YOMEDIA
ADSENSE
Sổ tay tập huấn kỹ thuật quy trình sản xuất giống cá mú lai
18
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
"Sổ tay tập huấn kỹ thuật quy trình sản xuất giống cá mú lai" là tài liệu hướng dẫn về quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (bao gồm: trình tự, nội dung và yêu cầu kỹ thuật) áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất giống cá biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sổ tay tập huấn kỹ thuật quy trình sản xuất giống cá mú lai
- UBND TỈNH KHÁNH HÒA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NGHIÊN CỨU KHÁNH HÒA NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN III ---------o0o--------- ---------o0o--------- SỔ TAY TẬP HUẤN KỸ THUẬT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ MÚ LAI (♂ Epinphelus lanceolatus x ♀ E. fuscoguttatus) Biên soạn: TS. Trương Quốc Thái Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III Khánh Hòa, 2020
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) 2
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) GIỚI THIỆU Nghề nuôi thương phẩm cá mú đã phát triển từ rất lâu, phổ biến nhất ở khu vực châu Á, nơi tập trung nhiều thị trường tiêu thụ cá mú lớn như: Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản,… Vì vậy, nhu cầu cá mú giống nhằm cung cấp cho các thị trường nuôi cá mú thương phẩm ở các khu vực này là rất cao. Cá giống được cung cấp từ hai nguồn chủ yếu: bắt từ tự nhiên và sản xuất giống nhân tạo. Tuy nhiên, nguồn cá giống khai khác từ tự nhiên đã có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây do việc khai thác quá mức, trong khi đó nguồn cá mú giống từ sản xuất nhân tạo còn chưa ổn định về số lượng và chất lượng do công nghệ sản xuất giống của một số nước trong khu vực châu Á chưa đạt được độ ổn định cao. Công nghệ sản xuất giống cá mú nhân tạo đã được nghiên cứu và phát triển từ thập niên 90, tập trung nhiều nhất là nghiên cứu về sản xuất giống, dinh dưỡng và nâng cao tỷ lệ sống khi ương nuôi ấu trùng. Hiện nay, chỉ có một vài có công nghệ sản xuất giống tương đối tốt là Đài Loan, Trung Quốc, … Cá mú lai (hay còn gọi là cá mú trân châu) là một loài mới, được lai tạo gần đây, lai giữa cá mú cọp cái và cá mú nghệ đực (♂ Epinphelus lanceolatus x ♀ E. fuscoguttatus). Đây là loài có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, có tiềm năng đang được phát triển nuôi nhiều tại một số nước như: Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam. Cá mú lai được sản xuất ra bằng cách thụ tinh nhân tạo giữa trứng cá mú cọp cái (♀ E. fuscoguttatus) với tinh của cá mú nghệ đực (♂ E. lanceolatus). Cơ sở khoa học của việc sản xuất giống cá mú lai là khả năng thừa kế và cải thiện về đặc điểm di truyền của thế hệ con lai so với bố mẹ. Bên cạnh, một số ưu điểm như khả năng sống rộng muối, phổ thức ăn rộng, nuôi được cả lồng bè và ao đất, cá mú lai còn có những đặc tính nổi trội hơn do thừa hưởng từ bố mẹ so với một số loài cá mú khác như: (i) tốc độ tăng trưởng nhanh, (ii) chất lượng thịt thơm ngon, (iii) khả năng kháng bệnh cao, (iv) khả năng chống chịu tốt với sự thay đổi của điều kiện môi trường. Ở Việt Nam, nghề nuôi thương phẩm cá mú lai đã và đang phát triển nhanh trong một vài năm trở lại đây. Nguồn giống cá mú lai được cung cấp phục vụ cho nuôi thương phẩm chủ yếu từ hai nguồn chính là nhập khẩu từ nước ngoài (Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia,…) và sản xuất trong nước. Mặc dù, sản xuất giống cá mú lai trong nước đã thành công, tuy nhiên tỷ lệ sống chưa cao, cộng với nguồn cá bố mẹ ít nên số lượng trứng và cá giống được sản xuất ra hàng năm không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, nên nguồn giống cá mú lai vẫn phụ thuộc vào việc nhập giống từ nước ngoài. Tuy nhiên, việc nhập giống cá mú lai từ nước ngoài đang đối diện với một số vấn đề như: chất lượng và số lượng con giống không ổn định, giá cao, cá thường bị yếu do vận chuyển xa và thay đổi môi trường sống làm ảnh hưởng tới quá trình nuôi thương phẩm, ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định nghề nuôi cá mú lai trong nước. 1
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) I. XUẤT XỨ QUY TRÌNH Sổ tay kỹ thuật là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh Khánh Hòa: “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống cá mú lai giữa cá mú cọp cái và cá mú nghệ đực (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) tại Khánh Hòa” - Mã số: ĐT- 2017-40502-ĐL5 - Đơn vị chủ trì: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG II.1. Đối tượng áp dụng Sổ tay kỹ thuật là tài liệu hướng dẫn về quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (bao gồm: trình tự, nội dung và yêu cầu kỹ thuật) áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất giống cá biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam. Hình 1: Cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) II.2. Phạm vi áp dụng Tài liệu này được áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất giống cá biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh ven biển miền Trung đáp ứng yêu cầu về quy định điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường theo QCVN 02- 15:2009/BNNPTNT và quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển theo QCVN10- MT:2015/BTNMT. Các số liệu về công trình nuôi trình bày trong sổ tay này phù hợp cho quy mô sản xuất khoảng 150.000 – 200.000 con/năm, cỡ giống 4 – 5 cm. 2
