intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1 năm 2024-2025

Chia sẻ: Phan Duy Cường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1 năm 2024-2025 gồm có 2 phần chính là Hóa học và Vật lí, trình bày các nội dung chính như sau: Nguyên tử; nguyên tố hóa học; sơ lược bảng tuần hoàn; liên kết hóa học; công thức hóa học; thiết lập công thức hóa học; tốc độ chuyển động; đồ thị quãng đường – thời gian;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1 năm 2024-2025

  1. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA TÀI LIỆU HỌC THÊM MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Năm học: 2024 – 2025 PHẦN I HÓA HỌC Page | 1
  2. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Page | 2
  3. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ: NGUYÊN TỬ SĐT: 0989 476 642 PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm nguyên tử - Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, gọi là nguyên tử. 2. Mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr. - Cấu tạo của nguyên tử: + Hạt nhân: gồm proton (+) và neutron không mang điện. + Lớp vỏ: các electron (-) xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân. (đám mây electron) - Nguyên tử trung hòa về điện: số proton (+) bằng số electron (-). - Số đơn vị điện tích hạt nhân, kí hiệu là Z , bằng tổng số hạt proton trong hạt nhân. Z  p  e Ví dụ: nguyên tử oxygen có Z  8 , nguyên tử carbon có Z  6 . 3. Khối lượng nguyên tử - Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt proton, neutron trong hạt nhân và electron ngoài lớp vỏ. Vì khối lượng của electron rất nhỏ nên ta có thể coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng của nguyên tử. 1 - Đơn vị khối lượng nguyên tử: amu . 1 amu  mC  1,6605.1024 g 12 + Khối lượng của 1 proton gần đúng bằng khối lượng của 1 neutron và xấp xỉ bằng 1amu . + Một electron có khối lượng xấp xỉ 0, 00055 amu . Ví dụ: Khối lượng của nguyên tử nhôm 13 p,14n  là 27 amu . Page | 3
  4. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA PHẦN II. BÀI TẬP Bài 1. Quan sát mô hình các nguyên tử và hoàn thành bảng sau Helium Carbon Aluminum Calcium Nitrogen Chlorine Số electron ở lớp Nguyên tử Số proton Số electron Số lớp electron ngoài cùng Helium Carbon Aluminium Calcium Nitrogen Chlorine Bài 2. Tính khối lượng của các nguyên tử sau ra đơn vị amu và đơn vị gam . Zn  30 p,35n  ; H 1 p  ; C  6 p,6n  ; Mg 12 p;12n  ; K 19 p, 20n  ; O  8 p,8n  . ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Page | 4
  5. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bài 3. Biết rằng trong nguyên tử số proton bằng số electron p  e và tổng số hạt cơ bản được tính là n  p  e  n  p  p  n  2 p a) Cho nguyên tử Lithium có tổng số hạt cơ bản là 10, số proton là 3. Tính số hạt electron và neutron. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… b) Hạt nhân nguyên tử Barium có 56 proton, 25 neutron. Tính số electron và tổng số hạt cơ bản của nguyên tử Barium. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Bài 4. Một hạt nhân nguyên tử có 143 neutron và 92 electron. Tìm số proton và tổng số hạt cơ bản của nguyên tử đó. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Bài 5*. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản (electron, neutron và proton) là 58 hạt. Biết rằng trong nguyên tử X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. Tìm số hạt electron, proton và neutron trong nguyên tử X. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Bài 6*. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron , proton, nơtron bằng 21, số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Tính số electron, proton và neutron trong một nguyên tử X. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Page | 5
  6. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC SĐT: 0989 476 642 PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Nguyên tố hóa học - Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Số proton đặc trưng cho nguyên tố hóa học. Gọi là số hiệu nguyên tử. Số neutron trong hạt nhân có thể khác nhau. 2. Kí hiệu hóa học - Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu được viết in hoa. - Kí hiệu hóa học cho biết: tên nguyên tố và biểu diễn một nguyên tử của nguyên tố đó. Nếu biểu diễn 2, 3,…nguyên tử thì ta thêm các số vào trước kí hiệu của nguyên tố. Ví dụ: Na : 1 nguyên tử sodium 2 Fe : 2 nguyên tử iron 12 H : 12 nguyên tử hydrogen Page | 6
  7. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bảng nguyên tố (học thuộc) Số hiệu Khối lượng nguyên tử Z Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học nguyên tử (số proton) (nguyên tử khối) 1 Hydrogen (K) H 1 6 Carbon (R) C 12 7 Nitrogen (K) N 14 8 Oxygen (K) O 16 Sodium (R) 11 Na 23 (Natri) Magnesium 12 Mg 24 (R) Aluminium (R) 13 A 27 (Nhôm) Phosphorus 15 P 31 (R) Sulfur (R) 16 S 32 (lưu huỳnh) 17 Chlorine (K) C 35,5 Potassium (R) 19 K 39 (Kali) 20 Calcium (R) Ca 40 25 Manganese (R) Mn 55 26 Iron (sắt) (R) Fe 56 Copper (đồng) 29 Cu 64 (R) 30 Zinc (kẽm) (R) Zn 65 35 Bromine (L) Br 80 47 Silver (bạc) (R) Ag 108 56 Barium (R) Ba 137 Mercury (L) 80 Hg 201 (thủy ngân) 82 Lead (chì) (R) Pb 207 (*) Tên nguyên tố in đậm là kim loại. Còn lại là phi kim. (*) Dạng tồn tại của nguyên tố ở nhiệt độ phòng: R – rắn. L – lỏng. K – khí. Page | 7
  8. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA PHẦN II. BÀI TẬP Bài 1. Dùng các chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau và tính khối lượng của chúng ra đơn vị amu . a) 8 nguyên tử hydrogen. d) 5 nguyên tử chlorine. b) 4 nguyên tử iron. e) 3 nguyên tử barium. c) 12 nguyên tử copper. f) 4 nguyên tử magnesium. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Bài 2. Xác định tên và kí hiệu của nguyên tố X, biết: a) Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử carbon. b) Nguyên tử X nặng gấp 1,4 lần nguyên tử calcium. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Bài 3. Cho biết ý nghĩa của các cách viết sau: 5 O, 10 Zn, 9 Cl , 10 Cu, 3 N , 7 P, 6 S , 2 Ca, 3 Na, 7 Al. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… (*) BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Định nghĩa về nguyên tố hóa học A. Tập hợp các nguyên tử cùng loại có B. Tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng nguyên tử khối. cùng số proton trong hạt nhân. C. Tập hợp các nguyên tử cùng loại có D. Tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số neutron trong hạt nhân. cùng kí hiệu hóa học. Câu 2. Các cách viết 3 C, 5 Fe, 7 He lần lượt có ý nghĩa gì? A. Ba nguyên tử carbon, năm nguyên tử B. Ba nguyên tử iron, năm nguyên tử iron, bảy nguyên tử helium. cacbon, bảy nguyên tử helium. C. Ba nguyên tử carbon, năm nguyên tử D. Ba nguyên tố carbon, năm nguyên tố helium, bảy nguyên tử iron. iron, bảy nguyên tố helium. Page | 8
  9. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 3. Trong tự nhiên các nguyên tố hóa học có thể tồn tại ở trạng thái nào? A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Cả ba trạng thái trên. Câu 4. Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxygen. X là nguyên tố nào? A. Calcium. B. Sodium. C. Potassium. D. Iron. Câu 5. Nguyên tố hydrogen tồn tại ở dạng A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Cả ba dạng trên. Câu 6. Nguyên tố bromine tồn tại ở dạng A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Cả ba dạng trên. Câu 7. Nguyên tử X nặng 5,312.10 23 gam . Hỏi X là nguyên tố nào? A. Oxygen. B. Iron. C. Phosphorus. D. Sulfur. Câu 8. Nguyên tử khối của sắt là 56. Hỏi nguyên tử sắt nặng bao nhiêu gam? A. 9, 296.1023 gam B. 3, 373.1023 gam C. 9, 296.1026 gam D. 2, 964.1026 gam Câu 9. 1amu bằng bao nhiêu kilogam? A. 1,66.1027 kg B. 1,9926.1027 kg C. 1,66.1023 kg D. 1,9926.1023 kg Câu 10. Nguyên tử khối của sulfur, phosphorus và iron lần lượt là A. 32; 31; 56. B. 31; 32; 56. C. 56; 31; 32. D. 31; 32; 56. Câu 11. Nguyên tử magnesium nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử carbon? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Page | 9
  10. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ: SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN SĐT: 0989 476 642 PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - Sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron được sắp xếp thành một hàng. - Các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau được xếp thành một cột. 2. Cấu tạo bảng tuần hoàn a) Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, ký hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó. + Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử, số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. b) Chu kì là dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. - Gồm 7 chu kì. Chu kì 1, 2, 3 được gọi là chu kì nhỏ. Chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là chu kì lớn. - Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron. - Trong mỗi chu kì: Đầu chu kì là một kim loại mạnh và kết thúc chu kì là khí hiếm, cạnh khí hiếm là một halogen (phi kim mạnh) – trừ chu kì 1 và 7. c) Nhóm: gồm các nguyên tố có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. - Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B. - Các nguyên tố kim loại tập trung ở các nhóm IA, IIA, IIIA và các nhóm B. - Các nguyên tố phi kim tập trung ở các nhóm VA, VIA, VIIA. - Các nguyên tố khí hiếm ở nhóm VIIIA. Page | 10
  11. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA PHẦN II. BÀI TẬP Câu 1. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo A. Thứ tự chữ cái. B. Thứ tự tăng dần điện tích hạt nhân. C. Thứ tự tăng dần số hạt electron lớp ngoài cùng. D. Thứ tự tăng dần số hạt neutron. Câu 2. Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học có cấu tạo gồm A. ô nguyên tố, nhóm. B. nhóm, chu kì. C. chu kì, ô nguyên tố. D. ô nguyên tố, nhóm, chu kì. Câu 3. Một nguyên tử của nguyên tố X có 2 electron, nguyên tố đó ở ô thứ mấy? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Một nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 11 , nguyên tố đó A. ở ô thứ 11, chu kì 3, nhóm I, nguyên tố kim loại. B. ở ô thứ 11, chu kì 2, nhóm I, nguyên tố kim loại. C. ở ô thứ 11, chu kì 3, nhóm II, nguyên tố kim loại. D. ở ô thứ 11, chu kì 3, nhóm I, nguyên tố phi kim. Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là A. thuộc chu kì 3, nhóm VII, kim loại mạnh. B. thuộc chu kì 7, nhóm III, kim loại yếu. C. thuộc chu kì 3, nhóm VII, phi kim mạnh. D. thuộc chu kì 3, nhóm VII, phi kim yếu. Câu 6. Chu kì là A. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần. B. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần. C. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần. D. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được sắp xếp theo chiều số neutron tăng dần. Câu 7. Trong bảng tuần hoàn, chu kì nhỏ là A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 5, 6, 7. D. 1, 2, 3, 4. Câu 8. Nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 3 có số lớp e trong nguyên tử là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 9. Số nguyên tố thuộc chu kì 3 là A. 8. B. 18. C. 32. D. 50. Câu 10. Nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm VA có số e ở lớp ngoài cùng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 1. Page | 11
  12. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ. PHÂN TỬ – ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT SĐT: 0989 476 642 PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Đơn chất. Hợp chất a) Đơn chất: là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học - Đơn chất gồm đơn chất kim loại và đơn chất phi kim. + Đơn chất kim loại: Na , Mg , Al , K , Ca , Mn , Fe, Cu , Zn , Ag , Ba , Hg , Pb + Đơn chất phi kim: H 2 , C , N 2 , O2 , P, S , Cl2 , Br2 . + Đơn chất khí hiếm: He, Ne, Ar , Kr , Xe, Ra b) Hợp chất: là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. - Hợp chất gồm hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ. 2. Phân tử a) Khái niệm: phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. - Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học. Ví dụ: Phân tử của đơn chất iron: Fe . Phân tử của đơn chất oxygen: O2 . Phân tử của đơn chất bromine: Br2 . - Phân tử hợp chất được tạo nên bởi các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau. Ví dụ: Phân tử của hợp chất nước: H 2O . Phân tử của hợp chất sulfuric acid: H 2 SO4 . Phân tử của hợp chất barium hydroxide: Ba  OH  2 . b) Khối lượng phân tử (phân tử khối) - Là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị amu . Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. Ví dụ: Phân tử khối của iron: 56.1  56 amu Phân tử khối của nước: 2.1  16  18 amu . Phân tử khối của Al2  SO4 3 : 27.2  32.3  16.12  342 amu Page | 12
  13. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA PHẦN II. BÀI TẬP (*) BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đơn chất là chất được tạo nên từ A. Một chất. B. Một nguyên tố hóa học. C. Một nguyên tử. D. Một phân tử. Câu 2. Hợp chất là những chất được tạo nên từ A. Một nguyên tố. B. Hai nguyên tố. C. Ba nguyên tố. D. Từ hai nguyên tố trở lên. Câu 3. Phân tử khối là khối lượng của phân tử được tính bằng đơn vị? A. amu. B. kilogam. C. gam. D. gam hoặc kilogam. Câu 4. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử của đơn chất với phân tử của hợp chất? A. Hình dạng của phân tử. B. Kích thước của phân tử. C. Số lượng nguyên tử trong phân tử. D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại. Câu 5. Từ một nguyên tố hóa học có thể tạo nên bao nhiêu đơn chất? A. Chỉ một đơn chất. B. Một, hai hay nhiều đơn chất. C. Chỉ hai đơn chất. D. Vô số. Câu 6. Nước ngoài tự nhiên là A. Một đơn chất. B. Một hợp chất. C. Một chất tinh khiết. D. Một hỗn hợp. Câu 7. Các dạng đơn chất khác nhau của cùng một nguyên tố hóa học được gọi là A. Hóa hợp. B. Hỗn hợp. C. Hợp kim. D. Thù hình. Câu 8. Cho các chất sau: Oxygen  O2  , sulfur  S  , iron  Fe  , nước  H 2O  A. Tất cả các chất trên đều là đơn chất. B. Tất cả các chất trên đều là hợp chất. C. Có ba đơn chất và một hợp chất. D. Có hai đơn chất và hai hợp chất. Câu 9. Phân tử khối của sulfuric acid  H 2 SO4  là A. 96 amu. B. 98 amu. C. 94 amu. D. 102 amu. Câu 10. Dãy chất nào dưới đây đều gồm các hợp chất? A. HCl , NaCl , CaC2 , O3 B. O2 , N 2 , H 2 , Cl2 C. CO, BaSO4 , MgCO3 , Na2 SO4 D. Zn , Cu , CaO , Hg Câu 11. Dãy chất nào dưới đây đều gồm các đơn chất? A. HCl , NaCl , CaC2 , O3 B. O2 , N 2 , H 2 , Cl2 C. CO, BaSO4 , MgCO3 , Na2 SO4 D. Zn , Cu , CaO , Hg Câu 12. Cho các chất sau: Br2 , AlCl3 , MgO, Zn, KNO3 , NaOH . Trong đó có A. 3 đơn chất và 3 hợp chất. B. 2 đơn chất và 4 hợp chất. C. 4 đơn chất và 2 hợp chất. D. 1 đơn chất và 5 hợp chất. Page | 13
  14. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 13. Cho các chất sau: Cl2 , Al2  SO4 3 , Cu  NO3 2 . Phân tử khối của các chất lần lượt là A. 71; 342; 188 B. 35,5; 262; 172 C. 71; 262; 172 D. 71; 342; 172 Câu 14. Dãy chất nào dưới đây toàn là đơn chất phi kim? A. Oxygen, carbon, sulfur, chlorine. B. iron, lead, calcium, oxygen. C. Hydrogen, aluminium, gold, silver. D. Gold, magnesium, aluminium, chlorine. Câu 15. Dãy chất nào dưới đây toàn là đơn chất kim loại? A. Aluminium, copper, sulfur, silver. B. Iron, lead, zinc, mercury. C. Oxygen, nitrogen, carbon, calcium. D. Gold, magnesium, aluminium, chlorine. (*) BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. Cho biết thành phần phân tử của các chất sau: - Khí chlorine gồm 2 nguyên tử chlorine. - Nitric acid gồm 1 nguyên tử hydrogen, 1 nguyên tử nitrogen và 3 nguyên tử oxygen. - Aluminium gồm 1 nguyên tử aluminium. - Potassium sulfate gồm 2 nguyên tử potassium, 1 nguyên tử sulfur và 4 nguyên tử oxygen. - Khí ozone gồm 3 nguyên tử oxygen. - Muối ăn gồm 1 nguyên tử sodium và 1 nguyên tử chlorine. - Khí carbon dioxide gồm 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. - Khí nitrogen gồm 2 nguyên tử nitrogen. - Nước gồm 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen. - Iron gồm 1 nguyên tử iron. - Than chì gồm 1 nguyên tử carbon. - Giấm ăn gồm 2 nguyên tử carbon, 4 nguyên tử hydrogen và 2 nguyên tử oxygen. a) Hãy cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? b) Tính phân tử khối của các chất. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Page | 14
