intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu bổ sung ôn thi Đại học và Cao đẳng liên thông môn Quản trị du lịch

Chia sẻ: Đinh Tường Vi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:260

131
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số khái niệm về du lịch, lịch sử hình thành và xu hướng phát triển, tác động kinh tế xã hội của du lịch, nhu cầu, loại hình và các lĩnh vực kinh doanh du lịch, tính thời vụ của du lịch, lao động trong du lịch là những nội dung chính trong "Tài liệu bổ sung ôn thi Đại học và Cao đẳng liên thông môn Quản trị du lịch". Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu bổ sung ôn thi Đại học và Cao đẳng liên thông môn Quản trị du lịch

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI ­ DU LỊCH ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ TÀI LIỆU BỔ SUNG ÔN THI  ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG MÔN QUẢN TRỊ DU LỊCH (CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM CÁC TÀI LIỆU KHÁC: KINH TẾ DU  LỊCH, TỔNG QUAN DU LỊCH, QUẢN TRỊ DU LỊCH…) TS NGUYỄN VĂN HÓA 1
  2. CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH, KHÁCH DU LỊCH     1.1.1 Các quan điểm về du lịch 1.1.1.1 Du lịch và sự  tiêu dùng: Năm 1938, tác giả  Léveillé – Nizerolle  viết quyển sách nhan đề “Du lịch trong nền kinh tế đương thời” (Le tourisme   dans l’économie contemporaine) đã khẳng định:   “Du lịch là toàn bộ  hoạt  động không sinh lợi của con người khi họ rời khỏi nơi thường trú của họ”. Hoặc trong tác phẩm có nhan đề “con mèo cái trên mái nhà nóng bỏng”  (La chatte sur un toit brulant) của tác giả  Tennessee Nilliams có đoạn viết  “Cái Châu Âu này (đối với du khách cook) nào khác gì một cuộc bán  đấu giá rộng lớn, đúng là như vậy. Chẳng có gì khác cả. Tất cả sự tập   trung tích luỹ  những ngôi nhà đổ  nát, có gì đâu khác với một nơi bán  khổng lồ sau vụ cháy nhà, một cửa hàng tạp phẩm bất hạnh”.  Hai tác giả Léveillé­Nizérolle và Tennessee Nilliams đưa ra các quan điểm  trên cho rằng du lịch là hoạt động tiêu dùng và không sinh lợi là xét  ở  bản   thân du khách, được khách phải sử dụng phần thu nhập của họ đi du lịch là   chỉ mất tiền cho các nhu cầu ở, ăn uống, vận chuyển… Thật vậy, các quan điểm của hai tác giả  trên đây chỉ  thấy và bị  lừa vì  hình thức bề ngoài của nó vì:  ­ Có một sự trao đổi giá trị kinh tế (hữu hình) của tiền bạc – tài sản bỏ ra   để đổi lấy cái mà bằng mắt không thể thấy được, đó là giá trị không kinh tế ­   giá trị văn hoá (vui chơi, giải trí, phát triển tinh thần con người). Do đó, Marc  Boyer đã nói:  “Du lịch có thể được định nghĩa như một sự trao đổi giữa   một giá trị  kinh tế  (hao mòn của các tài sản vật tư, tiền đổi lấy những  giá trị văn hoá (thẩm mỹ, tinh thần, sự khoái lạc)   ví như một con gà quay  thơm uống kèm với một chay rượu ngon trong một nhà hàng bình thường so  2
  3. với dùng tại một nhà hàng sang trọng sẽ cho ta một sự khoái cảm về vị  giác   mà không thể nào phân tích được hết những ý nghĩa trao đổi của nó”.  ­ “Sự tập trung­tích luỹ” của người dùng tàu để đánh bắt cá để có khoản   lợi nhuận ngày càng lớn, cuối cùng họ  cũng sẽ  trở  thành du khách (theo tác  giả Tausch Wert) vì người đánh bắt cá không thể làm mãi công việc này, đến  lúc nào đó họ phải có nhu cầu vui chơi giải trí…Như vậy sự tiêu dùng có hai   giai đoạn:  giai đoạn trung gian và giai đoạn sau cùng. Du khách (đạt ở  trình  độ  cao) thích vui chơi giải trí dùng chiếc tàu thuỷ  để  đi chơi thì đó là giai  đoạn tiêu dùng cuối cùng:   bản thân người này trước đây dùng tàu thuỷ  để  đánh bắt cá là giai đoạn tiêu dùng trung gian vì sau này họ  trở  thành thực   khách.  Tóm lại, do có sự  trao đổi giá trị  kinh tế  lấy giá trị  không kinh tế  và sự  phân biệt giai đoạn khác nhau của quá trình tiêu dùng cho phép chúng ta lựa   chọn ra được cách “cư xử” đối với du lịch.  1.1.1.2 Du lịch­một sự lãng phí : Tại hội nghị  về được lịch, tháng 4 năm  1968, nhà tâm lý học Claire Lucques đã khẳng định:  “Du lịch tự giải thích  như một hành vi lãng phí”.  Thật vậy, nhận thức của Claire Lucques đã bị  méo mó dù quan sát quan điểm của ông về  cả  khía cạnh kinh tế. Vì ta biết  rằng mỗi một sự tích luỹ về của cải đều mang theo nó một sự lãng phí ­ chi   tiêu tiền của. Nhưng ở một đất nước hoặc một xã hội giàu có thì có sự nhàn   rỗi, từ  đó tất yếu “vui chơi giải trí và du lịch” được coi là một sản phẩm.   