Tài liệu Hoá học 8<br />
<br />
Chương 2 – Phương trình hoá học<br />
<br />
Chương 2: PHƯƠNG<br />
<br />
TRÌNH HOÁ HỌC<br />
<br />
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT<br />
I.<br />
<br />
SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT<br />
<br />
1. Hiện tượng vật lý<br />
- Là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là<br />
chất ban đầu.<br />
VD: Đun sôi nước ở 1000C, nước lỏng chuyển thành hơi nước.<br />
2. Hiện tượng hóa học<br />
- Là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.<br />
VD: Khi bị đun nóng, đường phân hủy biến đổi thành than và nước.<br />
PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC<br />
<br />
II.<br />
<br />
1. Định nghĩa<br />
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này sang chất khác.<br />
- Chất bị biến đổi trong phản ứng là chất phản ứng hay chất tham gia.<br />
- Chất mới sinh ra là sản phẩm.<br />
- PT chữ của phản ứng hóa hoc:<br />
Tên các chất tham gia → Tên các sản phẩm.<br />
- Cách đọc phương trình chữ của PƯHH:<br />
<br />
<br />
Dấu “+” ở trước phản ứng đọc là “tác dụng với” hay “phản ứng với”<br />
<br />
<br />
<br />
Dấu “+” sau phản ứng đọc là “và”<br />
<br />
<br />
<br />
Dấu “→” đọc là “tạo thành” hay “tạo ra” hoặc “phân hủy ra”<br />
<br />
VD1: Hãy đọc các phương trình chữ sau:<br />
a. Sắt + lưu huỳnh → Sắt (II) sunfua.<br />
“Sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo thành sắt hai sunfua”<br />
b. Đường → nước + than<br />
“Đường phân hủy thành nước và than”<br />
c. Than + oxi → khí cacbonic<br />
“Than phản ứng với oxi tạo thành khí cacbonic”<br />
d. Kẽm + axit → Kẽm clorua + khí hiđro<br />
<br />
ĐỨC MINH<br />
<br />
1<br />
<br />
Tài liệu Hoá học 8<br />
<br />
Chương 2 – Phương trình hoá học<br />
<br />
“Kẽm tác dụng với axit tạo ra kẽm clorua và khí hiđro”<br />
VD2. Hãy viết phương trình chữ khi cây nến cháy (biết nến là parafin)?<br />
Hướng dẫn: Parafin + oxi → cacbonic + nước<br />
- Trong quá trình phản ứng lượng chất tham gia giảm dần còn lượng chất sản phẩm<br />
tăng dần.<br />
2. Diễn biến của phản ứng hóa hoc<br />
<br />
Từ sơ đồ phản ứng hóa học giữa hiđro và oxi tạo thành nước ta thấy : Trong phản ứng<br />
hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi<br />
thành phân tử khác.<br />
Lưu ý:<br />
<br />
<br />
<br />
Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải<br />
liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.<br />
Nếu đơn chất là kim loại thì nguyên tử kim loại sẽ tham gia phản ứng.<br />
3. Điều kiện để có phản ứng hóa học xảy ra<br />
- Chất tham gia phản ứng tiếp xúc nhau.<br />
- Có thể cần có nhiệt độ.<br />
- Có thể cần xúc tác thích hợp.<br />
4. Dấu hiệu có thể nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.<br />
- Có thể thay đổi màu sắc, trạng thái, mùi.<br />
- Tỏa nhiệt, thu nhiệt hoặc phát sáng.<br />
- Tạo ra kết tủa, bay hơi, hoặc đổi màu.<br />
III.<br />
<br />
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG<br />
<br />
“ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối<br />
lượng của các chất phản ứng”<br />
Giả sử có phản ứng giữa A + B → C + D có công thức khối lượng được viết như sau :<br />
<br />
mA + mB = mC + mD<br />
VD:<br />
<br />
Bari clorua + Natri sunphat → Bari sunphat + Natri clorua.<br />
Ta có công thức khối lượng là:<br />
<br />
ĐỨC MINH<br />
<br />
2<br />
<br />
Tài liệu Hoá học 8<br />
<br />
Chương 2 – Phương trình hoá học<br />
<br />
mbari clorua + mnatri sunphat = mbari sunphat + mnatri clorua<br />
<br />
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG<br />
Dạng 1: PHÂN BIỆT HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ VÀ HOÁ HỌC<br />
Bài 1. Trong số những quá trình dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hóa học,<br />
đâu là hiện tượng vật lý. Giải thích<br />
Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit)<br />
Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.<br />
Trong lò nung đá vôi, canxicacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit)và khí<br />
cacbon đioxit thoát ra ngoài.<br />
Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.<br />
Thanh sắt đung nóng, dát mỏng và uốn cong được.<br />
Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong , làm nước vôi trong vẩn đục.<br />
Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.<br />
Nhựa đường đung nở nhiệt độ cao nóng chảy.<br />
Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.<br />
Quá trình quang hợp của cây xanh.<br />
Sự đông đặc ở mỡ động vật.<br />
Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.<br />
Quá trình bẻ đôi viên phấn.<br />
Quá trình lên men rượu.<br />
Quá trình ra mực của bút bi.<br />
Thủy tinh nóng chảy đươc thổi thành bình cầu.<br />
Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước.<br />
Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn.<br />
Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2<br />
Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên. (VL vì CO2 bị nén trong<br />
đó thoát ra ngoài)<br />
Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần.<br />
Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.<br />
Đốt cháy đường mía cháy thành màu đen và mùi khét.<br />
<br />
ĐỨC MINH<br />
<br />
3<br />
<br />
Tài liệu Hoá học 8<br />
<br />
Chương 2 – Phương trình hoá học<br />
<br />
Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh.<br />
Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên<br />
và chuyển dần thành chất rắn màu xám.<br />
Rượu etylic để lâu trong không khí bay hơi và loãng dần.<br />
Đốt cháy rượu etylic thành khí cacbon đioxit với nước.<br />
Khi ở 00C nước lỏng hóa rắn thành nước đá.<br />
Cho một mẩu kim loại natri vào nước ta thấy mẩu kim loại tan dần và tạo thành dung<br />
dịch có tính bazơ.<br />
Hiện tượng cháy rừng gây ô nhiễm môi trường.<br />
Để làm giảm độ chua của đất trồng cần phải bón vôi.<br />
Để làm giảm độ mặn của đất, phải đưa nước vào ruộng để rửa mặn.<br />
Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua.<br />
Rượu etylic để lâu trong không khí có mùi chua.<br />
Xăng cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.<br />
Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường.<br />
Người ta điều chế nhôm nguyên chất từ quặng boxit Al2O3.<br />
Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi, chén.<br />
Nhôm để trong không khí lâu ngày thành nhôm oxit.<br />
Khi cho nhôm vào dung dịch axitclohidric loãng, thu được khí hidro.<br />
Người ta điện phân nước thu được oxi và hidro.<br />
Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn.<br />
Để cốc nước trong tủ lạnh, nước sẽ đông lại thành đá.<br />
Khí oxi tan một phần nhỏ trong nước nên giúp các sinh vật sống được trong nước<br />
Cho quả trứng gà vào cốc chứa axit clohidric thì trứng nổi lên rồi chìm xuống với<br />
nhiều bọt khí trong rất lạ mắt..<br />
Người nội trợ đập trứng ra tô để làm món trứng rán.<br />
Trứng để lâu ngày bị thối.<br />
Khi bật bếp ga thì khí trong bếp ga cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt tạo khí<br />
cacbonic và hơi nước.<br />
Bài 2 . Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào<br />
diễn ra hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:<br />
<br />
ĐỨC MINH<br />
<br />
4<br />
<br />
Tài liệu Hoá học 8<br />
<br />
Chương 2 – Phương trình hoá học<br />
<br />
Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước<br />
thích hợp cho vào lò nung, nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic. Khuấy vôi<br />
sống với ít nước ta được nước vôi đặc, thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi<br />
loãng.<br />
Thanh sắt hơ nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt, sau đó tiếp tục nung nóng<br />
thành chất bột màu nâu.<br />
Khi đốt nến (làm bằng Parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng<br />
chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cac bon đioxit và hơi nước.<br />
<br />
Dạng 2: LẬP PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC<br />
Bài 1. Viết phương trình chữ của các phản ứng hóa học trong các quá trình biến đổi<br />
sau:<br />
Đốt cồn trong không khí tạo thành khí cacbonic và nước.<br />
Đốt bột nhôm trong không khí, tạo thành nhôm oxit.<br />
Điện phân nước, thu được khí hiđro và oxi.<br />
Đốt đây magie cháy trong oxi của không khí tạo thành magie oxit.<br />
Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt khí<br />
hidro và sinh ra muối kẽm clorua.<br />
Nhỏ dung dịch bari clorua vào axit sunfuric thấy có kết tủa trắng là muối bari<br />
sunfat và axit mới tạo thành là axit clohidric.<br />
Đốt cháy xăng (chứa octan) tạo thành khí cacbonic và hơi nước.<br />
Hidro cháy trong oxi tạo thành hơi nước.<br />
Khi đốt tinh bột quá lửa tạo thành than (cacbon) và hơi nước.<br />
Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiệt năng tạo hơi nước làm quay tua bin. Nguồn<br />
nhiệt này có được khi đốt cháy than đá chứa cacbon sinh ra khí cacbonic.<br />
Tầng ozon ở phía cực nam bị thủng do phản ứng quang hóa. Phản ứng này xảy<br />
ra khi ozon bị phân hủy thành oxi.<br />
Sắt bị gỉ là do để sắt ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành gỉ chứa oxit<br />
sắt từ.<br />
Dẫn khí Hidro qua bột oxit đồng tạo ra hơi nước và đồng có màu nâu đỏ.<br />
Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm chứa dung dịch natri clorua<br />
thì thu được kết tủa bạc clorua và dung dịch natri nitrat.<br />
Bài 2. Hãy chỉ ra dấu hiệu để biết phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình chữ của phản<br />
ứng.<br />
“Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit cho<br />
hidric tác dụng với canxicabonat chất có trong vỏ trứng tạo ra canxi clorua, nước và khí<br />
cacbon đioxit thoát ra.”<br />
<br />
ĐỨC MINH<br />
<br />
5<br />
<br />