SỰ THÔI THÚC PHẢI CẢI CÁCH Ở hOA KỲ
lượt xem 11
download
SỰ THÔI THÚC PHẢI CẢI CÁCH Cuộc bầu cử tổng thống năm 1900 đã đem lại cho nhân dân Mỹ cơ hội xét đoán chính quyền Cộng hòa của Tổng thống McKinley, đặc biệt chính sách đối ngoại của chính quyền này. Gặp gỡ nhau ở Philadelphia, các Đảng viên Cộng hòa đã biểu lộ niềm hân hoan về thành công trong cuộc chiến với Tây Ban Nha, về sự phục hồi thịnh vượng và về nỗ lực nhằm giành được các thị trường mới nhờ chính sách mở cửa. McKinley dễ dàng một lần nữa đánh bại đối thủ của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SỰ THÔI THÚC PHẢI CẢI CÁCH Ở hOA KỲ
- SỰ THÔI THÚC PHẢI CẢI CÁCH Cuộc bầu cử tổng thống năm 1900 đã đem lại cho nhân dân Mỹ cơ hội xét đoán chính quyền Cộng hòa của Tổng thống McKinley, đặc biệt chính sách đối ngoại của chính quyền này. Gặp gỡ nhau ở Philadelphia, các Đảng viên Cộng hòa đã biểu lộ niềm hân hoan về thành công trong cuộc chiến với Tây Ban Nha, về sự phục hồi thịnh vượng và về nỗ lực nhằm giành được các thị trường mới nhờ chính sách mở cửa. McKinley dễ dàng một lần nữa đánh bại đối thủ của mình là William Jennings Bryan. Nhưng vị tổng thống này đã không còn đủ thời gian để tận hưởng thắng lợi của mình. Tháng 9/1901, trong một cuộc triển lãm ở Buffalo, bang New York, ông đã bị ám sát và trở thành vị tổng thống Mỹ thứ ba bị ám sát kể từ thời Nội chiến. Theodore Roosevelt, Phó Tổng thống của McKinley đã kế nhiệm chức tổng thống. Sự kế nhiệm của Roosevelt trùng hợp với một thời kỳ mới trong đời sống chính trị và quan hệ đối ngoại của nước Mỹ. Lục địa đã đông dân cư và biên giới thì biến mất. Một quốc gia nhỏ bé theo chế độ cộng hòa trước đây nay đã trở thành một cường quốc thế giới. Những nền tảng chính trị của đất nước đã được thiết lập từ các cuộc chiến tranh với bên ngoài và các cuộc Nội chiến, từ sự thịnh vượng và cả từ các cuộc suy thoái. Những b ước tiến lớn đã được thực hiện trong nông nghiệp và công nghiệp. Giáo dục công đã được triển khai rộng rãi và miễn phí, tự do báo chí được đảm bảo. Lý tưởng về tự do tôn giáo đã được duy trì. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nền kinh doanh lớn lúc này được củng cố nhiều hơn bất cứ lúc nào khác, chính quyền địa phương và chính quyền thành phố thường nằm trong tay các nhà chính trị tham nhũng. Để đối phó lại sự suy thoái của chủ nghĩa t ư bản thế kỷ XIX và sự suy đồi về chính trị, một phong trào cải cách đã xuất hiện và có tên là phong trào tiến bộ.