Thì sự lãng phí hay sự tiêu huỷ vật chất trong trạng thái giàu có để có được   sản phẩm tinh thần kể cả vật chất khác với mục đích cuối cùng là vui chơi  gải trí, tạo nên sự sản khóái tinh thần­tạo thế cân đối về mặt tình cảm tâm   sinh lý của con người đã bị nhiểu loạn bởi nền văn minh kỹ thuật thì thật là   hữu ích và hữu ích không lường. Để  dẫn chứng, nhà văn nổi tiếng trên thế  giới là Lamartine, ông đã tìm thấy trên bước đường đi du lịch của mình có  một khả  năng tích luỹ  phong phú về  kiến thức văn hoá, ông đã viết:   “ con  3
  4. người toàn diện là con người đã đi du lịch nhiều – rất nhiều, do đó đã   thay đổi và tăng lên gấp hai mươi lần tư tưởng và đời sống của mình”.  1.1.1.3 Du lịch­ sự trao đổi các giá trị  văn hoá đại chúng  : Từ sự quan sát  khoa học và nghiêm túc, Marc Boyer đã đưa ra nhận thức của mình. Ông ta  coi du lịch như là một sự trao đổi giữa giá trị kinh tế với giá trị văn hoá,  du lịch trở  thành điểm gặp gở  giữa thiên nhiên với con người. Sự  trao  đổi giữa hai giá trị đó trên tinh thần tự nguyện và tự giác. Và theo Marc  Boyer qua du lịch tạo nên sự gặp gỡ giữa con người sống trong nền văn   minh công nghiệp và con người của nền kinh tế không phát triển.  Đối với René Menil, có mối quan hệ giữa khách tới viếng thăm người  được viếng thăm (Visiteur –Visité), mối quan hệ này thật kỳ  lạ  từ  hai phía;   hai bên chủ  và khách đều ngở  ngàng về  thói quen, tập quán, phong tục, và  cách đối xử; nhưng cái sự kỳ  lạ ấy thật là bình dị  do con người gắn bó với   những cảnh đẹp và thoáng qua một cách thản nhiên. Trong tác phẩm của  mình được đăng trên tạp chí Tâm lý học (1959), ông khẳng định:  “ta phải đi  xa hơn nữa, tiến xa hơn nữa để  hiểu thấu sự  thật về  con người, cho   tới lúc đó chỉ là nhận thức trong cái thị giác kỳ quặc của mình”            1.1.1.4 Du lịch một hệ  thống hình  ảnh : Theo nhà xã hội học Oliver  Burgelin, ông coi du lịch như một hình ảnh xa vời so với thực tế.  Một cuộc  viễn hành du lịch đã được tiến hành trong một vũ trụ  đầy tín hiệu   (biểu hiện bằng những ngôi sao mà các hướng dẫn viên đánh dấu). Du  khách được hài lòng vì nhìn thấy được những tín hiệu phù hợp với các hình  ảnh mà hướng dẫn viên đưa ra trước cho họ.  Tác giả  Edger Morin không có quan điểm xa xôi như  Oliver Burgelin   coi du lịch là nhu cầu sâu lắng của con người  Hướng thứ  nhất là đưa con người trở  về  với thiên nhiên, mà một  số  hình thức biểu hiện là nghỉ  hè, nghỉ  đông. Nó có tác dụng cắt đứt hoặc  phá vở những khuôn khổ gò bó của cuộc sống trong xã hội hiện đại.  4
  5. Hướng thứ hai là con người tìm hiểu cuộc sống tương lai để  tiến   bước. Hướng thứ  hai này biểu hiện rõ nét trong du lịch. Con người tỏ một   vẻ lo buồn siêu hình (métaphisiques) và cả một ý thích phiêu lưu mạo hiểm.  1.1.1.5 Du lịch một khía cạnh tổ  chức: Các nhà tư  tưởng trong thời đại  ngày nay, du lịch cũng được phân tích ­ coi nó như  một hệ  thống tập trung   các mối liên hệ giữa cá nhân với cá nhân.  Nhà tư tưởng thứ nhất là André Siegfried trong tác phẩm “ những sắc  thái của thế kỉ thứ 20” (Les aspects được XX­sìecle), tác giả đã coi du lịch   thuộc công cụ hành chính. Nhận thức này làm nổi bật lên một vấn đề:  “ Du  lịch là một bộ phận cấu trúc của xã hội đương thời, được đóng khung  trong khuôn khổ  hành chính và quy  ước, quy chế  ngày một chặt chẽ  hơn. Chính quyền phải có sự tổ  chức nếu như muốn sản xuất có hiệu   quả nhất. ”Tác giả tỏ ra rất khâm phục đối với mạng lưới của các hãng lữ  hành, những khách sạn lớn hiện nay. Công tác tổ  chức, phương pháp điều   hành quản lý và nghiên cứu thị trường trong những năm gần đây đã đi vào du   lịch đại  chúng.  Việc   sử  dụng hệ   thống  điện toán  để  phân  phối  tốt  hơn   những làn sóng dồn dập những được khách đi nghỉ hè, nghỉ đông.  Tác giả  Enzensberger trong quyển  “Một luận thuyết về  du lịch ”  (Une théoric de tourime, Paris, 1965) đã viết:   “Nếu du lịch là một ngành  công nghiệp với quy mô vĩ đại như vậy thì nó phải có những điều kiện  không thể  thiếu được để  sản xuất hàng loạt:   đẩy mạnh tiêu chuẩn   hoá, dịch vụ đảm bảo chất lượng…”     1.1.2 Nghiên cứu hoạt động du lịch Du lịch là một ngành công nghiệp quan trọng. Nhiều năm qua các nhà  hoạch định, các nhà phân tích và các nhà chuyên môn về  du lịch đã dự  toán  rằng du lịch sẽ dần dần trở thành một ngành công nghiệp lớn nhất vào thế  kỉ  thứ  21. Mặt dù sự lớn mạnh của ngành du lịch đang tăng lên đột ngột từ  sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng nhiều cơ quan cấp chính phủ, các doanh   5
