve the quality of training to meet the objectives of training and meeting.
responding to social needs in the context of international integration and industrial revolution 4.0.
Keywords: training human resources; tourism human resources at university level; training programs.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch Việt Nam có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Năm 2018 Du lịch Việt
Nam đón 15,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 19,9% so với năm 2017 và 80 triệu lượt khách du lịch
nội địa, tăng xấp xỉ 9,3%, tổng thu trực tiếp từ khách du lịch đạt trên 620.000 tỷ đồng, tăng 21,4%,
đóng góp khoảng 6,7% vào GDP của Việt Nam [8].
Chính phủ đã có nhiều chính sách định hướng quan trọng cho ngành Du lịch hướng tới các
mục tiêu do Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành nền kinh
tế mũi nhọn. Theo đó, tới năm 2020 Việt Nam sẽ thu hút được 17-20 triệu lượt khách quốc tế, 82
triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du
lịch đạt 20 tỷ USD. Một trong những nhiệm vụ cần triển khai của Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ
1 Email: hongntn@tmu.edu.vn, Khoa Khách sạn – Du lịch, Trường Đại học Thương mại.