
2
LỜI NÓI ĐẦU
Hà Giang là vùng đất biên giới địa đầu tổ quốc, địa hình chia cắt, khí hậu
khắc nghiệt, đời sống sinh hoạt nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhưng bù lại,
thiên nhiên đã ưu ái khi ban tặng cho mảnh đất này nhiều nông sản nổi tiếng có
giá trị như Cam sành, Hồng không hạt, chè Shan tuyết cổ thụ, các giống Lúa bản
địa, các loài cây Dược liệu quý, mật ong Bạc hà, Bò H’Mông, Lợn đen Lũng
Pù,… bên cạnh đó, tỉnh ta đã ban hành nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy phát
triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao, sản phẩm
chủ lực, có sự cạnh tranh trên thị trường gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tạo
chuỗi giá trị sản phẩm khép kín, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025 tầm
nhìn đến năm 2030 của tỉnh. Trước mắt, tập trung chủ yếu 5 cây, 3 con đã được
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang phê duyệt và ban hành tại Nghị quyết số
17-NQ/TU ngày 10/10/2021 đảm bảo mục tiêu khai thác hiệu quả lợi thế so
sánh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng tiểu vùng; tập trung nguồn lực,
nhân lực, khoa học công nghệ vào phát triển 05 cây (cây ăn quả ôn đới, chè
Shan tuyết, dược liệu, lúa đặc sản chất lượng cao, tam giác mạch) và 03 con (bò
vàng, lợn đen, mật ong Bạc hà) trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hàng
hóa lớn theo chuỗi giá trị gắn với phát triển sản phẩm du lịch đồng thời tạo việc
làm, tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần
giảm nghèo bền vững.
Để giúp các thành viên Ban chỉ đạo các cấp, các ngành và hệ thống cán bộ
Nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh thuận tiện trong quá trình
triển khai hướng dẫn thực hiện Nghị quyết một cách thuận tiện, hiệu quả: Sở
Nông nghiệp và PTNT ban hành cuốn Tài liệu hướng dẫn thực hiện Nghị quyết
số “17” về phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi
giá trị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
Để giúp người đọc dễ hiểu, trong cuốn tài liệu này ban biên tập, các tác giả
đã tham khảo, sử dụng một số nội dung, hình ảnh của trong tài liệu, giáo trình,
Website,... Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được
sự tham gia, góp ý của Quý bạn đọc và các đồng nghiệp để cuốn cẩm nang ngày
càng hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
BAN BIÊN TẬP
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
Phần I: CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH 4
1
Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 10/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh về phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo
chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025
5
2
Kế hoạch số 308/KH-UBND, ngày 23/12/2021 của UBND tỉnh Hà Giang
về Triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về
phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị
trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025
10
Phần II
HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG HTX NÔNG NGHIỆP,
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP
33
3 Bài 1: Hướng dẫn thành lập, tổ chức lại hoạt động HTX nông nghiệp 34
4 Bài 2: Hướng dẫn sản xuất an toàn theo hướng VietGAP 45
5 Bài 3: Giới thiệu một số hệ thống và thiết bị tưới cho cây trồng 52
6 Bài 4: Khái niệm và nguyên tắc chăn nuôi an toàn sinh học 56
Phần III: NÔNG NGHIỆP ĐẶC TRƯNG 61
Chương I: Cây ăn quả ôn đới 62
7 Bài 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng không hạt 62
8 Bài 2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lê 64
9 Bài 3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận 65
10 Bài 4. Sâu bệnh hại chính trên cây hồng không hạt, lê, mận và biện pháp
phòng trừ 67
Chương II: Cây chè Shan tuyết 68
11 Bài: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè Shan tuyết theo hướng hữu cơ 68
Chương III: Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây dược liệu 71
12 Bài 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thảo quả dưới tán rừng 71
13 Bài 2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nghệ 72
14 Bài 3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gừng 74
15 Bài 4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sa nhân tím 76
16 Bài 5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đương quy 77
17 Bài 6. Quy trình kỹ thuật nuôi cấy nấm Đông trùng, hạ thảo 80
Chương IV: Cây lương thực 81
18 Bài 1. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lúa thuần chất lượng cao 81
19 Bài 2. Quy trình trồng và chăm sóc Cây tam giác mạch 87
Chương V: Kỹ thuật chăn nuôi 89
20 Bài 1. Kỹ thuật chăn nuôi bò 89
21 Bài 2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn địa phương 101
22 Bài 3. Kỹ thuật nuôi ong nội 110