  15. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 2. Tính phân tử khối của các chất sau (ghi rõ phép tính). Ví dụ: Al2  SO4 3 : PTK Al2  SO4   27.2   32  16.4  .3  342 amu . 3 HCl , Fe3O4 , FeCl2 , Al  OH 3 , NaOH , Fe  OH 3 , NaCl , CuCl2 , AgNO3 , Cu  NO3 2 , AgCl , Zn  NO3  2 , Zn  OH 2 , NaNO3 , KClO3 , KCl , KMnO4 , MnO2 , K 2 MnO4 , CaCl2 , Ca  NO3 2 , Ba  NO3  2 , Na2 SO3 , BaSO3 , H 3 PO4 , Ca  OH 2 , Ca3  PO4  2 ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Page | 15
  16. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ: LIÊN KẾT HÓA HỌC SĐT: 0989 476 642 PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Cấu trúc electron bền vững của khí hiếm - Ở điều kiện thường, các nguyên tố khí hiếm tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử bền vững, khó bị biến đổi hóa học. - Lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm là 8 electron . Đặc biệt nguyên tử Helium  He  chỉ có 2 electron . - Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm bằng cách nhường, nhận hay dùng chung các electron . 2. Liên kết ion - Khi kim loại tác dụng với phi kim. Nguyên tử kim loại nhường electron cho nguyên tử phi kim. + Nguyên tử kim loại sau khi nhường electron thì trở thành ion dương hay còn gọi là cation . + Nguyên tử phi kim sau khi nhận thêm electron thì trở thành ion âm hay còn gọi là anion . - Liên kết ion được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu. Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. Page | 16
  17. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Ví dụ: Sự hình thành liên kết ion trong phân tử muối ăn NaCl + Nguyên tử Na nhường một electron ở lớp ngoài cùng cho nguyên tử C  để tạo thành ion dương Na  có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiểm Ne . + Nguyên tử C  nhận vào lớp ngoài cùng 1 electron của nguyên tử Na để tạo thành ion âm C   có vỏ bền cững giống vỏ khí hiếm Ar . - Tính chất của hợp chất ion : Các hợp chất ion là chất rắn ở điều kiện thường, khó bay hơi, khó nóng chảy và khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện. 3. Liên kết cộng hóa trị a) Liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất - Khái niệm: là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bởi một hoặc nhiều cặp electron dùng chung. - Liên kết cộng hóa trị thường gặp trong nhiều phần tử đơn chất phi kim như N 2 ; O2 ; C 2 ... - Ví dụ: Sự hình thành phân tử H 2 Mỗi nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu hình bền vững của khí hiếm He , hai nguyên tử H đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử H góp 1 electron để tạo thành một cặp electron dùng chung. Page | 17
  18. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA b) Liên kết cộng hóa trị trong phân tử hợp chất - Sự hình thành phân tử nước Hai nguyên tử H đã liên kết với một nguyên tử O bằng cách nguyên tử O góp chung với mỗi nguyên tử H một electron để tạo thành cặp electron dùng chung. - Các chất công hóa trị có thể là chất khí, chất lỏng hoặc chất rắn. Thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. PHẦN II. BÀI TẬP Câu 1. Các chất ion có đặc điểm là A. khó bay hơi. B. kém bền với nhiệt. C. không dẫn điện. D. dễ bay hơi. Câu 2. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử oxygen và hydrogen trong phân tử nước được hình thành bằng cách A. nguyên tử oxygen nhận electron; nguyên tử hydrogen nhường electron. B. nguyên tử oxygen nhường electron; nguyên tử hydrogen nhận electron. C. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung electron. D. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung proton. Câu 3. Trong phân tử oxygen, khi hai nguyên tử oxygen liên kết với nhau thì chúng A. góp chung proton. B. chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia. C. chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia. D. góp chung electron. Câu 4. Trong phân tử KC  . Nguyên tử K và nguyên tử C  liên kết với nhau bằng liên kết A. cộng hóa trị. B. ion. C. kim loại. D. phi kim. Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp electron ngoài cùng. B. Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có cùng số lớp electron. C. Các nguyên tố khí hiếm đều rất khó hoặc không kết hợp với nguyên tố khác thành hợp chất. D. Hợp chất tạo bởi các nguyên tố khí hiếm đều ở thể khí. Câu 6. Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng A. nhường các electron ở lớp ngoài cùng. B. nhận thêm electron vào lớp ngoài cùng. Page | 18
  19. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA C. nhường hoặc nhận electron để lớp electron ngoài cùng đạt trạng thái bền (8 electron). D. nhương, nhận hoặc góp chung electron. Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng. B. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp ngoài cùng. C. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp ngoài cùng. D. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ cho đi electron. Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nguyên tố tạo ra ion âm đều là nguyên tố phi kim. B. Nguyên tố tạo ion dương có thể là nguyên tố kim loại hoặc nguyên tố phi kim. C. Để tạo ion dương thì nguyên tố phi kim sẽ nhường electron. D. Để tạo ion âm thì nguyên tố kim loại sẽ nhường electron. Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Liên kết trong các phân tử đơn chất thường là liên kết cộng hóa trị. B. Sau khi các nguyên tử liên kết với nhau, số electron ở lớp ngoài cùng sẽ giống lớp ngoài cùng của nguyên tố khí hiếm. C. Liên kết giữa các nguyên tố phi kim thường là liên kết cộng hóa trị. D. Liên kết giữa nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim đều là liên kết ion. Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng? Ở điều kiện thường A. Tất cả các hợp chất ở thể rắn đều là chất ion. B. Chất cộng hóa trị luôn ở thể rắn. C. Chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị và luôn ở thể khí. D. Hợp chất có chứa kim loại thường là chất ion. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị. B. Hợp chất chỉ có liên kết ion là chất ion. C. Một số hợp chất có cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. D. Ở điều kiện thường, hợp chất ở thể rắn là chất ion. Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều bền với nhiệt. B. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều tan tốt trong nước. C. Khi các chất ion và chất cộng hóa trị tan trong nước đều tạo dung dịch có khả năng dẫn điện. D. Các chất ion luôn ở thể rắn. Page | 19
  20. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ. CÔNG THỨC HÓA HỌC SĐT: 0989 476 642 PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Công thức hóa học: dùng để biểu diễn phân tử của đơn chất và hợp chất. - Đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ở thể rắn có công thức hóa học là kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. Ví dụ: Iron có CTHH là Fe . Sulfur có CTHH là S . - Đơn chất phi kim ở thể lỏng và khí có công thức hóa học gồm kí hiệu hóa học của nguyên tố và chỉ số 2 hoặc 3 viết ở chân. Ví dụ: Khí chlorine có CTHH là Cl2 . Bromine có CTHH là Br2 . - Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố. CTHH tổng quát: Ax By hoặc Ax By Cz Ví dụ: Nước có CTHH là H 2O . Hydrochloric acid có CTHH là HCl . 2. Ý nghĩa của công thức hóa học Công thức hóa học cho ta biết:  Số nguyên tố tạo nên chất.  Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất.  Phân tử khối của chất. Ví dụ: CTHH của calcium carbonate  CaCO3  cho ta biết: - Calcium carbonate được tạo nên từ ba nguyên tố là calcium, carbon và oxygen. - Trong 1 phân tử CaCO3 có + 1 nguyên tử calcium. + 1 nguyên tử carbon. + 3 nguyên tử oxygen. - Phân tử khối: 40  12  16.3  100 amu Page | 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0