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) III. NỘI DUNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT III.1. Thiết kế và vận hành hệ thống trại sản xuất giống cá mú lai Trại sản xuất giống cá biển phải được xây dựng ở vị trí phù hợp, đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng nước, diện tích và mục tiêu của một trại sản xuất. Đồng thời phải thuận tiện cho việc vận hành và quản lý. Các yếu tố cần thiết khi xem xét và thiết kế trại giống cá biển: Đối tượng sản xuất Chất lượng môi trường nước Mục tiêu sản xuất Mức độ vốn đầu tư Tùy thuộc vào mục tiêu đề ra mà có thể thiết kế trại giống ở các quy mô khác nhau như: quy mô công nghiệp, quy mô vừa và quy mô gia đình. Vì vậy, việc đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn địa điểm, thiết kế và xây dựng, nhu cầu diện tích trại là hết sức cần thiết. III.1.1. Tiêu chuẩn để chọn lựa địa điểm * Nguồn nước biển cấp Nguồn nước biển sạch là rất cần thiết cho trại sản xuất giống cá mú lai. Nguồn nước này phải đảm bảo được các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cá biển. Các yếu tố như: độ mặn, pH, nhiệt độ phải ổn định (ít bị ảnh hưởng bởi mùa vụ) và không bị ô nhiễm. Trại sản xuất cá giống nên tránh xây dựng gần nguồn nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, nước thải sinh hoạt từ khu vực đông dân cư. Điều kiện môi trường nước đầu vào của trại sản xuất giống cá mú lai nhìn chung cũng quy định nước biển đầu vào cho trại cá biển được trình bày trong bảng 1. Bảng 1: Yêu cầu điều kiện môi trường nguồn nước đầu vào của trại sản xuất cá biển STT Thông số Đơn vị tính Khoảng thích hợp 1. Nhiệt độ 0C 25 - 32 2. Độ mặn ppt 27 - 35 3. pH 7,5 – 8,5 4. DO mg/L ≥4 Các thông số môi trường khác nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN 10-MT: 2015/BTNMT). 3
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) * Nguồn nước ngọt Trại giống cần được xây dựng gần nguồn nước ngọt để phục vụ sản xuất (vệ sinh trại, hạ độ mặn, vệ sinh dụng cụ,…) và sinh hoạt. * Nguồn năng lượng Nguồn điện trại sản xuất giống cá biển là nguồn năng lượng, điện phục vụ cho việc bơm nước biển, nước ngọt, hệ thống sục khí và các trang thiết bị cần thiết trong trại sản xuất giống. Tuy nhiên, trong các trại sản xuất cần thiết phải có máy phát điện để dự phòng bị cúp điện. Ngoài ra, trại sản xuất giống cần phải gần nơi có mạng lưới giao thông thuận lợi để tiện cho việc đi lại phục vụ trại sản xuất. III.1.2. Nhu cầu mặt bằng Tùy theo từng quy mô sản xuất mà nhu cầu về mặt bằng cũng thay đổi khác nhau, tuy nhiên mặt bằng của trại sản xuất giống cá mú cần phải rộng rãi thoáng mát, thuận tiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất khi nhu cầu thị trường tăng. Một số hạng mục tối thiếu cho trại sản xuất giống cá mú lai bao gồm: Khu xử lý nước, lắng và lọc nước; khu nuôi vỗ cá bố mẹ và cho đẻ hoặc hệ thống lồng bè để nuôi vỗ (nếu trại có nuôi cá bố mẹ); khu nuôi gây thức ăn tươi sống (tảo, luân trùng, ấp Artemia); khu ương nuôi ấu trùng cá; khu văn phòng và nhà kho. III.1.3. Thiết kế xây dựng các hạng mục công trình Trại giống nên được xây dựng sao cho có thể vận hành một cách dễ dàng và hoạt động ổn định. Mục đích của việc thiết kế và xây dựng trại sản xuất giống cá mú lai là để đảm bảo phù hợp với mục tiêu sản xuất, vốn đầu tư và nhu cầu thị trường. * Hệ thống bể chứa Được tính toán dựa trên công suất trại giống, hệ thống bể chứa giúp cho việc dự trữ lượng nước cần thiết phục vụ sản xuất, đồng thời còn để lắng các chất vẩn, cặn bã hữu cơ trước khi bơm qua hệ thống lọc và xử lý nước. * Hệ thống lọc và xử lý nước Hệ thống lọc nước và xử lý nước có thể dùng bể lọc cát truyền thống, đèn cực tím hoặc ozone để xử lý nước. Vì vậy, tùy mức độ đầu tư mà có thể chọn lựa phương thức xử lý nước phù hợp, đảm bảo hiệu quả của việc lọc và xử lý nước phục vụ sản xuất. * Hệ thống bể nuôi cá bố mẹ - Bể lưu giữ cá tạm thời: Để thiết kế xây dựng dựa trên công suất của trại sản xuất (thông thường 25 – 30 m3/bể), sử dụng để lưu giữ cá tạm thời trong thời gian cá mới được đem về (từ tự nhiên hoặc ao nuôi thương phẩm) hoặc khi cá bị bệnh trong quá trình nuôi vỗ phát dục nhằm cách ly và xử lý. 4
