intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thắc mắc về tiểu đường, ra máu và bị phù ở bà bầu

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một thai phụ lo lắng: ‘Tôi đang mang thai tuần thứ 16. Xét nghiệm cho thấy glucose trong máu của tôi cao. Gia đình tôi có tiền sử mắc bệnh tiểu đường nên tôi càng lo mình sẽ bị tiểu đường thai kỳ. Làm sao để phòng bệnh?’. Giải đáp: Nếu bạn có gia đình mắc tiểu đường thì rất có thể, bạn cũng phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, tiểu đường có thể được ngăn chặn với những gợi ý sau: - Thứ nhất, điều quan trọng là bạn cần lưu ý tới chế độ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thắc mắc về tiểu đường, ra máu và bị phù ở bà bầu

  1. Thắc mắc về tiểu đường, ra máu và bị phù ở bà bầu Một thai phụ lo lắng: ‘Tôi đang mang thai tuần thứ 16. Xét nghiệm cho thấy glucose trong máu của tôi cao. Gia đình tôi có tiền sử mắc bệnh tiểu đường nên tôi càng lo mình sẽ bị tiểu đường thai kỳ. Làm sao để phòng bệnh?’. Giải đáp: Nếu bạn có gia đình mắc tiểu đường thì rất có thể, bạn cũng phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, tiểu đường có thể được ngăn chặn với những gợi ý sau: - Thứ nhất, điều quan trọng là bạn cần lưu ý tới chế độ ăn uống của bạn. Bạn cần nhiều chất xơ carbohydrate như mỳ ống, gạo, bánh mỳ và khoai tây nhưng tránh carbohydrate tinh chế như bột mỳ trắng và
  2. đường. Hạn chế lượng chất béo động vật. Ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh. Cố gắng ăn ít, thường xuyên và không bỏ bữa. - Thứ hai, nên tập thể dục thường xuyên và ngủ ngon vào ban đêm. - Thứ ba, nên trao đổi với bác sĩ của bạn để có lời tư vấn hữu ích nhất phòng tránh bệnh tiểu đường. Thắc mắc về ra máu và phù khi mang thai: ‘Tôi mang thai tuần thứ 8 và bị ra máu nhẹ. Bác sĩ của tôi đã kiểm tra, nói là bình thường nhưng tôi vẫn sợ sẽ mất con. Tại sao tôi bị ra máu trong khi sức khỏe vẫn bình thường?’
  3. - Nếu bác sĩ kiểm tra và cho kết quả bình thường, bạn vẫn có thể bị ra máu vì một số lý do. Một số phụ nữ bị ra máu trùng với thời điểm kinh nguyệt trễ - điều này là bình thường, không cần lo lắng. Việc chảy máu cũng có thể đến từ cổ tử cung, do mức tăng của estrogen làm cho cổ tử cung đỏ lên, được gọi là “xói mòn cổ tử cung”. Điều này thường đỡ hơn sau khi sinh. Nếu bạn tiếp tục chảy máu, hãy trở lại với bác sĩ của bạn. ‘Làm sao tôi hết bị phù ở chân?’
  4. Bàn chân và mắt cá chân sưng húp là phổ biến, đặc biệt là trong vài tháng cuối thai kỳ. Dưới đây là cách để giữ cho bạn thoải mái: 1. Kê chân lên bất cứ khi nào có thể. 2. Uống nhiều nước và tránh ăn nhiều muối trong chế độ ăn uống của bạn vì muối làm tăng giữ nước. 3. Mang giày đế bằng, thoải mái, rộng rãi.
  5. 4. Hãy thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để giúp lưu thông. 5. Massage chân với một vài giọt tinh dầu phong lữ, dầu olive hoặc hạt nho.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2