- Phong trào này đã khiến nền chính trị và tư tưởng Mỹ có một vài điểm khác biệt từ khoảng năm 1890 cho tới khi nước Mỹ tham gia vào Chiến tranh Thế giới Thứ nhất năm 1917. Phong trào tiến bộ có các mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, những người tham gia phong trào này t ự coi mình là các đảng viên dân chủ đấu tranh chống lại sự lạm dụng của giới chủ chính trị ở th ành thị và của giới chủ cướp bóc tham nhũng tại các công ty lớn. Mục đích của phong tr ào này là xây dựng một nền dân chủ và công bằng xã hội rộng lớn hơn, duy trì một chính phủ trung thực, điều tiết kinh doanh hiệu quả hơn và cam kết cải thiện các dịch vụ công. Họ tin rằng việc mở rộng phạm vi quản lý của chính phủ sẽ bảo đảm cho sự tiến bộ của xã hội Mỹ và phúc lợi cho mọi công dân Mỹ. Những năm từ 1902 đến 1908 đã đánh dấu thời kỳ cải cách rộng lớn nhất, khi các nhà văn và các nhà báo đều đấu tranh mạnh mẽ phản đối các nguyên tắc và thực tế vốn được thừa hưởng từ nền cộng hòa nông thôn thế kỷ XVIII hiện đang tỏ ra không phù hợp với các bang đô thị hóa của thế kỷ XX. Nhiều năm trước đó, vào năm 1873, nhà văn lỗi lạc Mark Twain đã chỉ trích và bóc trần xã hội Mỹ trong tác phẩm Thời đại giàu có. Lúc này, các bài báo sắc bén chống lại các công ty độc quyền, giới tài phiệt, các loại thực phẩm không sạch, hoạt động xấu xa của ngành đường sắt đã bắt đầu xuất hiện trên các tờ nhật báo và trong các tạp chí nổi tiếng như McClure's và Collier's. Tác giả của những bài báo này - ví dụ như nhà báo Ida May Tarbell, người đã đấu tranh chống lại Công ty độc quyền dầu mỏ Standard - đã nhanh chóng nổi danh là những người phanh phui bê bối. Trong cuốn tiểu thuyết gây xôn xao dư luận của mình - Rừng rậm - văn hào Upton Sinclair đã mô tả những điều kiện làm việc bẩn thỉu trong các phân xưởng đóng gói thịt ở Chicago và lên án sự kìm kẹp của công ty độc quyền thịt bò đối với nguồn cung cấp thịt của nước Mỹ. Theodore Dreiser trong cuốn tiểu thuyết Nh à tài phiệt và Người khổng lồ đã khiến dân chúng dễ dàng hiểu được những mưu đồ của các công ty lớn. Cuốn Bạch tuộc của Frank Norris đã lên án giới chủ đường sắt vô
- đạo đức, cuốn Hố bẫy của ông đã bóc trần những thủ đoạn bí mật trên thị trường ngũ cốc ở Chicago. Tác phẩm Sự xấu hổ của các thành phố của Lincoln Steffen đã vạch trần nạn tham nhũng chính trị. Sự bùng nổ của các tác phẩm văn học hiện thực này đã kêu gọi dân chúng hành động. Ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhà văn không hề biết thỏa hiệp và các tầng lớp nhân dân vùng lên ngày càng rộng khắp đã kích động các lãnh tụ chính trị tiến hành một loạt các biện pháp thực tế. Nhiều bang đã ban hành những bộ luật nhằm cải thiện điều kiện sống và làm việc của dân chúng. Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của những nhà phê bình xã hội xuất chúng như Jane Addams, những bộ luật về lao động trẻ em đã được củng cố và các bộ luật mới đã được thông qua. Nội dung của các bộ luật này là tăng giới hạn về tuổi, giảm bớt giờ làm việc, hạn chế làm việc ban đêm và yêu cầu trẻ em phải đi học. NHỮNG CẢI CÁCH CỦA ROOSEVELT Vào đầu thế kỷ XX, phần lớn các đô thị lớn và hơn một nửa số bang đã thực hiện chế độ làm việc tám giờ một ngày ở các công sở. Một bộ luật khác cũng không kém phần quan trọng là luật bồi thường cho người làm thuê. Các bộ luật này quy định giới chủ lao động phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những tai nạn lao động của người làm thuê. Những bộ luật mới về thu nhập cũng được ban hành, nhằm đánh thuế vào các tài sản thừa kế, các khoản thu nhập và các tài sản hoặc lợi nhuận của công ty. Các bộ luật này đã chuyển gánh nặng chi phí của chính phủ lên vai những người có thu nhập cao. Đối với nhiều người - nhất là đối với Tổng thống Theodore Roose velt và các thủ lĩnh Đảng Tiến bộ ở Quốc hội (nổi tiếng hơn cả là Thượng nghị sỹ Robert LaFollette của bang Wisconsin) - rõ ràng là những vấn đề mà các nhà cải cách quan tâm nhất chỉ có thể được giải quyết nếu chúng đ ược tiến hành trên khắp nước
- Mỹ. Roosevelt đã tuyên bố về quyết tâm của mình muốn đem lại cho người dân Mỹ một sự đối xử công bằng. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, ông đã có một sáng kiến - chính sách nhằm tăng cường sự kiểm soát của chính phủ thông qua việc thực thi các đạo luật chống độc quyền. Trước sự vận động của ông, Quốc hội đã thông qua đạo luật Elkins năm 1903, nhằm cấm các công ty đường sắt hạ giá vận chuyển cho một số chủ tàu quen. Đạo luật này đã khiến các mức cước phí vận chuyển được thống nhất theo quy chuẩn của luật pháp và các chủ tàu đều bình đẳng với nhau khi ngành đường sắt hạ giá cước vận chuyển. Bên cạnh đó, Quốc hội đã thành lập một Bộ Thương mại và Lao động mới, trong đó bao gồm cả Văn phòng Doanh nghiệp có chức năng điều tra các vụ làm ăn của các tập đoàn. Roosevelt đã được ca ngợi là một chiến sỹ chống độc quyền, nhưng thái độ của ông đối với các doanh nghiệp lớn dường như còn phức tạp. Ông tin rằng một nền kinh tế tập trung là không thể tránh khỏi. Một số tập đoàn độc quyền là tốt, một số khác thì lại xấu. Nhiệm vụ của chính phủ là phải có sự phân biệt rõ ràng. Ví dụ, khi Văn phòng Doanh nghiệp phát hiện ra vào năm 1907 rằng Công ty tinh chế đường Hoa Kỳ đã gian lận thuế nhập khẩu, công ty này đã phải nộp phạt 4 triệu đô-la và một số quan chức của công ty bị kết án. Công ty dầu Standard cũng đã bị truy tố về tội nhận tiền chiết khấu bí mật từ Công ty Đường sắt Chicago và Alton. Khoản tiền phạt lên tới 29 triệu đô-la. Tính cách nổi bật của Tổng thống Roosevelt và các hoạt động chống độc quyền của ông đã giành được sự ủng hộ của những người dân bình thường; mọi người dù ở bất kỳ đảng phái nào đều tỏ ý tán thưởng những biện pháp tiến bộ của ông. Thêm vào đó, nền kinh tế thịnh vượng của đất nước trong giai đoạn này đã khiến dân chúng cảm thấy hài lòng với đảng cầm quyền. Roosevelt đã thắng cử một cách dễ dàng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1904.
- Được khích lệ bởi thắng lợi tranh cử vang dội, Roosevelt đã kêu gọi cải cách mạnh mẽ ngành đường sắt. Tháng 6/1906, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Hepburn. Luật này cho phép ủy ban Thương mại Liên bang được điều chỉnh thuế, mở rộng quyền lực pháp lý của ủy ban và buộc các công ty đường sắt phải từ bỏ quyền lợi của họ trong các công ty đường thủy và các công ty khai thác than. Những biện pháp khác của Quốc hội tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nguyên tắc kiểm soát của liên bang. Luật Thực phẩm Sạch ban hành năm 1906 cấm sử dụng bất kỳ một loại thuốc, hóa chất hay chất bảo quản thực phẩm có hại n ào trong thuốc men và thực phẩm. Đạo luật Thanh tra Thịt cũng được ban hành vào năm này và cho phép thanh tra liên bang ki ểm tra tất cả các cơ sở đóng gói thịt tham gia giao dịch liên bang. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển có quản lý của những khu đất công, và khai phá những vùng đất rộng lớn bấy lâu bị bỏ quên là một số những thành tựu quan trọng khác nữa của thời đại Roosevelt. Roosevelt và các phụ tá của ông còn hoạt động nhiều hơn cả những nhà bảo tồn, nhưng với sự khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ trước đó, công tác bảo tồn vẫn là một thách thức lớn trong chương trình hành động của họ. Trong khi những người tiền nhiệm của ông đã giành 18.800.000 hecta cho các khu rừng bảo tồn và công viên thì Roosevelt đã tăng diện tích này lên tới 59.200.000 hecta. Ông cũng bắt đầu một loạt các nỗ lực nhằm ngăn ngừa nạn cháy rừng và tái trồng rừng trên những khu đất trọc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BỘ ĐỀ THI HẾT MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - TS. ĐẶNG NGỌC ĐỨC - 4
19 p | 206 | 57
-
Chống Duhring
248 p | 192 | 55
-
CẢI CÁCH CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC
3 p | 108 | 20
-
Một số điểm chính cần quan tâm trong việc đánh giá Vương triều Trịnh
6 p | 107 | 19
-
Chống Duyhring II Kinh tế chính trị học - Chương 2: Lý luận về bạo lực
10 p | 96 | 9
-
Ebook Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám (Tập II: Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử) - Phần 2
209 p | 10 | 6
-
Chuyện về triều đại Trần Anh Tông (1293 - 1314) 3
7 p | 111 | 5
-
Cấu trúc giới trong gia đình và cộng đồng ở nông thôn tỉnh Tiền Giang
26 p | 60 | 5
-
Chủ nghĩa duy vật lịch sử và vấn đề Trung Quốc đương đại
13 p | 119 | 5
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học ở Việt Nam
12 p | 34 | 4
-
Tư tưởng “tự học” trong cải cách giáo dục thời Minh Trị
3 p | 40 | 3
-
Pháp thiền Trần Nhân Tông và những thông điệp ngoại giao cho hậu thế
7 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn