intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm trạng của doanh nhân Việt Nam về công việc của bản thân hiện nay

Chia sẻ: Anhthao_1 Anhthao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

115
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tâm trạng của doanh nhân Việt Nam về công việc của bản thân hiện nay Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới đi lên của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bài viết này đề cập về thực trạng tâm trạng của doanh nhân Việt nam về công việc của bản thân hiện nay....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm trạng của doanh nhân Việt Nam về công việc của bản thân hiện nay

  1. Tâm trạng của doanh nhân Việt Nam về công việc của bản thân hiện nay
  2. Tâm trạng của doanh nhân Việt Nam về công việc của bản thân hiện nay Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới đi lên của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bài viết này đề cập về thực trạng tâm trạng của doanh nhân Việt nam về công việc của bản thân hiện nay. Đặt vấn đề Tâm trạng là trạng thái xúc cảm của con người tồn tại trong những khoảng thời gian nhất định. Tâm trạng phản ánh những biến đổi diễn ra trong cuộc sống có ý nghĩa đối với cá nhân. Tâm trạng có vai trò to lớn đối với mỗi cá
  3. nhân và đối với xã hội, nó có xu hướng lan toả và bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động tâm lý, góp phần điều tiết tính tích cực trong tình cảm, nhận thức và hành động của con người. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới đi lên của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Người đứng mũi chịu sào trong mỗi doanh nghiệp chính là các doanh nhân. Trên con đường đến với thành công của họ, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của bản thân thì gia đình luôn là nguồn lực cổ vũ, động viên không thể thiếu đối với mỗi doanh nhân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập thực trạng tâm trạng của doanh nhân Việt nam về công việc của bản thân hiện nay.
  4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phỏng vấn cá nhân bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 640 khách thể là doanh nhân tại ba địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2009. 1) Tâm trạng chung Đối với công việc của bản thân hiện nay, các doanh nhân có tâm trạng như thế nào? Kết quả thu phân tích số liệu cho thấy, nhìn chung, các doanh nhân có tâm trạng tích cực khi nghĩ về công việc của mình hơn là tiêu cực. Có 37,3% doanh nhân có suy nghĩ tích cực về công việc của họ; chỉ có 0,3% doanh nhân có suy nghĩ tiêu cực, phần đông các doanh nhân (62,3%) tâm trạng bình thường. Theo kết quả nghiên cứu, vấn đề mà các doanh nhân luôn quan tâm, suy nghĩ là làm cách nào để doanh nghiệp của họ thu hút được nhiều lao động giỏi, có tay nghề cao (ĐTB: 2,62). Con số 64% doanh nhân thường xuyên suy nghĩ đến vấn đề này đã cho thấy điều đó. Hầu hết các doanh nhân được hỏi đều cho biết, họ luôn quan niệm nhân tố con người chính là một trong những yếu tố rất quan trọng với sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp hiện nay, do đó, doanh nghiệp luôn mong muốn thu hút được nhiều lao động giỏi, có tay nghề cao. Điều thứ hai cho thấy, các doanh nhân luôn say mê, trăn trở với công việc
  5. kinh doanh của mình mặc dù nghề này có nhiều áp lực (ĐTB: 2,57). Có khá nhiều doanh nhân (58,6%) thường xuyên có cảm giác này, có lẽ họ tự tin với công việc họ đang làm sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và có đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Có thể nói, đây cũng là tâm trạng chung của nhiều doanh nhân hiện nay. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, doanh nhân cảm thấy hài lòng, yên tâm với công việc mà họ đang làm vì nó mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội (ĐTB: 2,51). Tâm trạng hài lòng và yên tâm của các doanh nhân ở mức độ thường xuyên hơn tâm trạng lo lắng về những khó khăn họ đang phải đương đầu (mệnh đề thể hiện sự lo lắng của doanh nhân có ĐTB: 1,93). Phần lớn các doanh nhân được hỏi đều cho rằng, họ rất vui mừng, phấn khởi khi nhận thấy, ngày nay doanh nhân đã được xã hội coi trọng, đánh giá cao hơn trước rất nhiều. Công sức của doanh nhân bỏ ra để phát triển doanh nghiệp, góp phần xây dựng kinh tế đất nước đã được xã hội ghi nhận. Cụ thể là Nhà nước đã quyết định có ngày doanh nhân Việt Nam (13 tháng 10) hay các giải thưởng của Nhà nước, các tổ chức xã hội dành cho những doanh nhân, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả… Điều này như một động lực để các doanh nhân tiếp tục vững bước chèo lái phát triển con thuyền doanh nghiệp của họ cùng với sự phát triển đi lên của đất nước. Thực tế cho thấy, nghề kinh doanh từ chỗ không được xã hội coi trọng, đến chỗ được thừa nhận và được tôn vinh ở mức độ khác nhau đã là một bước tiến về chất trong sự nhìn nhận của xã hội. Có thể nhận thấy, doanh nhân là những người dũng cảm và dám dấn thân bởi vì họ đã từ bỏ lựa chọn truyền thống là dựa vào Nhà nước để có thu nhập bảo đảm mà tự chọn cho mình con đường không chỉ đầy mạo hiểm của kinh tế thị trường mà còn phải vượt
  6. qua nhiều thành kiến không có căn cứ và sự thiếu công bằng trong sự đánh giá của xã hội, thậm chí của bản thân các thành viên trong gia đình. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, chỉ có hơn 1/3 số doanh nhân được hỏi (35,5%) thường xuyên cảm thấy mãn nguyện với công việc kinh doanh của mình vì thành công của nó đã đem lại: sự giầu sang, quyền lực, sự nổi tiếng và cả sự kính trọng của xã hội. Có đến hơn 1/2 số doanh nhân (53,5%) thỉnh thoảng mới nghĩ đến vấn đề này và 1/10 (11%) doanh nhân không bao giờ nghĩ về nó. Kết quả phỏng vấn sâu của chúng tôi cũng cho thấy, đối với số đông doanh nhân điều khiến họ hài lòng, mãn nguyện không phải chỉ đơn giản là giàu sang, nổi tiếng, quyền lực… mà trong công việc của mình, điều khiến họ mãn nguyện chính là vì họ đã tạo được nhiều công ăn, việc làm cho mọi người trong xã hội, đóng góp vì sự phát triển của cộng đồng và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong xã hội. Kết quả khảo sát còn cho thấy, chỉ có khoảng 1/10 số doanh nhân (11%) cho biết thời gian gần đây họ gặp nhiều khó khăn trong công việc, khiến họ thường xuyên lo lắng, căng thẳng. Có gần 1/5 số doanh nhân không có tâm trạng này, cho thấy công việc của họ khá ổn định. Trả lời câu hỏi: Điều mà các doanh nhân yêu thích nhất trong công việc của mình là gì? Kết quả khảo sát cho thấy: + Điều mà các doanh nhân cảm thấy phấn khởi nhất là công việc của họ được ổn định, đúng với sở thích, khả năng của bản thân. + Điều thứ hai mà họ mong muốn là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
  7. + Điều thứ ba mà các doanh nhân mong muốn là công việc kinh doanh ngày càng thuận lợi, lợi nhuận cao, công ty có nhiều hợp đồng, nhiều đối tác, khách hàng. + Điều tiếp theo các doanh nhân cảm thấy yêu thích là công việc của họ đem lại nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội, họ có cơ hội làm giàu chính đáng. + Có một điều mà rất nhiều doanh nhân nói lên suy nghĩ của họ là họ được độc lập trong công việc, được làm chủ, tự mình quyết định lối đi cho doanh nghiệp. Những điều mà các doanh nhân cảm thấy không thích nhất trong công việc của họ là gì? Kết quả khảo sát cho thấy: + Sự gian lận, lừa đảo, mất uy tín trong kinh doanh là điều mà các doanh nhân không thích nhất. + Sự lười biếng, phung phí thời gian, thiếu nhiệt tình trong công việc là điều thứ hai khiến các doanh nhân không thích. + Lối làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, tư duy cục bộ, tính đố kỵ, không đoàn kết của nhân viên là điều thứ ba các doanh nhân không thích. Như vậy, có thể nhận thấy, chữ “tín” trong kinh doanh từ xưa đến nay vẫn rất được người kinh doanh coi trọng. Những phẩm chất chăm chỉ, đoàn kết,