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) - Bể nuôi vỗ cá bố mẹ: Tùy theo công suất của trại mà thiết kế xây dựng hai hay nhiều bể nuôi vỗ, có thể xây dựng theo kiểu dạng hình vuông các góc được bo tròn hoặc hình tròn (tốt nhất) để tạo dòng chảy để kích thích cá đẻ và thu gom thức ăn thừa hoặc có thể nuôi lồng bè trên biển. Các yếu tố kỹ thuật khác cần quan tâm như: nước cấp chảy vào bể phải đầy đủ, thể tích bể từ 50 - 100 m3 hoặc lồng bè 4 – 6 cái (5 x 5 x 5 m) đảm bảo trao đổi nước tốt và vệ sinh bể hoặc lồng nuôi vỗ định kỳ. - Bể giữ cá cho đẻ: Số lượng bể có thể 2 – 3 bể, tốt nhất là hình tròn để tạo dòng chảy kích thích cá. Bể phải có hệ thống nước chảy vào ra, thường có thể tích khoảng 10 – 25 m3, tùy theo nhu cầu sản xuất. - Bể ấp trứng cá: Trứng cá sau khi được vuốt và thụ tinh nhân tạo, được chuyển sang bể ấp có thể tích 500 – 1.000 lít, thường sử dụng bể nhựa trắng dạng hình nón hay bể dạng hình tròn là tốt nhất, đáy bằng để ấp trứng cá. * Hệ thống bể ương ấu trùng Hệ thống bể ương nuôi được xây dựng bằng ximăng (hình tròn là tốt nhất, hoặc hình vuông, hình chữ nhật được bo tròn các góc), hay bể bạt tròn, được đặt trong trại sản xuất có mái che, lưới che, có tường bao hoặc không. Bể xây âm dưới mặt đất khoảng 1/3 chiều cao là tốt nhất (để ổn nhiệt) và thể tích tối thiểu là 8 m3 nước (thể tích có thể lớn hơn tùy thuộc công suất trại giống), đặc biệt là đáy bể phải dốc về hố thoát nước, đảm bảo tháo cạn nước khi thu cá hoặc vệ sinh bể. * Hệ thống nuôi thức ăn tươi sống Khu nuôi thức ăn tươi sống thường chiếm khoảng 10% tổng thể tích bể ương của một cơ sở sản xuất cá mú lai (tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo kỹ thuật nuôi từng trại). - Hệ thống gây nuôi tảo: Thể tích nuôi tảo thường chiếm khoảng 5 - 10%. Tảo từ thể tích nhỏ trong phòng thí nghiệm được mua về sau đó được nhân sinh khối trong các túi nylon (thể tích từ 30 – 50 lít) và các bể composite hay bể ximăng có thể tích từ 500 – 10.000 lít. - Hệ thống bể nuôi luân trùng: Có thể dùng nhiều loại bể với nhiều kích cỡ (bể nhựa, composite hay ximăng), thể tích bể từ 500 – 10.000 lít đặt ở khu vực nuôi riêng ở trong nhà hoặc ngoài trời. - Hệ thống ấp Artemia: Bể ấp Artemia trong các trại sản xuất giống cá biển thường là xô nhựa hoặc bể nhựa trắng hình nón có thể tích từ 200 – 500 lít được đặt trong trại sản xuất. Ở các trại có công suất lớn có thể sử dụng nhiều bể hơn để đáp ứng được nhu cầu sản xuất. * Hệ thống máy bơm nước biển Trại sản xuất cá giống tối thiểu cần có hai hệ thống máy bơm. Hệ thống bơm nước biển vào bể lắng, bể cá bố mẹ (công suất 2 - 5 mã lực) và hệ thống bơm chìm 5
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) để bơm nước cấp cho các bể ương cá và các bể nuôi thức ăn tươi sống (công suất 0.5 – 1.5 mã lực). Đối với các cơ sở có công suất lớn hơn cần có nhiều hệ thống bơm, để sử dụng luân phiên và dự phòng. * Hệ thống xả nước thải Hệ thống được xây âm hoặc nổi, bảo đảm cho nước thoát nhanh khi xả nước. * Hệ thống cung cấp khí Máy thổi khí thường được sử dụng để cấp khí cho trại giống, đối với các trại qui mô nhỏ thường sử dụng loại máy thổi khí nén. Các cơ sở sản xuất lớn sử dụng hệ thống thổi khí có công suất lớn hơn đáp ứng được lượng khí cần thiết sử dụng toàn bộ hệ thống trại sản xuất. * Máy phát điện Các trại giống cần có 1 máy phát điện dự phòng (công suất máy tùy thuộc vào quy mô trại giống). * Phòng làm việc Tùy thuộc vào mức độ đầu tư và mục tiêu sản xuất mà phòng làm việc được thiết kế phù hợp, ở quy mô trại sản xuất vừa và nhỏ thì phòng làm việc được thiết kế đơn giản, diện tích nhỏ chủ yếu phục vụ cho việc để các trang thiết bị đơn giản như tủ lạnh, kính hiển vi, các test kit đo môi trường, máy đo độ mặn... * Một số loại thiết bị chuyên dụng Khúc xạ kế, kính hiển vi, cân điện tử, tủ lạnh, một số thiết bị đo môi trường, các thiết bị phân tích bệnh cũng rất cần thiết cho cở sở sản xuất cá biển. Tuy nhiên, các trại qui mô nhỏ không cần thiết phải có đủ các thiết bị này, các trại có thể kết hợp với các Viện, Trung tâm nghiên cứu liên quan gần nhất để hợp tác hỗ trợ khi cần thiết. III.2. Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ III.2.1. Tuyển chọn cá bố mẹ Trong sản xuất giống cá mú lai, cá bố mẹ cho đẻ gồm hai loài: cá đực là cá mú nghệ (E. lanceolatus), khối lượng thành thục thường trên 30 kg, tương ứng với tuổi cá thường trên 3 năm; cá cái là cá mú cọp (E. fuscoguttatus), khối lượng thành thục từ 3 kg trở lên, tương ứng với tuổi cá từ 3 năm trở lên. Nguồn cá bố mẹ này có thể được tuyển chọn từ nguồn cá nuôi thương phẩm hoặc khai thác ngoài tự nhiên. 6