  6. nghiệp và cá nhân có liên quan đến ngành du lịch cũng chỉ mới bắt đầu chú ý   thực sự đến hoạt động du lịch là vì:  Thiếu nhiều thông tin tin cậy về tầm quan trọng của ngành du lịch.  Hầu hết các nước có các cách thức thu nhập dữ liệu về ngành du lịch  nhưng có nhiều sự khác biệt về chất lượng dữ liệu được thu nhập giữa các   quốc gia hoặc giữa các ngành có liên quan trong một quốc gia, do đó gặp rất   nhiều rắc rối trong việc phân tích hoạt động du lịch.  Du lịch được coi là một lãnh vực phức tạp, đòi hỏi sự  nghiên cứu từ  nhiều hướng của các ngành thuộc khoa xã hội, cũng nư  từ  các chuyên môn   khác nhau… Thật vậy, xuất phát từ  bản chất của du lịch, để  đánh giá nghiên cứu   đúng về  du lịch phải xét du lịch trên cơ  sở  tổng hợp những khía cạnh sau   đây:  1.1.2.1  Nội dung nghiên cứu hoạt động du lịch a.   Du   lịch   như   là   kinh   nghiệm   của   con   người   (Tourism   as   a   humain  experience):  Du lịch là hoạt động mà những cá nhân làm và hưởng thụ. Để  hiểu nhiều về hiện tượng du lịch chúng ta phải hiểu thái độ của mỗi   cá nhân, tâm lý của được khách và tiềm năng của được khách. Sự xem   xét từng nhóm người qua nhiều năm, sự  lặp đi lặp lại giúp ta giải   thích lai lịch quá khứ để có cách xử thế trong tương lai. Nó là một vấn   đề nghiên cứu có tầm quan trọng đặc biệt trong ngành du lịch. Thông  tin này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết chế và tạo ra  sản phẩm du lịch mới, có chiến dịch marketing để  cải tiến thêm sản  phẩm cho phù hợp với sự mong đợi của khách.  Khi con người đi du lịch, họ thường sử dụng mục đích chuyến đi   như một phần kinh nghiệm của họ:  kinh nghiệm quá khứ về sản  phẩm tương tự  hoặc sản phẩm cùng loại, những kiến thức về  sự  6
  7. phân loại sản phẩm và nhận thức về sự khác biệt giữa các sản phẩm  của khách.  b. Du lịch như là cách cư xử mang tính xã hội (Tourism as a social behaviour)  Ngành du lịch hình thành từ kinh nghiệm cá nhân của con người ,  tức là kinh nghiệm giữa con người nhiều ít, cao thấp rất khác nhau  trong một thế  giới mênh mông biển người. Nhiều quyết định của cá  nhân liên quan đến kinh nghiệm du lịch, và bị ảnh hưởng bởi tâm lý cá   nhân cũng như kinh nghiệm xã hội, kể cả vai trò tự nhận thức xã hội   của mỗi con người.  Du khách có thể là người ­ nạn nhân của tội ác hoặc gây nên những  sự  hiềm khích làm hại đến xã hội do sự  cố  ý hoặc vô tình của họ  trong khi giao tiếp với cộng đồng người.  Sự hiểu biết về mặt xã hội của du khách và cách cư xử ­ giao tiếp  về mặt xã hội phù hợp với thói quen của người dân ở nơi tiếp đón sẽ  góp phần làm giảm sự  xung đột, sự  hiểu lầm hoặc sự  hiềm khích   trước đây, họ trở nên thân thiện, sống chan hoà, hoà bình lẫn nhau.  Nói một cách tổng quát hơn, triển vọng môn tâm lý học, và môn tâm  lý xã hội dựa vào du lịch, được khách là đối tượng nghiên cứu cuả  các môn   học này.  c.   Du   lịch   như   là   một   hiện   tượng   địa   lý  (Tourism   as   a   geographic  phenomenon) : Chuyến du hành từ  nơi gởi khách đến nơi tiếp nhận có những  nét đặc thù riêng. Các ngành kinh tế  giữa các địa phương hoặc các  vùng được tổ chức khác nhau. Nơi tiếp nhận khách thường chứa đựng  các hình ảnh có sức hấp dẫn nhanh cho các du khách từ nơi khác đến.  Việc nghiên cứu về  địa lý theo nhiều cách khác nhau góp phần   nâng cao sự hiểu biết về mặt du lịch, giúp cho việc xác định, phân  tích sự  hình thành, tồn tại và phát triển của các vùng du lịch, khu du  lịch. Việc dự  đoán dung lượng chuyến du hành từ  nơi gởi đến nơi   7
  8. nhận khách chính là việc nghiên cứu các vùng địa lý quan trọng có  quan hệ nhau.  d. Du lịch như là một nguồn lực (Tourism as a resource):  Nhiều cộng đồng địa phương đã cảm thấy thích thú  mở  mang và  phát triển du lịch vì chính nó là nguồn lực kinh doanh   do được  khách mang tiền từ  các địa phương, các vùng khác đến cho họ  mà   cũng chỉ  cần một số  khía cạnh thuộc về  tài nguyên thiên nhiên, tài  nguyên nhân tạo tối thiểu.  Sự  thành công của ngành du lịch và lôi kéo khách đến thưởng  thức những đặc trưng riêng của địa phương.  Nhưng thật không  may mắn nếu được khách đến quá đông so với dân cư ở nới đó hoặc   theo kiểu học đòi của dân sở tại sẽ làm phá huỷ đi những nét độc đáo  của dân tộc và do sự “quá tải của du lịch sẽ giết chết du lịch” (trop de   tourisme tue le tourisme).  e. Du lịch như là hoạt động kinh doanh (Tourism as a business):  Hầu hết những người làm trong lĩnh vực du lịch – lãnh vực thu hút được  số  người làm việc và mang lại thu nhập cao, những nhân viên hoặc những  người chủ của họ có thể mang lại thu nhập từ các việc nghiên cứu như:  Sắp xếp lại tổ chức và cải tiến lại cơ cấu hoạt động kinh doanh.  Đưa ra các chiến lược nhằm khắc phục những rủi ro và những sự bất   ổn của ngành.  Tao ra những nổ lực trong hoạt động marketing.  Đưa ra những chỉ  dẫn trong công tác quản lý nhân viên, đào tạo các  nhân viên mới và phát triển nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên cũ.  f. Du lịch như một ngành công nghiệp (Tourism as an Industry) : Ngành du lịch không chỉ có đến vài ngàn cơ sở kinh doanh, hơn nữa và  hơn rất nhiều trong thời gian tới. Nó gắn liền với sự phồn vinh của  các nước và sự ham muốn giàu có của mỗi cá nhân. Nói chính xác  8
  9. hơn, du lịch là một nhóm gồm nhiều ngành có liên quan trong một  thể thống nhất như:  vận chuyển (hàng không, đường sắt, đường  bộ…) cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, các hoạt động vui chơi giải trí,  các sự kiện văn hoá lịch sử, hoạt động bán lẻ…Đặt trưng quan trọng  của ngành du lịch là sử dụng khá nhiều lao động.  Du lịch còn là nguồn lưu chuyển tiền tệ quan trọng giữa các  quốc gia và giữa các vùng với nhau. Tất cả các chính phủ, ở từng  chừng mực nào đó điều kích thích sự phát triển du lịch vì nó mang lại  của cải, sự giàu có cho quốc gia và tạo việc làm mới giúp người dân  thực hiện nghĩa vụ lao động.  Ở nhiều nước, du lịch tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho ngân  sách quốc gia nói chung và góp phần tăng ngân sách địa phương  nói riêng. Ngân khoản dành cho quảng cáo trong du lịch rất lớn.  Những khoản chi này được trích ra từ thu nhập của các đơn vị kinh  doanh du lịch. Nghiên cứu du lịch đóng vai trò khá quan trọng vì ngoài  sự tác động tăng trưởng cho bản thân ngành du lịch, ngành này còn  kích thích sự phát triển của các ngành khác như:  thông tin liên lạc, xây  dựng, vận chuyển công cộng…kể cả khu vực dịch vụ khác (khu vực  hành chình sự nghiệp:  trường học, bệnh viện…)  Nhiều phương tiện khách du lịch sử dụng được quản lý và điều  hành bởi các cơ quan nhà nước như:  các công viên quốc gia và địa  phương, những di tích lịch sử, các viện bảo tàng, khu bảo tồn thiên  nhiên, các bến phà…Việc quy hoạch, bảo tồn những phương tiện nêu  trên có ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó chính là mục đích chính của  chuyến đi.  1.1.2.2 Những thử thách gặp phải trong nghiên cứu hoạt động du lịch: ­ Thiếu phương tiện đo lường có thể tin tưởng được ­ Sự biến đổi rất lớn trong ngành công nghiệp du lịch 9
  10. ­ Sự khác nhau cơ bản trong hiện tượng du lịch từ nơi này đến nơi khác   và ở các vùng địa lý với nhau ­ Một sự rời rạc và thiếu tiêu chuẩn ­ Một tương lai không chắc chắn 1.1.3 Khái niệm về khách du lịch (Du khách) Sự nghỉ ngơi là từ ngữ chính trong thời đại văn minh của chúng ta. Từ  ngữ này gồm ba bộ phận; du lịch, những sự thay đổi nơi ở và hoạt động cuối  tuần, thời gian nhàn rỗi hàng ngày. Những khái niệm liên quan đến du lịch là  chủ  thể  chính trong nhiều cụôc tranh luận. Chúng ta nhìn xa hơn về  khái  niệm này.  Semuel Pegge sử dụng từ mới “tourist” để diễn tả những người đi du  lịch vào năm 1880. Trên tạp chí thể thao nước Anh đã gơíi thiệu từ “tourism”  vào năm 1811. Dù cả hai từ ngữ “ tourist” (du khách )  và “tourism” (du lịch)  là hai từ đã được dùng từ hai thế kỉ qua nhưng đến nay và mai sau có thể vẫn   chưa có định nghĩa nào được chấp nhận vĩnh viễn. Việc thiếu một  định  nghĩa được. xem là vĩnh viễn sẽ  làm vở  mộng những nhà phân tích và các  nhà dự đoán về du lịch. Tính không thống nhất và không chắc chắn của một  khái niệm gây ra nhiều khó khăn khi so sánh các dòng khách du lịch giữa các   quốc gia với nhau.  