  8. tinh thần trách nhiệm cao trong công việc vẫn luôn là những tiêu chí được đánh giá cao ở người lao động. Tâm trạng của doanh nhân về công việc của bản thân so sánh theo các tiêu chí khác nhau Khi so sánh kết quả đánh giá các mệnh đề phản ánh tâm trạng của doanh nhân về công việc của bản thân hiện nay, chúng tôi nhận thấy, có một số khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (với p < 0,05) trong đánh giá của các nhóm khách thể nam và nữ; giữa các khách thể có chức vụ khác nhau, giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau, giữa các doanh nghiệp ở các vùng miền khác nhau, giữa những người có ngành nghề được đào tạo phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và những người có ngành nghề đào tạo không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và giữa những người trải qua số lượng các khóa học chuyên môn nghiệp vụ khác nhau. Kết quả phân tích T- test cho thấy, nhóm doanh nhân là nam giới có tâm trạng vui mừng về công việc của bản thân hơn nhóm doanh nhân là nữ giới (với ĐTB là 2,41 so với 2,26). Các kết quả nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi cho thấy, nam doanh nhân nhận được nhiều sự ủng hộ của gia đình cho công việc của họ hơn. Điều này đã tạo tâm trạng phấn khởi cho họ hơn so với nhóm doanh nhân nữ. Loại hình, kích cỡ doanh nghiệp cũng có quan hệ với tâm trạng của các chủ doanh nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy, các chủ doanh nghiệp lớn có tâm trạng vui mừng, hãnh diện khi nghĩ về công việc của bản thân hơn các chủ doanh nghiệp nhỏ. ĐTB thể hiện sự vui mừng, hãnh diện ở nhóm chủ doanh
  9. nghiệp lớn là 2,58; nhóm chủ doanh nghiệp vừa là 2,42 và nhóm chủ doanh nghiệp nhỏ là 2,30. Thực tế cho thấy, việc làm chủ một doanh nghiệp quy mô, tầm cỡ luôn là một niềm hãnh diện, tự hào của đối với các doanh nhân, doanh nghiệp có tầm cỡ càng lớn thì niềm tự hào càng cao. Kết quả phân tích cũng cho thấy, những doanh nhân là tổng giám đốc và giám đốc doanh nghiệp có sự hài lòng với công việc của bản thân hơn các doanh nhân là phó tổng giám đốc và phó giám đốc doanh nghiệp với ĐTB là 2,50; 2,38 so với 2,31 và 2,26. Thực tế cũng cho thấy, với cương vị là chủ doanh nghiệp, quyết định, chỉ đạo dẫn dắt mọi công việc của doanh nghiệp, không phụ thuộc vào người khác đã khiến những doanh nhân là tổng giám đốc và giám đốc có tâm trạng tự tin, phấn khởi hơn những người cấp phó của họ. Khi phân tích F - test theo tiêu chí tỉnh thành cũng thấy rằng, nhóm doanh nhân ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có sự phấn khởi, tự hào về công việc hơn nhóm doanh nhân ở Đà Nẵng với ĐTB ở 3 nhóm doanh nhân này là: 2,49; 2,46 và 2,11. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, doanh nhân ở hai thành phố này cũng rất năng động, sáng tạo cùng với thị trường kinh doanh rộng mở đã tạo điều kiện hơn cho sự thành công của họ so với những nơi khác, phải chăng chính điều này đã khiến họ có sự vui mừng phấn khởi hơn về công việc của bản thân? Phân tích F - test cho kết quả, những người trải qua các lớp học chuyên môn nghiệp vụ quan tâm và có tâm trạng vui mừng khi nghĩ về công việc của bản thân hơn là những người chưa trải qua lớp học về chuyên môn nghiệp vụ nào. Theo kết quả cụ thể thì những người trải qua 4 khóa học có tâm trạng
  10. vui mừng hơn những người trải qua 3 khóa, 2 khóa, 1 khóa với ĐTB lần lượt là: 2,71; 2,33; 2,28; 2,20. Kết quả phân tích mức độ phù hợp giữa lĩnh vực kinh doanh với nghề được đào tạo của doanh nhân cũng cho thấy, những người có lĩnh vực kinh doanh phù hợp với nghề được đào tạo vui mừng hơn các doanh nhân hành nghề kinh doanh không đúng với ngành nghề được đào tạo khi nghĩ về công việc của mình với ĐTB tương ứng là 2,55 và 2,19. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu Nhìn chung, doanh nhân Việt Nam hiện nay có tâm trạng khá tích cực về công việc của bản thân và phần lớn doanh nhân đã nhận được sự ủng hộ của gia đình cho công việc của họ. Những doanh nhân là nam giới, các chủ doanh nghiệp lớn, các doanh nhân có học vấn cao, có vị trí cao trong doanh nghiệp có tâm trạng hài lòng với công việc hơn các doanh nhân khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2