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) Bang 2: Yêu câu ky thuât tuyển chọn đôi vơi ca bô me nuôi vỗ thành thục Yêu câu STT Chỉ tiêu Cá mú nghệ Cá mú cọp 1. Nguồn gốc Tự nhiên hoặc nuôi thương phẩm 2. Tuổi cá, năm ≥3 ≥3 3. Khối lượng, kg ≥ 30 ≥3 4. Ngoai hinh Cân đối, không dị tật, không bị tổn thương 5. Màu săc cơ thê Tươi sang tự nhiên Cá bơi nhanh nhẹn, phản xạ tốt khi có tác 6. Trang thai hoat đông động từ bên ngoài 7. Tinh trang sưc khoe Khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh Sau khi tuyển chọn, cá bố mẹ được vận chuyển về trại sản xuất để thuần dưỡng trước khi đưa cá vào nuôi vỗ. Việc nuôi vỗ cá bố mẹ có thể được thực hiện trong bể xi măng hoặc lồng bè. Chi phí nuôi ở lồng sẽ thấp hơn so với nuôi trong bể xi măng. Đối với đàn cá bố mẹ hậu bị có thể lựa chọn khối lượng và tuổi nhỏ hơn (khoảng 1,5 – 2 kg và 2 tuổi) để nuôi hậu bị. III.2.2. Vận chuyển cá bố mẹ Phương pháp vận chuyển chuyển an toàn là phương pháp vận chuyển hở kết hợp với hạ nhiệt độ nước để gây mê cá (nhiệt độ nước khoảng 20 – 220C) bằng xe chuyên dụng có hệ thống sục khí hoặc hệ thống oxy lỏng. Mật độ vận chuyển cá mú cọp có khối lượng trung bình khoảng 16 – 30 kg/m3 nước (khối lượng trung bình khoảng 2 – 3 kg/con; cá mú nghệ có khối lượng trung bình khoảng 25 – 30 kg). Tùy theo trọng lượng cá bố mẹ và quãng đường đi mà mật độ vận chuyển thay đổi để an toàn và tránh sốc cho cá. III.2.3. Thuần dưỡng cá bố mẹ Cá được thuần dưỡng trong bể ximăng có thể tích tối thiểu là 25 m3, mật độ nuôi khoảng 1 - 2 kg/m3 (bao gồm cả cá mú cọp và cá mú nghệ). Nước nuôi được thay 100% hằng ngày bằng cách cho nước chảy vào ra. Hàng ngày cho cá ăn bằng các loại cá tạp có chất lượng tốt (như cá nục, cá trích, cá ngân...). Thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá, khi cá hồi phục sức khoẻ và thích nghi với điều kiện nuôi nhốt thì tắm cá bằng nước ngọt trong vòng 10–15 phút để phòng bệnh trước khi chuyển sang bể nuôi vỗ cá bố mẹ. Thông thường thời gian thuần dưỡng cá bố mẹ khoảng 15 - 30 ngày tùy theo từng nguồn cá được tuyển chọn. 7
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) III.2.4. Nuôi vỗ cá bố mẹ * Nuôi vỗ cá bố mẹ bằng lồng trên biển - Vị trí đặt lồng: Lồng nuôi vỗ cá bố mẹ thường được đặt ở những nơi kín gió, có dòng chảy nhẹ và liên tục, xa nguồn nước thải, mực nước thuỷ triều lên xuống ổn định, độ sâu tối thiểu 10 m và gần trại sản xuất giống càng tốt. Các yếu tố môi trường nước phù hợp trong khoảng: nhiệt độ 25 – 29C, độ mặn 27 - 35‰, NH4+ < 0,01mg/L, NO2- < 0,2 mg/L, pH > 7,5. - Hình dạng và kích cỡ lồng nuôi: Lồng có hình vuông, tròn thông thường sử dụng lồng vuông có kích thước: 5 x 5 x 5 m (lồng có thể lớn hơn tùy từng trại), kích thước mắt lưới 2a = 4 cm, mật độ nuôi vỗ 2 – 4 kg/m3. Đối với nuôi vỗ cá mú nghệ cần 2 lớp lưới để đảm bảo an toàn. - Quản lý và chăm sóc: Thức ăn cho cá bố mẹ trong quá trình nuôi vỗ là cá tạp tươi (cá nục, cá trích,...), mực, cua, ghẹ. Bổ sung vitamin, khoáng 1 lần/tuần với liều lượng 50 mg/kg thức ăn và DHA Selco (thành phần gồm: lipid 65%, DHA, vitamin A, D3, C, E) 1 lần/tuần với liều lượng 10 mg/kg thức ăn hai tháng trước khi vào mùa vụ sinh sản (nếu duy trì việc bổ sung các thành phần này xuyên suốt thời gian trong năm càng tốt). Khẩu phần ăn 3 - 5% khối lượng thân (BW). Tắm cá bằng nước ngọt định kỳ 15 ngày/lần để phòng bệnh, thời gian tắm cá khoảng từ 10-15 phút. Định kỳ kiểm tra lưới lồng và vệ sinh xung quanh lồng, đảm bảo nước lưu thông. * Nuôi vỗ trong bể xi măng - Nguồn nước: Nguồn nước cung cấp vào bể cá bố mẹ tốt nhất là được lọc qua hệ thống lọc cơ học với than hoạt tính để loại bỏ các chất vẩn và mầm bệnh. Nước được cung cấp vào bể phải đảm bảo các thông số môi trường như: Nhiệt độ 25 – 290C, độ mặn 27 - 35‰, NH4+ 7,5, DO > 5 mg/L. - Bể nuôi vỗ: Bể nuôi vỗ thường có kích thước lớn, hình tròn hoặc hình vuông tuỳ theo thiết kế. Thể tích bể tối thiểu là 50 m3. Bể được vệ sinh sạch, khử trùng bằng chlorine nồng độ 30 ppm sau đó rửa sạch lại bằng nước ngọt trước khi cấp nước biển sạch vào. Mật độ nuôi vỗ thường từ 1 – 2 kg/m3. + Quản lý và chăm sóc: Thức ăn cho cá bố mẹ trong quá trình nuôi vỗ tương tự như nuôi lồng bè. Hàng ngày thay 100% nước trong bể bằng cách cho nước chảy vào ra. Định kỳ 15 ngày vệ sinh bể nuôi vỗ bằng cách chà rửa, mục đích là loại bỏ những mầm bệnh từ bên ngoài. Tắm cá bằng nước ngọt định kỳ 15 ngày/lần để phòng bệnh, thời gian tắm cá khoảng từ 10-15 phút. Khi cần có thể chuyển cá sang bể khác để vệ sinh toàn bộ bể nuôi một cách triệt để. 8
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) A B Hình 2: Cá bố mẹ (cá mú nghệ - A; cá mú cọp – B) III.3. Kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ và cho đẻ III.3.1. Kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ Vào mùa sinh sản (từ tháng 3 đến tháng 11 dương lịch) kiểm tra sự thành thục của tuyến sinh dục bằng que thăm trứng (đường kính que 1,2 mm) đối với cá cái và vuốt tinh dịch đối với cá đực khoảng 15 ngày/lần ở hai thời điểm trong tháng theo chu kỳ trăng (trăng non và trăng tròn). Khi cá thành thục đạt tiêu chuẩn thì tiến hành kích thích sinh sản. Các đặc điểm nhận biết cá bố mẹ thành thục tốt là: * Đối với cá cái (cá mú cọp): Cá cái nhìn bên ngoài bụng to, mềm, thành bụng của cá mỏng, vùng chung quanh lỗ sinh dục có màu hồng tươi, cương phồng. Dùng ống thăm trứng dài khoảng 30 cm, đưa