Vào năm 1973 Hội đồng các chuyên gia về thống kê của The short  Lived League of Nations (làODCD Tourism committee ngày nay)  có đưa ra   định nghĩa của họ  để  mô tả  “khách du lịch quốc tế  là bất cứ  ai thăm   viếng một quốc gia khác nơi mà họ  thường trú, trong thời gian trên 24  giờ”. Hội đồng các chuyên gia thống kê coi du khách quốc tế  còn bao gồm  những cá nhân trực tiếp đi hội nghị đến làm việc hay cư trú, những sinh viên   đi du học, những người làm việc băng qua biên giới, và những người đi du  lịch liên tục ở một quốc gia không có giới hạn thời gian tối đa ở quốc gia đó.  Khoảng một thập kỷ  sau,  ở  một hội nghị  khác của Liên Hiệp Quốc  về du lịch tổ chức tại Roma (italia)  vào năm 1963 đã đưa ra sự khác biệt để  10
  11. phân biệt giữa khách du lịch   (tourists)   là người nghĩ lại hơn 24 giờ, còn  khách tham quan (excursionists)  là người đi nghĩ dưới 24 giờ. Thuật ngữ liên   quan đến sự khác biệt này được thử  nghiệp vào năm 1967 bởi nhóm chuyên  gia thống kê làm việc trong hội đồng thống kê Liên Hiệp Quốc. Họ đề nghị  rằng, sự khác biệt ở chỗ du khách  (touruists)  là những người ở lại qua đêm,  khách tham quan (day visitors hay excursionists)  là những người không ở lại  qua đêm. Khái niệm sau, theo các chuyên gia bao gồm cả  những người quá  cảnh (tourist travellers). Định nghĩa về  du khách tại Roma lần này xác định:  “du khách là người đi thăm viếng tạm thời, nghỉ  ngơi ít nhất 24 giờ  trong quốc gia được thăm viếng”, người đó đi với động cơ  nghỉ  ngơi   của   họ;     đồng   thời   có   đưa   ra   định   nghĩa   về   khách   tham   quan  (excursionists)  là “người thăm viếng tạm thời nghỉ ngơi dưới 24 giờ”.  Tổ chức du lịch thế giới giới thiệu tóm tắt những từ ngữ này như sau:  Khách viếng thăm quốc tế (international visitor) là cá nhân đi vào  một quốc gia  ở  đó không phải là nơi thường trú của họ  và họ  không  thuộc vào một trong số những người sau đây:  Dự định cư trú, định cư hay tìm kiếm một việc làm ở nước đến.  Thăm viếng với tư cách là người ngoại giao hay viên chức quân sự Người làm ở cơ quan ngoại giao, quân sự của nước ngoài ở các nước  sở tại Người tị nạn, dân cư ngụ hoặc người làm việc ở vùng biên giới.  Đến và ở với thời gian trên một năm.  Nhưng khách quốc tế (international visitors) có thể là:  Đến thăm viếng với mục đích chữa bệnh, giải trí, tôn giáo, tham quan,  vấn đề gia đình, các sự kiện thể thao, dự hội nghị, học tập ­ nghiên cứu hay  quá cảnh để sang một quốc gia khác.  Một thuỷ thủ hoặc phi công của nước ngoài nghỉ lại tại quốc gia.  11
  12. Một thương gia nước ngoài hoặc một khách thương mại lưu lại với   thời gian dưới một năm gồm cả các nhà kỹ thuật đến lắp đặt các thiết bị.  Nhân viên của các tổ chức quốc tế đi công tác với thời gian dưới một   năm và có trở về với đất nước của họ.  Khách thăm viếng quốc tế (international visitors)  gồm du khách quốc   tế   (international   tourists)     và   khách   tham   quan   quốc   tế   (international   excurrsionists) .  Du khách quốc tế là khách đi thăm viếng, họ chi tiêu ít nhất một đêm   trong cơ sở lưu trú tại quốc gia tiếp nhận.  Khách tham qua quốc tế  là khách đi thăm viếng mà họ  không có chi  tiêu ít nhất một đêm trong cơ sở lưu trú tại quốc gia tiếp nhận. Những người   này bao gồm khách ở lại trên tàu, khách du lịch quá cảnh như các hành khách  đi máy bay đến nhưng không có làm thủ tục nhập cảnh.  Hội nghị liên minh quốc hội về du lịch tổ chức tại La Haye (Hà Lan)  từ ngày 10 đến 14 tháng 4 năm 1989 đã xác định du khách quốc tế là người :  Đi thăm một nước khác với nước mà họ cư trú thường xuyên.  Mục đích của chuyến du lịch là tham quan, thăm viếng hay nghỉ ngơi  với thời gian không quá một năm, nếu trên một năm phải được phép gia hạn Không được làm bất cứ  một công việc gì để  được trả  thù lao tại  nước đến do ý muốn hay do yêu cầu của các nước sở tại.  Sau khi kết thúc đợt tham quan hay lưu trú phải rời khỏi nước tham  quan để trở về nước thường trú của mình hoặc đi đến một nơi khác.  Không được coi là khách quốc tế những người không thoả mãn những  điều kiện trên và đặc biệt là những người sau khi đã vào lưu trú một nước  nào đó với tư cách người du lịch, đi tham quan, lưu trú hoặc tìm cách kéo dài  thời gian của cuộc hành trình và lưu trú đến ở lại hẳn nước này hay để  làm  việc (hành nghề có thù lao).  Các định nghĩa về  “du lịch nội địa” và “du khách nội địa” khó có thể  thống nhất hơn đối với định nghĩa “du lịch quốc tế” và “du khách quốc tế”.   12
  13. Thật vậy, có sự  phản  ứng dữ  dội vè các khái niệm này giữa các tổ  chức   trong một quốc gia và có sự khác biệt nhau khi tính toán số lượng du khách ở  các quốc gia. Vào năm 1981, Tổ  chức Du Lịch Thế  Giới có đưa ra nhiều   hướng chỉ đạo để xác định thế nào là du lịch nội địa và du khách nội địa như  sau:  Coi là du khách nội địa (domestic travellers) gồm những công dân và  người ngoại quốc đối tượng tham quan trong nước.  Tính vào du lịch gồm những người đi làm việc mang tính nghề nghiệp  của họ ở một nơi xa.  Cần có sự  phân bịêt giữa dịch vụ  trú thường xuyên hoặc tạm thời   trong một thời gian ngắn với chuyến du hành.  Cần phân biệt giữa sự lưu lại trên 24 giờ (hay ở qua đêm) với dưới 24   giờ (không ở lại qua đêm).  Tóm lại, ở hội nghị vào năm 1981, Tổ chức Du lịch Thế giới có đưa ra   định nghĩa về du khách nội địa là “người đi du lịch đến một nơi thuộc về  đất nước mà họ đang sinh sống và thời gian tối thiểu 24 giờ và tối đa ít  hơn một năm với mục đích giải trí, thể  thao, hội họp, tập hợp, nghiên  cứu, thăm viếng bạn bè hay thân nhân, sức khoẻ, công vụ, hay tôn giáo”.  Khách tham quan nội địa (Domestic excursionist) là “một khách du lịch đi  trong nước mà họ  đang sinh sống vì bất cứ  một lý do gì (giống như  du  khách) nhưng thời gian lưu lại ít hơn 24 giờ” Mặt dù Tổ  chức Du lịch Thế giới đã đưa ra các định nghĩa và những  hướng chỉ đạo trên, gần như mỗi quốc gia có đưa ra định nghĩa riêng và xác  định giới hạn phạm vi khác nhau để  chỉ đạo cho việc tính toán số  lượng du  khách cho mình.  Ở HOA KỲ Hội đồng nghiên cứu Tài Nguyên Du Lịch Quốc Gia (1973) cho  rằng du khách (tourist) là bất cứ  ai đi du lịch xa nhà ít nhất 80 km vì bất cứ  13
  14. mục đích gì nhưng không phải là làm việc và không kể  đến thời gian của  chuyến đi.  Trung tâm dữ  liệu du hành Hoa Kỳ ( the US Travel Data Center) và  phòng điều tra Hoa Kỳ (The US Bureau of the census) đưa ra định nghĩa về  khách thăm viếng (visitor) là người đi du hành có khoảng cách ít nhất 160 km  xa nhà, ngoại trừ mục đích làm việc và không kể đến thời gian lưu lại.  Ở PHÁP Du khách (touriste)  được coi là tất cả những người mà họ rời bỏ nơi   cư  ngụ  thường xuyên của họ  trong thời gian ít nhất 24 giờ  và dưới 4 tháng  với mục đích nghỉ ngơi (nghỉ hè hay nghỉ  cuối tuần), sức khỏe, hội họp­hội  nghị­hội thảo, công vụ và những hoạt động chuyên môn của họ.  Ở CANADA Ngành thống kê Canada và ngành du lịch Canada sử dụng khoảng  ít nhất 80 km để  trả  lời cho các cơ  quan nghiên cứu du lịch Canada và coi   những chuyến đi đó phải là những ngày nghỉ.  Cơ quan điều tra du lịch là Ontrario (Ontrario Travel Survey), năm  1983 sử  dụng khoảng cách tiêu chuẩn là 40 km để  định nghĩa về  du khách  (tourists)   .   Nhưng   trái   lại,   British   Colombia   định   nghĩa   về   “visitor”   hay   “tourist” là một cá nhân đi du hành xa nơi anh ta thường trú như  một người  dân và qua ít nhất một đêm, không có quan tâm đến khoảng cách là bao xa.  Ở VIỆT NAM:  Theo Hán việt tự điển của Đào Duy Anh thì du lịch là đi chu du khắp  mọi nơi.  Theo  Việt Nam tự  điển  của Hội Khai trí Tiến Đức thì du lịch có   nghĩa là đi chơi khắp mọi nơi để xem xét.  Theo  từ   điển   Tiếng   Việt  của   Nhà   xuất   bản   Khoa   học   Xã   hội  (1991) .  ­ Du hành là đi chơi phương xa ­ Du lịch là đi chơi để xem phong cảnh ở phương xa.  14
  15. ­ Du khách là người đi chơi  ở phương xa hoặc người khách từ  xa   đến chơi.  Các định nghĩa trên đây có nội dung quá nhỏ bé hoặc quá rộng, nó đều  không sát với thực tế hoạt động du lịch hiện nay.  Trong Quy chế quản lý kinh doanh du lịch (ban hành kèm theo nghị  định số 37­HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng) thì:  “Du khách quốc tế” là người nước ngoài, người, Việt Nam định  cư ở nước ngoài đến và lưu lại qua đêm ở Việt Nam, công dân Việt Nam đi  du lịch nước ngoài.  “Khách   du   lịch   nội   địa”   là   công   dân   Việt   Nam   rời   khỏi   nơi   ở  thường xuyên, có sử  dụng dịch vụ  lưu trú  ở  qua đêm của các tổ  chức kinh   doanh du lịch trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa   Việt Nam “Kinh doanh du lịch “là việc thực hiện một hoặc một số hoặc toàn  bộ các dịch vụ du lịch nhằm mục đích sinh lợi.  Được sự  chuẩn bị  của Tổ  chức Du lịch Thế  giới, 3/1993   Uỷ  ban  Thống kê Liên hiệp quốc (The United Nations Statistical Commission) in là  tài liệu thống kê du lịch (Recommendations on Tourism Statistics)  mới và  rõ   ràng nhất liên quan đến các khái niệm và cách phân loại gắn với du lịch.  1.1.4 Một số khái niệm khác : “Du lịch” (tourism) là những hoạt động của người đi du hành đến và  lưu trú tại nơi ngoài môi trường thường xuyên của họ trong thời gian  liên tục không quá một năm để nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích  khác”.  Và cũng theo Tổ chức Du lịch Thế giới, dựa vào mối quan hệ trao đổi  giữa các quốc gia có những hình thức du lịch sau đây:  15
  16. a. Du lịch nội địa:  (Domestic tourism)  là chuyến du hành của những   cư dân đi trong phạm vi quốc gia của họ.  b. Du lịch nội địa hay du lịch vào  (inbound tourism)   là chuyến du  hành của những người không là cư dân của quốc gia đến một quốc gia.  c. Du lịch hướng ngoại hay du lịch ra (Outbound tourism)  là chuyến  du hành của cư dân đến một quốc gia khác.  Từ  ba hình thức trên của du lịch  có thể  phối hợp lại theo cách thức   khác sẽ có ba loại hình du lịch như sau:  a. Du lịch trong nước :  (Internal tourism)  nó bao gồm du lịch nội địa  và du lịch vào.  b. Du lịch quốc gia:  (National tourism)  nó bao gồm du lịch nội địa và  du lịch. ra.  c. Du lịch quốc tế:  (International tourism)  nó bao gồm du lịch hướng  nội và du lịch hướng ngoại.  Thể hiện Người du hành     (Travallers) Khách thăm viếng Khách du hành khác    (Visistors)   (Other travelers) Du khách (Tourists) Khách   tham   quan  (Excursionists)  (Overnight visitors)       (Same­day visistors) Tuy nhiên, theo tôi du lịch có thể định nghĩa như sau:  16
  17. “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt  động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của các cá thể  ở  bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với thời gian không quá một  năm với mục đích hoà bình, nơi đến cư trú không phải là nơi đến làm  việc.” Từ định nghĩa trên, du lịch gồm các yếu tố:  Du lịch là mối liên hệ giữa khách và nơi tiếp nhận khách, giữa khách  với dân cư nơi tiếp nhận… Du lịch là một hiện tượng xã hội mang tính đại chúng, cho cả  người   giàu sang và người nghèo đều có thể  đi du lịch được. Nó không dành riêng   cho đối tượng cụ thể nào.  Du lịch bao gồm các hoạt động kinh tế cho các đơn vị kinh doanh, kể  cả không kinh doanh cung ứng cho khách:  khách sạn, nhà hàng, vận chuyển,   an ninh, cấp cứu… Cả  ba yếu tố trên được hình thành từ  cuộc hành trình và lưu trú tạm  thời của khách (ngoài nơi thường xuyên).  Du lịch là hoạt động vì hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc, cư dân của  các địa phương.  DU KHÁCH:  Khái niệm “du khách”  hay “khách du lịch” …bằng tiếng Việt này rất   dể nhầm lẫn từ đó tính số lượng khách không thống nhất với nhau giữa các  ngành (thống kê hải quan, xuất nhập cảnh, du lịch …”do đó cần sử dụng từ  tiếng Anh để minh hoạ và cần sử dụng các từ ngữ tiếng Việt như sau:  Khái niệm “khách thăm viếng” (visitors)  và “du khách” (tourists)  sử  dụng có khác nhau giữa các quốc gia, chẳng hạn như  Pháp thường dùng từ  touristes, Tây Ban Nha sử dụng từ visiteurs…Từ tourists sử dụng có khuynh  hướng nhấn mạnh vào các chuyến đi để hưởng thụ  và sử  dụng các tiện ích  thương mại. Từ visitors được chuộng hơn từ tourists.  17
  18. Theo tổ chức Du Lịch Thế Giới, tính vào số liệu thống kê và phân tích   hoạt động du lịch – ngành du lịch thì nên sử  dụng từ  “khách thăm viếng”  (visitors). Vậy khách thăm viếng có hai loại là khách thăm viếng quốc tế và  khách thăm viếng nội địa.  a. Khách thăm viếng quốc tế:  (international visitors) là bất cứ  người   nào đi du hành đến một quốc gia khác với nơi cư  trú thường xuyên của họ  trong thời gian liên tục không quá 12 tháng và họ đi với mục đích chính là đi  thăm viếng chớ không thực hiện hoạt động nào đó để có thu nhập trong thời   gian ở tại quốc gia họ thăm viếng, Khách thăm viếng quốc tế gồm:  Du khách (tourists ­ overnight visitors) là người đi thăm viếng,  họ lưu lại ít nhất một đêm tại các cơ sở lưu trú tập thể hoặc tư nhân ở  các quốc gia được thăm viếng, đó gọi là du khách quốc tế. Khách tham quan:  (same­day visitors) là người đi thăm viếng,  họ  không có qua đêm tại các cơ  sở  lưu trú tập thể  và tư  nhận tại các   quốc   gia   được   thăm   viếng.   Họ   còn   gọi   là   khách   tham   quan   quốc   tế  (international excursionists) . Khái niệm này còn có cả  những hành khách đi  trên các tàu du lịch, họ  đến một quốc gia bằng tàu biển và trở  lại tàu mỗi   đêm khi ngủ, dù cho tàu này neo ở cảng nhiều ngày. Nó còn được tính cả cho   những người trên các du thuyền, xe lửa.  b. Khách thăm viếng nội địa  (domestic visitors) : Khái niệm này dùng  để diển tả bất cứ cư dân nào trong quốc gia đi du hành đến những nơi trong  phạm vi quốc gia ngoài mội trường thường xuyên của họ trong thời gian liên  tục không quá 12 tháng và có mục đích chính là thăm viếng, không thực hiện   hoạt động nào để có thu nhập trong thời gian ở nơi thăm viếng.  Khách thăm viếng nội địa gồm hai nhóm:  Du khách (tourists­overnight visitors) là người đi thăm viếng, họ  lưu lại ít nhất một đêm tại các cơ sở lưu trú tập thể và tư  nhân ở  nơi được   thăm viếng. Những người này còn gọi là du khách nội địa (domestic tourists).  18
  19. Khách tham quan (same­ day visitors) là người đi thăm viếng, họ  không có qua đêm tại các lưu trú tập thể  và tư  nhân  ở  các nơi được thăm  viếng. Họ còn gọi là khách tham quan nội địa (domestic excursionists).  CẦU DU LỊCH:  (TOURISM DEMAND)    Là hệ  thống các yếu tố  tác động đến sự  hình thành các cuộc hành  trình lưu trú tạm thời của con người    ở  một nơi khác ngoài nơi  ở  thường  xuyên của họ để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thỏa mãn các nhu cầu về văn hoá,   nghệ thuật, giao lưu tình cảm, công vụ… Các yếu tố  tác động đó gồm:   khả  năng chi tiêu, mhu cầu, sở  thích,  thời gian nghỉ ngơi, motel… Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, sự phân loại nhu cầu du lịch theo các  tiêu thức sau đây:  Dựa vào mục đích của chuyến đi: du lịch nội địa, du lịch ra và du lịch   vào cũng chia làm 6 nhóm:  ­ Nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và nghỉ hè ­ Thăm viếng bạn bè và người thân.  ­ Kinh doanh và chuyên môn ­ Chữa bệnh ­ Tôn giáo, tín ngưỡng ­ Khác Dựa vào thời gian lưu trú, chia ra các nhóm theo số đếm:  ­ Khách tham quan : 0 ­ Du khách có 5 phân nhòm: 1 3, 4 7, 8 28, 29 91, 92 365 ­ Dựa vào nơi gởi khách và nơi tiếp nhận khách của một chuyến đi.  Đối với du khách thì chủ  yếu phân loại khách thăm viếng (visitors) theo  quốc gia cư trú tốt hơn là theo quốc tịch Dựa vào loại phương tiện vận chuyển, có 3 nhóm và các phân nhóm :  ­ Hàng không chia ra:  Các chuyến bay định kỳ, các chuyến bay thất  thường và các dịch vụ khác.  19
  20. ­ Đường biển, chia ra:  phà và tàu chơ khách, tàu du lịch, khác.  ­ Đường bộ, chia ra: xe lửa, xe khách hoặc xe bus và các phương tiện  vận chuyển công cộng khác, xe riêng, xe cho thuê, những phương tiện  bằng đường bộ khác.  Dựa vào cơ sở lưu trú du lịch : có 2 nhóm và các phân nhóm sau:  ­ Cơ sở du lịch tập thể + Khách sạn và cơ  sở  cùng loại, gồm:   khách sạn và các cơ  sở  tương tự.  + Các cơ  sở  chuyên môn hoá, gồm: các cơ  sở  điều dưỡng, các  trại, nhà nghỉ  của các cơ quan, các phương tiện công cộng dịch vụ  chuyển   được, các trung tâm để tổ chức hội nghị.  + Các cơ  sở  tập thể  khác: các nhà của để  nghỉ  ngơi, địa điểm   cắm trại cho du khách, các cơ sở tập thể khác.  ­ Cơ sở lưu trú du lịch tư nhân:  Nhà riêng để cho thuê, phòng cho thuê trong gia đình, nhà thuê của các cơ  quan, những cơ sở lưu trú được cho ở miễn phí bởi thân thuộc hoặc bạn bè,  cơ sở lưu trú tư nhân khác.  CUNG DU LỊCH :  (TOURISM SUPPLY)  Là tập hợp những hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra để  sẵn sàng giúp   cho việc thực hiện cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người thông   qua tổ chức vận chuyển, phục vụ lưu trú, phục vụ ăn uống, hướng dẫn tham   quan  CHI TIÊU CỦA KHÁCH:  (TOURISM EXPENDITURE)  Là tất cả những khoảng chi tiêu của khách thăm viếng hoặc người nhân  danh họ chi ra trong suốt cuộc hành trình và lưu trú của họ ở nơi tiếp nhận.  Chi tiêu của du khách gồm các khoản:  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2