sâu vào trong lỗ sinh dục khoảng từ 5-10 cm sau đó hút nhẹ và đưa ra quan sát bằng mắt thường hoặc kính hiển vi. Trứng cá thành thục tốt có những đặc điểm sau: trứng rời, tròn đều và có màu vàng nhạt, đường kính các trứng đều nhau, đường kính trứng tốt nhất có thể tiến hành cho đẻ là ≥ 0,5mm. * Đối với cá đực (cá mú nghệ): Vuốt nhẹ hai bên lườn bụng từ vây ngực đến gần hậu môn, thấy tinh (hoặc sẹ) đặc màu trăng sữa chảy ra từ lỗ sinh dục, dễ tan trong nước. III.3.2. Kỹ thuật cho cá đẻ Cá bố mẹ thành thục tốt (được tuyển chọn theo những tiêu chí của kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ ở mục III.3.1) thì tiến hành tiêm hormone. Hormone sử dụng tiêm cho cá mú là hCG (Human chorionic gonadotropin), trước khi tiêm cá bố mẹ cần được gây mê bằng thuốc mê Tricaine-S – Tricaine methanesulfonate (công ty Syndel, Canada) với nồng độ 70 – 100 mg/L nước biển (có thể sử dụng thuốc gây mê khác tùy vào khả năng mua được sản phẩm) để tránh cá bị sốc, giãy giụa làm mất nhớt và tổn thương cá, ảnh hưởng tới việc cho đẻ. * Đối với cá cái (cá mú cọp): tiêm 2 hai lần với liều lượng mỗi lần là 500 UI/kg cá và thời gian giữa hai lần tiêm cách nhau 24 h. 9
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) * Đối với cá đực (cá mú nghệ): tiêm một lần với liều lượng 500 UI/kg cá, tiêm cùng với thời gian lần tiêm thứ nhất của cá cái. Sau khi tiêm hormone, cá đực và cá cái được nhốt riêng trong các bể khác nhau với mật độ 3 – 5 kg/m3. Thông thường khoảng 14 h sau lần tiêm thứ hai đối với cá cái thì kiểm tra cá bố mẹ để tiến hành vuốt tinh và trứng. Các đặc điểm nhận biết cá có thể tiến hành vuốt tinh và trứng là: cá đực dùng tay ép nhẹ vào phần bụng dưới và di chuyển về hướng lỗ sinh dục thấy tinh chảy ra; cá cái bụng phình to, mềm đều, lỗ hậu môn cương phồng. Các bước vuốt trứng, tinh và thụ tinh trứng được thực hiện như sau: - Bước 1: Tiến hành vuốt tinh cá mú nghệ trước, dùng tấm mềm vải mềm để quấn toàn thân cá đực, để hở phần bụng dưới, dùng khăn thấm khô lỗ sinh dục và phần bụng, dùng tay ép nhẹ vào phần bụng dưới và di chuyển về hướng lỗ sinh dục của cá để tinh chảy ra. Thu tinh bằng các ống nhựa (5 - 12 mL) đã được vô trùng, chia nhỏ lượng tinh thành nhiều ống và giữ trong ngăn mát của tủ lạnh (40C). Tinh có thể giữ trong tủ lạnh 48 h, tuy nhiên sử dụng ngay là tốt nhất; - Bước 2: Vuốt trứng cá cái được tiến hành tương tự các bước như cá đực, trứng chảy ra sẽ được thu vào trong các chậu nhựa (có đường kính khoảng 25 – 40 cm) đã được chuẩn bị sẵn. Trứng sau khi vuốt tiến hành thụ tinh ngay là tốt nhất, để càng lâu thì ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở; - Bước 3: Tiến hành thụ tinh nhân tạo, tinh cá đực sẽ lấy từ trong tủ lạnh đổ nhẹ vào chậu nhựa chứa trứng (liều lượng 1 – 1,5 mL tinh/1 kg trứng cá), dùng tay khuấy nhẹ, để trứng và tinh trùng tiếp xúc đều với nhau nhằm tăng tỷ lệ thụ tinh. Sau khi đã khấy đều trứng với tinh với nhau (3 – 5 phút), thêm một ít nước biển đã lọc sạch vào khấy nhẹ thêm khoảng 5 phút nữa, sau đó đổ nhẹ trứng ra vợt (kích thước mắt lưới 200 – 300 µm) để rửa sạch trứng, loại bỏ tinh dư thừa và đổ trứng sau khi được thụ tinh ra thau nhựa để siphone loại trứng bỏ hư hoặc trứng không thụ tinh ở đáy. Hình 3: Vuốt tinh và trứng cá Một số con cá chưa vuốt trứng được thì sẽ chờ thêm khoảng 1h nữa rồi kiểm tra lại, cứ như vậy cho đến khi vuốt hết số lượng cá cho đẻ. 10
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) III.4. Kỹ thuật thu, ấp trứng III.4.1. Kỹ thuật thu trứng Việc cho cá mú lai đẻ thường tiến hành vào ban đêm khoảng 18h đến 24h để thuận lợi cho việc vận chuyển trứng đến các cơ sở sản xuất giống, do lúc này nhiệt độ thấp, ít ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển phôi của trứng. Trứng cá mú lai trương nước sau khi được thụ tinh, nổi lơ lửng gần mặt nước, có đường kính khoảng 0,8 - 0,9 mm. Kiểm tra trứng thụ tinh trên kính hiển vi, tiến hành siphon đáy loại trứng hư hoặc không thụ tinh. Dùng vợt thu trứng bằng lưới mềm, mịn, có kích thước mắt lưới 200 - 300 µm để thu trứng, thao tác trong quá trình thu trứng phải nhẹ nhành và cẩn thận tránh làm vỡ trứng ảnh hưởng đến tỷ lệ nở và chất lượng ấu trùng. Trứng được tiến hành định lượng trước khi đưa vào bể ấp hoặc chuyển cho các trại giống. III.4.2. Kỹ thuật ấp trứng Bể ấp trứng thường được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng bằng chlorine trước sử dụng ấp trứng. Nguồn nước cung cấp vào bể ấp phải sạch được xử lý bằng tia cực tím hoặc chlorine. Các yếu tố môi trường nước đảm bảo thích hợp cho quá trình phát triển phôi cá gồm: độ mặn 30 - 32‰, nhiệt độ 27 – 290C, hàm lượng oxy hoà tan ≥ 5 mg/L, NH4+ < 0,01 mg/L, NO2- < 0,2 mg/L, pH 7,5 – 8,5. Sục khí được duy trì để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy hoà tan, đồng thời nước được luân chuyển đều giúp trứng phân tán và đảo đều, tránh quá mạnh sẽ làm vỡ trứng. Mật độ ấp trứng khoảng 1.000 trứng/L. Trứng sẽ bắt đầu nở sau thời gian 17 – 19h (với điều kiện nhiệt độ như trên). Sau khi nở, giảm sục khí nhỏ, ấu trùng cá phân bố tầng mặt và giữa tầng nước, trong khi đó các trứng hư và vỏ trứng sẽ chìm dưới đáy bể, tiến hành siphon để loại bỏ các thành phần này. Định lượng xác định tỷ lệ nở và số lượng cá bột để chuyển sang hệ thống bể ương. III.5. Kỹ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương III.5.1. Chuẩn bị bể ương nuôi Bể ương ấu trùng nuôi cá mú lai là bể xi măng hoặc bể bạt, hình chữ nhật, nhưng hình tròn là tốt nhất (để dễ thao tác chăm sóc và ấu trùng cá, do sau thời gian ương cá sẽ có khuynh hướng di chuyển thành đàn quanh bể nuôi nên bể tròn rất thuận lợi) và thường có thể tích tối thiểu là 8 m3 (thể tích này có thể lớn hơn tùy điều kiện của từng trại sản xuất giống và trình độ kỹ thuật ương nuôi), hệ thống bể ương và tất cả các trang thiết bị dụng cụ trong trại sản xuất đều phải được tẩy trùng bằng chlorine với nồng độ 30 ppm, để khô 1 – 2 ngày và sau đó rửa lại bằng nước ngọt trước khi đưa vào sử dụng. . Ánh sáng ương nuôi ấu trùng dao động 500 – 600 lux. Cấp nước biển đã được lắng, lọc thô, lọc qua túi lọc 5 µm và xử lý bằng ozone hoặc tia cực tím hoặc chlorine vào bể ương khoảng 80% thể tích bể ương để sau đó cấp tiếp tảo vào bể ương. 11
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) Hệ thống sục khí được bố trí tùy theo thể tích bể ương (1 viên đá bọt/m2), ở giai đoạn cá bột mới nở phải sục khí nhẹ hơn nhằm hạn chế việc gây sốc cho cá, sau đó tăng dần ở các giai đoạn sau. III.5.2. Phương pháp chuyển cá bột sang bể ương nuôi Sau khi chuẩn bị xong bể ương nuôi cá bột, tiến hành định lượng số lượng cá bột trong bể ấp sau đó chuyển ấu trùng cá này sang bể ương nuôi với mật độ cá bột ban đầu trung bình khoảng 12 con/L. Dùng xô nhựa hoặc có thể siphon để chuyển cá bột từ bể ấp sang bể ương nuôi. Thao tác kỹ thuật trong quá trình chuyển cá bột mới nở sang hệ thống ương nuôi cần phải cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm sốc cá. III.5.3. Quản lý chăm sóc cá * Cho ăn - Giai đoạn mới nở: Cá bột được nuôi trong môi trường nước xanh, tảo sử dụng là Nannochloropsis oculate được cấp vào bể ương vào ngày thứ 1 với mật độ ban đầu khoảng 3 - 5x105 tế bào/mL (mục đích ổn định môi trường nuôi, giảm ánh sáng chiếu trực tiếp làm cá bị sốc, đồng thời làm thức ăn cho luân trùng và nauplii Artemia). Trong khoảng 3 ngày đầu, nguồn dinh dưỡng chính cho cá bột là noãn hoàng, hết ngày thứ 3 ấu trùng bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện nhiệt độ mà thời gian mở miệng của ấu trùng cá có thể ngắn hoặc kéo dài hơn. tốt nhất là nên cấp thức ăn cho cá bắt đầu ở ngày thứ 3 để khi cá mở miệng là có thứ ăn sẵn. - Giai đoạn ăn thức ăn ngoài: Ở giai đoạn này, luân trùng (Brachionus plicatilis) được sử dụng như là nguồn thức ăn đầu tiên cho cá bột sau khi sử dụng hết noãn hoàng, tốt nhất là nên cấp luân trùng bắt đầu ở ngày thứ 3 để khi cá mở miệng là có thứ ăn sẵn. Thời gian cho ăn luân trùng từ khi cá mở miệng đến ngày thứ 16 – 17, luân trùng được là giàu bằng DHA protein Selco 150 ppm trong 12 giờ với mật độ cho ăn là 10 con/mL. Mật độ tảo Nannochoropsis oculata được duy trì ổn định 3 - 5 x 105 tb/mL trong bể ương ấu trùng cá khoảng 26 – 27 ngày. Từ ngày ương thứ 14 cá bột được tập ăn nauplii Artemia (được làm giàu bằng A1 DHA Selco 150 ppm trong 12 giờ) khoảng 2 - 3 ngày với mật độ 2 – 3 con/mL sau đó tăng lên đến 8 – 10 con/mL và thời gian cho ăn nauplii Artemia kéo dài tới ngày thứ 25 - 26. Từ ngày 26 - 35 cho cá ăn Artemia sinh khối với mật độ 1 – 2 con/mL. Thức ăn công nghiệp 0,2 – 0,3 mm được tập cho cá ăn khoảng ngày thứ 30 – 32, đầu tiên cho một ít thức ăn công nghiệp trước các cử cho ăn Artemia, khi thấy cá bắt đầu ăn được thì tăng dần lượng thức ăn công nghiệp và giảm lượng thức ăn Artemia, cho đến khi cá chuyển sang ăn hoàn toàn thức ăn công nghiệp thì dừng cho ăn Artemia. Kích cỡ thước ăn công nghiệp sẽ tăng dần cho đến 0,5 – 0,8 mm. Cho cá ăn ngày 4 lần/ngày từ 7 – 10% trọng lượng thân. 12
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) - Siphon, thay nước Siphon đáy có thể bắt đầu từ ngày thứ 10 kéo dài đến hết giai đoạn ương cá hương. Tần suất siphon phụ thuộc vào chất lượng môi trường nước nuôi. Sử dụng men vi sinh định kỳ 3 - 5 ngày/lần sau khi thay nước, mục đích để phân hủy đáy, giữ chất lượng nước, giảm siphon và giúp cho quá trình tiêu hóa giúp cá phát triển tốt (chế phẩm BZTRPRO, Bacillus licheniformis, …), liều dùng 0,1 g/L với nồng độ vi khuẩn là 1010 cfu/g. Thay 10 - 50% nước bể ương nuôi cá bột từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 15, từ ngày 16 đến ngày 25 thay 50 - 100%, sau ngày 25 thay 100% nước nuôi cho tới khi thu cá hương. Các yếu tố môi trường cần được theo dõi trong quá trình ương cá ít nhất là 3 ngày/lần (gồm các chỉ tiêu như: nhiệt độ, NH4+, NO2-, DO, pH). Khi các yếu tố có dấu hiệu khác thường phải kịp thời xử lý như siphon đáy, thay nước. Bảng 3: Thức ăn, chế độ cho ăn, quản lý và chăm sóc khi ương cá mú lai bột Thời gian sau khi nở 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Thức ăn và chế độ cho ăn Nannochrolopsis oculata Luân trùng Artemia nauplii Artemia sinh khối Tổng hợp (INVE) Inve 2/3 và 3/5 Inve 5/8 Quản lý môi trường Thay nước 10 - 50% mỗi ngày 50 - 100% mỗi ngày 100% mỗi ngày Siphone Phân cỡ cá - Phân cỡ cá: Tốt nhất là khi cá bắt đầu có dấu hiệu ăn nhau thì tiến hành phân cỡ cá, thường là sau khi cá rụng gai hoàn toàn (khoảng 35 - 37 ngày tuổi) thì tiến hành phân cỡ cá bằng dụng cụ phân cỡ cá chuyên dụng với nhiều kích cỡ khác nhau. Để cá không bị sốc, 2 – 3 ngày trước khi phân cỡ lần đầu cần rút nước và cấp nước lên 13
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) xuống nhiều lần trong bể ương cá và dùng vợt để lùa nhẹ cá trong bể ương để giúp cho cá quen dần với tác động từ bên ngoài, nhờ đó khi tiến hành phân cỡ cá không bị chết do sốc. Định kỳ phân cỡ từ 3 - 4 ngày/lần. Hình 4: Cá mú lai giai đoạn cá hương III.5.4. Thu hoạch và vận chuyển cá hương Sau 42 - 45 ngày ương, cá hương (kích cỡ trung bình 2 cm), được thu hoạch để bán hoặc ương lên giống lớn hơn tuỳ theo nhu cầu thị trường. Khi thu hoạch phải hạ mức nước trong bể ương xuống thấp, thu cá bằng vợt và chuyển bằng xô, thau nhựa. Thao tác khi thu phải nhẹ nhàng tránh gây sốc cho cá. Cá cần phải nhịn ăn 1 cử ăn trước khi thu. - Vận chuyển hở Tuỳ theo đoạn đường vận chuyển, số lượng, kích cỡ cá mà quyết định lựa chọn phương tiện vận chuyển. Cá hương thường được vận chuyển hở bằng xe chuyên dụng (có hệ thống bể, hệ thống cung cấp oxy,…), nhiệt độ nước vận chuyển cá từ 20 – 23 0C, mật độ trung bình khoảng 3.000 – 4.000 con/m3 (trung bình cỡ 2 cm). Tùy vào quãng đường vận chuyển mà mật độ này có thể tăng giảm cho phù hợp, trường hợp thời gian vận dài thì phải canh quãng đường đi để thay nước, kết hợp kiểm tra tình trạng sức khoẻ cá. Đây là phương pháp vận chuyển phổ biến nhất. - Vận chuyển kín Dùng nilon có kích thước 0.50 × 1.2 m để vận chuyển cá. Nước dùng vận chuyển cá phải đảm bảo trong sạch và nhiệt độ khoảng 20 - 23oC trước khi đóng cá vào túi, lượng nước chiếm khoảng 1/3 túi nilon. Bơm oxy nguyên chất vào túi cho đến khi túi căng đạt tiêu chuẩn thì dùng dây cao su nhỏ buộc đầu túi lại. Mật độ vận 14
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) chuyển khoảng 200 - 300 con/bao (cỡ cá trung bình 2 cm). Sau đó, cho túi cá vào trong thùng xốp để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. III.6. Kỹ thuật ương nuôi cá hương lên cá giống Yêu cầu về nguồn nước tương tự như ương cá bột lên cá hương. III.6.1. Chuẩn hệ thống bể ương nuôi Bể ương nuôi thường có dạng hình tròn và chữ nhật, bể bạt hoặc bể xi măng, thể tích bể thích hợp là tối thiểu 8 m3 (thể tích này có thể lớn hơn tùy vào công suất của từng trại). Bể cần được vệ sinh bằng chlorine với nồng độ 30 ppm và rửa lại sạch sẽ bằng xà phòng và nước ngọt. Nguồn nước cung cấp cho hệ thống ương nuôi được lắng, lọc và xử lý bằng ozone hoặc tia cực tím hoặc chlorine để cung cấp nước cho hệ thống ương nuôi. Hệ thống cung cấp khí cho bể ương nuôi phải đảm bảo cung cấp đầy đủ khí cho từng bể. Ánh sáng trong hệ thống bể ương nuôi lên được kiểm soát để tránh tình trạng ánh sáng chiếu quá mạnh và trực tiếp lên hệ thống, có thể làm biến động các yếu tố môi trường dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ cá. Hệ thống ương nuôi nên được xây dựng trong nhà, nếu ở bên ngoài chúng ta có thể hạn chế ánh sáng bằng cách cấp tảo vào hệ thống ương hoặc có lưới che. III.6.2. Thả cá hương Cá hương được vận chuyển từ trại sản xuất về khu vực ương giống, cá được đưa vào bể nhỏ, có sục khí, sau đó tiến hành châm thêm từng ít nước từ bể chuẩn bị ương vào bể chứa cá, cho tới khi nhiệt độ nước trong bể chứa cá cân bằng với bể chuẩn ương nuôi (khoảng 15 - 30 phút), cho cá thích nghi dần với điều kiện nuôi mới, sau đó từ từ thả cá ra tránh hiện tượng cá bị sốc môi trường. Nên thả giống vào lúc sáng sớm (6 - 8h) hoặc khi chiều tối (18 - 20h). Cá hương cũng có thể được chuyển trực tiếp từ bể ương cá bột lên cá hương sang bể ương lên cá giống khi trong cùng một trại. Mật độ ương nuôi thông thường khoảng 800 con/m3 đối với mô hình ương trong bể xi măng hoặc mô hình ương trong giai (mật độ này có thể tăng lên 1.000 con/m3 với thể tích bể ương lớn hơn). III.6.3. Quản lý chăm sóc cá * Cho ăn Thức ăn thường được sử dụng khi ương nuôi cá mú lai từ cá hương lên cá giống là cá tạp hoặc thức ăn tổng hợp. Cho ăn ngày 4 lần, khẩu phần thức ăn trung bình của cá giai đoạn này dao động từ 7 – 10% trọng lượng thân. Định kỳ bổ sung thêm vitamin, khoáng chất (3 – 5 ngày/lần với liều lượng 1 – 2% của thức ăn) để tăng sức đề kháng cho cá. Nên sử dụng chế phẩm probiotic (chế phẩm BZTRPRO, 15
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) Bacillus licheniformis, …) định kỳ 3 – 5 ngày/lần bằng cách tẩm trong thức ăn công nghiệp rồi cho cá ăn. * Siphon, thay nước Siphon và thay nước 100% lượng nước trong bể hàng ngày. Đối với ao ương có thể để nước ra vào ao theo thủy triều hoặc có thể thay nước bằng hệ thống bơm. * Phân cỡ cá Định kỳ phân cỡ cá 3-4 ngày/lần. Sử dụng bộ dụng cụ lọc cá thương mại hoặc lưới lọc có các kích cỡ mắt khác nhau để phân cỡ. Hình 5: Cá mú lai giống III.6.4. Thu hoạch và vận chuyển cá giống Trước khi tiến hành thu hoạch không cho cá ăn khoảng 1 hoặc 2 ngày (tùy vào quãng đường vận chuyển cá), tránh tình trạng cho cá ăn no, cá sẽ ói thức ăn trong khi vận chuyển làm ảnh hưởng tới tỷ lệ sống. Hạ mực nước xuống thấp, sử dụng vợt, lưới kích cỡ phù hợp để thu cá. Trong quá trình thu hoạch các thao tác phải nhanh và nhẹ nhàng tránh tình trạng cá bị sốc. - Vận chuyển hở Tuỳ theo đoạn đường vận chuyển, số lượng, kích cỡ cá mà quyết định lựa chọn phương tiện vận chuyển. Cá giống thường được vận chuyển hở bằng xe chuyên dụng (có hệ thống bể, hệ thống cung cấp oxy,…), nhiệt độ nước vận chuyển cá từ 20 – 23 0C, mật độ trung bình khoảng 1.500 - 2.000 con/m3 (cá cỡ 5 – 7 cm). Tùy vào quãng đường vận chuyển mà mật độ này có thể tăng giảm cho phù hợp, trường hợp thời gian vận dài thì phải canh quãng đường đi để thay nước, kết hợp kiểm tra tình trạng sức khoẻ cá. - Vận chuyển kín 16
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo được tỷ lệ sống cao, số lượng vận chuyển nhiều và có vận chuyển đi xa. Dùng bao nilon có kích thước 0.50 × 1.2 m để vận chuyển cá. Nước dùng vận chuyển cá phải đảm bảo trong sạch và nhiệt độ khoảng 20 – 23 oC trước khi đóng cá vào bao, lượng nước chiếm khoảng 1/3 bao nilon. Bơm oxy nguyên chất vào bao cho đến khi bao căng đạt tiêu chuẩn thì dùng dây cao su nhỏ buộc đầu bao lại. Đối với cá có kích cỡ 5 – 7 cm có thể vận chuyển với mật độ 100 - 200 con trên bao. Sau đó, cho bao cá vào trong thùng xốp để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. III.6.5. Thả cá giống nuôi thương phẩm Khi đến địa điểm thả cá, chuyển cá xuống nước, ngâm túi cá trong ao nước khoảng 15 - 30 phút mới tiến hành thả cá. Dìm miệng túi xuống ao nước cho nước ao tràn vào đầy túi rồi từ từ thả cá ra. Trong trường hợp vận chuyển hở cho nước trong ao thả nuôi chảy từ từ vào xô chứa cá để nhiệt độ nước trong xô cân bằng với nhiệt nước nuôi rồi thả cá từ từ ra ao, để tránh tình trạng cá bi sốc nhiệt. III.7. Kỹ thuật gây nuôi thức ăn tươi sống Trong sản xuất giống cá mú lai, thức ăn tươi sống giữ vai trò quan trọng, cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp hoặc gián tiếp cho cá thông qua các động vật phù du làm thức ăn. Vì vậy, kỹ thuật nuôi thức ăn tươi sống có tầm quan trọng đặc biệt, là khâu then chốt quyết định thành công trong quá trình sản xuất cá mú lai nói riêng và cá biển nói chung. III.7.1. Kỹ thuật gây nuôi tảo Nanochloropsis oculata là loài tảo được sử dụng chủ yếu trong qui trình sản xuất giống cá mú lai với kích cỡ nhỏ 2 – 4 µm, hàm lượng HUFA cao phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng cá. * Nguồn nước Nguồn nước nuôi tảo được lấy vào qua hệ thống bể lắng, sau đó cấp vào bể và xử lý bằng chlorin với nồng độ 25 ppm và sục khí mạnh, phơi nắng trong thời gian 3 ngày, sau đó trung hòa bằng thiosufat (nếu chlorin vẫn còn trong nước). Nước xử lý được lọc qua hệ thống lọc tinh trước khi đưa vào sử dụng. * Vệ sinh dụng cụ nuôi Các dụng cụ nuôi như dây khí, đá bọt, bể nuôi, đều phải được tẩy trùng bằng chlorine với nồng độ 100 ppm và để khô 1-2 ngày và sau đó rửa bằng nước ngọt trước khi đưa vào sử dụng. * Môi trường nuôi cấy 17
- Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú lai (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) Môi trường nuôi cấy F2 (Guillard và Ryther, 1962) được sử dụng để nuôi cấy tảo Nanochloropsis oculate, thể tích nuôi thường nhỏ hơn 5 m3 nước. Thành phần và liều lượng các chất trong môi trường cấy tảo như sau: Bảng 4: Môi trường cấy tảo F2 STT Hóa chất Liều lượng 1. KN�O3 89,2 mg/L 2. KH2PO4.H2O 5,6 mg/L 3. EDTA 4,36 mg/L 4. FeCl3.6H2O 3,15 mg/L 5. CuSO4.5H2O 0,01 mg/L 6. ZnSO4.7H2O 0,02 mg/L 7. CoCl3.6H2O 0,01 mg/L 8. MnCl2.6H2O 0,18 mg/L 9. NaMoO4.6H2O 0,06 mg/L 10. Thiamin.HCl 0,1 mg/L 11. Biotin 0,5 µg/L 12. B12 0,5 µg/L Môi trường nuôi cấy F2, các chất dinh dưỡng thường được pha bằng nước cất riêng trong từng chai khác nhau để dễ dàng trong quá trình thao tác, đồng thời các chất dinh dưỡng hòa tan được hòa tan tốt trong nước trước khi được sử dụng để nuôi cấy tảo. Trong trường hợp nuôi sinh khối tảo với thể tích nước lớn 10 m3, công thức nuôi tảo như sau: Bảng 5: Môi trường cấy tảo sinh khối lớn STT Hóa chất Liều lượng 1. Ammonium sulphate 100 ppm 2. Superphosphate lime 10 ppm 3. Urea 10 ppm 4. EDTA 5 ppm 18
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn